PDA

View Full Version : Quan hệ Tuế - Vận - Mệnh cục



kimcuong
01-05-13, 15:33
Với tựa đề như trên, chúng ta thấy ngay Tuế (lưu niên) là cao nhất, xong đến Vận (đại vận), cuối cùng là Mệnh cục (bát tự và cung mệnh). Đây là cách xem diễn tiến của 10 năm trong đại vận đối với mệnh cục.

Cơ bản mệnh cục đã hình thành là bất biến, không thay đổi tâm tính và "số mệnh". Có thay đổi tốt hay xấu là do trải qua Vận và Tuế, vì thế nói rằng Vận và Tuế là biến hóa ở ngoài, làm ảnh hưởng đến bát tự. Nhưng phải có biến hóa này thì mới có cuộc sống xảy ra với những thăng trầm, cát hung nhất định. Nói là "nhất định" tức là đại vận cũng đã được hình thành sẵn (do tính từ lệnh tháng mà ra), khác với lưu niên (Tuế) chỉ có tác động trong thời gian ngắn nhất so với Vận và Mệnh. Thời kỷ khác nhau, nên Tuế khác nhau, vì vậy không thể áp dụng tuyệt đối thời 1800 so với 2000, bởi vì các thiên can của Tuế hoàn toàn khác nhau.

Tuy là thời gian ngắn, nhưng Tuế lại có lực mạnh nhất khi luận vận hạn, nghĩa là không việc gì không nhờ Tuế, mà cũng không sự gì qua khỏi Tuế. Cổ nhân đã ghi rõ "Thái tuế có quyền sinh khắc Vận Mệnh, bát tự không thể xâm phạm thái tuế".

Vì thế chúng ta định Vận và 10 năm thái tuế cùng bát tự với trình tự như sau:

1- Lưu niên tác động trực tiếp đại vận, thông qua đại vận tác động mệnh cục.
2- Đại vận tác động trực tiếp mệnh cục và chịu lưu niên sinh khắc hình hợp.
3- Các tam hợp, tam hội giữa Tuế, Vận, Mệnh chỉ hình thành khi có chánh gốc ở đại vận và có thiên can dẫn xuất. (Trừ phi đã hình thành ở mệnh cục gọi là Hóa, khi tái xuất hiện là thời điểm ứng mạnh nhất)
4- Đại vận do Chi làm chủ, do định từ lệnh tháng mà ra, ý nghĩa về ngũ hành là chính, thí dụ 3 vận Dần-Mão-Thìn gọi là vận Mộc. Thiên can đại vận là thập thần có tương tác với mệnh cục và tuế vận để ứng các việc xảy ra.
5- Tuế vận do Can làm chủ, bởi vì tầng cao nhất của thái tuế là thiên can. Quan niệm này vẫn là "Quân, Thần, Dân", nghĩa là trời làm chủ khí trong thời gian hiện hành (Khác với quan niệm thái tuế là khách, bát tự là chủ, cần phân biệt điểm này).

Thí dụ 1:

năm...tháng...ngày...giờ....Mệnh
dần....dần.....dần.....thân..Mùi

Vận: Bính Ngọ
Tuế: Tân Tị

Đầu tiên xét Ngọ hợp Dần, sau là Tị thành lập Tị-Ngọ-Mùi (chánh gốc là Ngọ), có Bính dẫn xuất, cơ bản là Hỏa vượng.
Nhưng TÂN thái tuế hợp trói BÍNH, nên Hỏa bị chế, đồng thời thành lập Dần-Tị-Thân tam hình; vận và tuế hợp hình động, suy ra thập thần mà luận. Nếu Tân kim là dụng thì tốt, ngược lại Tân kim là kị thì có phá tài.


Thí dụ 2:

năm...tháng...ngày...giờ.....Mệnh
mậu...quí.......quí.....nhâm..Mậu
thân..hợi.......mùi.....tí.......Ngọ

Vận: Bính Dần
Tuế: Đinh Sửu

Thủy quá vượng, có sẵn Hợi Tí trong mệnh cục, đến tuế vận Sửu hình thành tam hội Hợi-Tí-Sửu. Tuy nhiên, ĐINH thái tuế có vượng khí mạnh nhất, đến khắc Quí thủy, lại thông qua cùng ngũ hành với Bính đại vận. Thời gian này là Thủy-Hỏa tương chiến ứng ra. Lại thấy ứng vào bản thân, vì Đinh Sửu thiên khắc địa xung với Quí Mùi. Mặt khác, thấy Dần đại vận xung Thân kim là nguyên thần của Thủy. Ấn của Thủy thụ thương nên chủ về bệnh tật, hoặc gia đạo bất an, hoặc có liên quan đến phụ thân, vì Đinh là thiên tài của Quí.

Hjmama
01-05-13, 17:55
Xin hỏi chị về mối tương quan giữa can-chi lưu niên. Như ví dụ trên Tuế :Đinh Sửu, chữ Sửu có làm suy yếu chữ Đinh không? Hay tuế Đinh Hợi tự hợp: chữ Đinh ắt giảm lực? Và có phải như thế gọi là Tuế tự mình "giáng" (tức yếu đi)? Trong trường hợp này nếu Đinh là Kị thì được cho là có cứu? Mong chị vui lòng giải đáp, cám ơn chị.

thaymo
02-05-13, 10:00
Lâu nay e vẫn có thắc mắc về mối quan hệ này khi luận giải.Bây giờ được cô kimcuong viết hẳn thành chủ đề. rất cảm ơn cô.

kimcuong
02-05-13, 12:55
Như ví dụ trên Tuế :Đinh Sửu, chữ Sửu có làm suy yếu chữ Đinh không? Hay tuế Đinh Hợi tự hợp: chữ Đinh ắt giảm lực?
Vấn đề này chúng ta nên tự rút ra kinh nghiệm, vì thật ra các tài liệu cổ không hề đề cập rõ quan hệ của lưu niên. Theo tôi thì hãy nên xét ĐINH là thiên can với các thiên can khác, địa chi SỬU cũng thế, xét nó với các địa chi khác mà không cần làm rõ Đinh có "gốc" trong Sửu hay không, hoặc Sửu là "đất ướt" làm suy yếu Đinh. Bởi vì như đã nói, lưu niên tuế vận là tiêu chí hoàn toàn độc lập với bát tự, can chi tuế chỉ làm rõ cát hung của thập thần lộ ra, ở đây là mọi biểu hiện của Đinh hỏa và Sửu khi tác động với đại vận và bát tự.

Còn việc can chi ám hợp như Đinh hợp Nhâm trong Hợi, theo tôi cũng là cách xét đoán khác nhau, ở bát tự thì rõ hơn là ở tuế vận. Tức là ở Tuế chẳng có liên can gì với nhau. Dĩ nhiên, tùy theo ngũ hành dụng kị của tứ trụ cụ thể, ta có thể thấy Đinh+Nhâm hợp ở nguyên cục gặp năm Đinh Hợi là có tác dụng thể hiện ra.

Nói chung, chúng ta mong rằng đi dần vào được sự kiểm nghiệm cát hung đến mức thực tế nhất, sau khi thông qua xét được mệnh cơ bản (phú, quí, bần, tiện, hung, yểu).

Điểm khó nhất vẫn là xét được thập thần lộ ở Tuế khi nào là ảnh hưởng đến lục thân (cha mẹ anh em vợ chồng con cái), khi nào là chính việc của bản thân.

thiếu bá
02-05-13, 13:11
Xin hỏi chị về mối tương quan giữa can-chi lưu niên. Như ví dụ trên Tuế :Đinh Sửu, chữ Sửu có làm suy yếu chữ Đinh không? Hay tuế Đinh Hợi tự hợp: chữ Đinh ắt giảm lực? Và có phải như thế gọi là Tuế tự mình "giáng" (tức yếu đi)? Trong trường hợp này nếu Đinh là Kị thì được cho là có cứu? Mong chị vui lòng giải đáp, cám ơn chị.

Phần này hình như là kỹ thuật Manh phái, ...
Theo TB thì tử bình truyền thống không luận thế. Can chi nên xét ở mặt khí-thế, lực của Đinh nên tìm ở đại vận, nguyên cục; của Sửu thì tìm ở can nào xuất ra.

may man
02-05-13, 16:30
Cũng đồng ý với ý kiến của chị KC và TB trong thắc mắc của Hjmama, cơ bản là thìn/sửu đất ướt hối hỏa, nên Đinh hỏa giảm lực rõ rệt, Đinh hợi thì rõ ràng yếu thế dù Hợi có Giáp tàng nhưng mộc ướt không sinh hỏa, lại hợp Nhâm nên yếu rõ ràng vì can rất quan trọng ngũ hợp, hơn xung can, dù nó xung mà gặp hợp cũng là "tham hợp quên xung". Đó là đứng ở mặt CAN để xét, còn mặt CHI thì thông thường chỉ xét hai ý nghĩa: một là, coi nó là gốc của DỤNG hay là KỊ thần mà xét hung cát, hai nữa là, xét xung/hình, tam hợp, tam hội, điền thực...

Cho nên, mới có câu: thiên can lấy hợp làm đầu, địa chi lấy xung làm chính.

kimcuong
08-05-13, 12:32
Trong bài "Luận Đảo Thực" mà lesoi vừa đăng (Đảo Thực chính là 1 tên gọi của Thiên Ấn/Kiêu), có 2 thí dụ cũng làm rõ cách xét lưu niên tác động đại vận và mệnh cục dẫn đến sự việc.

Thí dụ mệnh thứ nhất: Đinh Mùi - Đinh Mùi - KỈ Hợi - Đinh Mão

Có 3 thiên ấn là Đinh (trong bài gọi là 3 đảo thực). Tôi xét thêm cung mệnh là Đinh Mùi, như thế là thiên ấn ở mệnh này rõ mạnh, tam hợp Hợi Mão Mùi thêm Mùi càng bền chặt. UHTB luận Kỉ thổ nhật chủ tọa Hợi là nhược, mà không luận nguyệt lệnh (ở thí dụ sau lại luận nhật chủ với nguyệt lệnh). Lý do vì địa chi đã hình thành tam hợp nên luận Giáp, Ất là chính. Giáp ở trụ ngày nên luận với nhật chủ.

Điểm này hơi khác thường và khó mà chấp nhận, vì nguyên lý luôn luôn vẫn luận nhật chủ với nguyệt lệnh để suy ra vượng hay nhược. Tuy nhiên, các bạn đọc các tài liệu cổ nên làm quen với những biệt lệ này. Chương này luận về Đảo Thực nên muốn làm rõ Thiên Ấn và Sát tinh (tam hợp Mộc) là mầm gây tai họa.

Theo tôi thì thí dụ trên phải là Tòng Cường cách, vì ta vẫn đi từng bước luận:
1 - Kỉ nhật chủ tọa quan đái ở nguyệt lệnh Mùi, luận vượng.
a- Nếu cho rằng Mùi nguyệt lệnh hợp với Hợi và Mão thành tam hợp Mộc, thì vẫn còn trụ năm Đinh Mùi và cả cung mệnh Đinh Mùi. Trong phương pháp luận tam hợp hình thành không bị các nhân tố cùng loại ảnh hưởng, nghĩa là trụ năm và cung mệnh độc lập.
b- Tam hợp Mộc không xuất can Giáp Ất dẫn khí, ở mệnh cục là 1 loại "ám tàng", tức là chờ thiên can đến ở vận hạn là manh động.
c- Như thế nhật chủ vẫn là thân vượng, mà còn được Đinh hỏa có gốc sinh cho. Can và Chi như thế là dễ thấy 2 luồng khí khắc nhau, đó là Mộc và Thổ, cụ thể phần nhiều là bệnh tật.
d- Thân vượng có ấn vượng, Thực Thương không có (khuyết Kim), Tài Sát yếu, dễ thành tòng cường cách.

Khi đã tòng cường thì dĩ nhiên lấy Hỏa Thổ làm dụng, kị nhất là Mộc Sát và Thủy Tài.

Vận Ất Tị: ẤT là kị thần xuất hiện, Tị hỏa lâm KV.
Lưu niên Quí Hợi: QUÍ và HỢI là thái tuế kị thần

Vận dụng các nguyên tắc kể ở bài đầu, chúng ta lần lượt nhận định:

Lưu niên tác động trực tiếp đại vận, thông qua đại vận tác động mệnh cục, đại vận tác động trực tiếp mệnh cục và chịu lưu niên sinh khắc hình hợp.= QUÍ hỗ trợ ẤT, Hợi xung Tị, hình Hợi trụ ngày, Không Vong vì xung được giải, nhưng cũng là 1 xung đột thủy hỏa, đưa đến "giải thoát" là mệnh vong.

kimcuong
08-05-13, 12:33
Thí dụ mệnh thứ nhì: Giáp Tuất - Bính Dần - GIÁP Tuất - Nhâm Thân (mệnh Tân Mùi)

UHTB luận thân vượng do Giáp sinh tháng Dần là Kiến Lộc. (Nếu luận Giáp tọa Tuất là Dưỡng địa như thí dụ đầu thì phải gọi là thân nhược!). Nhật chủ và nguyệt lệnh cùng loại thì lấy thiên can tạp khí thấu ra làm Cách. Ở đây ta thấy BÍNH Thực thần lộ, gọi là Thực thần cách. Thực thần làm cách sợ bị thương tổn là gặp Thiên ấn. Chức năng của Ấn là khắc phá Thực Thương, vì thế tên gọi đặc biệt của tứ trụ có cách này chính là "Kiêu đoạt Thực".

Các bạn lưu ý rằng, phương pháp cổ thường chú trọng luận nguyệt lệnh với trụ giờ, vì một là chủ lực của cuộc sống, một là hậu vận. Thí dụ này có Dần xung Thân là 1 điểm hung. Trong bài của UHTB không nói đến KV ở Thân, nhưng theo tôi thì luận Dần Thân xung giải KV, vì thế Canh kim và Nhâm thủy trong Thân trở lại có thế lực sinh Kiêu thần Nhâm khắc Thực thần Bính. Trụ giờ là hậu vận xung khắc nguyệt lệnh mang ý nghĩa "không còn chủ lực của cuộc sống" hoặc hậu vận rất xấu. Nói cách khác là tổn thọ.

Luận theo Cách Cục là như vậy, không phải như vài mệnh gia cận đại luận rằng: Nhâm sinh Giáp, Giáp sinh Bính là tương sinh, mệnh hảo! Thuyết này không nên tiếp tục nghiên cứu nếu các bạn muốn luận theo phương pháp truyền thống.

Lại nữa, có bạn cho rằng "luận theo phái Cách Cục là không luận Vượng Nhược", như vậy là không đúng. Các bạn hãy đọc kỹ trong Tích Thiên Tủy, UHTB và TBCT thì rõ ràng có luận thân vượng nhược hay không.

Trở lại thí dụ thứ hai, chúng ta cũng nhận định Giáp nhật chủ vượng ở nguyệt lệnh, lại thêm Tỉ kiên và Thiên Ấn lộ. Chỉ là cách cục bị phá do thân đã vượng lại được sinh phù, như vậy Kiêu thần và Tỉ Kiếp là kị thần. Nhưng sao đến vận Kỉ Tị, năm Canh Tí lại mạng vong?

>>> Lưu niên CANH đối với đại vận: Kỉ thổ sinh Canh
>>> Lưu niên CANH đối với mệnh cục: Canh khắc Giáp
>>> Thái tuế Tí hợp Thân, hại Mùi cung mệnh, lực kị thần thêm mạnh
>>> Đại vận Kỉ đối với mệnh cục: Kỉ hợp Giáp
>>> Đại vận Tị đối với mệnh cục: Tị tam hình với Thân và Dần

Luồng khí gây họa chính yếu là KIM THỦY vượng, lại thêm nguyệt lệnh và hậu vận bị tam hình. Vì thế, sinh phù thái quá cũng là tiêu chí hung.

Tóm lại, những mẫu thí dụ trên có thể nghiên cứu thêm về Tuế Vận ảnh hưởng mệnh cục thế nào. Trên căn bản là đã nhận ra Dụng và Kị. Còn về thân vượng hay nhược là để biết thêm cách cục bình thường hay tòng theo, hoặc ngoại cách. Hy vọng mọi người có thêm dữ liệu để tìm hiểu chính bát tự của mình.

kimcuong
16-05-13, 13:25
Nói về lục thân (cha mẹ anh em vợ chồng con cái) đến tuế vận có việc cát hay hung chưa có mẫu hình nào nhất định, hoặc không phải tứ trụ nào giống nhau cũng đều có đồng sự việc xảy ra. Tuy thế, qua nhiều ứng nghiệm, các bạn có thể thấy rằng thường ứng vào lục thân nhiều hơn khi ngũ hành của thời điểm xảy ra sự việc là dụng hỉ thần của bản thân.

Tôi vừa mới biết 1 cháu trai có tang bà nội ngày 5.5.2013. Cháu sinh 27.9.2008, trước 14 giờ.

Mậu Tí - Tân Dậu - CANH Ngọ - Quí Mùi (mệnh Quí Sửu)

Vận Nhâm Tuất (KV), lưu niên Quí Tị, tháng Đinh Tị

Canh lấy Mộc làm Tài, đại diện cho phụ thân. Các sách cổ dừng lại tại điểm này, chỉ nói tổ phụ tổ mẫu có thể xét trụ năm, không nói rõ "bà nội" hay "ông ngoại" thuộc thiên can nào đại diện. Sau này có vài tài liệu bàn rộng ra thêm và cho rằng từ TÀI tinh (đại diện cho cha) có thể tính ra ông bà, cũng như con dâu con rể, cháu chắt! Quả là phong phú và hiển nhiên là chỉ trong 10 thiên can chúng ta có thể thấy đầy đủ thân bằng quyến thuộc!

Thử kiểm nghiệm với tứ trụ cháu trai ở trên. Mộc là Tài (cha), thì Thủy sinh Mộc phải là mẹ của cha, tức là bà nội của cháu bé. Năm QUÍ thủy tất phải ứng ra việc xảy đến cho bà nội.

Ứng dụng sinh khắc ngũ hành và dụng hỉ kị thần của tứ trụ, cháu bé này thuộc Dương nhận cách dùng Ngọ hỏa làm Dụng, tức lấy Quan Sát chế Kim. Tí ở trụ năm xung Ngọ là 1 điểm ghi nhận Thủy và Hỏa sẽ bị xung nộ ở ứng hạn xảy ra.

Ứng hạn là vận Nhâm Tuất, năm Quí Tị:
- Nhâm Quí là thủy kích hỏa.
- Tị Ngọ Mùi lập thành tam hội
- QUÍ lưu niên hợp bán Mậu trụ năm
- Tuất đại vận lập tam hình với Mùi và Sửu (cung mệnh)
- Tuất là mộ của hỏa, tuy Bính Đinh không thấu ra, nhưng gặp tam hình cũng là "mở cửa mộ" (hình xung là động)
- Nếu tính cả ngày mất của bà là ngày Tân Mùi thì quả là Hỏa vượng khắc Kim, phản kích Thủy.

Bản thân còn nhỏ tuổi, không bị vấn đề gì, nên ứng vào ngưòi thân! Điều này phải chăng chỉ còn giải thích là do duyên nghiệp mà thành?

Vậy QUÍ là đại biểu cho bà nội/mẹ của cha ứng vào tuế vận của cháu bé này là 1 thí dụ kiểm chứng.

dvn1983
16-09-14, 23:50
Kính gửi Cô Kim Cương

Sau khi nghiên cứu Tử Bình một thời gian (và cũng có Phật Giáo). Con cũng có nhận thấy là Tứ trụ của mỗi người do duyên nghiệp mà thành. Nghiên cứu TB để có thể thấy được nhân quả.

Rất mong cô và anh chị trên diễn đàn hướng dẫn.