PDA

View Full Version : Thai, Tức, cung Mệnh, ngũ hành nạp âm



thiensa1
01-05-13, 19:28
Chào các hội viên KTB
Sa thấy các bác luận tử bình tùy trường hợp có dùng đến cung mệnh, thai nguyên
Thấy có 1 cung là Thai tức nữa, không hiểu Thai Tức có nghĩa là gì và có tùy trường hợp sử dụng kiểu như cung mệnh và thai nguyên hay không?
Thân ái,

VũTham
01-05-13, 23:32
Câu hỏi này của bạn đã được các anh chị và cô kim cương làm rõ ở một topic khác! Bạn thử tìm xem nhé!
Thân

kimcuong
02-05-13, 11:41
"Thai, Tức, Biến, Thông" là 4 tiêu chí tương hợp, tương thông của tháng, ngày và giờ sinh so với năm sinh. Dĩ nhiên ai muốn thử nghiệm thì cứ xét thêm. Đây là những sự hợp lành và quí mệnh nếu can chi tương sinh nhau, còn khắc nhau thì mệnh bình thường hoặc nghèo. Tuy nhiên, cần phải xét ngũ hành nạp âm thì chính xác hơn.

Thí dụ năm sinh Mậu Dần, tháng sinh Tân Dậu, thai nguyên là Nhâm Tí: Mậu Dần nạp âm Thổ, Nhâm Tí nạp âm Mộc, Mộc khắc Thổ là bất lợi.

Định từ tháng sinh: Thai (thường gọi là Thai Nguyên)
Định từ ngày sinh: Tức
Định từ giờ sinh: Biến và Thông

Các bạn có thể xem thêm ở TBCTBC hay UHTB.

thiếu bá
02-05-13, 12:30
Định từ tháng sinh: Thai (thường gọi là Thai Nguyên) và Tức


Em sửa chút, Thai tức định từ Ngày sinh (UHTB1).

kimcuong
02-05-13, 13:05
không hiểu Thai Tức có nghĩa là gì và có tùy trường hợp sử dụng kiểu như cung mệnh và thai nguyên hay không?

Tiện thể nói thêm về cung Mệnh. Nguyên ủy cũng có thể xét ngũ hành nạp âm của cung Mệnh đối với năm sinh. Nhưng tôi vẫn thử nghiệm xét ngũ hành đơn, tức là can chi của cung mệnh so với các can chi khác trong bát tự. Nếu xét cung mệnh theo tài liệu cổ thì chỉ xét 12 cung Tí, Sửu, Dần, Mão... mỗi cung có 1 ý nghĩa nhất định. Tôi thấy rất là đơn điệu và không làm rõ được ngũ hành vượng nhược trong bát tự theo phương pháp cận đại mà chúng ta đang dùng.

thiensa1
20-08-13, 18:38
Trong mệnh phổ của Viên Thụ San cũng có chép mệnh Từ hi thái hậu giờ Hợi, như sau:

Nhất, Thanh - Hiếu Khâm thái hậu

Ất Mùi / Đinh Hợi / Ất Sửu / Đinh Hợi
Vận: Mậu Tý - Kỷ Sửu - Canh Dần - Tân Mão - Nhâm Thìn - Quý Tị - Giáp Ngọ - Ất Mùi

Bát tự thuần âm, lưỡng Hợi giáp Sửu, củng Tý thủy quý nhân, nạp âm thổ kim tương sinh, tái phúc chi tượng. Mệnh cung tọa Ngọ hỏa Trường Sinh, Thực Thần đắc Lộc, hàn mộc hướng dương, giai thuộc đặc điểm. Sửu Mùi xung khai đế khuyết, lưỡng Hợi là đế tọa, trì kỳ Tả Hữu, thùy thường nhi trị, vu thử khả kiến liễu. Hiếu Khâm vi nữ trung kiệt xuất chi tài, kỳ anh quả hữu vi, thị kim luân hoàng đế, đãi vô tàm sắc, cố bất đương dĩ tầm thường phụ nữ, ỷ lại Phu Tử giả lệ chi, tuy hình khắc vô thương dã.
Vận Kỷ Sửu, năm Mậu Tuất, xung động đế tọa, Đinh Thực Thần nhập Mộ, Sửu Tuất Mùi hình khai Mộ khố, mà hóa hung thành cát. Năm Canh Tý vận Giáp Ngọ, tuế vận tương chiến, cố hữu quyền phỉ chi loạn, sang vận Ất Mùi, Ất vận Tỉ Kiên, lão tăng sinh lượng, hựu Mậu Thân Lưu niên, Mậu Dần Mậu Thân, xung phá Thai nguyên, Ất Mùi Ất Sửu chi kim, đắc Đinh Hợi chi thổ, dĩ tư sinh phù, nhi Đinh Hợi chi thổ, hựu dĩ Mậu Dần vi chi căn, Mậu Thân xung giá, nghi kỳ thượng tân hĩ. Thử cách dữ tống lý thái hậu, pha tương bàng Phật, nhiên lý hậu Bát Tự hệ Ất Hợi, Đinh Hợi, Ất Tị, Đinh Hợi, hỏa thổ Đinh sinh, phi thổ kim tương sinh, thả Tỵ Hợi xung phá đế tọa, cố lý hậu sự nghiệp, viễn bất đãi Hiếu Khâm dã.
Nhìn cách luận của Vương Thụ San thấy dùng cả cung mệnh và thai nguyên
Ko hiểu ngoài Vương đại sư ra còn danh sư nào kết hợp như vầy ko?

lesoi
21-08-13, 13:22
Mệnh cung tọa Ngọ hỏa Trường Sinh

- Nếu tháng Hợi giờ Hợi thì mệnh cung ở Mùi chứ sao ở Ngọ nhĩ?


Mậu Thân Lưu niên, Mậu Dần Mậu Thân, xung phá Thai nguyên

- Chỗ này thì Thai nguyên là đúng Mậu Dần.


Nhìn cách luận của Vương Thụ San thấy dùng cả cung mệnh và thai nguyên
Ko hiểu ngoài Vương đại sư ra còn danh sư nào kết hợp như vầy ko?

Trong Cùng Thông Bửu Giám có luận Thai nguyên rất nhiều ví dụ.
Theo tôi nếu kết hợp cả 2 thì xác suất vẫn cao hơn, nhưng thực tế thì các sách rất ít khi thấy luận chung như trên.
Chỗ này tôi nghĩ cô KC nhiều năm nghiên cứu có kinh nghiệm, xin cô cho ý kiến thêm.

kimcuong
21-08-13, 14:06
Tôi luận "ngũ trụ" từ lâu rồi, không phải là "tứ trụ" nữa. Thế nhưng tôi không luận Thai Nguyên, mà chỉ luận Cung Mệnh. Các sách cổ nào nói tới 2 cung này thì khi luận đều dùng đến, các bạn phân vân dùng hay không dùng là chính vì ảnh hưởng các sách hiện đại (có nói đến mà khi luận thì không dùng!).

Theo tôi thì vấn đề thống nhất phương pháp hầu như không thực hiện được, các bạn chỉ còn cách tự nghiệm lý mà thôi.

kimcuong
24-08-13, 16:09
Vấn đề luận ngũ hành nạp âm cho tứ trụ cũng tương tự.

Chúng ta biết cách luận của Tử Bình không phải mấu chốt là ngũ hành nạp âm như Tử Vi. Thiên can thấu ra ở tứ trụ chính thực là từ can tàng ở địa chi. Giá trị của thiên can vì thế mới luận "thông gốc" hay không. Vì thế mà ngũ hành ở tứ trụ hoàn toàn là ngũ hành đơn tính, thí dụ như trụ Mậu Thìn, ta xét Mậu là dương thổ, Thìn cũng là dương thổ, không xét là Đại Lâm Mộc. Mậu thổ thấu ra từ Thìn, đấy là dương thổ có tính chất rõ rệt, và được gọi là 1 trong những tiêu chí "vượng". Nếu vừa xét là Thổ, lại xét là Mộc thì quả là khó mà nhận định cát hay hung.

Hoặc như Canh Ngọ, không gọi là Lộ Bàng Thổ, mà xác định Canh kim có thông gốc ở Ngọ hỏa hay không. Chính vì nguyên lý "thông gốc" mà không thể xét ngũ hành nạp âm được.

Nếu các bạn thích luận ngũ hành nạp âm thì chỉ nên luận tất cả tứ trụ, cung mệnh, thai nguyên (Tức, Biến, Thông), đại vận, lưu niên.... đều với hệ thống Ngũ Hành Nạp Âm. Vì phương pháp luận tuy có nhiều phân loại nhỏ, nhưng cơ bản thì vẫn chỉ nên dùng 1 hệ thống mẫu mà thôi.