PDA

View Full Version : Xin hỏi về các địa chi chưa biết hợp xung trong sách.



papillon
25-03-13, 16:58
Xin chào mọi người.
Đây là bảng mình tổng kết về lục hợp, tam hợp, xung, hại hình trong sách Thiệu Vĩ Hoa.


Tuổi
Hợp
Kỵ



Sửu , Thìn , Thân
Ngọ , Mùi, Mão


Sửu
Tí , Tỵ , Dậu
Mùi , Tuất, Ngọ


Dần
Hợi , Ngọ , Tuất
Thân, Tỵ


Mão
Tuất , Mùi , Hợi
Dậu , Thìn, Tý


Thìn
Dậu , Tý , Thân
Tuất , Mão


Tỵ
Thân , Sửu , Dậu
Hợi , Dần, Thân


Ngọ
Mùi ,Dần , Tuất
Tý , Sửu, ---


Mùi
Ngọ ,Mão , Hợi
Sửu , Tý, Tuất


Thân
Tỵ , Thìn , Tý
Dần , Hợi, Tỵ


Dậu
Thìn , Tỵ , Sửu
Mão , Tuất


Tuất
Mão , Dần , Ngọ
Thìn , Dậu, Sửu, Mùi


Hợi
Dần , Mão , Mùi
Tỵ , Thân



Vui lòng cho mình hỏi, những địa chi ko có trong cột Hợp Xung này, thì sẽ chỉ xét đến sự sinh khắc ngũ hành của chúng trong tứ trụ thôi phải không.
Ví dụ: Tí với Dần, Tị, Dậu, Tuất, Hợi ko có hợp xung.
Thánks mọi người.

kimcuong
26-03-13, 14:08
Thật ra theo bảng trên, các địa chi thuộc Xung, Hình, Hại, Phá đều cho là kị, thuộc Tam Hợp thì cho là hợp là quá đơn giản. Môn Tử Bình chính yếu xét khả năng tính hôn nhân của bản thân nhật chủ, thí dụ như mệnh trì hôn (kết hôn muộn) hay không, hoặc xung đột với quan tinh (chồng, bạn trai), tử tức (con cái) hay không, mệnh cô độc hay phong lưu...v.v... Xét mệnh hợp, kị với mệnh nào là do có đầy đủ 2 tứ trụ và hoàn toàn thuộc về khả năng luận giải riêng của người học mệnh sau này.

Các tương tác giữa địa chi nên học trong 1 bảng tóm tắt và suy luận vào ngay trong tứ trụ rõ ràng. Can tàng trong địa chi có thể thấu ra làm biến hóa những tương tác, như Tí và Dần, trong Tí có Quí, trong Dần có Giáp Bính Mậu; nếu có thiên can Quí thì nhận định có Giáp tiết Quí và Mậu hợp Quí hay không? Như vậy mới đúng là xét Tí với Dần trong 1 tứ trụ.

Vì thế không phải là


những địa chi ko có trong cột Hợp Xung này, thì sẽ chỉ xét đến sự sinh khắc ngũ hành của chúng trong tứ trụ thôi phải không.


Câu hỏi này không đúng lý, vì tất cả can chi trong tứ trụ đều có ngũ hành, "hợp" hay "xung", "hình" hay "hại" đều do ngũ hành sinh ra. Mấu chốt là can tàng trong địa chi. Như Tí xung Ngọ, hiểu là Quí trong Tí khắc Đinh trong Ngọ và chịu bị Kỉ trong Ngọ khắc. Nói cách khác, Quí đến đất Tí lâm quan, Đinh/Kỉ đến Ngọ cũng là đất lâm quan là phương đối nghịch trên đồ hình, gọi là Xung.