PDA

View Full Version : Nguyên tắc thiết yếu hình thành lý luận của Tử Bình



kimcuong
17-02-13, 12:42
Dưới đây là tổng hợp các nguyên tắc cần thiết nhất trong môn Tử Bình. Trước hết chỉ là những tiêu đề nhằm giúp các bạn nhập môn hình thành một khái luận về tứ trụ và các vấn đề liên quan. Khi nhìn vào 1 tứ trụ, có những điều cần phải biết:

1- Ngũ hành (Mộc Hỏa Thổ Kim Thủy) và các biểu dụ của ngũ hành (tính chất, phương vị, tạng phủ...)
2- Thiên can và địa chi (10 can, 12 chi, âm dương, sinh vượng tử tuyệt)
3- Lập tứ trụ (4 trụ năm tháng ngày giờ), Mệnh cung, đại vận, lưu niên, thần sát
4- Xét rõ tiết lệnh (bản khí của tháng sinh)
5- Qui tắc thiên can sinh khắc hóa hợp
6- Qui tắc địa chi tương tác (hội, hợp, xung, hình, hại, phá) và chủ sự (ý nghĩa)
7- Nhân nguyên (các thiên can tàng trong địa chi)
8- Xét tổng quát nhật chủ vượng hay suy (luận tứ thời ngũ hành và thủ dụng của từng thiên can của nhật chủ)
9- Dụng, hỉ, kị của tứ trụ
10- Cách Cục (bản khí của tiết lệnh kết hợp với các khí trong tứ trụ, luận tổng quan phú, quí, cát, thọ, hung, yểu)

Sau khi lập và nhận định rõ ràng được tứ trụ mới đi vào giải luận:

11- Phân tích nhật chủ và thập thần (vượng nhược, khinh trọng, dụng kị, nhân sự, lục thân, hôn nhân)
12- Công năng của thập thần (như thân cường tài nhược, chính quan sinh ấn)
13- Khái niệm về tài vận, quan vận
14- Khái niệm về lưu niên vận trình
13- Tuế vận tổng luận


Thí dụ: nữ, sinh 18.4.1941, cung mệnh: CANH DẦN



chính tài
thất sát

thương quan


Tân
Nhâm
BÍNH
Kỉ


Tị KV
Thìn KV
Thân
Hợi


bính
mậu canh
mậu
ất quí
canh
nhâm mậu
nhâm
giáp


kiếp sát
lộc
hoa cái
văn xương
vong thần

thiên ất
cô thần






6/quan
16/kiêu
26/ấn
36/tỉ
46/kiếp

56/thực

66/thương



Quí
Tị
Giáp
Ngọ
Ất
Mùi
Bính
Thân
Đinh
Dậu
Mậu
Tuất
Kỉ
Hợi


11.1946
11.1956
11.1966
11.1976
11.1986
11.1996
11.2006

kimcuong
18-02-13, 16:21
Giải luận sơ khởi tứ trụ trên theo các phân điểm:

1- Ngũ hành (Mộc Hỏa Thổ Kim Thủy) và các biểu dụ của ngũ hành (tính chất, phương vị, tạng phủ...)
Nhật chủ là BÍNH hỏa, thuộc phương nam, tạng phủ là tim, ruột non và huyết mạch. HỎA chủ về Lễ (lễ nghĩa, sự tôn kính). Hỏa thịnh thì người có đầu nhỏ hay nhọn, chân lớn, lông mày rậm, tai nhỏ, tinh thần rõ ràng, thái độ khiêm tốn, giản dị, hơi nóng nảy, hấp táp. Hỏa suy thì người gầy gò, ngôn ngữ ngông bừa, tính giảo quyệt, làm việc hữu thủy vô chung (có đầu không có đuôi). Quá thịnh hay quá suy dễ mắc bệnh ưu sầu, bệnh về đường ruột, bệnh tim, bả vai, đường máu huyết, vẻ mặt không vui tươi, răng hô, cả vùng bụng và lưỡi cũng có thể nhiễm bệnh.

2- Thiên can và địa chi (10 can, 12 chi, âm dương, sinh vượng tử tuyệt)
Nhật chủ BÍNH hỏa thuộc can dương. Các thiên can khác: Tân âm kim, Nhâm dương thủy, Kỉ âm thổ.
Các địa chi: Tị âm hỏa, Thìn dương thổ, Thân dương kim, Hợi âm thủy
(Xét Âm Dương để có một khái niệm về thuần dương hay thuần âm, hoặc tính chất Âm nhiều hay Dương nhiều..v.v...)

BÍNH hỏa toạ Quan Đái ở Thìn, tọa Đế Vượng ở Tị, tọa Bệnh ở Thân, tọa Tuyệt ở Hợi.
Sơ qua về tiền vận và hậu vận (2 trụ đầu là tiền vận, 2 trụ sau là hậu vận), có thể đoán tuổi già có bệnh tật nhiều.

3- Lập tứ trụ (4 trụ năm tháng ngày giờ), Mệnh cung, đại vận, lưu niên, thần sát
Tứ trụ lập theo lịch vạn niên, chú ý tháng sinh theo tiết khí (không phải theo tháng âm lịch như Tử vi).
Xem bảng lập Mệnh cung, lập đại vận (chú ý nam thuận nữ nghịch), lưu niên và vài thần sát chính yếu.

4- Xét rõ tiết lệnh (bản khí của tháng sinh)
BÍNH sinh tháng Thìn là tiết Thanh Minh, thuộc quý Xuân (cuối xuân). Mùa Xuân mộc vượng, hỏa tướng; cuối Xuân gần sang mùa hè, nên Hỏa sẽ rất cường thịnh, rất cần Thủy để chế ngự. Thổ không được nhiều vì Thổ trọng thì Hỏa hối (không phát sáng được), nếu gặp Thổ nhiều thì cần Mộc. Nhâm thấu mà Giáp tàng thì được gọi là "phú đại quý tiểu" (giàu mà không sang trọng). Có Giáp mà không có Nhâm là mệnh bình thường lao lực vất vả làm giàu. Nhâm Giáp mà đều không có, hoặc Ất Đinh tạp nhạp là mệnh phàm phu, không giàu, không sang.
(Cách này là nói chung về Bính hỏa sinh trong mùa, nên tìm hiểu thêm trong Cùng Thông Bửu Giám).

5- Qui tắc thiên can sinh khắc hóa hợp
Tân kim sinh Nhâm thủy. Nhâm thủy khắc BÍNH hỏa. BÍNH sinh Kỉ thổ.
Bính và Tân cách trụ, lại không phải là tháng lệnh của Thủy nên không luận hợp hóa.

6- Qui tắc địa chi tương tác (hội, hợp, xung, hình, hại, phá) và chủ sự (ý nghĩa)
Thìn và Tị đều tọa không vong. Tị lục hợp với Thân xa trụ, đặc biệt Thân Tị là loại vừa hợp vừa hình. Cung mệnh là Dần nên tứ trụ tạo tam hình Dần Tị Thân là Hỏa hình, vì thế cũng nhận ra ngay cung chồng bị phạm (Nhâm thấu là Sát, đối với nữ là chồng). Cung phụ mẫu (Mộc đại diện) và Kiếp tài (Đinh) tuy không thấu, nhưng nằm trong tam hình nên cũng không tốt.

Đến bước này, khi luận nữ mệnh, chúng ta chưa cần biết nhiều hơn, cũng đủ nhận thấy hôn nhân của người này không được thuận hòa là chính.

7- Nhân nguyên (các thiên can tàng trong địa chi)
Can tàng trong địa chi là căn gốc của thiên can lộ ra, định đoạt vượng nhược của thập thần. Vì thế mà "2 lộ không bằng dư khí", nghĩa là cho dù càng lộ ra thiên can mà gốc không có thì cũng giống như là "hư ảo", thực hư lẫn lộn, có khi gọi là "ngoài thật trong hư" là vậy. Tức là bề ngoài và tâm cang có thể không giống nhau. Có người rất vui vẻ trìu mến, nhưng thật tâm không có. Có người biểu lộ không được đủ tâm ý của mình...v.v...

Tứ trụ này Tân kim có gốc ở Thân (không gọi là bản gốc -Canh- nhưng cũng thuộc ngũ hành). Nhâm thủy có gốc Thìn, Thân, Hợi; quan trọng là trụ giờ vì Nhâm là bản gốc của Hợi. Kỉ thổ có gốc ở lệnh tháng, ở Tị và Thân, hay nói khác đi Thực thần không thấu mà Thương quan thấu. Điều này làm giảm tính chất của KV rất nhiều.

8- Xét tổng quát nhật chủ vượng hay suy (luận tứ thời ngũ hành và thủ dụng của từng thiên can của nhật chủ)
Qua phần luận tứ thời ngũ hành như điểm 4, các thiên can Tân, Nhâm và Kỉ có tác dụng rất cụ thể:
- Tân mộ ở Thìn (âm kim mộ, đây là nói về trạng thái của riêng Tân trong 12 cung SVTT)
- Nhâm khố ở Thìn (ngũ hành thủy nói chung gọi là nhập khố; chỉ gọi là Khố khi dương can nhập mộ)
- Kỉ thổ suy ở Thìn
*** Luận thiên can nào cũng có 2 hướng: tính cách biểu dụ của thập thần và trụ của thập thần. Như Kỉ thổ này là Thương quan tọa ở trụ giờ. Tính cách của Thương quan là khắc Quan, ở trụ giờ là hậu vận, có thể suy là Quan bị chế ngự ở tuổi già. Mặt khác, Thực Thương với nữ mệnh là con cái, tọa ở trụ giờ, nên dù muốn dù không, có thể sẽ có ảnh hưởng của con cái lúc về già hay hữu sự.
Những điều này không liên can gì đến dụng, hỉ, kị thần như chúng ta thường đọc qua, thí dụ như "kị thần ở trụ giờ là không nhờ được con, hay con là phá gia chi tử..v.v...). Khi luận nhiều tứ trụ thực tế, các bạn sẽ thấy những điều cơ bản xuất hiện ra không chối cãi được. -Cũng chính vì thế mà luận dụng thần, kị thần của Tử Bình không phải gọi là khó, mà vì quá phong phú thì đúng hơn.-

Còn Tỉ Kiếp và Kiêu Ấn thế nào? Bính tọa Thìn thuộc Quan Đái gọi là đắc lệnh, tọa Tị Lâm Quan là vượng. Có Giáp thiên ấn ở Hợi và Ất chính ấn ở Thìn, không hoàn toàn đắc trợ, nhưng lại làm cho tứ trụ bình hòa. Có thể luận thân vượng.

9- Dụng, hỉ, kị của tứ trụ
Đến bước này mới là rắc rối với nhiều người. Bởi vì có quá nhiều phương pháp tìm "dụng thần" cũng như hỉ thần, kị thần.

Theo tôi, bước đơn giản nhất cần chấp nhận là chữ "Dụng" ở đây không phải là "Dụng Thần" theo ý của nhiều người thường hiểu (thần hay ngũ hành mà ta dùng nó để sinh phúc, sinh tài, sinh ra quan chức, nghề nghiệp, nói chung là thần hộ mạng!).

DỤNG ở đây chính là "nguyệt lệnh", tức là ta có được những sự HỮU DỤNG cho ta tìm thấy ở nguyệt lệnh.

Đấy phải gọi là câu quan trọng nhất, bởi vì các bạn đọc nhiều sách đều thấy câu "Dụng thần chuyên tầm nguyệt lệnh"! Hiểu rõ câu này tức là Dụng (sự hữu dụng, cái mà ta dùng được) chỉ nằm trong tháng sinh.

Vậy thì BẢN KHÍ của tháng sinh trước hết là cái mà ta cần biết đến là điều hữu dụng ưu tiên nhất, vì đó là điều sinh vượng nhất. Thí dụ như Mậu ở Thìn là tọa Quan Đái, Ất ở Thìn cũng là tọa Quan Đái, Quí ở Thìn là Dưỡng. Vậy MẬU suy ra là DỤNG SỰ tốt nhất của mình. Sau đó là Ất, cuối cùng là Quí.

Tôi thì theo rất chắc chắn phương pháp: BẢN KHÍ là DỤNG. Tất cả những thập thần khác đều xoay quanh bản khí này mà luận.

Có thể nói như là ta có cái mệnh phải dùng cho được MẬU thật tốt vậy. Mậu là Ấn thì xoay quanh các công năng của Ấn mà luận. Mậu là Thực thần thì xét năng lực của Thực trong hoàn cảnh Tài, Quan, Ấn..v.v...chung quanh Thực.

Vậy, tứ trụ nữ nhân này có THỰC THẦN là DỤNG.

10- Cách Cục (bản khí của tiết lệnh kết hợp với các khí trong tứ trụ, luận tổng quan phú, quí, cát, thọ, hung, yểu)
Từ kết luận điểm 9 ở trên và biết Thực thần (cả Thương quan) có những công năng:

Tiết thân: Mậu Kỉ tiết Bính Đinh (thổ tiết khí hỏa = hỏa sinh thổ)
Sinh tài: Mậu Kỉ sinh Canh Tân (thổ sinh kim)
Địch sát tổn quan: Mậu Kỉ chế Nhâm Quí (thổ chế ngự thủy)

vậy cái DỤNG này kết hợp thế nào trong tứ trụ để tìm ra được Hỉ, Kị của tứ trụ, mà trước nhất là hỉ, kị của chính Thực thần?

Ta nhận thấy tứ trụ này có Tài và Sát đều trọng, trong khi đó Mộc và Hỏa tức là Ấn và bản thân nhật chủ thì khiêm nhường. Mậu thổ có Kỉ thấu can, nên có thể xét loại Thực thần chế Sát (Kỉ khắc Nhâm). Chế Sát bất nghiêm bởi vì Tài tinh lộ ra, lại có thể xét Thực sinh Tài! "Sinh" thì dễ hơn "Khắc" nên tâm tính chúng ta cũng thường được diễn giải như thế, gặp Tài thì sinh Tài, dùng Tài để sinh Quan, vậy là lưỡng tiện!

Vậy tứ trụ này có Thực Thương làm dụng, hỉ Tài tinh. Còn lại là vấn đề của đại vận, lưu niên và cả phong thủy nơi sinh sống. Tổng luận mệnh tiểu phú vô quí (giàu có mà không sang trọng).

Người này phát tài ở đại vận Đinh Dậu, cực tốt ở đại vận Mậu Tuất, hôn nhân không thuận (ly dị), con đông và đều hiếu thảo. Hiện thời mang bệnh nặng, sống nhờ con gái út.

kimcuong
18-02-13, 17:12
Trên đây là 10 bước chính yếu luận 1 tứ trụ. Các điểm luận giải kể sau phần này thật ra tôi cũng viết chung luôn ở trên. Bởi vì nếu đơn giản quá và không giải thích ngay thì có thể các bạn không rõ. Căn bản thì những tiêu đề đã ghi vẫn là lối suy nghĩ cần thiết của chúng ta khi bắt đầu giải luận.

Qua đó, các bạn thấy rằng, tổng hợp và phân tích bao giờ cũng đi đôi với nhau, nhưng không thiếu phần nào. Khi luận tiết lệnh chẳng hạn, vẫn phải có mùa sinh; luận Thực thần là cũng có Thương quan, bởi vì chúng cùng 1 loại ngũ hành, v.v...

Càng tiến đến các điểm sau thì phần luận giải bắt đầu khó khăn hơn, các bạn phải đọc thêm nhiều tài liệu (ngoài Thiệu Vĩ Hoa, Lâm Thế Đức ...v.v...) mới vận dụng cho bản thân được.

Sau khi ngâm cứu bài trên, bạn nào có câu hỏi thắc mắc hãy cứ nêu ra, chúng ta cùng giải thích rõ ràng hơn.

thaymo
21-02-13, 16:19
chân thành cảm ơn bác kimcuong đọc xong bài này e dường như thấy tất cả tâm huyết của bác đã nằm ở đây và với e thì thật sự cả trên hữu ích.
chân tu của bác quả đáng để gọi là tu thành chính quả. E đang đọc Tam mệnh thông hội bản dịch của Chu Tước Nhi xuất bản năm 2011, ko hiểu vì sao có 1 số đoạn ko dịch, mong bác cho e lời khuyên khi đọc sách này. xin cảm ơn.
trân trọng thaymo

chung
21-02-13, 17:15
9- Dụng, hỉ, kị của tứ trụ
Đến bước này mới là rắc rối với nhiều người. Bởi vì có quá nhiều phương pháp tìm "dụng thần" cũng như hỉ thần, kị thần.

Theo tôi, bước đơn giản nhất cần chấp nhận là chữ "Dụng" ở đây không phải là "Dụng Thần" theo ý của nhiều người thường hiểu (thần hay ngũ hành mà ta dùng nó để sinh phúc, sinh tài, sinh ra quan chức, nghề nghiệp, nói chung là thần hộ mạng!).

DỤNG ở đây chính là "nguyệt lệnh", tức là ta có được những sự HỮU DỤNG cho ta tìm thấy ở nguyệt lệnh.

Đấy phải gọi là câu quan trọng nhất, bởi vì các bạn đọc nhiều sách đều thấy câu "Dụng thần chuyên tầm nguyệt lệnh"! Hiểu rõ câu này tức là Dụng (sự hữu dụng, cái mà ta dùng được) chỉ nằm trong tháng sinh.

Chào cô,

Sự hữu dụng của 1 trụ ở đây chính là bát cách của tứ trụ. Vậy khi đó dụng thần chính là cục phối hợp với cách của tứ trụ đó để tạo ra một hình thể như thực thần cách sinh tài, thực thần sinh tài cách....

Tìm dụng theo các phép như Phù Ức, Bệnh dược.....cũng quy về hai điểm sau.

- Thường cách: Nếu chưa có cách cục thì tìm cục để phối với cách. Nếu có rồi thì cần bảo vệ cách cục đó. Hay đồng nghĩa xét cách cục thành bại ra sao ?

- Ngoại cách: Cần bảo vệ ngoại cách đó như hãm chế kị thần khi xuất hiện xung, hội, hợp....

Em vẫn không hiểu khi áp dụng cách trên mà gặp trường hợp như thực thần cách sinh tài và thực thần sinh tài cách thì nên hiểu thế nào cho đúng?

Cám ơn cô.

kimcuong
21-02-13, 21:08
Em vẫn không hiểu khi áp dụng cách trên mà gặp trường hợp như thực thần cách sinh tài và thực thần sinh tài cách thì nên hiểu thế nào cho đúng?

Bản khí tháng sinh là Thực thần, có thể gọi như sau:

Thực thần cách sinh Tài hoặc Cách Thực thần sinh Tài

Thực thần sinh Tài cách (là hiểu tiếng Hoa đọc ngược lại)

thucthan
21-02-13, 22:10
"Thực và Tài là cặp đôi sinh ra "tài". Thực thần cách có Tài thì sinh Tài. Tài cách không có Quan sát thì hỉ Thực sinh. Cả hai đều không ưa Tỉ Kiếp và Ấn nhiều"

Giờ thì em đã hiểu tại sao mình nghèo, dù thực thần trong tứ trụ có lực. hic, Tại sao tôi lại thiếu Tài.

khoa
22-02-13, 09:06
"Thực và Tài là cặp đôi sinh ra "tài". Thực thần cách có Tài thì sinh Tài. Tài cách không có Quan sát thì hỉ Thực sinh. Cả hai đều không ưa Tỉ Kiếp và Ấn nhiều"

Giờ thì em đã hiểu tại sao mình nghèo, dù thực thần trong tứ trụ có lực. hic, Tại sao tôi lại thiếu Tài.

Tú khí của bạn lưu thông đến Thực thì ngừng nên bạn học giỏi, Kim vượng nên đẹp trai, đây cũng là điều nhiều người mong ước. Duy chỉ có điều vận tài đến muộn, nên muốn có tài thì ăn vào những năm có tài xuất hiện ở lưu niên vậy

chung
22-02-13, 21:22
Do em bị lẫn lộn chỗ cách phối cục. Nghĩ theo một chiều hễ tài cách thì phối với quan sát đẹp hơn phối với thực quên đi việc xét thành bại. Cám ơn cô đã giải thích.

Về TBCTBC diễn đàn mình chưa dịch chương thực thần. Em hy vọng các anh chị sẽ sớm dịch để mọi người có thêm tài liệu tham khảo.

chung
24-02-13, 08:08
5- Qui tắc thiên can sinh khắc hóa hợp

Xin phép cô,em làm rõ phần này cho các bạn nhập môn hiểu thêm.

Thiên can sinh : Vẫn xét theo tương sinh ngũ hành thông thường. như thủy (nhâm, quý) sinh mộc (giáp, ất).

Thiên can khắc: Ví dụ thủy (nhâm,quý) khắc hỏa (bính, đinh).Ta chỉ xét nhâm khắc bính, quý khắc đinh đồng nghĩa với cùng âm hay dương thì lực tương tác mạnh hơn. Vậy quý khắc nhâm được không? Như trường hợp lửa lớn dùng 1 gáo nước dập lửa sẽ cháy mạnh hơn. Mặt khác, Một âm một dương chính là đạo nên khác chất thường xét hợp ( hợp có nghĩa là hòa hợp).

Thiên can hợp: Chia hai trường hợp:

- Can tháng, can giờ hợp với nhật chủ:Trường hợp này thuộc cách hóa khí (kèm thêm nhiều điều kiện khác).Mang ý nghĩa như cha mẹ hợp sinh con. Con là khí hóa. Cha mẹ vẫn không mất tính chất. Ví dụ: nhật chủ quý, can giờ hay tháng là mậu thỏa điều kiện hóa khí. Lấy hỏa luận, nhật chủ vẫn là quý, mậu vẫn là quan.

- Can năm hợp can tháng: Trường hợp này hiểu theo nghĩa bạn bè liên kết với nhau. Ví dụ: nhật chủ quý, can năm bính (tài), can tháng tân (thiên ấn). Bính tân hợp. Không luận tài hay thiên ấn nữa, đồng nghĩa dụng hay kị thần đều giảm lực tác động.

Thiên can hóa: Theo tử bình truyền thống chỉ xét hóa khí cho trường hợp hợp với nhật chủ. Các trường phái mới hiện nay có xét trường hợp hóa cho can năm hợp can tháng. Hóa ở đây có phải hóa khí không ? Nhờ cô giáo giải thích rõ thêm về điểm này. Cám ơn cô nhiều.

kimcuong
24-02-13, 14:36
Vậy quý khắc nhâm được không?
Chung lại viết sai câu hỏi. Đúng ra là phải viết "quý khắc bính được không?"

Cùng nguyên tắc "thủy khắc hỏa" và "đồng tính lực đại", suy ra Quí khắc Bính lực mỏng. Thứ nhì, còn tùy Quí có căn hay Bính có căn, đồng thời xét mùa sinh. Thứ ba, thiên can Bính hỏa đặc biệt được xem là không sợ Thủy mà chỉ ngại Thổ nhiều làm tối hỏa. Thứ tư, còn tùy thập thần là gì trong tứ trụ, v.v...

Nói thế nghĩa là xét tương quan lực khắc nhiều/ít thì cần nhớ "dương khắc dương" hay "âm khắc âm" là chướng ngại nhất.


Mặt khác, Một âm một dương chính là đạo
Bài học này áp dụng cho Can ngũ hợp, tức là 5 cặp thiên can hợp hóa nhau: Giáp-Kỉ, Bính-Tân, Mậu-Quí, Canh-Ất và Nhâm-Đinh

Vì vậy, "Quí khắc Bính" không phải là cặp thiên can Âm/Dương có tính chất khắc mà hóa hợp được.


Các trường phái mới hiện nay có xét trường hợp hóa cho can năm hợp can tháng. Hóa ở đây có phải hóa khí không ?
Theo tôi là hiểu ý nghĩa của Hóa Hợp là căn bản. Khi nói hợp mà hóa thì chú trọng nhật chủ mà thôi, vì trụ ngày là chính. Còn nếu xét cả trụ năm là vì định Năm là chính. Ai muốn xét thế nào thì tùy, miễn là giải được mệnh đó thế nào ứng với hiện tại.

Thông thường xét nhật chủ có hóa hợp hay không, mà trong trụ có can trụ năm và can trụ tháng thuộc "thiên can ngũ hợp", như Mậu-Quí thì xem thập thần là gì, và chỉ đoán là "hợp Sát, hợp Quan" chẳng hạn...

letung73
24-02-13, 22:14
chị KC viết:Thứ ba, thiên can Bính hỏa đặc biệt được xem là không sợ Thủy mà chỉ ngại Thổ nhiều làm tối hỏa. Thứ tư, còn tùy thập thần là gì trong tứ trụ, v.v...
Nói thế nghĩa là xét tương quan lực khắc nhiều/ít thì cần nhớ "dương khắc dương" hay "âm khắc âm" là chướng ngại nhất.

em thưa chị KC đúng là phần xung khắc chế hóa của kiến thức nhập môn rất quan trọng. vì nó quyết định người học TB phải năm bắt căn kẽ, thấu đáo. như chị đã giải thích như trên vậy bính hỏa không sợ thủy mà chỉ ngại thổ nhiều làm tối hỏa vậy trường hợp này chỉ xét cho bính hỏa gặp dương thủy ( Nhâm) hay âm thủy ( quý)? Mong sao chị có thể giải thích thêm cho em và mọi người hiểu thêm rõ về vấn đề sinh khắc chế hóa này.
em thật cảm ơn chị nhiều!

AnLuong
25-02-13, 05:48
Em nghĩ các anh chị có thể đọc phần Luận Bính Hỏa trong các ghi chép của "Trích Thiên Tủy" và "TBCTBC" để hiểu rõ vì sao Bính Hỏa không sợ Thủy khắc mà chỉ sợ Thổ nhiều che mất Hỏa:

"Ngũ dương giai dương Bính vi tối, khi sương vũ tuyết" trong 5 can dương thì Bính đứng hàng đầu, tính hỏa mãnh liệt như ánh sáng mặt trời. Nếu gặp Nhâm Thủy thì gọi là đối trì chi thế, vì bản chất Nhâm-Bính là xung với nhau mà cả 2 có thể song hành tồn tại. Nếu gặp Quý Thủy thì cũng như sương tuyết gặp ánh sáng mặt trời, Bính Hỏa có thể xua tan giá lạnh, hoàn toàn không sợ Thủy khắc. "Thủy xương hiển tiết, Thủy kỳ quân dã, ngộ Nhâm Quý vượng nhi hiển trung tiết chi phong" vậy nên Bính Hỏa gặp Thủy thì càng lộ rõ khí phách, lộ rõ phong thái của kẻ trung tiết. Thủy ví như quân vương có được Bính Hỏa là kẻ dũng mãnh, là bề tôi trung thành.

"Kiến Thổ tắc Hỏa liệt Thổ táo, sinh cơ tận diệt" nếu gặp Thổ mà thế Hỏa mãnh liệt thì Thổ cũng không có đường sống. "Thổ kỳ tử dã, Thổ năng hối Hỏa, Thổ chúng hóa từ" nhưng Thổ là con của Hỏa, có thể hao tiết Hỏa, vậy nên nếu Thổ nhiều sẽ che lấp ánh sáng của Bính Hỏa, khiến Bính Hỏa mất đi vẻ uy phong, tính háo thắng của mình, mà trở thành kẻ hiền lành nhút nhát ("sinh từ giả, thất kỳ uy mãnh chi tính dã"). Nếu gặp Kỷ thì còn đỡ, chứ mà gặp Mậu thì mệnh không thể phú quý.

Vài lời kiến giải, mong được các anh chị tận tình chỉ bảo thêm.

kimcuong
25-02-13, 14:08
Như AnLuong đã viết, cổ nhân khi xưa luận thập thiên can trước tiên là giải thích các hiện tượng trong trời đất và địa lý, sau là diễn giải mệnh tạo của con người. Vì con người cũng là do khí mà thành.

Giáp là sấm, Ất là gió. Bính là nhật (mặt trời), Đinh là tinh (sao). Mậu là hà (=ráng: khí mù thường thấy lúc mặt trời mới mọc hay mới lặn), Kỉ là mây. Canh là nguyệt (mặt trăng), Tân là sương giá. Nhâm là nước mùa thu, Quí là mưa dầm mùa xuân.

Trong "Thuyết Quái truyện" viết Bính là quẻ Ly, tượng Hỏa là tượng chiếu sáng. Mặt trời thấy rõ ở ban ngày, chiều tối thì tịch nhập. Thành ra Bính sinh ở cung Dần (bắt đầu lộ ở giờ Dần) và tử ở cung Dậu (giờ chiều sau 18 giờ). Lại so sánh với mùa thì Bính sinh ở mùa Hạ mùa Đông không giống như Bính sinh ở mùa Xuân, Thu. Mùa đông thì hỏa tối, mùa hạ thì chiếu sáng, nên luận hỏa thái quá thì cần thủy là dụng, nếu không thì giống như hạn hán vậy. Vì vậy mà Bính hỏa mùa hè cần có Nhâm Quí để điều hậu.

Còn Mậu được xem là khí mù che lấp mặt trời, nên Mậu Kỉ nhiều thì bớt đi ánh sáng. Khí mù lại chỉ nhìn thấy rõ ở lúc có ánh sáng đằng sau, tức là nói Mậu được Hỏa sinh là ý này. Muốn làm tan khí mù phải chăng là nhờ mưa? Vì thế nói là Nhâm thủy là dụng của Bính vậy.

Tất cả can chi đều diễn giải từ các hiện tượng thiên văn địa lý như thế. Luận giải vạn vật mà con người cũng là 1 trong vạn vật cũng không ngoài các qui luật căn bản này.

kimcuong
25-02-13, 15:37
E đang đọc Tam mệnh thông hội bản dịch của Chu Tước Nhi xuất bản năm 2011, ko hiểu vì sao có 1 số đoạn ko dịch, mong bác cho e lời khuyên khi đọc sách này.
Câu này tôi quên trả lời. Rất tiếc là tôi không có bản dịch này, nên không rõ đoạn nào thiếu. Tuy nhiên, nếu các bạn nhập môn đọc tài liệu này thì rất khó hiểu, vì TMTH nói nhiều về thần sát, các ngoại cách, đặc cách quá nhiều. Cần biết rõ trước hết các bài cơ bản của Tử Bình trước đã. Các sách của Thiệu Vĩ Hoa hay Lâm Thế Đức là thí dụ tốt (tuy rằng sau này phải chọn lọc ra mà dùng). Uyên Hải Tử Bình còn khó hơn nữa; bản dịch thì lại rất sơ sài và đôi khi kiếm khuyết nhầm lẫn (đã có bài viết đề cập đến vài đoạn trong sách này).

Nói chung, nếu các bạn chuyên tâm và có thì giờ thì nên đọc song song vậy, tức là đọc 1 đoạn trong TMTH mà không hiểu thì tìm lại đề tài đó trong các qui luật ngũ hành cơ bản hay là tìm trong các tài liệu đơn giản nhất để bổ sung.

Hoặc là mang ra diễn đàn để tham cứu cùng mọi người, như vậy là tốt cho mình mà lợi cho người, thật là lưỡng tiện.

Vô Minh
12-03-14, 14:50
Tứ trụ này Tân kim có gốc ở Thân (không gọi là bản gốc -Canh- nhưng cũng thuộc ngũ hành). Nhâm thủy có gốc Thìn, Thân, Hợi; quan trọng là trụ giờ vì Nhâm là bản gốc của Hợi. Kỉ thổ có gốc ở lệnh tháng, ở Tị và Thân, hay nói khác đi Thực thần không thấu mà Thương quan thấu. Điều này làm giảm tính chất của KV rất nhiều.

Điều này Vô Minh không hiểu. Nếu như ai hiểu thì giải thích giùm Vô Minh. Xin cám ơn.

menhly
12-03-14, 16:31
Vô Minh xem KV ở đây là Tị với Thìn, liên quan tới hành kim và thủy. Khí mà vô gốc (Thế) thì cũng như vô khí, Tân ở Thân, Nhâm ở Hợi, Thân; vậy nên nói làm giảm tính chất KV nhiều khi bàn đến 2 hành Kim, Thủy.

sherly
24-08-19, 07:09
Chào chị Kimcuong.
Tôi có ý kiến một chút về mệnh tạo chị đưa ra.
Khôn tạo :
Tân tị - nhâm thìn - bính thân - kỷ hợi
Tạo này theo tôi không thể luận thân vượng được. Nếu chỉ nhìn vòng trường sinh thì bính rõ ràng mạnh nhất trong các thiên can. Nhưng các yếu tố khắc tiết hao quá nhiều, nhâm thủy kề sát mà trường sinh ở thân, đắc lộc tại hợi, thân thìn còn củng thủy lại được tân kim có gốc sinh trợ. Số này thực chất phải nhìn bệnh mà không nhìn dụng, bởi vì các thành phần sinh trợ nhật can đều cách xa vô lực. Bệnh là ở nhâm thủy khắc bính hỏa.
Phát tài ở vận đinh dậu là vị, đinh hỏa là hỷ thần, hợp chế nhâm thủy, tọa dậu là trường sinh rất có lực.
Vận Mậu Tuất tốt là vì, Mậu thổ thấu can trực chỉ khắc mạnh nhâm thủy vệ bính.
Vào vận kỷ hợi rất hung, vì bệnh của trụ này là sát khắc thân, bính hỏa đắc lộc phập phù ở chi năm, gặp kỷ hợi xung khử tị hỏa là bị tai họa.

jelly
10-10-19, 13:24
Vậy tứ trụ này có Thực Thương làm dụng, hỉ Tài tinh. Còn lại là vấn đề của đại vận, lưu niên và cả phong thủy nơi sinh sống. Tổng luận mệnh tiểu phú vô quí (giàu có mà không sang trọng).

Người này phát tài ở đại vận Đinh Dậu, cực tốt ở đại vận Mậu Tuất, hôn nhân không thuận (ly dị), con đông và đều hiếu thảo. Hiện thời mang bệnh nặng, sống nhờ con gái út.

cuối cùng thì tôi thấy là cách "giả tòng nhi", dụng thổ và kim, nên vận Đinh Dậu, Đinh hợp trói Nhâm, Tị Dậu hợp thoát Không Vong nên Tân kim là tài tinh phát tính dụng của nó, cực tốt là thổ toàn vẹn ở Mậu Tuất, luận vượng, nhược ban đầu có khi chỉ là bước căn bản để hiểu ngũ hành, khi nào tứ trụ có cách cục thì chuyển sang luận cách thành hay bại. Con cái nhờ được hiểu là "nhi".

kimcuong
14-01-21, 12:15
Chào sherly, luận thân vượng nhược, cộng trừ sinh tiết có thể cho rằng thân nhược theo TVH và vài tác giả chuyên luận vượng/nhược, lại có thể kiêm cách giả tòng nhi (thực/thương) như jelly viết (theo phái chuyên Cách Cục).

Còn theo tôi suy luận dựa vào ngũ hành tứ mùa thì bản chất của Bính tháng Thìn cuối mùa Xuân vẫn tọa Quan Đái (hỏa tướng), bản chất không thay đổi, các ngũ hành khác, các tương tác Bính phải chịu, ít nhiều lộ ra là "nhiệm vụ" mà Bính hỏa phải hoàn thành. Đó là số mệnh. Nếu Bính không hoàn thành được, tôi không luận lại là vì thân nhược, mà nói rằng "bị đánh bại" thì hợp ý hơn.

Còn thí dụ như Bính sinh trái mùa (Thu, Đông) thì bản chất nó là nhược; các ngũ hành khác không ép chế nó quá thì số mệnh anh/chị ta kể như bình hòa, không quý nhưng không xấu quá.

kimcuong
21-02-21, 12:03
Xem ra bộ môn Cân Tương/Tự Bính Tự đang thịnh hành. Phải nói là 7 năm qua tôi không động vào các môn lý số, nên không cập nhật kịp đà tư tưởng tiến bộ của các bạn :)

Nếu Cân Tương chỉ cần luận được 1 thiên can với các địa chi còn lại mà nói trúng hết được cả đời người thì quá tốt. Nhưng tôi nghĩ là lesoi sau khi giới thiệu môn này cũng nói rõ được rằng, môn Tử Bình không thể bỏ qua các phần luận sinh khắc chế hóa trong toàn bộ 8 chữ, không thể bỏ 1 chữ. Sau đó còn phải đoán vận hạn tốt xấu, không chỉ dừng ở phần nhận định mẫu hình.

Ngoài ra, Manh Phái đã nổi tiếng là phái bí truyền, tất cả những lý luận của các học viên phái này đều học được và ghi lại qua thầy nhiều đời truyền lại, nên vẫn là 1 bộ phái, không nhất định phải đúng 100% như mọi người mong muốn, vì còn tam sao thất bổn. Trên mạng TQ có thiên trạng vạn hình gọi là "blog" và ai cũng viết ra được suy luận của mình. Tất nhiên có những blog khả tín cao, phải lọc lựa tốn thời gian.

Các bạn ai đã nhìn thấy ưu khuyết điểm của Cân Tương thế nào, xin cho biết ý kiến.

hien659
29-06-21, 13:11
Tam sao thất bản đời nào cũng có, lên nhiều người mới lầm đường lạc lối trở về dưới cả số 0 ( về mặt huyền học và Tâm linh ). Các Anh Chi rất có Tâm lên mới có được G rúp này ( hic hic , em không rành ngoại nhữ ) để tránh các bạn muốn tìm hiểu đi lệch quỹ đạo. Cám ơn các Anh Chị rất nhiều. Mong sao chữ "Tâm" mãi mãi là tiêu chí của chúng Ta. Chân thành cám ơn các Anh Chị !!!