PDA

View Full Version : Xác định Kiêm Cách như thế nào?



chung
24-03-13, 21:48
Chào các anh chị,

Đôi khi gặp trụ có kiêm cách. Em có vài thắc mắc sau:

1. Trụ đó đang theo cách nào ? Trường hợp này, em thường dựa vào hành vận thuận lợi cho cách nào thì xác định cách mà trụ đang theo. Em lại đặt câu hỏi điều này đúng ko ? Đôi khi thì đúng, đôi khi thì sai. Em nghĩ chúng ta nên xem xét thêm nơi người đó đang sống và làm việc.

2. Mỗi tứ trụ đều theo một cách cho suốt cuộc đời. Tuy nhiên, em thấy kiêm cách thì lại khác. Tùy giai đoạn hành vận mà mỗi cách lại có những biểu hiện khác nhau.

3. Gặp kiêm cách chúng ta nên làm gì ?

Mong ý kiến của các anh chị.

VũTham
24-03-13, 23:59
Theo ý kiến của VT:
1. VT không xét hành vận có lợi cho kiêm cách nào thì chọn kiem cách đó, vì chẳng nhẽ lại có sự hoán đổi liên tục giữa 2 kiêm cách khi đổi sang vận khác. Rõ ràng nên xét đến nơi ở của người đó để xác định kiêm cách, và điều này rất có ích!
2. Theo nhiều ý kiến của tiền bối thì dụng thần và cách cục chỉ có 1 và không biến đổi theo hành vận nhưng theo ý VT thì vẫn có thể thay đổi cho phù hợp với dịch.
3. Rõ ràng nên phối hợp bát tự với các môn mệnh lý khác để xác định chắc chắn hơn và như đã nói ở điều 1 rằng cũng nên xác định nơi sinh sống của đương số!

tuhynhan
25-03-13, 18:42
Vì dụ: Canh sinh tháng Dần (tàng Giáp, Bính Mậu), lại thấu cả Giáp / Bính / Mậu ---> kiêm cách. :emoticon-0147-emo:

chung
25-03-13, 20:05
Vì dụ: Canh sinh tháng Dần (tàng Giáp, Bính Mậu), lại thấu cả Giáp / Bính / Mậu ---> kiêm cách. :emoticon-0147-emo:

Hi anh Đăng,

Em không hiểu sao anh lại vuốt tóc thế.:4:

Kiêm cách mà em đề cập gồm thường cách và ngoại cách tồn tại trong một trụ. Mà em lại không có trụ để tìm hiểu. Mở topic này mong anh và các anh chị gửi vài trụ về kiêm cách để tìm hiểu thêm.

Mấy hôm nay chỗ em ở nóng quá, chiều là ra biển tắm. Không biết chỗ anh như thế nào? Nhưng kính anh ly bia giải nhiệt để anh đóng góp thêm về kiêm cách nhé.:emoticon-0167-beer:

thiếu bá
25-03-13, 20:14
Vì dụ: Canh sinh tháng Dần (tàng Giáp, Bính Mậu), lại thấu cả Giáp / Bính / Mậu ---> kiêm cách. :emoticon-0147-emo:

ý của lão hình như còn thiếu, điều kiện trước vẫn là "có thể thành cách" đã. Khi tồn tại từ 2 "có thể thành cách" trở lên mới tạo ra kiêm cách.

kimcuong
26-03-13, 14:42
Kiêm cách mà em đề cập gồm thường cách và ngoại cách tồn tại trong một trụ. Mà em lại không có trụ để tìm hiểu. Mở topic này mong anh và các anh chị gửi vài trụ về kiêm cách để tìm hiểu thêm.

Kiêm cách cơ bản là không thuần 1 cách, dễ phạm vào là các loại Tòng (tòng Nhi, tòng Tài, tòng Sát, tòng vượng, tòng cường). Ngoại cách như Khúc Trực, Nhuận Hạ, Giá Sắc, Viêm Thượng, Tòng Cách (Kim -đừng nhầm với loại tòng theo-) thì rõ ràng rồi, không liệt vào kiêm cách. Cách cục bị phá bại rõ ràng thì cũng không phải là kiêm cách, mà chỉ gọi là bại cách; đến vận hạn thì có khả năng phục hồi hay không đều tùy vào kết cấu thực tế.

Luận kiêm cách đều rất phức tạp, cần hiểu rõ bản thân nhật chủ (tốt nhất là chính nhật chủ nhận xét mình). Nói chung thì cũng chẳng dễ tự biến hóa như trở bàn tay trong hành vận; điều này không dễ giải thích, chỉ có đương số mới hiểu được. Khó khăn chỉ là nhận định ban đầu của chúng ta thôi. Ngay cả tòng cường hay tòng vượng ở thân vượng là 1 thí dụ:

Bính Thân, Bính Thân, Quí Hợi, Canh Thân (Kỉ Sửu)

Rõ là Quí nhật chủ vượng, Ấn vượng, can chi không có tương tác gì, chỉ thấy được 1 chiều khí vượng nhất là Kim, Thủy. Nếu luận tòng cường cũng được, luận tòng vượng cũng được, nhưng Cách cục thì cơ bản chỉ nên có một là thuần cách, cho dù là Kim Thủy cùng 1 luồng khí tương sinh. Nếu không giải được thì tạm liệt vào kiêm cách, nghĩa là gọi tứ trụ này kiêm 2 cách Tòng Cường và Tòng Vượng. Hành vận đến Mậu Tuất thì mới giải thích được, vì tòng vượng Thủy thì bị Thổ phá nặng hơn là tòng cường Kim! Đấy là vấn đề của kiêm cách.

kimcuong
26-03-13, 15:08
Còn 1 loại phức tạp hơn là Tòng Tài hay Tòng Nhi? Như thí dụ:

Bính Ngọ, Quí Tị, Giáp Tuất, Mậu Thìn (Bính Thân)

Thân nhược, Hỏa lực mạnh, mà lực của Thổ cũng không kém. Nhưng tòng Tài thì dụng Thổ kị Mộc, tòng Nhi thì hỉ Mộc. Xét theo hành vận thì có 2 vận Giáp Ngọ, Ất Mùi là kiêm cách thấy rõ, vì Mộc lộ ra. Người này giàu có, thử hỏi do Tài hay do Thực?

Một suy nghĩ rộng hơn nữa là thực chất của các loại này. Bởi vì nhìn qua lăng kính bề nổi của nhật chủ thì khó mà nhận diện "chân" hay "giả"; nghĩa là thấy họ giàu có, của cải dư thừa, nhưng do thông minh tính toán hay do thời vụ hoặc do gia đình, cha mẹ truyền cho? Nếu chỉ cần xét bề ngoài mà không xét thực lực thì Tử Bình đúng là lưng chừng, mới đi được 1 nửa đường, quả là rất uổng phí công phu học tập. Thế nhưng trên online thế này, làm thế nào mà hiểu được chính xác mệnh của nhau?

Bởi thế tôi vẫn thường nói, tự nhận ra chính bản thân mình qua học hỏi môn Tử Bình và tự thay đổi để thích nghi với đời sống là tốt nhất.

chung
26-03-13, 20:53
Cám ơn cô đã giảng giải rõ,

Em muốn hỏi thêm.

1. Ngoại cách như Khúc Trực, Nhuận Hạ, Giá Sắc, Viêm Thượng, Tòng Cách (Kim -đừng nhầm với loại tòng theo-) thì rõ ràng rồi, không liệt vào kiêm cách. Chỉ dùng cho cách tòng. Vậy hóa khí cách có liệt kê vào dạng kiêm cách không? Vì hóa khí cũng có thể hiểu theo tòng khí.

2. Về trụ : Bính Ngọ, Quí Tị, Giáp Tuất, Mậu Thìn (Bính Thân). giáp sinh tháng tị xét thực thần cách. Trụ giờ có mậu thiên tài. Thiên tài khá đẹp. Luận theo thực thần cách sinh tài . Do thân nhược nên hành vận trợ thân thì tốt. Vận giáp ngọ, ất mùi. Nhật chủ được tương trợ và thực thần lại có lực. Nên trụ này giàu có do thực thần. Người này tự tay gây dựng chứ không vì điều kiện bên ngoài. Tuất cung thê là tài tinh nên cũng có thể xét thêm có vợ trợ giúp.

VũTham
26-03-13, 23:56
Hi cô kim cuong,
VT nghĩ tứ trụ trên là kiêm cách giữa tòng hỏa thổ và thân nhược dụng ấn. Xem lại hành vận thì người này dụng ấn vẫn tốt hơn. Rõ ràng người này giàu là nhờ thực thương, và nhờ vào gia đình là chính.
Nhưng thật sự để xét đoán kiêm cách này quả thực rất khó!

kimcuong
28-03-13, 11:52
Hóa khí là nhật chủ hóa, không phải tòng. Hóa là nhật chủ biến dạng, còn tòng thì nhật chủ thuận theo.

Các bạn đừng nhầm đây là 1 "Cách cục" mới, rồi tự ngẫm sao mà gây ra rắc rối thế. Chữ "kiêm" rõ ràng phải hiểu là "kiêm nhiệm", chẳng có gì là khó hiểu.