kimcuong
28-05-12, 13:54
12 quải khí: Làm gì cũng phải đúng tiết đúng thời
(Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ khảo luận & bình dịch)
:::|||Quẻ Thái (tam dương), tháng Dần
Mặt Trời từ Tiểu Hàn trở về Lập Xuân, thì Tam Dương sinh. Chính Khí kết mãn dưới đất. Từ Đê đến Ngang, Thiên khí do đó đi lên. Địa khí do đó đi xuống. Trong Dương ngoài Âm. Nơi quẻ là Thái. Thái là Cương Nhu bằng nhau, Âm Dương giao tiếp. Tiểu vãng nhi Đại lai. Âm thuận Dương Kiện. Khí hậu ôn hòa. Như tai hoa và bầu xe họp lại thành Bánh xe. Âm Dương cùng đường, hỗn nhiên nhất khí. Nguyệt kiến tại Dần. Đó là tháng Giêng. Cổ nhân thường nói «Tam Dương khai Thái» 三 陽 開 泰. Sánh với người tu đạo, thì Dương Khí tiến ư Trung Chính, còn Khách khí thì ẩn. Âm Dương điều đình. Tính tình hòa bình. Cương nhưng không táo, Mềm nhưng không nhu nhược.
::||||Quẻ Đại Tráng, tháng Mão
Mặt trời từ Lập Xuân đến Xuân Phân, vận hành theo thời. Từ ấm dần tới nóng. 4 Dương sinh, tại quẻ là Đại Tráng.
Nguyệt Kiến tại Mão. Là Tháng 2. Mão là chỗ Mộc Vượng, là cửa sinh ra Đức. Nhưng Đại Tráng trong lại không mạnh, cho nên Du giáp đọa lạc, hoàn qui bản căn. Trong Đức có Hình. Hình Đức chống nhau, Âm Dương phân ly. Ngày đêm từ đó phân ra. Ngày càng dài mà đêm càng ngắn. Người tu đạo lấy đó mà xem. Khí Âm Dương tráng thịnh. Thì cần tắm rửa, ôn dưỡng. Trở về Bản Căn. Phải lo đề phòng. Đợi cho đến khi Âm Khí tự thoái, Dương khí tự lớn. Không được cưỡng chế, để mời khách khí. Thế là Vật Vong vật Trợ (không quên, cũng không can thiệp, cứ để tự nhiên) .
:|||||Quẻ Quải, tháng Thìn
Mặt trời từ Xuân Phân tới dần Thanh Minh. Từ đó Dương khí tiệm trưởng, Âm Khí tiệm tận. Dương khí sắp thuần. Ngũ Dương sinh. Nơi quẻ gọi là Quải. Nguyệt kiến tại Thìn. Là tháng Ba. Quải là làm cho Âm thoái và cho Dương thăng tiến về phía trước. Sánh với người tu đạo cũng vậy. Dương khí nay đã vượng thịnh, Âm khí nay đã vi nhược. Như thế có thể tắm rửa toàn thân cho khỏi những tích tập xưa kia. Gột rửa cho nhân tâm được sạch hết bình sinh túc trần, cho lông cánh được tiến thẳng về trước. Gọi là Chấn, nghĩa là Chấn Phát Dương Khí của Đạo Tâm. Gọi là Sách là tìm cầu gạt bỏ mọi Ô Nhiễm của Nhân Tâm. Dùng Đạo Tâm chế phục Nhân Tâm. Nhỏ mấy cũng vào, không còn để cho có một chút khách tà khí nào được ở trong tâm ta vậy.
||||||Quẻ Càn, tháng Tị
Mặt trời từ Thanh Minh đến Lập Hạ. Sáu Dương sinh. Ở nơi quẻ là Kiền. Nguyệt Kiến ở Tị,là tháng tư. Kiền kiện thịnh minh, sáng soi 4 phía. Trên dưới thuần là Dương Khí. Vạn vật bấy giờ hoàn toàn vinh vượng. Người tu Đạo cũng vậy. Dương Cương đã tiến tới chỗ thuần túy chí tinh. Đã thấy lại được Kiền Nguyên diện mục. Lương tri, lương năng hồn nhiên Thiên Lý. Không còn chút chi là Nhân dục chi tư. Y như một vầng Hồng Nhật, chiếu soi khung Trời. Vạn ban âm tà hoàn toàn tiêu diệt. Đó là Tiến Dương Hỏa chi sự, đó là đạo Dụng Cửu vậy, Dương Khí tới Tị là cực điểm.
|||||:Quẻ Cấu, tháng Ngọ
Dương Cực sinh Âm. Thế là Âm Khí đã xen vào. Mặt trời từ Lập Hạ tới Hạ Chí. Tự Bắc lại hồi Nam. Một Âm sinh từ lòng Đất, ở nơi quẻ là Cấu. Từ đây, Âm Khí thay Dương Khí. Và nơi Hào Sơ Lục quẻ Khôn có nói tới điềm: Lý Sương. Một Âm sinh, lúc ấy không có Sương. Nhưng Sương đã bị che và đã bắt đầu. Cho nên lúc đó là khởi thuỷ của Âm Khí. Lúc đó thì nước nơi đáy giếng là nước lạnh, ứng với Địa Khí vậy. Nguyệt kiến tại Ngọ, là tháng 5. Luật ứng Nhuy Tân. Âm Khí như khách phục trong lòng đất. Khí Dương phải thoái, Âm khí sẽ phải tiến. Âm Khí là Chủ Nhân vậy.
||||::Quẻ Độn, tháng Mùi
Mặt trời từ Hạ Chí tới Tiểu Thử, nhị Dương thoái, và nhị Âm sinh. Ở Quẻ là Độn. Nguyệt Kiến ở Mùi. Là tháng sáu. Dương Khí từ đó thu súc lại. Người tu Đạo thấy vậy phải Độn Thế, khứ vị (từ bỏ địa vị trần gian). Thu liễm tinh thần, hoài Đức sĩ thời, thê trì muội minh, thao quang dưỡng hối. Người đại trí mà xử như Ngu si, người khéo tay nhất lại làm ra kiểu vụng về. Không để cho khách khí thừa cơ làm thương tổn.
|||:::Quẻ Bĩ, tháng Thân
Mặt trời từ Tiểu Thử đến Lập Thu. Tam Dương thoái nhi Tam Âm sinh. Nơi quẻ là Bĩ. Nguyệt Kiến ở Thân, là tháng Bảy. Khi ấy Thiên Khí hạ giáng, địa khí thương thăng. Vạn vật tắc bế và không thông. Tuy cũng có nảy mầm nhưng không sinh. Người Tu Đạo thấy vậy, thì biết rằng Cương Đạo đã không còn ở địa vị Trung Chính mà Âm Đạo đã chiếm địa vị Trung Chính. Cương nhu bằng nhau. Lấy Nhu dưỡng cương. Đó là lúc Chân Âm dụng sự. Như Dương đã chết không còn tính danh.
||::::Quẻ Quán, tháng Dậu
Mặt trời từ Lập thu dần tới Thu Phân, Tứ Dương thoái. Tứ Âm sinh. Nơi quẻ là Quan. Nguyệt Kiến tại Dậu. Là tháng tám. Lúc ấy là Trung Thu. Trong Hình có Đức. Nhiệm súc vi trĩ. Lão Khô phục vinh (cành khô sống lại), vạn vật đều thu liễm như tề mạch phục phát, nha trường nghiệt (lúa mạch lại nảy mầm sinh mộng), nhân mạo dĩ sinh. Người tu đạo thấy vậy, lấy nhu dưỡng cương. Sinh cơ nay đã đi vào bên trong. Bên ngoài thì u ám nhưng bên trong thật là sáng láng. Cũng như tiết Trung Thu, trong Hình có đức.
|:::::Quẻ Bác, tháng Tuất
Mặt trời từ Thu Phân đến Hàn Lộ. Năm Dương thoái và 5 Âm sinh. Nơi quẻ là Bác. Nguyệt kiến ở Tuất, là tháng 9. Dương Khí bị mất bóng hình. Vạn vật như chết. Người tu đạo lúc ấy, phải vứt bỏ cái thân ảo hóa, phải tiêu diệt cái Tính khí chất cương táo hữu hình. Hóa khí đã kiệt, sẽ vô thức, vô tri, sẽ bất thần nhi thần vậy.
::::::Quẻ Khôn, tháng Hợi
Mặt trời từ Bạch Lộ, đến Lập Đông. Lục Dương lui, lục Âm thuần. Đạo cùng sẽ phản, nơi quẻ là Khôn. Nguyệt kiến ở Tuất, là tháng 10, thuần Âm vô Dương. Người Tu Đạo phải để cho Cương Khí thoái tàng. Dưỡng cho cái không không còn gì nữa. Trở về Vô Thanh, Vô Xú chí tịnh chi Địa. Quá điểm đó, sẽ thấy Tĩnh Cực phục động, không có diệu dụng chi khác.
:::::|Quẻ Phục (nhất dương), tháng Tí
Như sáng ngày 15 ngày Đông Chí, mặt trời từ Nam trở về Bắc. Một Dương sinh từ lòng đất. Tại quẻ là Phục. Dương khí vừa sinh. Dương là Chủ mà Âm là Khách. Thoán từ quẻ Phục nói: Xuất nhập vô tật. Đặc biệt lấy chuyện Âm Dương xuất nhập. Xuất nhập không có vội vàng và bị thương tích. Xuất đây là Dương. Đáng Tiến lên vậy. Nhập chi giả Âm, đáng thoái Âm vậy. Dựng cây nêu để đo Dương vừa lớn mạnh. Cây nêu để nghiệm xem bóng mặt trời dài vắn. Vi Cương là Dương vừa sinh. Luật ứng Hoàng Chung. Nguyệt Kiến tại Tí, là tháng 11. Đó là điềm Dương tiến. Và cứ thế mà tăng trưởng. Dương Khí của Trời, bá thi và bắt đầu có vật. Âm Khí của đất thì Nhu Hoãn và sinh vật. Muôn vật đều được khí Thiên Địa Âm Dương tương giao. Nhờ đó mà Tư Thủy, Tư sinh, mà được bình thường vậy. Sánh với người tu đạo cũng vâỵ. Dương khí vừa thịnh, nhưng còn yếu, Phải nuôi dưỡng cái Nhất Điểm Sinh Cơ đó, Để lấy đó là Căn Bản cho sự Hoàn phục bản nguyên. Không bao giờ được xa lìa nó.
::::||Quẻ Lâm (nhị dương), tháng Sửu
Mặt trời từ ngày Đông Chí cho tới Tiểu Hàn, thì Nhị Dương sinh, nơi quẻ là Lâm. Lúc ấy trong lò sẽ nóng, Dương khí sẽ thi điều, sẽ khai thông đạo lộ. Quang huy thủy tiến, bóng mặt trời cũng dài ra. Nguyệt Kiến ở Sửu. Luật ứng Đại Lữ. Đó là tháng 12. Người tu đạo bắt chước vậy: Khi Dương khí lớn lên. Dưới lò quẻ Lâm, phải ra công điều lý thân tâm. Phải nén Âm để mở đường, phù Dương để Chính Quang. Tuần tự mà tiến. Công phu không thiếu, cũng như mặt trời ngày càng lớn vậy.
(Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ khảo luận & bình dịch)
:::|||Quẻ Thái (tam dương), tháng Dần
Mặt Trời từ Tiểu Hàn trở về Lập Xuân, thì Tam Dương sinh. Chính Khí kết mãn dưới đất. Từ Đê đến Ngang, Thiên khí do đó đi lên. Địa khí do đó đi xuống. Trong Dương ngoài Âm. Nơi quẻ là Thái. Thái là Cương Nhu bằng nhau, Âm Dương giao tiếp. Tiểu vãng nhi Đại lai. Âm thuận Dương Kiện. Khí hậu ôn hòa. Như tai hoa và bầu xe họp lại thành Bánh xe. Âm Dương cùng đường, hỗn nhiên nhất khí. Nguyệt kiến tại Dần. Đó là tháng Giêng. Cổ nhân thường nói «Tam Dương khai Thái» 三 陽 開 泰. Sánh với người tu đạo, thì Dương Khí tiến ư Trung Chính, còn Khách khí thì ẩn. Âm Dương điều đình. Tính tình hòa bình. Cương nhưng không táo, Mềm nhưng không nhu nhược.
::||||Quẻ Đại Tráng, tháng Mão
Mặt trời từ Lập Xuân đến Xuân Phân, vận hành theo thời. Từ ấm dần tới nóng. 4 Dương sinh, tại quẻ là Đại Tráng.
Nguyệt Kiến tại Mão. Là Tháng 2. Mão là chỗ Mộc Vượng, là cửa sinh ra Đức. Nhưng Đại Tráng trong lại không mạnh, cho nên Du giáp đọa lạc, hoàn qui bản căn. Trong Đức có Hình. Hình Đức chống nhau, Âm Dương phân ly. Ngày đêm từ đó phân ra. Ngày càng dài mà đêm càng ngắn. Người tu đạo lấy đó mà xem. Khí Âm Dương tráng thịnh. Thì cần tắm rửa, ôn dưỡng. Trở về Bản Căn. Phải lo đề phòng. Đợi cho đến khi Âm Khí tự thoái, Dương khí tự lớn. Không được cưỡng chế, để mời khách khí. Thế là Vật Vong vật Trợ (không quên, cũng không can thiệp, cứ để tự nhiên) .
:|||||Quẻ Quải, tháng Thìn
Mặt trời từ Xuân Phân tới dần Thanh Minh. Từ đó Dương khí tiệm trưởng, Âm Khí tiệm tận. Dương khí sắp thuần. Ngũ Dương sinh. Nơi quẻ gọi là Quải. Nguyệt kiến tại Thìn. Là tháng Ba. Quải là làm cho Âm thoái và cho Dương thăng tiến về phía trước. Sánh với người tu đạo cũng vậy. Dương khí nay đã vượng thịnh, Âm khí nay đã vi nhược. Như thế có thể tắm rửa toàn thân cho khỏi những tích tập xưa kia. Gột rửa cho nhân tâm được sạch hết bình sinh túc trần, cho lông cánh được tiến thẳng về trước. Gọi là Chấn, nghĩa là Chấn Phát Dương Khí của Đạo Tâm. Gọi là Sách là tìm cầu gạt bỏ mọi Ô Nhiễm của Nhân Tâm. Dùng Đạo Tâm chế phục Nhân Tâm. Nhỏ mấy cũng vào, không còn để cho có một chút khách tà khí nào được ở trong tâm ta vậy.
||||||Quẻ Càn, tháng Tị
Mặt trời từ Thanh Minh đến Lập Hạ. Sáu Dương sinh. Ở nơi quẻ là Kiền. Nguyệt Kiến ở Tị,là tháng tư. Kiền kiện thịnh minh, sáng soi 4 phía. Trên dưới thuần là Dương Khí. Vạn vật bấy giờ hoàn toàn vinh vượng. Người tu Đạo cũng vậy. Dương Cương đã tiến tới chỗ thuần túy chí tinh. Đã thấy lại được Kiền Nguyên diện mục. Lương tri, lương năng hồn nhiên Thiên Lý. Không còn chút chi là Nhân dục chi tư. Y như một vầng Hồng Nhật, chiếu soi khung Trời. Vạn ban âm tà hoàn toàn tiêu diệt. Đó là Tiến Dương Hỏa chi sự, đó là đạo Dụng Cửu vậy, Dương Khí tới Tị là cực điểm.
|||||:Quẻ Cấu, tháng Ngọ
Dương Cực sinh Âm. Thế là Âm Khí đã xen vào. Mặt trời từ Lập Hạ tới Hạ Chí. Tự Bắc lại hồi Nam. Một Âm sinh từ lòng Đất, ở nơi quẻ là Cấu. Từ đây, Âm Khí thay Dương Khí. Và nơi Hào Sơ Lục quẻ Khôn có nói tới điềm: Lý Sương. Một Âm sinh, lúc ấy không có Sương. Nhưng Sương đã bị che và đã bắt đầu. Cho nên lúc đó là khởi thuỷ của Âm Khí. Lúc đó thì nước nơi đáy giếng là nước lạnh, ứng với Địa Khí vậy. Nguyệt kiến tại Ngọ, là tháng 5. Luật ứng Nhuy Tân. Âm Khí như khách phục trong lòng đất. Khí Dương phải thoái, Âm khí sẽ phải tiến. Âm Khí là Chủ Nhân vậy.
||||::Quẻ Độn, tháng Mùi
Mặt trời từ Hạ Chí tới Tiểu Thử, nhị Dương thoái, và nhị Âm sinh. Ở Quẻ là Độn. Nguyệt Kiến ở Mùi. Là tháng sáu. Dương Khí từ đó thu súc lại. Người tu Đạo thấy vậy phải Độn Thế, khứ vị (từ bỏ địa vị trần gian). Thu liễm tinh thần, hoài Đức sĩ thời, thê trì muội minh, thao quang dưỡng hối. Người đại trí mà xử như Ngu si, người khéo tay nhất lại làm ra kiểu vụng về. Không để cho khách khí thừa cơ làm thương tổn.
|||:::Quẻ Bĩ, tháng Thân
Mặt trời từ Tiểu Thử đến Lập Thu. Tam Dương thoái nhi Tam Âm sinh. Nơi quẻ là Bĩ. Nguyệt Kiến ở Thân, là tháng Bảy. Khi ấy Thiên Khí hạ giáng, địa khí thương thăng. Vạn vật tắc bế và không thông. Tuy cũng có nảy mầm nhưng không sinh. Người Tu Đạo thấy vậy, thì biết rằng Cương Đạo đã không còn ở địa vị Trung Chính mà Âm Đạo đã chiếm địa vị Trung Chính. Cương nhu bằng nhau. Lấy Nhu dưỡng cương. Đó là lúc Chân Âm dụng sự. Như Dương đã chết không còn tính danh.
||::::Quẻ Quán, tháng Dậu
Mặt trời từ Lập thu dần tới Thu Phân, Tứ Dương thoái. Tứ Âm sinh. Nơi quẻ là Quan. Nguyệt Kiến tại Dậu. Là tháng tám. Lúc ấy là Trung Thu. Trong Hình có Đức. Nhiệm súc vi trĩ. Lão Khô phục vinh (cành khô sống lại), vạn vật đều thu liễm như tề mạch phục phát, nha trường nghiệt (lúa mạch lại nảy mầm sinh mộng), nhân mạo dĩ sinh. Người tu đạo thấy vậy, lấy nhu dưỡng cương. Sinh cơ nay đã đi vào bên trong. Bên ngoài thì u ám nhưng bên trong thật là sáng láng. Cũng như tiết Trung Thu, trong Hình có đức.
|:::::Quẻ Bác, tháng Tuất
Mặt trời từ Thu Phân đến Hàn Lộ. Năm Dương thoái và 5 Âm sinh. Nơi quẻ là Bác. Nguyệt kiến ở Tuất, là tháng 9. Dương Khí bị mất bóng hình. Vạn vật như chết. Người tu đạo lúc ấy, phải vứt bỏ cái thân ảo hóa, phải tiêu diệt cái Tính khí chất cương táo hữu hình. Hóa khí đã kiệt, sẽ vô thức, vô tri, sẽ bất thần nhi thần vậy.
::::::Quẻ Khôn, tháng Hợi
Mặt trời từ Bạch Lộ, đến Lập Đông. Lục Dương lui, lục Âm thuần. Đạo cùng sẽ phản, nơi quẻ là Khôn. Nguyệt kiến ở Tuất, là tháng 10, thuần Âm vô Dương. Người Tu Đạo phải để cho Cương Khí thoái tàng. Dưỡng cho cái không không còn gì nữa. Trở về Vô Thanh, Vô Xú chí tịnh chi Địa. Quá điểm đó, sẽ thấy Tĩnh Cực phục động, không có diệu dụng chi khác.
:::::|Quẻ Phục (nhất dương), tháng Tí
Như sáng ngày 15 ngày Đông Chí, mặt trời từ Nam trở về Bắc. Một Dương sinh từ lòng đất. Tại quẻ là Phục. Dương khí vừa sinh. Dương là Chủ mà Âm là Khách. Thoán từ quẻ Phục nói: Xuất nhập vô tật. Đặc biệt lấy chuyện Âm Dương xuất nhập. Xuất nhập không có vội vàng và bị thương tích. Xuất đây là Dương. Đáng Tiến lên vậy. Nhập chi giả Âm, đáng thoái Âm vậy. Dựng cây nêu để đo Dương vừa lớn mạnh. Cây nêu để nghiệm xem bóng mặt trời dài vắn. Vi Cương là Dương vừa sinh. Luật ứng Hoàng Chung. Nguyệt Kiến tại Tí, là tháng 11. Đó là điềm Dương tiến. Và cứ thế mà tăng trưởng. Dương Khí của Trời, bá thi và bắt đầu có vật. Âm Khí của đất thì Nhu Hoãn và sinh vật. Muôn vật đều được khí Thiên Địa Âm Dương tương giao. Nhờ đó mà Tư Thủy, Tư sinh, mà được bình thường vậy. Sánh với người tu đạo cũng vâỵ. Dương khí vừa thịnh, nhưng còn yếu, Phải nuôi dưỡng cái Nhất Điểm Sinh Cơ đó, Để lấy đó là Căn Bản cho sự Hoàn phục bản nguyên. Không bao giờ được xa lìa nó.
::::||Quẻ Lâm (nhị dương), tháng Sửu
Mặt trời từ ngày Đông Chí cho tới Tiểu Hàn, thì Nhị Dương sinh, nơi quẻ là Lâm. Lúc ấy trong lò sẽ nóng, Dương khí sẽ thi điều, sẽ khai thông đạo lộ. Quang huy thủy tiến, bóng mặt trời cũng dài ra. Nguyệt Kiến ở Sửu. Luật ứng Đại Lữ. Đó là tháng 12. Người tu đạo bắt chước vậy: Khi Dương khí lớn lên. Dưới lò quẻ Lâm, phải ra công điều lý thân tâm. Phải nén Âm để mở đường, phù Dương để Chính Quang. Tuần tự mà tiến. Công phu không thiếu, cũng như mặt trời ngày càng lớn vậy.