View Full Version : Thảo Luận-Chương 41-42: -thắc mắc, thắc mắc
Xin kính chào các thành viên diễn đàn, từ chương 41-42 em xin hỏi về cách Thương Quan kiêm dụng Tài Ấn: Nếu Tài hợp Ấn trong Thương cách thì điều gì sẽ xảy ra?
-Em có cảm tưởng rằng định nghĩa cách cục của Thẩm Hiếu Chiêm và Từ Nhạc Ngô khác nhau. Từ Nhạc Ngô chú rẳng:"Thương quan bao gồm dụng Tài Ấn, thực ra là không phải kiêm dùng vậy, chỗ này cùng là Tài cách dụng Ấn hoặc Ấn cách mà dụng Tài là giống nhau. "??? Thương quan cách do Nguyệt lệnh chứ Nguyệt không tàng, cách không biến thì sao lại từ Thương cách sang Tài cách, Ấn cách??? Em không hiểu ý của Từ Nhạc Ngô ở chỗ này.
-Hai ví dụ của nguyên văn:Đinh Dậu/Kỉ Dậu/Mậu Tý/Nhâm Tý và Nhâm Tuất/Kỉ Dậu/Mậu Ngọ/Đinh Tỵ đều quý ở Đinh Nhâm không hợp được. Vậy nếu Đinh Nhâm ở Niên và Nguyệt và hợp được và giờ Mậu hay Kỷ thì sẽ thành cách gì nhỉ? Giúp em với. Loại này na ná mệnh em.
-Sao em thấy trong TBCTBC không có cách chọn dụng thần cân đo vượng nhược trước rồi chọn dụng thần như thường thấy ở cách sách hiện nay mà chủ yếu lấy Lệnh tháng tìm cách rồi mới so vượng nhược tìm dụng. Nếu vậy thì cái nào chính thống nhỉ? Em muốn hỏi kinh nghiệm cá nhân của mọi người thì cách nào chính xác hơn? Nếu theo cách sau thì ví dụ em hỏi ở trên thành Thương cách mà không thuộc trường hợp tìm dụng nào cả trong số các trường hợp của Thương cách.
-Sao em thấy trong TBCTBC không có cách chọn dụng thần cân đo vượng nhược trước rồi chọn dụng thần như thường thấy ở cách sách hiện nay mà chủ yếu lấy Lệnh tháng tìm cách rồi mới so vượng nhược tìm dụng. Nếu vậy thì cái nào chính thống nhỉ? Em muốn hỏi kinh nghiệm cá nhân của mọi người thì cách nào chính xác hơn? Nếu theo cách sau thì ví dụ em hỏi ở trên thành Thương cách mà không thuộc trường hợp tìm dụng nào cả trong số các trường hợp của Thương cách.
Sách TBCTBC thì vẫn là theo Tử Bính truyền thống chú trọng ở Nguyệt lệnh, nhưng không có nêu tuần tự như Thần Phong Thông Khảo, Thiên Lý Mệnh cảo. Ở 2 quyển này nói rõ cho người nhập môn hơn. Còn TBCTBC thì lại nghiên cứu sâu hợn. Mỗi quyển sách đều có cái hay riêng, khi đọc bạn phải phân tích ý nghĩa của nó. Khác với khi luận mệnh thực tế thì yêu cầu bạn phải có lý lẽ tổng hợp và phải đọc nhiều sách liên quan mới luận hết.
Còn định cách cục thì chú trọng ở bản khí của Nguyệt lệnh, nó cũng là nơi gọi là Môn Hộ ( tức là cánh cửa, là đề cương của phương pháp luận mệnh), còn tùy thuộc vào can tàng có thấu lộ hay không lộ mà phối với Thập Thần lộ ra để định Cách Cục. Sau đó, xác định thân vượng hay nhược mà có đảm nhận được cách cục này hay không và định dụng thần cho tứ trụ.
Các phần này cô KC đã giảng rất kỹ trong các bài viết trên diễn đàn. Còn sách vở là để tham cứu học thêm mà đút rút kinh nghiệm thực tế, chứ không phải máy móc áp dụng là sai ngay. Bạn cũng biết cách cục là đa dạng và rất là biến hóa đó!
Mong được tham luận cùng với bạn vài ý, chúc bạn nghiên cứu tốt hơn!
Sách TBCTBC thì vẫn là theo Tử Bính truyền thống chú trọng ở Nguyệt lệnh
Vậy anh có thể gợi ý ví dụ ở trên em đưa ra: "Đinh Nhâm ở Niên và Nguyệt và hợp được và ngày Mậu giờ Mậu" thuộc cách Dụng nào nếu luận theo Tử Bình truyền thống?
-Sao em thấy trong TBCTBC không có cách chọn dụng thần cân đo vượng nhược trước rồi chọn dụng thần như thường thấy ở cách sách hiện nay mà chủ yếu lấy Lệnh tháng tìm cách rồi mới so vượng nhược tìm dụng. Nếu vậy thì cái nào chính thống nhỉ? Em muốn hỏi kinh nghiệm cá nhân của mọi người thì cách nào chính xác hơn? Nếu theo cách sau thì ví dụ em hỏi ở trên thành Thương cách mà không thuộc trường hợp tìm dụng nào cả trong số các trường hợp của Thương cách.
Bạn đọc bài này có thể rõ hơn chăng http://kimtubinh.net/showthread.php?31-Tr%C4%83m-n%C4%83m-m%E1%BB%87nh-l%C3%BD-qu%C3%A8-qu%E1%BA%B7t
Em đọc rồi và thấy lùng bùng hơn chưa đọc.:x_x::4:
Ý em hỏi là ở cách Thương quan thân rất nhược nếu Tài Ấn cùng thấu nằm gần nhau mà Tài hợp Ấn thì thế nào nhỉ? Tan tành cả sao???
Tài hợp Ấn với Ấn hợp Tài có khác gì không nhỉ?
Ý em hỏi là ở cách Thương quan thân rất nhược nếu Tài Ấn cùng thấu nằm gần nhau mà Tài hợp Ấn thì thế nào nhỉ? Tan tành cả sao???
Tài hợp Ấn với Ấn hợp Tài có khác gì không nhỉ?
chúng ta nên bàn theo ví dụ cụ thể, nếu nói chung chung thì rất khó cho bạn.
cơ bản thì Tài hợp Ấn cũng như Ấn hợp Tài, ở đây chỉ nói về thập thần, không bàn đến cách.
Em đọc rồi và thấy lùng bùng hơn chưa đọc.:x_x::4:
Đọc để thấy người học tử bình dễ phân 2 con đường khi tiếp cận mệnh lý, thực sự chúng chỉ là một mà thôi. Bạn đọc thêm lần nữa nhé.
Cám ơn bạn Thiếu Bá đã chỉ đường dẫn cho bạn TrGiang.
Vương Khánh viết bài này mặc dù các ví dụ có phần hơi khiêng cưỡng, nhưng nhận xét giữa hai trường phái ( Tân phái và Truyền thống) thì rất là rõ ràng.
Tân phái thì thiên về dụng Nhật chủ xác định thân vượng nhược mà xa rời cách cục, để định dụng thần; còn truyền thống thì chú trọng cả hai ( phần này theo tôi thì ở sách Thiên lý mệnh cảo nêu rất rõ, kể cả tuần tự các bước khi luận mệnh)
Sách thì có nhiều nhưng khi đọc sẽ gặp rất nhiều điều khuất mắc. Về can hợp hóa hay địa chi hợp hóa bạn TrGiang xem ở chương bổ sung của TLMC nói rõ hơn.
các ví dụ trong các sách ghi lại, theo tôi cũng nên tra xét kĩ lại, bởi vì mệnh của các tiền bối từ thời nhà Minh, Thanh đã quá lâu khó biết là tứ trụ có đúng hay không? Hoặc là tác giả có ý lồng ghép vào để chứng minh là lời chú thích đúng như lập tứ trụ thời đó.
Các bạn cũng thấy trong các phần Từ thị chú thích của TBCTBC vẫn còn có một đại ca họ Lâm nào đó vẫn đánh giá lại nhiều chỗ lỗi của Từ thị. Cho nên theo tôi thì chúng ta cứ đọc và lấy thực tiễn để chứng minh ngược trở lại các lý thuyết trên là đúng nhất. Vì Thực tiễn là thước đo chân lý cơ mà!
Còn nói về các phái, theo tôi thì cũng không quan trọng. Quan trọng vẫn là khi ứng nghiệm vào thực tế cái nào đúng, cái nào sai. Đúng thì bảo lưu, sai thì loại trừ. Lý lẽ nào đúng thì chọn lựa lại mà dùng vậy thôi.
Ở diễn đàn có rất nhiều tài liệu, nhưng điểm lại những nét cơ bản mà cô KC đã chắc lọc tinh hoa của Kinh điển mà ra, rất dễ hiểu và ứng dụng có chọn lọc từ thực tế. Các bạn có thể tham khảo dễ dàng. Còn các sách thì coi thêm để hiểu rộng ra mà thôi.
Nguyên văn: Thương quan mà kiêm dụng Tài Ấn, tức là Tài nhiều mà mang Ấn thì vận hỉ trợ Ấn, Ấn nhiều mà mang Tài thì, vận hỉ trợ Tài.
Từ chú: Thương quan mà kiêm dụng Tài Ấn, tức là Tài cách mà dụng Ấn, hoặc Ấn cách mà dụng Tài vậy. Tuy nguyệt lệnh là Thương quan, mà khí Thương quan để tiết cho Tài, cho nên mấu chốt là ở Tài mà không ở Thương vậy.
Từ chú thế này khiến bạn trgiang thắc mắc là phải.Nguyệt lệnh Thương quan không có yếu tố gây biến cách sao lại thành Tài cách hoặc Ấn cách? mặc dù ông có chua thêm:"Tuy nguyệt lệnh là Thương quan....." nhưng xem ra ý nguyên văn đâu phải vậy.Theo tôi để dễ hiểu, trước sau vẫn xem là Thương quan cách: 1-sinh Tài mà Thân nhược thì dụng Ấn.2- Ấn nhiều thì dụng Tài khắc Ấn cân bằng cách cục.
Khi bạn đã đạt một trình độ nhất định nào nó thì sẽ thông ý với Từ sư phụ mà không thắc mắc nữa.
-Sao em thấy trong TBCTBC không có cách chọn dụng thần cân đo vượng nhược trước rồi chọn dụng thần như thường thấy ở cách sách hiện nay mà chủ yếu lấy Lệnh tháng tìm cách rồi mới so vượng nhược tìm dụng. Nếu vậy thì cái nào chính thống nhỉ?
Đọc lại bài này tôi thấy có điểm mà các bạn đọc TVH trước rồi đến TBCT thường thắc mắc.
Thật ra như lesoi, thiếu bá đã nói rồi, không cần biết phải luận vượng/nhược trước, tìm cách cục sau, hay ngược lại, nhưng cần biết là TBCT đặt "nguyệt lệnh" là trọng đề, và dĩ nhiên vẫn luận thân vượng hay không. Trong sách nói đến chữ "đắc thời" là vậy, cũng là do nguyệt lệnh là chính. Tức như Xuân Mộc, Hạ Hỏa, Thu Kim, Đông Thủy, và có khi đắc thời mà không vượng, do ngũ hành thái quá, thiên khô, v.v...
Can Canh Tân thêm chi Dậu Sửu, không có hỏa chế sao giàu nổi, gặp thêm thổ sanh tất chết yểu, vì thế đắc thời mà chẳng vượng. (Chương 6)
Vì thế, không phải TBCT không biết đến vượng nhược của bát tự; mà ngược lại luận đủ ngũ hành vượng nhược ra sao trong tứ trụ.
Bạn Hjmama giải thích 2 thí dụ trong chương 41 rất đúng. Đó là cách phối dụng/kị của nguyệt lệnh, chứ không phải Thương Quan Cách biến sang Tài hay Ấn cách.
Xin kính chào các thành viên diễn đàn, từ chương 41-42 em xin hỏi về cách Thương Quan kiêm dụng Tài Ấn: Nếu Tài hợp Ấn trong Thương cách thì điều gì sẽ xảy ra?
-Em có cảm tưởng rằng định nghĩa cách cục của Thẩm Hiếu Chiêm và Từ Nhạc Ngô khác nhau. Từ Nhạc Ngô chú rẳng:"Thương quan bao gồm dụng Tài Ấn, thực ra là không phải kiêm dùng vậy, chỗ này cùng là Tài cách dụng Ấn hoặc Ấn cách mà dụng Tài là giống nhau. "??? Thương quan cách do Nguyệt lệnh chứ Nguyệt không tàng, cách không biến thì sao lại từ Thương cách sang Tài cách, Ấn cách??? Em không hiểu ý của Từ Nhạc Ngô ở chỗ này.
-Hai ví dụ của nguyên văn:Đinh Dậu/Kỉ Dậu/Mậu Tý/Nhâm Tý và Nhâm Tuất/Kỉ Dậu/Mậu Ngọ/Đinh Tỵ đều quý ở Đinh Nhâm không hợp được. Vậy nếu Đinh Nhâm ở Niên và Nguyệt và hợp được và giờ Mậu hay Kỷ thì sẽ thành cách gì nhỉ? Giúp em với. Loại này na ná mệnh em.
-Sao em thấy trong TBCTBC không có cách chọn dụng thần cân đo vượng nhược trước rồi chọn dụng thần như thường thấy ở cách sách hiện nay mà chủ yếu lấy Lệnh tháng tìm cách rồi mới so vượng nhược tìm dụng. Nếu vậy thì cái nào chính thống nhỉ? Em muốn hỏi kinh nghiệm cá nhân của mọi người thì cách nào chính xác hơn? Nếu theo cách sau thì ví dụ em hỏi ở trên thành Thương cách mà không thuộc trường hợp tìm dụng nào cả trong số các trường hợp của Thương cách.
Từ Nhạc Ngô bình chú sai nhiều nghĩa gốc của TBCT, khiến cho hậu học lạc lối.
Đọc lại bài này, cần nói lại thắc mắc của người hỏi đầu tiên. Lấy thí dụ đầu để rõ thêm:
Đinh Dậu/Kỉ Dậu/Mậu Tý/Nhâm Tý
- Đinh Nhâm 2 đầu trụ năm và giờ không luận hợp, vì thế bát tự này dụng được Đinh hỏa. Theo Manh Phái -cũng là rõ thêm về Hư Thực cho các bạn chưa nắm vững- thì Đinh hỏa trên Dậu là 1 loại "Hư", vì trong Dậu không tàng Bính, Đinh.
Nếu Hư thần là dụng, thì sẽ biến "thực" (ứng ra kỳ hạn, tức vận hạn); như vận Đinh Mùi (11-20), Bính Ngọ (21-30) của mệnh chủ bát tự trên.
Tuy nhiên, tôi thấy đó gọi là mệnh của 1 Đô Thống Chế, không lẽ phát sớm vào vận chưa 20 tuổi? Tình cờ thấy thí dụ này nên tôi viết lại để các bạn suy ngẫm thêm.
Ngoài ra, nếu nói Thương Quan cách kiêm dụng Tài Ấn hoặc đổi thành Tài cách, Ấn cách là hiểu không đúng nguyên văn và cả Từ Nhạc Ngô bình chú.
Tài và Ấn chỉ phải chọn 1 trong 2: Thương Quan sinh Tài hoặc Thương Quan bội Ấn: nếu có Tài và Ấn lộ trên thiên can!
Tài và Ấn mà hợp nhau gần trụ như người hỏi thắc mắc (như nhật chủ Bính, Đinh lấy Ất Canh làm Tài, Ấn) thì phải xem Tài hay Ấn, loại nào có lực nhất mà dụng. Khi chúng hợp nhau thì xem như là lực mạnh hơn đã lấn được lực kém hơn. Sau đó thì xét cách Thương Quan sinh Tài hay nhờ Ấn trợ. Điều này thì phải còn xét nhật chủ vượng hay nhược.
Đinh Dậu/Kỉ Dậu/Mậu Tý/Nhâm Tý
Đinh hỏa vô căn, tháng Dậu hỏa tử. không thể tác dụng.
Nhâm thủy có trọng căn, hợp khử Đinh hỏa.
Cấu thành THương quan sinh tài.
Ất Tỵ, Tỵ Dậu hợp kim thuận tòng.
Giáp Thìn là tòng sát.
Chị Kim Cương có thể chia sẻ LS phát vận nào không?
Đinh hỏa vô căn, tháng Dậu hỏa tử. không thể tác dụng.
Mùa thu hỏa tử là nói đến Bính; còn Đinh tọa trường sinh. Tôi theo thuyết thập nhị can chi phân chia rõ ràng, đó là vì thế mà Tử Bình phân loại rõ các thập thần, có chính có thiên.
Nếu thuyết chung là hỏa tử mùa thu, nghĩa là Bính Đinh đều tử ở mùa thu, thì chính ấn, thiên ấn đều tử, và như thế thì không phân biệt "chính, thiên" nữa làm gì.
Ở một bài khác tôi cũng đã nêu rõ, Đinh trường sinh ở Dậu, Bính trường sinh ở Dần, và Bính Đinh đại diện ngũ hành hỏa cùng toạ vượng lộc ở Ngọ, Lúc này thuyết "hỏa đắc lệnh" mới là chính xác.
Ở thí dụ Đinh Dậu/Kỉ Dậu/Mậu Tý/Nhâm Tý, tôi cho rằng các vị viết sách đó không phải là không có lý khi luận Hỏa là dụng, hoặc như MP luận hư thực, nhưng họ đều hơi "dấu nghề" một chút. Chúng ta nếu nhìn kỹ theo đại vận hỏa của vị Đô Thống đó (=chức nguyên soái) sẽ thấy bất hợp lý ở tuổi 20 như vậy, rất khó chấp nhận.
Theo tôi thì chỉ riêng luận Không Vong ở Ngọ Mùi cũng không chấp nhận 2 vận Đinh Mùi, Bính Ngọ người này lên làm tướng được, mà phải đến vận Ất Tị trở đi mới phát quan trường (từ 31-40), cao nhất là Quý Mão. Vì sao lấy Mộc làm dụng? Theo Tích Thiên Tủy, đây là cách thông quan giữa Tài và Ấn, và tôi cho rằng như vậy mới có thể chấp nhận mệnh vị Nguyên Soái đó.
Vận Ất Tị >>> Ngọ chứa Đinh, Mùi cũng tàng Đinh, nhưng cả 2 Ngọ Mùi đều lâm KV; chỉ có Tị là Đinh đế vượng (Bính lâm quan), được Ất sinh trợ là Quan sinh Ấn; lúc này hỏa mới phát.
Vâng, về vòng trường sinh của âm can thì có 2 dòng ý kiến trái chiều. Cái này chắc cũng phải trải nghiệm thực tế.
Powered by vBulletin® Version 4.1.12 Copyright © 2024 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.