PDA

View Full Version : TÀNG, THẤU-Quan Sát Hỗn Tạp



trgiang
20-04-13, 21:34
Kính gửi Cô Kim Cương và các thành viên diễn đàn, em có vài thắc mắc:
Can tàng và thấu giống và khác nhau ở điểm nào, về lực, ... Địa chi có tính là thập thần không hay chỉ có can tàng mới tính. Như Giáp lấy Ngọ làm Thương hay lấy Đinh trong Ngọ làm Thương và lấy Kỷ trong Ngọ làm Tài? Như giáp gặp Thân Dậu có là quan sát hỗn tạp không?

chung
21-04-13, 08:19
Kính gửi Cô Kim Cương và các thành viên diễn đàn, em có vài thắc mắc:
Can tàng và thấu giống và khác nhau ở điểm nào, về lực, ... Địa chi có tính là thập thần không hay chỉ có can tàng mới tính. Như Giáp lấy Ngọ làm Thương hay lấy Đinh trong Ngọ làm Thương và lấy Kỷ trong Ngọ làm Tài? Như giáp gặp Thân Dậu có là quan sát hỗn tạp không?

Hi trgiang,

Can tàng: Thông thường địa chi có chứa từ 1 tới 3 thiên can. Thiên can này nằm tại địa chi nên gọi là can tàng (ẩn nấp). Ví dụ: ngọ tàng đinh, kỉ. Đinh , kỉ gọi là can tàng.

Can lộ: Thiên can nằm ở địa chi lại xuất hiện tại thiên can của trụ. Ví dụ: Nhật chủ Giáp sinh tháng ngọ, giờ đinh tỵ. Ta thấy ngọ tàng đinh kỉ. Can giờ là đinh. Đinh gọi là can lộ.

Về lực mạnh yếu. Lấy chi tháng làm chuẩn gọi là đắc lệnh tháng. Như ví dụ giáp sinh tháng ngọ. Nếu thấu bính đinh mậu kỉ (hỏa, thổ) ta có thể nhận xét là có lực. Tùy theo trụ cụ thể có thể gặp nhiều trường hợp khác nhau.

Thập thần: Lấy can nhật chủ phối với các can khác (lộ hay tàng) để định nghĩa. Chi có can tàng. Vậy sẽ có thập thần.

Giáp sinh tháng ngọ ( đinh, kỉ). Đinh là thương, kỉ là tài. Như bạn đang hỏi. Cách của trụ này là thương quan cách. Lấy bản khí chi tháng làm chuẩn để định cách. Nếu nhật chủ là mậu kỉ sinh tháng thìn mùi tuất sửu thì có khác biệt. Xem thêm tài liệu trên diễn đàn.

Quan sát hỗn tạp. Ý nói quan sát cùng lộ (hiện) tại thiên can.

kimcuong
24-04-13, 17:29
Can tàng, như chung nói, là những thiên can ẩn trong địa chi. Nếu can tàng lộ ra trên thiên can (như Giáp ở Giáp Dần) gọi là Thấu. Thiên can có mặt ở cả hàng thiên can và can tàng được xem như là được "trời che đất chở", nghĩa là mạnh, có lực, có gốc. Tuy nhiên, nếu là kị thần thì sự mạnh mẽ này cần phải được chế hóa cho bớt hung hăng. Nếu là dụng thần thì không nên bị khắc, chế, hợp mất.

Địa chi không gọi là "thập thần", những gì địa chi tàng chở mới là thập thần. Giáp xét Đinh trong Ngọ là thương quan, Kỉ là chính tài. Còn Ngọ là địa chi.

Quan Sát cùng lộ trên thiên can mà không tàng, không gọi là "hỗn tạp". Đặc biệt hỗn tạp gây khó khăn nhất, phải tính ưu tiên là nguyệt lệnh gặp Quan hay Sát, tứ trụ lại có cả Quan và Sát cùng lộ ra thiên can. Bởi vì tháng sinh là cách cục, nên thuần, thanh hơn là tạp (tức là vừa "chính" lại vừa "thiên", ta nói nôm na là tính khí của quân tử hay tiểu nhân cần phân biệt rõ). Nếu lộ cả 2, Quan hay Sát được hợp thì bớt hung (gọi là hợp Sát tồn Quan, hay hợp Quan lưu Sát). Đó là ở nguyên cục, vì tính khí được hình thành sẵn. Còn ở đại vận thì hợp bán mang sắc thái họa bất ngờ hơn là tốt lành.

Thí dụ rõ nhất:

thực.........sát...........................quan
giáp thìn - mậu thìn - nhâm thìn - kỉ dậu

Tháng sinh Thìn tàng Mậu là Thất Sát cách, giờ Kỉ là Quan lộ, phạm cách quan sát hỗn tạp. Vận Quí Dậu, Quí đến hợp Mậu, hợp Sát lưu Quan ở trường hợp này là họa đến bất ngờ vì công việc làm ăn.

thaymo
26-04-13, 15:34
Quan Sát cùng lộ trên thiên can mà không tàng, không gọi là "hỗn tạp"[/COLOR]. Đặc biệt hỗn tạp gây khó khăn nhất, phải tính ưu tiên là nguyệt lệnh gặp Quan hay Sát, tứ trụ lại có cả Quan và Sát cùng lộ ra thiên can. Bởi vì tháng sinh là cách cục, nên thuần, thanh hơn là tạp (tức là vừa "chính" lại vừa "thiên", ta nói nôm na là tính khí của quân tử hay tiểu nhân cần phân biệt rõ).

chỗ này giờ e mới được biết, bây giờ e hiểu trụ e đưa lên tại sao lại tính chất của thất sát là chủ đạo và không thể chế sát thành quan tinh được nữa.
thanks cô kimcuong

kimcuong
26-04-13, 15:57
"chế Sát thành Quan" có khi theo "kỹ thuật" của bát tự do sắp xếp của can chi mà ta gọi là "hợp Sát lưu Quan" đấy. Nhưng cần nhất là hiểu rõ chúng ta không thể muốn sao cũng được, giống như xếp hình qua lại là được. Ý chính là chúng ta hiểu rõ tâm tính của SÁT và tâm tính của QUAN ra sao mà dụng tâm, dụng ý của mình sao cho hài hòa với hoàn cảnh chung quanh. Sát không phải là xấu, mà Quan cũng không nhất thiết là cực tốt, đừng vì ngôn từ mà có thiển kiến sai lầm với Quan/Sát. Ngay cả 2 chữ "quân tử, tiểu nhân" cũng đừng nên hiểu là người tốt và người xấu một cách tuyệt đối. Con người luôn luôn có 2 mặt, như mọi sự vật đều có, như buổi sáng thì ta không thấy trời tối, nhưng hiển nhiên là bóng tối chưa đến. Người ta luôn thể hiện được 1 mặt tính khí nào đấy vì mặt kia không lộ ra, người thì bản tánh là như vậy, người thì biết kềm chế, v.v...

thaymo nên nhận định rõ về tâm tính thực thần sẽ tự hiểu chính mình ngay.

Các bạn mới học mệnh số thường nghĩ rằng "lá số" là 1 hiện hữu ngoài ta và dùng được nó như xoay một đồ vật. Đấy là sai lầm. Các bạn nên tưởng tượng khi nhìn vào 8 chữ can chi như nhìn vào 1 tấm gương thì sẽ hiểu rằng bát tự cho ta thấy được chính mình qua sự xét đoán một cách trung thực nhất.

Không hề có "dụng thần" hay "kị thần" ở đâu đâu mà ta tìm kiếm như những nhân vật điều khiển ta, ngược lại, các ông "thần" đó chính là ưu điểm, khuyết điểm, tài năng hay sự suy nhược, yếu kém của chính mình. Nhận diện được những điều này là 1 bước tiến đến sự "cải thiện" số mệnh tốt nhất.

letung73
26-04-13, 21:59
gửi bởi chị kimcuong. Nếu lộ cả 2, Quan hay Sát được hợp thì bớt hung (gọi là hợp Sát tồn Quan, hay hợp Quan lưu Sát). Đó là ở nguyên cục, vì tính khí được hình thành sẵn. Còn ở đại vận thì hợp bán mang sắc thái họa bất ngờ hơn là tốt lành.[/CODE]
Thưa chị KC qua bài viết của chị em mới sáng tỏ thêm về thế nào khi xác định trong mệnh cục quan sát hỗn tạp. Như vậy khi mệnh cục xuất hiện Quan, Sát hỗn tạp khi Quan hay Sát đươc hợp bán trong nguyên cục là tốt. Nhưng khi nguyên cục Quan hay Sát không được hợp bán như chị nói khi mà gặp đại vận Quan hay Sát bị hợp bán thì họa đến sẽ bất ngờ. Vậy cho em hỏi khi Quan hay Sát không bị hợp bán ở đại vận mà gặp lưu niên bị hợp bán thì sẽ thế nào? và trong trường hợp gặp vận hoặc lưu niên Quan hay Sát bị chế cũng ra làm sao. Vì đa số khi chúng em đọc sách thì chỉ thấy nói khi mênh cục có Quan, Sát hỗn tạp thì cần được chế hóa và hợp một trong hai Quan hoặc sát. Nhưng khi gặp đại vận Quan hay Sát được chế thì vẫn luận là tốt phải không chị?

kimcuong
27-04-13, 10:27
không bị hợp bán ở đại vận mà gặp lưu niên bị hợp bán thì sẽ thế nào?
Bất kỳ tương tác nào cũng xác định: đại vận tác động bát tự, lưu niên tác động đại vận trực tiếp, sau đó đến bát tự. Nghĩa là thời gian gần nhất có ảnh hưởng nhiều nhất. Tuy thế vẫn không qua nguyên cục, tức là tứ trụ tốt, đại vận xấu, hung họa có thể vượt qua nhanh hay được giảm lực. Tứ trụ xấu, đại vận tốt, những điều như mong muốn cũng phát, nhưng thường hạn chế. Nếu để ý kỹ, chúng ta thấy đây là qui luật "nhân, quả" hiển hiện. Tâm tính tốt, không làm điều trái quấy, vận xấu không làm gì mình được. Tâm tính xấu, đã có "gây án", đại vận tốt cũng chẳng thể thông qua nhẹ nhàng.

letung73
28-04-13, 22:34
Xin chào tất cả các anh chị em trên diễn đàn nhân bàn về tành và thấu. Tôi xin đưa lên một tứ trụ có cả quan lẫn sát nhưng không phải là cách quan sát hỗn tạp.
nữ mênh sinh ngày 26/10/1983 lúc 19h05 phút.



Sát
QUAN
NHẬT CHỦ
TÀI
CUNG MỆNH


QUÝ HỢI
NHÂM TUẤT
ĐINH HỢI
CANH TUẤT
TÂN DẬU


Nhâm, giáp
Mậu, đinh, tân
nhâm, giáp
Mậu, đinh, tân
tân


Quan, Ấn
thương, tỉ, tài
quan, ấn
thương, tỉ, tài
tài









đại vận: quý hợi 9/1989- giáp tý 9/199- Ất sửu 9/2009- Bính Dần 9/2019- Đinh Mão 9/2029....
Luận theo cách cục là Thương quan cách, có tài ở trụ giờ thấu ra luận là thương quan cách sinh tài. Nhưng trụ lại cùng lộ Quan và Sát. Qua trụ này chúng ta thấy đúng như lý thuyết của chị KC đã viết ở trên, đấy là nhận xét chủ quan của tôi. tức là không xét Quan Sát hỗn tạp cách vì Đinh sinh Tuất ta chỉ xét là thương quan cách vậy chỉ xét quan sát hỗn tạp mà biểu hiện của quan sát hỗn tạp là đường tình duyên trắc trở.
Qua đậy mong mọi người cùng có thêm ý kiến.
thân ái!

chung
29-04-13, 08:03
Xin chào tất cả các anh chị em trên diễn đàn nhân bàn về tành và thấu. Tôi xin đưa lên một tứ trụ có cả quan lẫn sát nhưng không phải là cách quan sát hỗn tạp.
nữ mênh sinh ngày 26/10/1983 lúc 19h05 phút.



Sát
QUAN
NHẬT CHỦ
TÀI
CUNG MỆNH


QUÝ HỢI
NHÂM TUẤT
ĐINH HỢI
CANH TUẤT
TÂN DẬU


Nhâm, giáp
Mậu, đinh, tân
nhâm, giáp
Mậu, đinh, tân
tân


Quan, Ấn
thương, tỉ, tài
quan, ấn
thương, tỉ, tài
tài









đại vận: quý hợi 9/1989- giáp tý 9/199- Ất sửu 9/2009- Bính Dần 9/2019- Đinh Mão 9/2029....
Luận theo cách cục là Thương quan cách, có tài ở trụ giờ thấu ra luận là thương quan cách sinh tài. Nhưng trụ lại cùng lộ Quan và Sát. Qua trụ này chúng ta thấy đúng như lý thuyết của chị KC đã viết ở trên, đấy là nhận xét chủ quan của tôi. tức là không xét Quan Sát hỗn tạp cách vì Đinh sinh Tuất ta chỉ xét là thương quan cách vậy chỉ xét quan sát hỗn tạp mà biểu hiện của quan sát hỗn tạp là đường tình duyên trắc trở.
Qua đậy mong mọi người cùng có thêm ý kiến.
thân ái!














Hi anh letung73,

Anh đặt tên quan sát hỗn tạp cách rất hay để phân biệt rõ quan sát hỗn tạp cũng lộ tại can mà trụ không là cách cục quan sát.

Quan sát hỗn tạp cũng chưa thể dự đoán tình duyên trắc trở. Với nữ mệnh quan sát tượng phu tinh. Quan sát cùng lộ tượng tâm tính bản thân nhìn nhận về phu tinh không thống nhất hay thay đổi. Tùy theo từng trụ có phối hợp cách cục ra sao chúng ta sẽ phân tích thêm.

kimcuong
29-04-13, 12:39
Nói chung, không có cách gọi là "quan sát hỗn tạp cách" chính thức. Bát tự trên là Thương Quan cách bị phá, vì Quan Sát quá nhiều. Lúc này không thể xem Tài là hỉ dụng được, vì Tài lại sinh Sát khắc thân. Tính chất của Quan Sát dùng cho cả nam lẫn nữ, cơ bản là luật lệ, qui củ, nếu phạm trọng, có nghĩa là tự phá lệ thường, chuyên làm những việc không được phép trong xã hội. Ở nữ mệnh vì thế người ta cho rằng bản thân không chịu "tòng phu" nên luôn thay đổi. Đinh Nhâm hợp, bản khí quan tinh bị hình (2 Hợi hình nhau), tức là tính khí vừa hợp vừa hình phạt đối tượng, thí dụ rõ hơn là không chung thủy, có khả năng ly thân ly dị, hoặc chồng đau bệnh, không đặt nặng vấn đề hôn nhân, thích tự do v.v...

thucthan
07-05-13, 14:53
Chị Kim Cương và các anh chị cho Thucthan hỏi, nếu Mậu, Kỉ sinh tháng thìn tuất sửu mùi thì phải làm gì để định cách cục
trân trọng

kimcuong
07-05-13, 15:56
(Trích từ Thần Phong Thông Khảo)

1. Sinh tháng Thìn, Tuất, Sửu, Mùi

Chú ý các đánh dấu *** : Mậu Kỉ gặp đồng khí trong lệnh tháng không lấy đó làm Cách, mà lấy trung khí hoặc dư khí làm Cách, tùy theo tứ trụ (chú trọng Tài Quan vì theo lý luận 2 luận điểm khắc nhật chủ này là mục đích chính của tứ trụ.)

Sinh tháng THÌN, tiết Thanh Minh, còn gọi là Quí Xuân, Mậu là bản khí, Ất trung khí, Quí dư khí.
Sinh tháng TUẤT, tiết Hàn Lộ, còn gọi là Quí Thu, Mậu là bản khí, Tân trung khí, Đinh dư khí.

(các chữ đầu là can nhật chủ, chữ in đậm thứ nhì là Cách)

Giáp - trung duy tạp khí tài quan tàng (Thiên tài cách)
Ất - tài quan câu tạp khí (Chính tài cách)
Bính - tạp khí vi thực thần
Đinh - tạp khí vị thương quan
Mậu - trung tạp khí phân minh thủ ***
Kỉ - tá thủ tạp khí cách ***
Canh - trung tạp khí vị thiên ấn
Tân - trung tạp thiên vị chánh ấn
Nhâm - tạp khí vị thất sát
Quí - trung tạp khí thị tài quan

Sinh tháng SỬU, tiết Tiểu Hàn, còn gọi là Quí Đông, Kỉ là bản khí, Quí trung khí, Tân dư khí.
Sinh tháng MÙI, tiết Tiểu Thử, còn gọi là Quí Hạ, Kỉ là bản khí, Đinh trung khí, Ất dư khí.

Giáp – tạp khí thủ tài quan (Chính Tài cách)
Ất - tạp khí viết tài quan (Thiên tài cách)
Bính - thương quan nghi thương tẫn
Đinh – thực thần độc khả sân
Mậu - tạp khí tác tài quan***
Kỉ - tạp khí tác tài quan***
Canh - tạp khí vị chánh ấn
Tân - tạp khí vị thiên ấn
Nhâm - tạp khí thủ tài quan
Quí - tạp khí thị thất sát

thucthan đọc thêm ở mục "Nguyên tắc cơ bản", chủ đề "Lệnh tháng định Cách"