PDA

View Full Version : Tình hình phát triển Thuật Tử Bình hiện nay



trgiang
13-04-13, 16:30
Kính chào các thành viên diễn đàn.
Em muốn biết tình hình phát triển Thuật Tử bình hiện nay trên thế giới.
Em thấy trên thị trường sách Việt Nam hầu như chỉ nổi lên tác giả Thiệu Vỹ Hoa và môn đệ Trần Viên. Một số sách đi theo xu hướng này hay thật ra chỉ cắt ghép chỉnh sửa, phát triển từ đây. Thời xưa thì có các tên tuổi như các ngài Thẩm, Từ, Vy... mà thật may mắn cho diễn đàn mình được tìm hiểu thông qua các tác phẩm được các thành viên diễn đàn dày công biên dịch. Hiện nay ngoài Thiệu Vỹ Hoa và nghe nói có Đoàn Kiến Nghiệp (Manh Phái) thì còn ai nổi tiếng đoán mệnh bát tự nữa không? Có ai có sách của các cao thủ khác không?

chung
13-04-13, 20:57
Kính chào các thành viên diễn đàn.
Em muốn biết tình hình phát triển Thuật Tử bình hiện nay trên thế giới.
Em thấy trên thị trường sách Việt Nam hầu như chỉ nổi lên tác giả Thiệu Vỹ Hoa và môn đệ Trần Viên. Một số sách đi theo xu hướng này hay thật ra chỉ cắt ghép chỉnh sửa, phát triển từ đây. Thời xưa thì có các tên tuổi như các ngài Thẩm, Từ, Vy... mà thật may mắn cho diễn đàn mình được tìm hiểu thông qua các tác phẩm được các thành viên diễn đàn dày công biên dịch. Hiện nay ngoài Thiệu Vỹ Hoa và nghe nói có Đoàn Kiến Nghiệp (Manh Phái) thì còn ai nổi tiếng đoán mệnh bát tự nữa không? Có ai có sách của các cao thủ khác không?

Hi trgiang,

Có thể chia sẻ với bạn vài ý. Hiện nay tử bình được nhiều người tìm hiểu vì lý thuyết nhập môn khá đơn giản so với nhiều môn lý số khác.

Có thể phân loại theo các trường phái sau: Tử bình truyền thống luận theo cách cục , Tử bình Tân phái luận theo vượng suy của nhật chủ và Tử bình Manh phái luận theo vượng suy của hành. Mỗi phương pháp đều có điểm hay và điểm cần khắc phục. Hiện nay các trường phái đang tiến hành quá trình chỉnh sửa và hoàn thiện phần lý thuyết cho phái mình.

Lý thuyết thì mỗi phái đều triển khai theo hướng khác nhau nhưng đều dựa trên nền tảng căn bản là âm dương ngũ hành, sinh khắc chế hóa. Nhưng với mỗi người học tử bình điều quan trọng là xác định hướng đi theo trường phái nào? Sau là tự nghiệm lý mới rút ra kinh nghiệm cho bản thân.

Sách thì khá nhiều nhưng chọn đúng sách thì mỗi người lại có quan điểm riêng. Diễn đàn kimtubinh.net định hướng theo tử bình truyền thống. Nếu bạn quan tâm có thể thảo luận và tham khảo các sách liên quan trên diễn đàn.

Chúc bạn tham gia diễn đàn vui vẻ

thiếu bá
13-04-13, 23:47
Em muốn biết tình hình phát triển Thuật Tử bình hiện nay trên thế giới.


Phần này chắc phải nhờ anh Đăng sơ lược một chút để mọi người có thể nắm bắt thông tin. Bắt đầu từ Trung Quốc, quê hương của Tử Bình anh nhé.

tuhynhan
13-04-13, 23:53
Để Đăng gõ lại 1.800 năm phát triển của mệnh lý học cho các bạn hiểu thêm.

trgiang
14-04-13, 00:02
Em muốn biết thêm về hiện nay. Các cao thủ, các tác phẩm nổi tiếng ở Trung Quốc, Đài Loan...

tuhynhan
14-04-13, 03:50
Lịch sử 1.800 năm của mệnh lý học truyền thống

Trong thời kỳ cổ đại, khoa mệnh lý học được coi là phái học cửu lưu (chín tầng lớp tầm thường ngoài quan lại, vua chúa), không được tiến bước vào bậc thềm của đại nhã. Từ đó, người sáng lập ra khoa mệnh lý học thường dùng ngôn từ thâm sâu, ảo diệu khiến hậu thế phải truy tìm căn nguyên một cách vất vả, vì mệnh lý gia sợ tiết lộ thiên cơ, học thuật hoặc e dè bị liệt vào giới bàng môn tà đạo nên không dám công khai trước công chúng. Dù thế nào đi nữa, xuất phát từ lịch sử lâu đời của tứ trụ luận mệnh thì chúng ta cũng phải thừa nhận là khoa mệnh lý học này là một bộ môn không mang tính thần bí.

Kể từ khi học giả Vương Sung đề ra thuyết khí bẩm, đền thời nhà Thanh, kho mệnh lý học đã trải qua 1.800 năm hình thành và phát triển, có thể chia thành 3 thời kỳ rõ rệt: từ tác phẩm Luận Hành thời Hán đến tác phẩm Lý Hư Trung mệnh thư thời Đường là “thời kỳ thai nghén”; từ Lý Hư Trung đến Tam Mệnh Thông Hội thời Minh là “thời kỳ xây dựng” hệ thống; từ Tam Mệnh Thông Hội đến thời nhà Thanh là “thời kỳ hoàn thiện”. Quan đó ta thấy lịch sử hình thành của mệnh lý học khá lâu đời và có quy mô vô cùng to lớn.

tuhynhan
14-04-13, 03:50
I. THỜI KỲ HÌNH THÀNH

1. Thời Đông Hán:

VƯƠNG SUNG
Thời Đông Hán, Vương Sung phải mất 30 năm mới hình thành tác phẩm Luận Hành, đây là cơ sở hình thành nền tảng tứ trụ. Ông cho rằng vận mệnh của con người là do thời điểm tinh cha huyết mẹ kết hợp mà thành. Vận mệnh của con người có thể chia thành hai loại: Thọ mệnh (sinh tử, thọ yểu) và Lộc mệnh (giàu nghèo, sang hèn).

QUẢN LẠC
Cổ xưa đã có các bộ môn thuật số tính quẻ, trạch nhật,… vận dụng chiêm đoán vào từng việc, vận số của cả đời người. Trong sách sử đã sớm ghi chép nhiều về Quản Lạc thời Tam Quốc, ông có biệt tài dự trắc về số mệnh con người, trăm sự trúng cả trăm.

2. Thời Nam Bắc Triều

ĐÀO HOẰNG CẢNH
Ông là nhà tư tưởng Đạo gia thời kỳ Nam Bắc triều, tác phẩm y học Tam Mệnh Sao Lược của ông là một cuốn luận mệnh, đến nay đã thất truyền, trong sách Lộc Mệnh Biện của Tống Liêm thời Minh có nhắc đến quyển này.

3. Thời nhà Tùy

TIÊU CÁT
Tiêu Cát là công thần khai quốc triều Tùy, sáng tác Ngũ Hành Đại Nghĩa. Ông là người tinh thông mệnh lý, tính được thời gian Tùy Văn Đế tạ thế. Cuốn sách này thu thập được toàn bộ các luận thuật của ngũ hành từ thời Tiên Tần đến thời nhà Tùy, là kinh điển quan trọng về ngũ hành, là nền tảng thiết yếu của mệnh lý tứ trụ.

4. Thời nhà Đường

LÃ TÀI
Trong thời nhà Đường, học giả Lã Tài viết tác phẩm Từ Lộc Mệnh lấy trụ năm là xuất phát điểm, đưa ra phân tích ví dụ năm sinh tháng đẻ của năm vị hoàng đế, như Tần Thủy Hoàng, lấy thần sát làm phương pháp luận mệnh chủ yếu. Tuy nhiên, phương pháp của ông còn thiếu tính hệ thống.

LÝ HƯ TRUNG
Lý Hư Trung làm tới chức quan Ngự Sử thời Trung Đường, phương pháp mệnh lý của ông vô cùng tinh thâm. Tác phẩm Lý Hư Trung Mệnh Thư của ông là sự kiện quan trọng thứ nhất đánh dấu sự hình thành hệ thống tứ trụ được ra đời.

tuhynhan
14-04-13, 03:51
II. THỜI KỲ XÂY DỰNG

1. Thời Bắc Tống

QUÁCH PHÁC
Cuốn sách Ngọc Chiếu Định Chân Kinh có thể là tác phẩm của người thời cuối Đường đầu nhà Tống, mượn danh Quách Phác. Tứ Khố Toàn Thư đề yếu cho rằng phần chú văn của tác phẩm này có thể là sáng tác của Trương Ngung, mượn danh Quách Phác đời Tấn.

LẠC LỘC TỬ
Lạc Lộc Tử Tam Mệnh Tiêu Tức Phú ra đời vào thời nhà Tống. Lạc Lộc Tử và Quỷ Cốc Từ là hai nhân vật cùng thời. Phương pháp đoán mệnh của ông được nhiều người biết đến, có tầm ảnh hưởng ngang với Quỷ Cốc Tử. Nhưng cũng có người cho rằng Lạc Lộc Tử là Đào Hoằng Cảnh.

2. Thời kỳ Nam Tống

TỪ TỬ BÌNH
Vào thời Nam Tống, Từ Đại Thăng đem mệnh lý học của Từ Tử Bình biên soạn thành cuốn Uyên Hải Tử Bình. Đây là sự kiện quan trọng thứ hai trong lịch sử hình thành và phát triển của mệnh lý học. Hệ thống bát tự luận mệnh từ đó được hình thành.

3. Thời nhà Minh

VẠN DÂN ANH
Tác phẩm Tam Mệnh Thông Hội là sáng tác của Vạn Dân Anh thời nhà Minh, cuốn sách đánh dấu việc hệ thống lý luận bát tự được xây dựng. Đây là công trình có sức tổng hợp lớn về mệnh lý, là tư liệu quan trọng để người đời sau tham cứu và học tập.

TÂY SONG LÃO NHÂN
Tác phẩm Lan Đài Diệu Tuyển của Tây Song lão nhân thời Minh là một phái sinh từ mô hình mệnh lý của Lý Hư Trung. Cuốc sách chuyên chú vào nạp âm trong mệnh lý tứ trụ. Về sau, cuốn sách này được thu nạp vào cuốn Tinh Bình Hải Hội.

tuhynhan
14-04-13, 03:51
III. THỜI KỲ HOÀN THIỆN

Cuối thời Minh và trải suốt thời kỳ nhà Thanh

TRƯƠNG NAM
Tác phẩm Thần Phong Thông Khảo của Trương Nam, tự Thần Phong thời nhà Minh, ông vốn là quan Lang Trung, nghiên cứu mệnh lý tứ trụ hơn 40 năm, cuốn sách được hoàn thành khi ông 70 tuổi, ông sử dụng ngôn từ đơn giản để giải thích rất nhiều ca quyết, phú văn của mệnh lý học.

LƯU BÁ ÔN
Trích Thiên Tủy của Lưu Bá Ôn còn có tên gọi khác là Tống Kinh Đồ Trước, được tiến sĩ Nhậm Thiết Tiều đời nhà Thanh bình chú, lấy tên gọi là Trích Thiên Tủy Giản Vi. Đầu thời Minh, nhà chính trị gia Tống Liêm biên soạn quyển Lộc Mệnh Biện, là một trước tác tổng kết có hệ thống về lịch sử mệnh lý học.

THẨM HIẾU CHIÊM
Tác phẩm Tử Bình Chân Thuyên của Thẩm Hiếu Chiêm chuyên luận về lý luận hạt nhân của Uyên Hải Tử Bình, khiến cho những chỗ uyên áo của mệnh lý được sáng tỏ. Người đọc qua đó được sáng tỏ được lý luận, vận dụng một cách dễ dàng. Đây là một trước tác đỉnh cao của luận mệnh.

DƯ XUÂN ĐÀI
Trước tác mệnh lý giang hồ thời Minh là Lan Giang Võng được Dư Xuân Đài bình chú, đổi tên thành Cùng Thông Bảo Giám. Đây là một tác phẩm mệnh lý có tính đột phá, dùng phương pháp Điều Hậu để luận mệnh, các tầng thứ luận mệnh được dần dần hình thành.

trgiang
14-04-13, 10:07
cám ơn bạn Đăng nhiều. Sau 1800 năm phát triển thì hiện nay có ai nổi tiếng nhỉ (ở TQ, Hương Cảng, Đài Loan,Việt Nam...)?

lesoi
14-04-13, 13:53
Úi chà! Không ngờ bạn Đăng nghiên cứu thâm sâu thế đấy.
Cảm ơn bạn đã thông tin cho diễn đàn rõ, khi tôi dịch thuật các tác phẩm vừa qua mà chả hiểu được chút gì cái gọi là lịch sử phát triển của Tử Bình cả.