PDA

View Full Version : Nhờ các cao nhân về manh phái chỉ giáo giúp em



Zanetti
19-02-13, 17:44
Xin nhờ các anh chị chuyên về phái này giải đáp hộ em 1 vài ví dụ ảnh hưởng đến cách cục chế hóa hỷ kỵ thành thế. Trong cuốn Bát Tự Chân Bảo giảng nghĩa của Đoàn Kiến Nghiệp có hướng dẫn cách vượng dụng thần thì khử được nhược kỵ thần và ngược lại. trường hợp nữa phái truyền thống thì vượng hỷ kỵ thì chế được nhược thần

1. Quý Giáp Ất Mậu
Dậu Dần Mão Dần

Tạo này thân rất mạnh và tòng vượng , kim sát tinh là kỵ thần, bị phá, đây là tỷ kiếp khử sát và thành cách, Mậu Thân vận quan tinh Thân kim bị bát tự trong vượng mộc sở khử, lấy cát bàn về. Đinh Mùi vận nhật chủ được căn, sát tinh cũng bị chế, quan chức liên thăng.
cùng bát tự

Giáp Đinh Quý Ất
Ngọ Mão Dậu Mão

Tạo này nhật tọa chi ấn tinh bị lưỡng Mão sở xung, là xung phá vô dụng, nhật chủ nhất định tòng thương, ấn là kỵ thần. Hành Tân Mùi vận kỵ thần hư thấu, bị thương thực trong bát tự chế, quan chức liên thăng. Có người hội hỏi tạo này tòng nhi phát tài mới đúng vì sao có thể làm quan ? Có phải hay không phát tài do làm quan ? Cũng không phải, nguyên nhân bát tự ấn là khuyết điểm, ý hướng của thương là phải khử ấn, chứng tỏ tài hoa. Không phải tiền tài ý. Tạo này là ấn tinh phối thương thực
2 bát tự này kỵ thần đều bị khử chế sách nên ko có cách nào xung chế lại vượng thần nên rõ ràng

2. Mậu Quý Kỷ Ất
Tý Hợi Tỵ Hợi

Lấy tục xem, mệnh này tài vượng phá ấn, nhật chủ không thể tòng, nào có thể quý? Nhưng nhìn kỹ, mệnh này chi Quý kì diệu tại Mậu Quý hợp, là vượng kỵ thần nhược chế, Tỵ hỏa bị quản chế vô lực, nhưng nguyên thân ( Mậu lộc tại Tỵ, nguyên thần là Mậu ) thấu năm, nhược chế đàn tài, khiến cho hắn có thể tại cực nguy hiểm hoàn cảnh sinh tồn
(Mệnh này cho em hỏi nếu Mậu là kỵ sao ko thể luận ngược lại là Quý thủy vượng hợp Mậu chế lại là mệnh ko tốt)

3.Ất Bính Canh Tân
Sửu Tuất Ngọ Tỵ

Mệnh này rất đặc biệt, người khác đều là dụng thực thương đến nhược chế chúng sát, nàng khử dụng dương nhận đến nhược chế. Tân kim là dương nhận, nhập chủ lân thân, hợp chế đàn sát. Có thể thấy được nàng mánh khóe là dụng nhìn như cương quyết tư thế đến hợp tác chu toàn vào đàn liêu, có thể gọi dịu dàng một đao. Hành Tân Mão vận, dụng thần Tân đúng hạn, suy quyền Thủ tướng
( Em nhận thấy Tân Tỵ tự hợp có thể nói Tân cũng bị Tị hỏa chế ngược, hơn nữa Tân căn Sửu ở xa bị Sửu Ngọ hình hại nhưng vẫn lấy làm dụng thần ?)

4.Mậu Đinh Ất Nhâm
Ngọ Tỵ Dậu Ngọ

Đáp: mệnh này mới nhìn nghiêm tuy nhiên Quý cách, kỵ thần Dậu kim đắc vượng hỏa chế phục. Nhìn kỹ có nghiêm trọng tật xấu, cục trong Đinh Nhâm hợp, vượng hỏa dụng thần bị nhược chế. Vượng kỵ thần hỉ nhược chế, đồng dạng vượng dụng thần sợ nhược chế, cho nên người này tính cách hẹp hòi, lòng dạ thiểm trách. Ví dụ hành hỏa địa có thể được phụ thân tế ấm, đến kim địa có thể còn kém rồi, thành không được đại khí.
(ở đây Đinh Nhâm cũng hợp nhau, Nhâm thủy ko có gốc, nguyên thần dậu kim bị 2 hỏa cạnh chế, nếu lấy làm kỵ thần cũng nên hiểu ngược là đàn hỏa vượng cũng chế nên cũng phải cát)
cám ơn các anh chị

kimcuong
20-02-13, 13:03
Manh phái có lập luận suy nghĩ và nhiều thuật ngữ mới không giống với phong cách học thông thường. Phái này có là truyền thống hay không, chúng ta không bàn tới, điều quan trọng là hệ thống lý luận có dễ hiểu hoặc có thể vận dụng một cách dễ dàng hay không. Phải nói là cho tới nay, trong giới Tử Bình người Việt chúng ta chưa thấy người nào đại diện Manh Phái để giải thích họăc hướng dẫn đôi chút đối với các thắc mắc cụ thể như Zanetti nêu ra.

Tôi cũng có đọc qua Mệnh Lý Trân Bảo và so sánh các thí dụ với phương pháp tôi hay dùng. Kết quả thì khác nhau rất nhiều. Dĩ nhiên là do lý luận mà đã thâm nhập lâu nên rất khó chấp nhận cái mới. Vả lại, 2 phương pháp nào mà chúng ta có thể kết hợp được 1 vài guồng mối để bổ sung cho nhau thì rất tốt cho việc vận dụng giải luận tứ trụ. Còn 2 phương pháp nào loại trừ nhau thì tất nhiên bạn phải chọn 1 mà thôi.

Nếu bạn theo Manh Phái thì hẳn nhiên bạn phải cố học cho thông lý luận cơ bản của họ. Mặt khác, tài liệu dịch thuật vẫn là 1 trở ngại vì thiếu thốn và có khi quá sơ lược. Các bạn hoàn toàn dựa vào bản dịch thì thắc mắc là bình thường. Thí dụ cụ thể là đoạn này:


2. Mậu Quý Kỷ Ất
Tý Hợi Tỵ Hợi

Lấy tục xem, mệnh này tài vượng phá ấn, nhật chủ không thể tòng, nào có thể quý? Nhưng nhìn kỹ, mệnh này chi Quý kì diệu tại Mậu Quý hợp, là vượng kỵ thần nhược chế, Tỵ hỏa bị quản chế vô lực, nhưng nguyên thân ( Mậu lộc tại Tỵ, nguyên thần là Mậu ) thấu năm, nhược chế đàn tài, khiến cho hắn có thể tại cực nguy hiểm hoàn cảnh sinh tồn

(Mệnh này cho em hỏi nếu Mậu là kỵ sao ko thể luận ngược lại là Quý thủy vượng hợp Mậu chế lại là mệnh ko tốt)

Tôi có 1 bản dịch về mệnh trên hoàn toàn khác ***:


Xem thông thường, mệnh này tài vượng khắc ấn, nhật chủ không thể tòng, vì sao quý? Nhưng xem kỹ, mệnh này quý do mậu quý hợp, là vượng kỵ thần chế nhược cách, tị hỏa bị chế vô lực, nhưng nó là nguyên thần của mậu (mậu lộc tại tị), nhược chế quần tài, khiến cho hắn có thể sinh tồn trong hoàn cảnh cực kỳ nguy hiểm (lúc ấy gian thần Nghiêm Hao đang nắm quyền). Có thấy được người này bản thân quyết không chỉ là 1 võ tướng cương mãnh, mà còn là người thông hiểu tình thế, nhà mưu lược.


Các bạn so sánh các đoạn viết tô 2 mầu xanh khác nhau để nhận ra khác biệt.

Như vậy là rõ mệnh trên rất tốt, không phải như câu hỏi của Zanetti "Mệnh này cho em hỏi nếu Mậu là kỵ sao ko thể luận ngược lại là Quý thủy vượng hợp Mậu chế lại là mệnh ko tốt"!

Zanetti thắc mắc là 1 chuyện, nhưng trước hết là những thuật ngữ dùng trong Manh Phái cần phải hiểu rõ, sau đó mới hiểu các lý luận được giải ra.

- vượng kỵ thần chế nhược cách là gì?

Câu này viết rõ ràng hơn là "nếu kị thần vượng, ta dùng dụng thần nhược chế". Chứ không phải là kị thần vượng đi chế các yếu tố nhược khác.

Ở đây có gì mâu thuẫn với cách suy luận thông thường? Đó là khi kị thần mà vượng, dụng thần không có lực, thì rất dễ phải trở thành tòng cách, tức là đi theo Kị Thần vượng đó. Bởi vì nếu mà cô thế lại còn muốn đối đầu thì khó mà thắng được.

Trong thí dụ trên, ý của chuyện "vượng kỵ thần chế nhược cách" là có Thổ nhược chế Thủy vượng (mậu quý hợp). Manh phái thì lại có điểm căn bản là "hễ thấu ra là đoạt được hay đạt được", nghĩa là không thấu can thì không có gì để nói cả. Vì thế khi Thủy vượng mà gặp Thổ nhược thấu ra, nuốt được là nuốt ngay! Còn gì hơn bằng hợp khử? Tức là hợp mà không hóa, như chúng ta thường luận.

Thế nhưng tại sao "Tị hỏa bị chế vô lực"? Ý lại nói rằng Tị bị Hợi xung. Mà lại là 1 Tị 2 Hợi; Hợi lại là tháng lệnh nên bản chất của Thủy rất vượng. Vậy thì Tị hỏa thấu ra nên cũng bị nuốt luôn.

Mậu thổ và Tị hỏa là phe với nhau (hỏa sinh thổ) mà đều bị chế nên "đạt/đoạt" được chúng (Ấn và Tỉ Kiếp). Các bạn nên tưởng tượng là "có mặt" thì mới có chuyện nói, "không có mặt" thì ... thôi! Giống như tính tình của chúng ta vậy, khi phải lựa chọn giữa Ác và Thiện (cùng nổi lên), tính nào đè nén được tính kia thì thắng.

Chúng ta cũng luận thông thường như thế qua Cách Cục, không có gì khác cả.

Câu thắc mắc của Zanetti về tứ trụ này vậy là bởi vì đoạn dịch không đầy đủ vậy thôi.

kimcuong
20-02-13, 15:51
Đoạn được dịch mà tôi ghi chú *** nguyên bản như sau:

以俗看,此造財旺壞印,日主不 能從, 何能貴?但細看,此造之貴妙 在戊癸合, 為 旺 忌神弱制,巳火 受制無力,但它的原身(戊祿 在巳,巳原 神為戊) 透 年, 弱 制群財,使他 能夠在極危 險的 環 境 生 存(當時 奸臣嚴蒿當道),可見戚本 人決不僅是一個剛猛 的武將,還是一個 通 曉 政 治的謀略家。

Dĩ tục khán, thử tạo tài vượng hoại ấn, nhật chủ bất năng tòng, hà năng quý? Đãn tế khán, thử tạo chi quý diệu tại mậu quý hợp, vi vượng kỵ thần nhược chế, tị hỏa thụ chế vô lực, đãn tha đích nguyên thân ( mậu lộc tại tị, tị nguyên thần vi mậu ) thấu niên, nhược chế quần tài, sử tha năng cú tại cực nguy hiểm đích hoàn cảnh sinh tồn ( đương thì gian thần nghiêm hao đương đạo ), khả kiến thích bản nhân quyết bất cận thị nhất cá cương mãnh đích vũ tương, hoàn thị nhất cá thông hiểu chính trì đích mưu lược gia.

Chữ "chi" trong câu gạch dưới "thử tạo chi quý diệu tại mậu quý hợp" không phải là "địa chi" mà chỉ là 1 kết cấu đại từ cho "thử tạo" (=mệnh này). Vì thế không phải dịch là "chi Quý" hiểu là địa chi Quý được.

Câu này có nghĩa là "mệnh này quý (quý hiển) là do Mậu Quý hợp".


(Rất tiếc là vài chữ tiếng Hoa hiển thị trên diễn đàn không đúng, nhưng nếu copy về máy nhà có font đọc tiếng Hoa thì rõ ràng hơn)

letung73
20-02-13, 17:29
Em Chào chị KC. em đã đổi đoạn văn bản tiếng Trung kia sang thể chữ kim để mọi người rễ đọc mà đưa lên diễn đàn không bị lỗi.
以俗看, 此造财旺坏印, 日主不能从 _ _ 何能贵? 但细看, 此造之贵妙在戊癸 _ __, 为旺忌神弱制, 巳火受制无力, 但 它的原身 ( 戊禄在巳, 巳原神为戊 )_ _ 年, 弱制群财, 使他能够在极危险的 _ __ 境生存 ( 当时奸臣严蒿当道 ), 可见 戚本人决不仅是一个刚猛的武将, 还 _ _ 一个通晓政治的谋略家

tuhynhan
20-02-13, 18:25
Bản dịch mà bạn Zanetti post lên đc dịch tự động từ trình QT mà.

"...cái quý của tạo này hay ở chổ Mậu Quý hợp,..."

Đúng là ko đc chuuyển ngữ đúng thành ra chữ một đằng hiểu một nẻo.

Zanetti
20-02-13, 20:31
cám ơn chị KC. qua ý kiến của chị cộng với những ví dụ trong cuốn sách đó đúc kết lại em hiểu được hành nhược chế được vượng khi nó thấu trên can đồng thời phải có căn hoặc địa chi tương sinh ở phía dưới. Ngoài ra nếu 2 can ngũ hợp( manh phái ít khi luận hóa khí có chăng nó chỉ là ý hướng mục đích) thì theo em cả Mậu và Quý đều chế nhau( có thể luận dụng thần Quý cũng bị tài vượng chế cho nên là 1 nhà mưu lược nhưng tài kỵ thần khắc nên bất hảo). Theo thuyết này kỵ thần thổ trong cục có chế ngự hành vận cứ đến Mậu, Thìn Tuất Sửu Mùi là căn của Mậu thổ là vận cát vì trong mệnh đã có chế gặp lại thì tốt, khi ko có chế gặp lại thế sẽ hung. Và ngoài ra nếu hành vận gặp Quý, Hợi Tý là dụng thần đến bị khử ứng kỳ sẽ ko tốt vì khi gặp mặt xuất hiện mới sinh chuyện. Ở đây phải chăng phe hỏa thổ mạnh lên chút, hay phe Thủy lực yếu đi thì Mậu sẽ bị khử hẳn mà ko thể chế được vượng.
Trường hợp 2 địa chi xung nhau thì đại vận gặp hành nào phe mình thì sẽ được lợi ở hạn đó vì 2 xung 1 áp đảo. Vì e thấy có những ví dụ Dần Thân xung, Thân đắc thế gặp vận Mão thì Mão bị nhiều kim khử ứng kỳ nhưng sang vận dần lý giải ko còn được như vậy nữa
Nếu kỵ thần rất vượng mà có hành nhược dụng chế mà ko phải ngũ hợp ở can thì vận gặp hành kỵ thần hay dụng thần ko quá mạnh sẽ tốt, trừ trường hợp cả vận và lưu niên đều gặp hành dụng thần tức 2 ngũ hành vuợng tranh đấu nên gặp hạn. Như ví dụ kỳ 12 của Diêm Tích Sơn
Quý Mùi- Tân Dậu-Ất Dậu- Đinh Sửu
Đáng lẽ luận tòng sát cách nhưng tác giả phản biện lại vì vận trình ko hợp mà giải thích Ất mộc hiểu như lúa sinh vào mùa thu là mùa thu hoặch cần hỏa để phơi nắng, với lại kim vượng nhược hỏa chế. Vận Đinh tỵ hỏa vượng tốt nhưng vào năm Canh Ngọ bại trận vì hỏa ko thích hợp vượng lắm, kim ko suy do TỴ Dậu Sửu thành tam cục
Mong chị KIm Cương cho đôi lời về cách hiểu của em

VũTham
21-02-13, 00:09
Manh phái có một hệ thống lý luận hơi khác truyền thông nhưng quy chung thì cũng dựa trên nhưng nguyên tắc cơ bản như tử bình truyền thống... vì vậy các bạn mới học tử bình nên học qua tử bình truyền thống trước rồi hẵn nghiên cứu Manh Phái sau, nếu không sẽ có vài ngộ nhận trong lý luận.
Nói sơ qua một chút về các quy tắc của Manh Phái:
- Như vấn dề Mậu Quý hơp trói trên thì MP có quy tắc hợp trói (hợp là trói, khách trói chủ, chủ trói khách) kỵ thần bị trói thì tốt, cát thân bị trói thì xấu...
- Một số quy tắc xung, hình hại làm lộ can tàng trong chi cần xem xét lại
- một số quan điểm mới về nhận định dụng thần (VD: ở tử bình truyền thồng thì nói dụng thần tỷ kiếp, còn bên Manh phái lại xét đến dụng thần là Lộc chứ không phải kiếp)
- Quan đểm về thập thần cũng có một lý luận khác như lấy Lộc làm tài, lấy Thương làm tài...
Nói chung khi đọc tài liệu manh phái hãy thử suy luận theo truyền thống trước và xem xét lại bằng hệ thống lý luận MP sau. Tuy nhiên VT cũng ko tin vào Manh Phái lắm(cứ như chữ Manh trong từ "lưu manh" ấy) ^^~... Nhưng thật sự mà nói Manh Phái cũng có cái hay riêng khi luận các Đại Vận hay lưu niên qua khái niệm chủ khách theo VT khá khoa học (cứ như tính tương đối của vận tốc)

kimcuong
21-02-13, 12:33
em hiểu được hành nhược chế được vượng khi nó thấu trên can đồng thời phải có căn hoặc địa chi tương sinh ở phía dưới
Chỗ này theo tôi thì hiểu rằng: dùng hành nhược đi chế hành vượng là 1 phương pháp, nhưng không phải vì nó thấu trên can đồng thời phải có căn. Bởi vì nếu hành đang nhược (vô căn gốc) mà lại trở nên vượng thì không còn là cách nói như trên nữa. Manh phái có nhấn mạnh ở 1 chương khác về Hư và Thật. Đọc lại chương này thì rõ hơn.

Có nghĩa là trong thí dụ Mậu hợp Quí ở trên, Mậu là can nhược hư thấu vì Mậu không có gốc ở đâu cả. Nhưng bởi vì Mậu thấu kề bên Quí nên bị Quí hợp. Điều kiện này ứng với lý luận "dùng nhược chế kỵ thần vượng" (tôi viết lại như vậy cho dễ hiểu hơn). Còn không, (nếu Mậu vượng) thì không phải cách này.


Theo thuyết này kỵ thần thổ trong cục có chế ngự hành vận cứ đến Mậu, Thìn Tuất Sửu Mùi là căn của Mậu thổ là vận cát vì trong mệnh đã có chế gặp lại thì tốt, khi ko có chế gặp lại thế sẽ hung.
Hình như Zanetti lại nhầm. Theo giải thích ở tứ trụ đó thì Thổ không phải là kị thần. Mậu thổ là dụng, vì nó có công dụng là hợp Quí.

Dĩ nhiên là ta thấy hơi nhập nhằng như bạn lại thắc mắc: Mậu hợp Quí hay Quí hợp Mậu? Cả hai cùng hợp nhau! Điều phân biệt là Thổ hay Thủy vượng hơn, thế thôi. Hành nào vượng thì có lực hơn hành kia, chế ngự được hành kia.

Đó là qui luật chung. Khi giải thích bằng phương pháp của phái này hay phái kia, thì lúc này mới thấy là có khác biệt gì đó... Vì như đã nói: gọi là Tòng hay là "vượng kị thần dụng nhược chế" theo tôi cũng là 1 ý, nhưng phân biệt ở cách diễn giải.

Mặt khác, ở hành vận thì cũng chung 1 qui luật "hành vượng chế ngự hành nhược", nếu đã vượng thì thành thái vượng, nếu đang là nhược thì đừng có thấu đầu ra! Bởi vì lộ ra thì bị kích phản rất hung. Và đó là tiêu biểu qua mệnh của Diêm Tích Sơn vậy (quí mùi, tân dậu, ất dậu, đinh sửu). Mệnh DTS được cho rằng có 1 Thực nhược chế 1 bầy Sát tinh, đến vận Sát tinh hung hãn tột độ mà thấy Thực lộ ra, mừng quá, nuốt chửng luôn! Tức là bị kích phản (vì trước đó cho rằng Thực là dụng thần nhược chế kị thần Sát vượng là cách tốt!)

Theo tôi, lý giải thông thường chúng ta biết được thì cũng cùng 1 qui luật: Thất sát là ác thần, có Thực chế là tốt, nhưng Sát nhiều thì Thực khó bề làm đầy đủ nhiệm vụ của nó. Nhất là khi gặp thời điểm Sát tinh làm chủ tình hình, như gặp vận Tị Dậu Sửu là tam hợp Sát cục, thiên can là Thực thì xảy ra "hỏa năng khắc kim, kim đa hỏa tức" (hỏa có tính cách là khắc kim, nhưng kim nhiều thì hỏa tắt). Nghĩa là "Thực chế Sát, nhưng Sát nhiều thì Thực bị Sát chế lại!" Vì thế, luận Cách Cục xong rồi, ở đại vận, lưu niên là những hoàn cảnh ứng ra Cách Cục đó. Ứng ra thế nào thì còn phải xem lại là thuận hay bị phản lại.

Cái lý lẽ sinh khắc của ngũ hành luôn luôn đúng.