PDA

View Full Version : Mục các câu hỏi tổng quát ?



chung
10-05-13, 18:53
Em mỡ topic này. Để gửi các câu hỏi tổng quát. Do không tìm được toipic tương ứng.

Hôm nay, em gặp một Bác có nghiên cứu tử bình cũng nhiều năm rồi. Gặp Bác đó gợi ý cho em nhiều vấn đề mới cần chia sẻ như sau:

1. Tử bình có nên nghiên cứu ứng dụng thực tế. Hay chỉ để xem chơi qua các câu phú. Để rồi khi gặp vài trụ cụ thể lại dùng vài câu phú để giải. Để rồi bản thân không biết tài quan ấn nên dụng như thế nào?

2. Tử bình phần tĩnh đã chiếm 75%, phần động chiếm 25%. Trong khi đó dịch lý động = tĩnh = 50%. Chúng ta nên nhìn nhận ra sao ? Khi dụng thần không có trong trụ, đại vận hay lưu niên cần làm gì ?

3. Khi giải một lá số có ảnh hưởng cụ thể ra sao giữa người xem và người được xem. Vậy có nên giải số hay không ?

Qua 3 điểm trên em rất muốn anh chị chia sẻ thêm về chủ đề này.

chung
10-05-13, 19:03
Một người nhờ em hỏi vài câu sau. Nhờ Cô và các anh chị giải đáp.

1. Giữa can & chi của một trụ có mối tương quan sinh khắc xung hợp không ?

Ví dụ : Trụ Đinh ngọ, ngọ tàng đinh kỉ. Vậy đinh xét có gốc. Trụ Ất sửu (kỉ, quý, tân) thì ất có chế kỉ không ?

2. Trong tử bình có xét trường hợp nhập mộ của 10 thần không ?

Ví dụ : Nhật chủ Canh sinh tháng tuất ( mậu, tân, đinh). Bính sát can giờ có xét là sát nhập mộ không ?

3. Tỵ có chứa tuất không ? Nếu có thì các chi còn lại sẽ chứa gì ? Nếu không thì cần giải thích như thế nào ?

Đọc xong 3 câu hỏi, em xin chào thua.hjhjjhjh. Nhờ Cô và các anh chị nhé . Cám ơn mọi người.

kimcuong
10-05-13, 20:54
Những câu trên, nhất là 3 câu sau, chung và letung đủ lực trả lời chính xác!

chung
11-05-13, 08:27
Những câu trên, nhất là 3 câu sau, chung và letung đủ lực trả lời chính xác!

Chào cô giáo,

Em xin trả lời 3 câu trên.


1. Giữa can & chi của một trụ có mối tương quan sinh khắc xung hợp không ?

Ví dụ : Trụ Đinh ngọ, ngọ tàng đinh kỉ. Vậy đinh xét có gốc. Trụ Ất sửu (kỉ, quý, tân) thì ất có chế kỉ không ?

Khi học tử bình nhập môn, lấy thiên can làm ngọn, lấy địa chi làm gốc. Hiểu thông thường gốc có tốt thì ngọn mới sinh sôi nảy nở gọi là có gốc sâu.Trụ Đinh ngọ ứng với trường hợp này. Ngược lại, trong triết học quan hệ Bản chất - Hiện tượng cũng như luật Nhân quả, chúng ta sẽ thấy Quả hay Hiện tượng là sự phản ánh của Nhân và Bản chất. Vậy can chi có mối quan hệ rất chặt chẽ gồm sinh khắc xung hợp.

Ví dụ Ất sửu vẫn xét ất có khả năng chế kỉ. Như trong gia đình. Đôi khi quan điểm của bố mẹ nhìn nhận một vấn đề không thoáng. Những người con có môi trường tiếp thu nền tảng tư duy mới, có thể trình bày những ý kiến riêng để bố mẹ hiểu.



2. Trong tử bình có xét trường hợp nhập mộ của 10 thần không ?

Ví dụ : Nhật chủ Canh sinh tháng tuất ( mậu, tân, đinh). Bính sát can giờ có xét là sát nhập mộ không ?

Trường hợp này, chúng ta gặp phải khi dùng phần mềm lấy lá số trang lyso.vn. Trong 12 cung trường sinh. Mộ là nơi thu tàng của vạn vật. Lấy can nhật chủ tra với các can khác của trụ. Mục đích là xét vượng nhược của nhật chủ.

Như ví dụ trên. Bính sát ta xét có lực do đắc lệnh tháng. Chưa thấy trường hợp xét sát nhập mộ. Dù bính gặp tuất tọa mộ.



3. Tỵ có chứa tuất không ? Nếu có thì các chi còn lại sẽ chứa gì ? Nếu không thì cần giải thích như thế nào ?


Tỵ và Tuất là hai chi riêng biệt. Nếu dùng từ chứa chắc chắn không đúng.

Tỵ tàng bính, mậu, canh. Tuất tàng mậu, tân, đinh.

Thân tàng canh, nhâm, mậu. Sửu tàng kỉ, quý, tân.

Dần tàng giáp, bính, mậu. Mùi tàng kỉ, đinh, ất.

...........

Tứ quí gửi mình vào bốn phương. Nó phản ánh hình ảnh của bốn phương nơi mình. Trong toán học người ta dùng định nghĩa ánh xạ để nói về trường hợp này. Vậy kết luận Tuất là ánh xạ của Tỵ hay trong Tuất có tính chất của Tỵ.

Nhờ Cô và các anh chị chỉnh sửa giúp em.

chung
11-05-13, 08:30
Em rất mong các anh chị cho ý kiến về ba câu hỏi đầu tiên nhé. Khi giải đáp được ba câu này chúng ta mới nhìn nhận chính xác về tử bình hơn. Cám ơn các anh chị.

letung73
11-05-13, 10:57
Em chào chị KC cùng ace trong diễn đàn. Em xin bổ xung thêm những luận giải của Chung nếu có vấn đề gì chưa thấu đáo mong chị và các ace trong diễn đàn góp ý thêm.

Câu 1. Giữa can & chi của một trụ có mối tương quan sinh khắc xung hợp không ?

- Đây chính là muốn nói đến mối tương quan của thiên can và địa chi. Vd như trụ Đinh Ngọ trong ngọ tàng Bính Mậu Canh thì xét Đinh có gốc tại Ngọ. Khi xét về vượng nhược của Đinh thì có thể nói là Đinh được trời che đất trở cho nên là đất rất vững manh.
- Trong tốp pic: Quan hệ Tuế - Vận - Mệnh cục có anh mayman có giải thích về can chi Đinh Sửu và mối quan hệ cũng như ảnh hưởng của đinh khi gặp sửu. theo em hiểu là Sửu là tài kho của Đinh khi đinh gặp sửu, sửu là dư khí của thủy vì trong Sửu tàng quý thủy vậy sửu thổ là bùn nhão cho nên Đinh gặp Sửu chắc chắn là đinh sẽ bị sửu làm giảm thế lực của mình ( sửu có thể chế đinh hỏa).

- Hay như trong TBCTC trong chương 37 luận thực thần Từ đại ca luận mênhThường Quốc Công: Tân Mão/ Tân Mão/ Quý Dậu/ Kỷ Mùi cũng rất rõ về trường hợp thiên can khắc địa chi như sau: “ Mệnh Thường Quốc Công tuy có Ất mộc tại nguyệt lệnh, nhưng hai mão bị hai Tân chế, Thực bị Kiêu đoạt không thể dùng được. Dùng Ấn hóa Sát làm dụng, Sát chủ uy quyền và cách cục thanh thuần cho nên chủ hiển hách”.

Câu 2. Trong tử bình có xét trường hợp nhập mộ của 10 thần không ?

Ví dụ : Nhật chủ Canh sinh tháng tuất ( mậu, tân, đinh). Bính sát can giờ có xét là sát nhập mộ không ?

Em cũng xin bổ xung thêm ý kiến của Chung.
Trong tử bình cũng xét nhập mộ của 10 thần ví dụ: Nhật chủ Canh sinh tháng tuất gặp bính Sát trụ giời xét theo nguyên lý thì sát ở đây vượng lại thông căn khố . cho nên không thể nói Sát nhập mộ được
Nhưng em xin lấy vd trong trường hợp nhập mộ và nhập khố: Quý lấy Bính làm tài gặp Tuất thì nói tài quy khố, Ất dụng canh làm Quan gặp tuất thì là Quan nhập mộ. ( tham khảo TBCTC chương: Thất thập luận mộ khố hình xung chi thuyết.)
Câu 3. Tỵ có chứa tuất không ? Nếu có thì các chi còn lại sẽ chứa gì ? Nếu không thì cần giải thích như thế nào ?

Em cũng xin bổ xung thêm: Khi chúng ta nhìn vào Bát quái đồ ta thấy thổ ở trung tâm chia đều ra 04 phương, 04 phương đều có thổ ở cuối mỗi phương vd như Sửu thì nằm ở phía đông bắc, thìn ở phía đông nam....Chính vì vậy Thổ là Mẹ của vạn vật , vạn vật sinh ra cũng từ thổ mà đến khi sinh, trưởng, già và chết đi cũng gửi vào nơi Thổ vậy. Chính vì thế mới có thuyết tứ mộ.
dưới đây là những luận giải của em mọng Chị và ace sửa giùm, góp ý. em xin chân thành cảm ơn!

kimcuong
11-05-13, 12:10
1. Giữa can & chi của một trụ có mối tương quan sinh khắc xung hợp không ?
Ví dụ : Trụ Đinh ngọ, ngọ tàng đinh kỉ. Vậy đinh xét có gốc. Trụ Ất sửu (kỉ, quý, tân) thì ất có chế kỉ không ?

Làm gì có trụ "Đinh Ngọ"? Đinh là can âm, Ngọ là chi dương! Chung chỉ cần trả lời ngay là chỉ có "Đinh Tị"! Còn letung thì nhớ lại xem, trong Ngọ không tàng "Bính Mậu Canh"!

Vấn đề này là cơ bản của Can, Chi và Gốc.
Địa chi đo lường sức lực mạnh yếu của thiên can.
Can tàng là gốc của thiên can.
Thiên can thấu ra là khí chất lộ ra.

Tử Bình thật tế xét khí chất của 1 người, nên đi từ địa chi là chính, vì thế mới xem kỹ:
- nguyệt lệnh
- can tàng có thấu ra hay không

Vậy nói đến Ất Sửu là luận:
- Sửu tàng Kỉ Quí Tân
- trong tứ trụ có thấu Kỉ, Quí, Tân hay không?
- nếu thấu Kỉ, tức là Ất và Kỉ tương khắc
- nếu thấu Quí, tức là Ất được Quí tương sinh
- nếu thấu Tân là Sát của Ất thì Tân khắc Ất

Thấu ra là khí chất lộ rõ nên "trực tiếp" có ảnh hưởng nhau, ngoài ra là vẫn ẩn tàng trong địa chi, lực sinh hay khắc không rõ, vì thế không cần thiết phải xem trọng. Bởi vì trong tứ trụ còn có nguyệt lệnh là tối trọng, nên "Ất nhật chủ sinh tháng Sửu" luận khác với trụ Ất Sửu. Nhiều người luận trụ ngày Ất Sửu là "tự khắc" vì Ất khắc Kỉ trong Sửu, vậy còn Quí thì sao? Tại sao không luận là "tự sinh"?

Vì thế, nguyên lý Tử Bình chỉ nên học tập đúng cách, đừng suy diễn nhiều quá mà "tự gây trở ngại".

thiếu bá
11-05-13, 12:54
2. Tử bình phần tĩnh đã chiếm 75%, phần động chiếm 25%. Trong khi đó dịch lý động = tĩnh = 50%. Chúng ta nên nhìn nhận ra sao ? Khi dụng thần không có trong trụ, đại vận hay lưu niên cần làm gì ?


Đừng đặt câu hỏi thế vì đã lộ ra cái nhìn lệch lạc - nên hiểu nó là cái "vòng 2 con cá" tung tăng bơi lội, hì. Dụng thần ở quanh ta, thể hiện ngay từ tâm thức hành động của ta...

câu 1-3 thì chúng ta đã bàn đến nhiều rồi chung à.

kimcuong
11-05-13, 13:06
2. Trong tử bình có xét trường hợp nhập mộ của 10 thần không ?

Ví dụ : Nhật chủ Canh sinh tháng tuất ( mậu, tân, đinh). Bính Sát can giờ có xét là Sát nhập mộ không ?

Câu hỏi này thì rất tốt, vì giải quyết được nhiều vấn đề, như 12 cung trường sinh và "đau đầu" nhất vẫn luôn luôn là Mộ/Khố.

Thập can trong vòng trường sinh từ Trường Sinh đến Dưỡng tọa 12 cung biểu hiện sự trưởng thành cho đến tận diệt. Vậy 1 thiên can luôn luôn trải qua giai đoạn Mộ. Đó là nói về thiên can đơn.

Vì thế Canh đến Tuất gọi là tọa Suy địa (đúng thuật ngữ là như vậy), nghĩa là Canh sinh ở tiết Hàn Lộ đã không còn vượng nữa, vì Tuất là cuối mùa Thu. Sắp sang mùa đông, Canh đến Hợi (lập đông) tọa Bệnh, đến Tí (Đại tuyết) tọa Tử và đến Sửu (Tiểu Hàn) tọa Mộ. Như vậy Canh kim đã từ trường sinh ở Tị (lập hạ) cho đến Sửu, sang Dần (tọa Tuyệt) là tận diệt.

Căn bản là xét nguyệt lệnh nên các thiên can khác trong tứ trụ đều thông qua tháng sinh mà định 12 cung trường sinh như vậy. Vì thế nói Bính là thất sát của Canh nhập mộ ở Tuất là không sai. Ta lại hiểu là ngũ hành hỏa (trải qua 3 tiết Tị, Ngọ, Mùi) đã đến giai đoạn suy yếu đi. Vì thế gọi là "nhập mộ".

Nhật chủ Canh mà sinh giờ Bính Tuất thì Bính trụ giờ này gọi là "tọa mộ", hay còn nói là "tọa chánh mộ", vì Tuất là Hỏa khố.

Tuy nhiên, luận vượng suy của 1 thiên can không phải chỉ là Mộ hay Kho hoặc Khố, mà còn nhiều yếu tố khác. Nói chung thì vẫn theo sát nguyên tắc:
- Dụng thần thì nên vượng, không nên bị hình khắc hợp.
- Kị thần thì nên suy, không nên thấu lộ và trở nên vượng.

Như thế, dù là Quan Đái hay Mộ, Tuyệt, phải nên xét là Dụng hay Kị. Không nên cố chấp cứ "gặp Mộ thì Xung mới phát"! Nếu là Kị thần nhập mộ thì nên yên lặng, chớ xung hợp mà phát họa, vì xung động tức là đào sới những gì cần không được phát ra. Đấy mới thực là theo sát nguyên lý của Dụng thần trong Tử Bình.

kimcuong
11-05-13, 13:12
3. Tỵ có chứa tuất không ? Nếu có thì các chi còn lại sẽ chứa gì ? Nếu không thì cần giải thích như thế nào ?
Câu hỏi này không rõ ràng và không có căn bản về địa chi. Tị và Tuất là 2 địa chi khác nhau. Trừ phi muốn nói là trong Tị tàng Mậu, vì có vài sách vở dịch chữ "Mậu" sang thành "Tuất", nên người học không hiểu.

kimcuong
11-05-13, 13:38
1. Tử bình có nên nghiên cứu ứng dụng thực tế. Hay chỉ để xem chơi qua các câu phú. Để rồi khi gặp vài trụ cụ thể lại dùng vài câu phú để giải. Để rồi bản thân không biết tài quan ấn nên dụng như thế nào?

3. Khi giải một lá số có ảnh hưởng cụ thể ra sao giữa người xem và người được xem. Vậy có nên giải số hay không ?

Đây là vấn đề cơ bản của việc tin tưởng vào khoa giải mệnh. Tranh luận việc này thì vô hạn định, tùy theo bạn nào thích thì xin mời nói lên ý kiến của mình.


2. Tử bình phần tĩnh đã chiếm 75%, phần động chiếm 25%. Trong khi đó dịch lý động = tĩnh = 50%. Chúng ta nên nhìn nhận ra sao ? Khi dụng thần không có trong trụ, đại vận hay lưu niên cần làm gì ?
Theo tự nhiên thì chẳng bao giờ có 50% xảy ra. Vì thế nên nói đến thăng bằng chính là nói đến chất lượng, không phải là con số.

Tử Bình chú trọng khí chất bản thân lộ ra như thế nào từ nguyên cục, đại vận lưu niên chính là thời điểm trung hòa hay làm cho thái quá, bất cập thêm lên. Những năm ta thấy "bình yên" chính là thời khắc dung hòa Dụng và Kị của tứ trụ. Lúc nào cũng có Dụng thần trong tứ trụ, hiểu theo nghĩa lệnh tháng tức là Dụng, không phải là tác nhân ngoại lực. Vấn đề là nhìn nhận làm sao phát huy được kết cấu của Dụng và lực chung quanh.

VũTham
11-05-13, 13:45
Chào cô KC và chung, VT cũng có một câu hỏi thắc mắc từ lúc mới học tử bình đên nay vẫn chưa thấu suốt cho lắm! Tất nhiên là về quan điểm của các trường phái!
VT vẫn luôn nghĩ: Tiêu chí chọn dụng thần cảu một tứ trụ dựa theo thuyết cân bằng ngũ hành (tất nhiên điều này ai cũng biết) và muốn cân bằng được tứ trụ hay không là phải nhờ vào một hay nhiều ngũ hành có sẵn trong mệnh cục! VD như tứ trụ thân vượng ấn vượng thì dụng tốt nhất là tài sau đó hỉ là thực thương... Nhưng nếu trong tứ trụ hoàn toàn không có tài liệu chúng ta có thể nói dụng thần vẫn là tài?! Khi đó, nếu tứ trụ có thực thương đủ lực thì VT lại cho rằng dụng thần lúc này là thực thương, không phải tài!
Nhiều trường phái, nhiều người quen của VT về mệnh lý vẫn luôn cho rằng, Dụng thần vẫn có thể là ngũ hành không có mặt trong mệnh cục và ta có thể bổ sung từ bên ngoài để cải vận.
Xin cô kimcuong và các bạn góp ý giúp đỡ VT với!

kimcuong
11-05-13, 14:04
Nhưng nếu trong tứ trụ hoàn toàn không có tài liệu chúng ta có thể nói dụng thần vẫn là tài?! Khi đó, nếu tứ trụ có thực thương đủ lực thì VT lại cho rằng dụng thần lúc này là thực thương, không phải tài!

Chính là quan điểm này làm học thuật Tử Bình như đứng ngừng lại suốt bao lâu nay. Vì mãi lo nhận định thế nào là "Dụng" hiểu theo quan niệm như Vũ Tham viết.

Trong khi đó, câu đầu tiên mà chúng ta nhập tâm từ khi đọc sách Tử Bình phải là "Dụng thần chuyên tầm nguyệt lệnh", có nghĩa là tìm dụng thần trong lệnh tháng, cụ thể bản khí là DỤNG, sau đó là trung khí, dư khí. Nếu cả bản khí, trung khí, dư khí (can tàng) không thấu lộ thì vẫn phải dùng ngũ hành của địa chi tháng sinh mà luận. Đấy là tìm dụng thần, tức là tìm được sự kết hợp của dụng sự (trong tháng sinh là vượng nhất) làm tiền đề cho mệnh cục.

Bởi thế nếu nói "dụng thần là Tài mà tứ trụ không có Tài" là sai lệch với ý trên. Bởi vì nguyệt lệnh là Tài (thí dụ Thân, Dậu của nhật chủ Bính, Đinh) thì làm sao lại nói như thế được? Vũ Tham suy nghĩ lại một chút thì hiểu ra ngay.

Trừ phi nói rằng, Tài tinh là sự kết hợp tốt với Quan cách, mà trong tứ trụ thiếu Tài, thì có thể được bổ sung ở hành vận hay phong thủy (dùng Tài sinh Quan). Nhưng phải hiểu là "Tài tinh không phải là Dụng, mà là HỈ thần", vì Quan mới là điều hữu dụng của tứ trụ.

kimcuong
11-05-13, 14:14
Nhiều trường phái, nhiều người quen của VT về mệnh lý vẫn luôn cho rằng, Dụng thần vẫn có thể là ngũ hành không có mặt trong mệnh cục và ta có thể bổ sung từ bên ngoài để cải vận.
Như đã nói, Dụng Thần hiểu theo nghĩa này là tìm tác nhân bên ngoài tác động vào mệnh cục. Vậy câu hỏi vẫn là "mệnh cục của ta là gì?". Nếu không có dụng thần trong mệnh cục mà phải tìm ở ngoài, tức là mệnh cục toàn kị thần !? Lại thử hỏi, kị thần tức là gì?

Kị thần là những điều bất thuận lợi, như nhà nghèo, học không thông, nhân dạng xấu, cha mẹ anh em không phù trợ... đó là những điều đã xảy ra. Dụng thần bên ngoài bất ngờ đến thì mọi việc vừa nói sẽ trở lại tốt đẹp? Có nhiều sự không lý giải thông suốt phải không nào? Chỉ có 1 việc mà người người đều trông chờ và giải quyết bất ngờ tốt nhất là trúng số, nghĩa là đang nghèo trở nên giầu có.

Nhưng đấy không phải là lý luận cuối cùng của mệnh học. Dĩ nhiên, ai ai cũng mong muốn như thế, nên tâm điểm của khoa mệnh lý học dường như đi vào con đường khác hẳn những gì gọi là "mệnh"....

letung73
11-05-13, 21:59
gửi bởi chị KC: Làm gì có trụ "Đinh Ngọ"? Đinh là can âm, Ngọ là chi dương! Chung chỉ cần trả lời ngay là chỉ có "Đinh Tị"! Còn letung thì nhớ lại xem, trong Ngọ không tàng "Bính Mậu Canh"!
- Đôi khi tính cẩu thả, không suy xét cẩn thận dẫn đến những sai lâm rất ngớ ngẩn và tai hại. Em đã thấm những lời chị dạy rồi. Em xin cảm ơn chị KC!

lesoi
12-05-13, 13:15
Hôm nay, em gặp một Bác có nghiên cứu tử bình cũng nhiều năm rồi. Gặp Bác đó gợi ý cho em nhiều vấn đề mới cần chia sẻ như sau:

1. Tử bình có nên nghiên cứu ứng dụng thực tế. Hay chỉ để xem chơi qua các câu phú. Để rồi khi gặp vài trụ cụ thể lại dùng vài câu phú để giải. Để rồi bản thân không biết tài quan ấn nên dụng như thế nào?

2. Tử bình phần tĩnh đã chiếm 75%, phần động chiếm 25%. Trong khi đó dịch lý động = tĩnh = 50%. Chúng ta nên nhìn nhận ra sao ? Khi dụng thần không có trong trụ, đại vận hay lưu niên cần làm gì ?

3. Khi giải một lá số có ảnh hưởng cụ thể ra sao giữa người xem và người được xem. Vậy có nên giải số hay không ?


Anh cứ nghĩ là Chung không thể nêu ba câu này!!!??

Từ khi anh biết dịch sách đến nay, thông qua sách Thần Phong Thông khảo mới biết được những câu phú khi luận mệnh.

Không ai hết là ngoài bản thân mình ra, chỉ có bản thân mình mới hiểu là nên luận mệnh theo Tử Bình hay không? Phải chăng là vì bản thân không xác định được sở trường hoặc sở đoản của mình? Cho nên mới cho rằng có nên áp dụng Tử Bình vào thực tiễn hay không?
Nói cách khác là chưa thể xác định dụng thần là gì? Cái gì đáng dụng và cái gì không đáng dụng trong tứ trụ bản thân!

Lý về Dịch thì động tĩnh là nguồn vận động của vũ trụ, tiến thoái theo quy luật. Cho nên việc nhìn nhận khách quan mà không có chủ định thì không thể nào hiểu Dịch nỗi!

Theo tôi nghĩ Manh phái chắc cũng có lý từ các bài phú luận mệnh, nhưng không vì thế mà không có nguyên tắc cơ bản. Có nguyên tắc cơ bản thì mới luận câu phú nỗi. Còn nói thêm các chủ đề về Manh phái hôm nay chắc có lẽ người mù thì không thể nào sáng tác nỗi rồi?

Vì vậy, anh nghỉ rằng Chung nên xem lại trình tự môn Tử Bình từ thấp đến cao mà nói, vì những câu trên đều là của những người mới nhập môn. Riêng Chung thì anh thấy đủ thừa khả năng để trả lời các câu trên!

lesoi
12-05-13, 13:22
Đôi khi tính cẩu thả, không suy xét cẩn thận dẫn đến những sai lâm rất ngớ ngẩn và tai hại. Em đã thấm những lời chị dạy rồi. Em xin cảm ơn chị KC!

Chào bạn!
Bạn lúc nào cũng như vậy, vội vàng, hấp tấp, muốn học nhanh để áp dụng được ngay liền. Tôi thấy bạn rất hiếu học, cho nên tôi mới góp ý cho bạn nhiều lần, không có ai mới học mà luận mệnh được ngay đâu?! Chỉ có các bậc thánh hiền, tài năng siêu quần thì mới ngộ ra nhanh mà thôi. Cho nên, bạn cần cẩn thận nhiều hơn trong khi luận mệnh, xét từng bậc mà học thì mới dần dần ngộ ra bạn à!

VũTham
12-05-13, 14:40
1. Tử bình có nên nghiên cứu ứng dụng thực tế. Hay chỉ để xem chơi qua các câu phú. Để rồi khi gặp vài trụ cụ thể lại dùng vài câu phú để giải. Để rồi bản thân không biết tài quan ấn nên dụng như thế nào?
Theo VT nghĩ bất cứ môn học tự nhiên xã hội nào cũng bắt nguồn từ nghiệm lý thực tiễn mà ra. Những câu phú của tiền nhân cũng thế, đều là đúc kết từ thực tiễn mà ra. NHƯNG Với xã hội hiện đại bây giờ, liệu những câu phú đó có còn đúng hoàn toàn???


2. Tử bình phần tĩnh đã chiếm 75%, phần động chiếm 25%. Trong khi đó dịch lý động = tĩnh = 50%. Chúng ta nên nhìn nhận ra sao ? Khi dụng thần không có trong trụ, đại vận hay lưu niên cần làm gì ?
Những con số cụ thể mà Chung đưa ra có chính xác hay không? Tại sao dịch lại là 50% tĩnh 50% động? Vì theo VT nghĩ điều cốt yếu của Dịch tất nhiên là "Dịch". Nghĩa là không phải đo lường động hay tĩnh mà là xác định được khi nào chuyển từ tĩnh sang đông và ngược lại. Vì thế sự dịch chuyển từ tĩnh sang động và động sang tĩnh mới là điều cốt lõi!


3. Khi giải một lá số có ảnh hưởng cụ thể ra sao giữa người xem và người được xem. Vậy có nên giải số hay không ?
Vấn đề này phụ thuộc tùy vào từng người học mệnh lý, tâm, đức và "tay nghề" nữa!

chung
12-05-13, 18:32
Thấu ra là khí chất lộ rõ nên "trực tiếp" có ảnh hưởng nhau, ngoài ra là vẫn ẩn tàng trong địa chi, lực sinh hay khắc không rõ, vì thế không cần thiết phải xem trọng. Bởi vì trong tứ trụ còn có nguyệt lệnh là tối trọng, nên "Ất nhật chủ sinh tháng Sửu" luận khác với trụ Ất Sửu. Nhiều người luận trụ ngày Ất Sửu là "tự khắc" vì Ất khắc Kỉ trong Sửu, vậy còn Quí thì sao? Tại sao không luận là "tự sinh"?

Vì thế, nguyên lý Tử Bình chỉ nên học tập đúng cách, đừng suy diễn nhiều quá mà "tự gây trở ngại".

Cô giáo phân tích điều này chí lý quá. Khi em học tử bình, em thích nó vì nó đơn giản mà sau này nhiều anh chị nghiên cứu chuyên sâu toàn đặt câu hỏi phức tạp quá.

Cám ơn cô nhiều.

chung
12-05-13, 18:53
Cám ơn Cô, anh lesoi, anh thiếu bá và bạn Vutham đã góp ý về câu:


2. Tử bình phần tĩnh đã chiếm 75%, phần động chiếm 25%. Trong khi đó dịch lý động = tĩnh = 50%. Chúng ta nên nhìn nhận ra sao ? Khi dụng thần không có trong trụ, đại vận hay lưu niên cần làm gì ?

Để định lượng về lý số thì không chính xác. Định lượng để mường tượng đôi khi gây nhiều khó khăn.

Câu hỏi này em muốn nhấn mạnh quan điểm mà Cô đã dày tâm nghiên cứu. Khi kết luận Dụng thần chính là Tinh thần. Nó không phải là ông thần nào cả, đến để thay đổi cuộc sống của ta. Mà do ta tự nhìn nhận nhân sinh quan, tự thay đổi bản thân để hướng tới chân-thiện-mỹ.

Khi nhận định dụng thần là tinh thần. Chúng ta mới hiểu rõ bản chất của nó là dịch lý, luôn luôn vận động. Muốn tiến bộ trong tử bình cần quay lại tìm hiểu dịch học.

Biết dụng thần là hỏa đó. Ngồi chờ thấy hỏa thì là tĩnh. Tự thay đổi, rèn luyện tâm tính theo hướng của hỏa lại là động.(Thành công = Nỗ lực hết mình + May mắn.)

Những câu hỏi trên của em chắc gây nhiều hiểu lầm . Mong các anh chị bỏ qua cho em. Cám ơn mọi người.

kimcuong
12-05-13, 18:54
- Đôi khi tính cẩu thả, không suy xét cẩn thận dẫn đến những sai lâm rất ngớ ngẩn và tai hại.
Vấn đề sai lầm không quá nặng, nên nghĩ theo hướng tích cực là có sai lầm thì từ nay mới nhớ dai và nhớ chính xác hơn. letung mới học vài tháng mà đã có vài bài luận tương đối khá rồi, chính yếu là thực tập không ngại khó và bị sai trên tinh thần cẩn trọng, bình tĩnh và khiêm nhường.

letung73
12-05-13, 23:16
gửi bởi chị KC: Vấn đề sai lầm không quá nặng, nên nghĩ theo hướng tích cực là có sai lầm thì từ nay mới nhớ dai và nhớ chính xác hơn. letung mới học vài tháng mà đã có vài bài luận tương đối khá rồi, chính yếu là thực tập không ngại khó và bị sai trên tinh thần cẩn trọng, bình tĩnh và khiêm nhường.
Chị KC tôn kính lúc đầu mới học TB em chỉ nghĩ là học theo trường phái của TVH là được. Nhưng từ khi là thành viên của diễn đàn được chị và các anh chị trong diễn đàn nhất là Chung, anh lesoi và anh thiếu bá tận tình giúp đỡ, em thật sự đã rất yêu quý trường phái TB mà chị đang hướng cho em và mọi người học tập nghiên cứu. Chỉ tiếc là em không có được cơ duyên được tham gia một lớp TB của chị dạy. Mong rằng trong diễn đàn cũng như sau này em mong thật sự có được sự giúp đỡ và góp ý của chị cho những bài luận của em. em xin chân thành cảm ơn chị!

Chào bạn!
Bạn lúc nào cũng như vậy, vội vàng, hấp tấp, muốn học nhanh để áp dụng được ngay liền. Tôi thấy bạn rất hiếu học, cho nên tôi mới góp ý cho bạn nhiều lần, không có ai mới học mà luận mệnh được ngay đâu?! Chỉ có các bậc thánh hiền, tài năng siêu quần thì mới ngộ ra nhanh mà thôi. Cho nên, bạn cần cẩn thận nhiều hơn trong khi luận mệnh, xét từng bậc mà học thì mới dần dần ngộ ra bạn à!
Thân gửi anh lesoi em mong anh cứ góp ý và phê bình cho em thật nhiều, vì chỉ có như vậy thì em mới mong tiến bộ được. Vì chỉ khi viết ra những điều mình không hiểu thì mới mong mọi người góp ý cho mình, chứ nếu không mạnh dạn nói ra thì làm sao biết kiến thức của mình đến đâu. Anh cứ để ý coi, em là người trình độ TB kém nhất nhưng lại viết bài cũng rất nhiều vì chỉ có như vậy em mới mong mọi người góp ý cho em thôi. Cho nên em mong anh hãy coi e như một thành viên tích cực nhưng trình độ TB còn non kém cho nên mới có những bài viết như vậy và chỉ như thế thì em mới mong mọi nguời không nề hà mà góp ý giúp đỡ em trong con đường nghiên cứu TB mà thôi, mong anh đừng vì những lời của em này mà giận em, anh hãy vì em vì em một chút nhé, để giúp em trong con đường nghiên cứu TB anh lesoi nhé. Em thật sự cảm ơn anh!

thiếu bá
12-05-13, 23:36
@letung: cố gắng lên anh, đam mê và nhiệt tình học lúc khởi đầu là rất tốt. Nó giúp cho ta hoàn thiện những kỹ thuật cơ bản, suy luận nhanh, tránh tẩu hỏa lúc đầu. Sau thì anh phải kết hợp dịch lý để mà dung hòa (anh mà mê truyện chưởng Kim Dung thì đọc Thiên long bát bộ - đoạn nhà sư coi tàng kinh các Thiếu Lâm thuyết thì sẽ hiểu một phần vấn đề :4:), nếu có điều kiện anh tìm hiểu thêm sơ qua một số môn (tử vi, tướng pháp, phong thủy...) nữa thì tốt.

Việc tự nghiệm lý thuyết rất cực anh ạ, nhưng điều quan trọng nó giúp mình tự tin khi đưa ra nhận định... Chúc anh sớm đạt thành quả trong môn này.

thaymo
14-05-13, 16:49
cảm ơn anh chung đã đặt vấn đề,

Cảm ơn hơn nữa các phương pháp giải quyết vấn đề của cô kimcuong và tất cả ace, tự e thấy tất cả rất có ích cho bản thân mình. từ khi đăng nhập diễn đàn và đọc các phương pháp của cô kimcuong e thấy được hướng đi đúng hơn trong nghiên cứu TB.
tuy hiện tại chưa có nhiều điều kiện để viết bài luận vì ít thời gian rỗi. trong thời gian tới e sẽ cố gắng viết vài bài luận để cô kimcuong và ace góp ý.
trân trọng thaymo

chung
31-05-13, 10:04
Chào các anh chị,

Em nghe nói quyển sách viết về bát tự của tác giả Lý Cư Minh có nhiều điểm hay, viết rất dễ hiểu mà em chưa có điều kiện để đọc.

Anh chị nào từng đọc qua có thể cho em vài nhận xét về sách này không ? Cám ơn các anh chị.

thiếu bá
31-05-13, 12:22
Chào các anh chị,

Em nghe nói quyển sách viết về bát tự của tác giả Lý Cư Minh có nhiều điểm hay, viết rất dễ hiểu mà em chưa có điều kiện để đọc.

Anh chị nào từng đọc qua có thể cho em vài nhận xét về sách này không ? Cám ơn các anh chị.

Tác giả nổi tiếng đấy chung, có vài cuốn tiếng Hán đã lâu mà chưa có thời gian QT để ngâm cứu.

kimcuong
31-05-13, 12:54
thiếu bá, chung > Trước đây chị cũng có đọc qua tài liệu "Cải vận học" của Lý Cư Minh, nhưng không thấy hấp dẫn đối với môn Tử Bình truyền thống, vì có lẽ LCM luận mệnh dựa vào phương pháp của phong thủy thông dụng là chính. Thí dụ như


"thiếu Kim thì cải vận bằng cách ăn mặc mầu trắng, mang vàng bạc, nên tự soi gương nhiều, ăn thịt gà, uống trà đá !!!"

Không biết các blogger đăng lên như thế có chính xác không... nhưng chủ yếu là không thấy bàn luận gì đến các phương pháp luận cổ điển như các sách khác. Nghe nói có sách "Dụng thần luận theo số học", bạn nào đã đọc qua cho biết ý kiến.

shanghai
31-05-13, 13:23
Chào chị Kimcuong và các bạn trên diễn đàn! Em cũng có đọc qua 2 quyển của Lý Cư Minh cải vận đang bán ở VN. Em thấy ông ấy sáng tạo ra nhiều phương pháp cải vận rất hay độc đáo ( chính xác thì chưa dám nói), ví như ông ấy nói nếu mệnh khuyết Hoả nên đeo bùa có in hình quẻ Phong, Ly hoặc Tấn sẽ rất hiệu nghiệm. Hay như ông ấy có quan điểm: Bát tự tử bình chỉ đúng khi ở nơi người sinh ra có 4 mùa xuân hạ thu đông rõ rệt....!

Chị kimcuong và mọi người thấy ý kiến trên ntn ạ???

kimcuong
31-05-13, 13:36
Sáng tạo thì tốt, nhưng đúng là cần kiểm nghiệm thực tế. Tôi thì vẫn chủ trương dụng vật phong thủy chỉ là "tâm lý chiến", cải vận số thật sự thì chỉ do ý chí của chính mình. Chờ xem có bạn nào đã đọc kỹ các sách trên và ứng dụng được đúng.

Tứ trụ của Lý Cư Minh được thấy trên mạng như sau: Kỉ Hợi, Canh Ngọ, Tân Dậu, Nhâm Thìn (8.6.1959, giờ Thìn)

VũTham
31-05-13, 14:46
VT cũng có đọc các sách của Lý Cư Minh, và những trích đoạn mà cô Kim Cương và các bạn đưa ra bàn luận la thuộc 2 quyển Cải vận cho người mệnh khuyết (quyển Xuân Hạ và quyển Thu Đông)! Tuy tác giả co lồng vào vài vd bát tự nhưng thật tế LCM hướng dẫn cải vận theo thuyết Khuyết mệnh học!!! Thuyết này không chú ý kỹ đến các ngũ hành khác ma chỉ chú ý đến tháng sinh (ngũ hành của địa chi tháng sinh)!!! Do đó chắc chắn sẽ không chính xác! Sở dĩ bộ sách bán khá chạy vì đưa ra những cách thực tế cải vận nhưng ko kiểm chứng được! VT có người quen học trò của LCM và được biết, ông nay day học rất kinh tế và đại trà, nên học trò của ông khá nhiều! Thro được biết thì ông la nhà phong thuỷ lỗi lạc cua Singapore! Và học trò của ông bên đấy khá tự hào về khả năng phong thuỷ cải vận của ông! Bằng chứng là quốc gia Singapore tuy nhỏ bé nhưng được ông tư vấn PT mà trở thNhf cường quốc! VT sẽ nói thêm về LCM sau nữa nhé, và về quan điểm cải vận của ông để các bạn tham khảo...
Thân

VũTham
31-05-13, 21:43
Bát tự tử bình chỉ đúng khi ở nơi người sinh ra có 4 mùa xuân hạ thu đông rõ rệt....!
Về vấn đề trên thì sự thật Vũ Tham đang nghiên cứu... Theo quan điểm LCM, Tử Bình chú nhất vào tiết khí, nhưng tiếtkhí không hoàn toàn giống nhau trên khắp địa cầu. Đơn cự như ở Việt Nam ta, miền Bắc có 4 mùa rõ rệt nên tất nhiên những ai sinh ở miền Bắc rất phù hợp được xem theo tiết khí của Tử Bình. Còn ở miền Nam Việt Nam, thời tiết chỉ có 2 mùa mưa nắng, vì vậy khi xét tử bình không còn đúng nữa, VD như vào tháng 12 dương lịch thường là thời gian của 2 tiết khí là Đại Tuyết và Đông Chí; ở miền Nam làm gì có tuyết và khí hậu cũng chẳng quá lạnh để xem như thủy vượng hỏa tù nữa! Do đó, khi xét đến tử bình của những người sinh ra ở các nơi khác nhau thì phải xét đến khí hậu địa phương nữa!

Tôi thì vẫn chủ trương dụng vật phong thủy chỉ là "tâm lý chiến", cải vận số thật sự thì chỉ do ý chí của chính mình.
Vâng, VT đồng ý với cô kimcuong về quan điểm này! Và chính đó là cái gốc của cải mệnh. Còn LCM thì chỉ nêu đến phần ngọn của vấn đề! Theo Lý Cư Minh, có 5 cách cải vận như sau: Thực, Trang, Cư, Hành, Xử - Ăn uống, Quần áo, Nơi ở, Đi lại, và cách cư xử. Và thậm chí có người phản ánh lại với ông rằng tại sao họ thực hiện như ông nói lại không cải vận. LCM lại giải thích qua loa... Nhưng thật sự là do ý chí của bản thân mỗi người!

chung
01-06-13, 10:03
Cám ơn Cô, anh thiếu bá và hai bạn shanghai, VũTham đã cung cấp nhiều thông tin về tác giả Lý Cư Minh.

Chúng ta thấy điểm mới của tác giả có lẽ đang tìm cách thay đổi mệnh cục nhưng vẫn chưa đi tới hồi kết. Em không biết tác giả có phải xuất thân từ khoa phong thủy không ? nhưng luận điểm áp dụng bát tự và phong thủy cũng đang là hướng mới hiện nay.

Như VũTham có nhắc đến tác giả có đề cập thay đổi cách cư xử, điểm này cũng giống tinh thần - ý chí của Cô. Em có nghe nói điểm cuối cùng của các môn lý số là nhân tướng học trọng điểm bàn về khí phách không biết có đúng không ?

thiếu bá
01-06-13, 10:39
Nghe bạn VT nói thì hết háo hức, chả muốn đọc nữa :x_x:

kimcuong
01-06-13, 14:11
Tử Bình đúng hay sai khi phải có đủ 4 mùa Xuân Hạ Thu Đông? Câu hỏi này cũng khó trả lời rốt ráo như thắc mắc về Nam Bán Cầu khác Bắc Bán Cầu vậy.

Nhưng theo tôi thấy thì cụ thể như các nước Âu Châu hay địa phương có đủ 4 mùa, tiết khí rõ rệt, luận Tài Quan Ấn... với họ theo quan điểm Á Đông thật là lạ lẫm! Vậy phải chăng thiên khí, ở ngoài là nắng mưa nóng lạnh, khi áp dụng vào luận nhân sinh quan thì đã chuyển thành khái niệm hình thành bản tính con người do môi trường xã hội tạo nên.

Nếu nói như Lý Cư Minh thì miền nam VN không thể dùng Tử Bình như miền bắc VN, vậy sẽ phải bỏ bớt chất lượng ngũ hành kim thủy mộc mà gia tăng tính chất của Hỏa Thổ cho người miền Nam? Hình như chúng ta sẽ có 1 mẫu người "duy nhất" mà thôi! Ngẫm nghĩ mà xem...

chung
06-07-14, 08:57
Chào anh chị,

Vẫn là một câu hỏi căn bản nhưng chúng ta nên nhận định như thế nào thì hợp lý.

Ví dụ:

Dương lịch ngày 30 tháng 1 năm 2014 . Âm lịch ( 30 tháng chạp)
Dương lịch ngày 31 tháng 1 năm 2014 . Âm lịch ( 1 tháng 1: Tết âm lịch)

Năm 2013 : Năm Quý Tỵ
Năm 2014: Năm Giáp Ngọ

Tính theo dương lịch: Một người sinh vào ngày 30/01/2014 lúc 23h00 và một người sinh lúc 02g00 (31/1/2014)

Khi đó, chúng ta lấy trụ năm là :

Người sinh 30/01/2014 lúc 23h00 : Năm Quý Tỵ
Người sinh 31/01/2014 lúc 02h00 : Năm Giáp Ngọ

Hay cả hai người đều sinh năm Giáp Ngọ.

Mong mọi người cho ý kiến.

Hùng804
06-07-14, 12:22
Ví dụ:

Dương lịch ngày 30 tháng 1 năm 2014 . Âm lịch ( 30 tháng chạp)
Dương lịch ngày 31 tháng 1 năm 2014 . Âm lịch ( 1 tháng 1: Tết âm lịch)

Năm 2013 : Năm Quý Tỵ
Năm 2014: Năm Giáp Ngọ

Tính theo dương lịch: Một người sinh vào ngày 30/01/2014 lúc 23h00 và một người sinh lúc 02g00 (31/1/2014)

Khi đó, chúng ta lấy trụ năm là :

Người sinh 30/01/2014 lúc 23h00 : Năm Quý Tỵ
Người sinh 31/01/2014 lúc 02h00 : Năm Giáp Ngọ

Hay cả hai người đều sinh năm Giáp Ngọ.

Chào bạn Chung!
Năm 2014, Lập Xuân bắt đầu từ 5h03 ph ngày 04/02 /2014 ( theo lịch Hồ Ngọc Đức)
Vậy cả hai ngày trên đều còn ở năm Quý Tị. Đối với Tử Bình lấy Tiết khí làm trọng, chứ không nói ngày âm hay dương.
Thân!

menhly
06-07-14, 15:59
@ chung: Vậy là cuối cùng thì chữ thầy trả hết cho thầy rồi sao ? Hay em đang ngấm cứu môn Tử vi vậy ?

chung
06-07-14, 20:42
@ chung: Vậy là cuối cùng thì chữ thầy trả hết cho thầy rồi sao ? Hay em đang ngấm cứu môn Tử vi vậy ?

Hi anh,

Em chỉ tìm hiểu tử bình thôi. Lâu lâu đặt câu hỏi để ôn tập, không thôi quên hết anh ơi.

Cám ơn anh hung804 nhiều.

Hùng804
07-07-14, 21:31
Cám ơn anh hung804 nhiều.

Chắc bác nhầm thôi mà, nhưng chỗ đó nhiều người lầm lắm, chứ không riêng gì bác đâu. Sai một chút là sắp xếp tứ trụ sai dẫn đến ...:emoticon-0147-emo:

menhly
08-07-14, 10:13
Hi anh,
Em chỉ tìm hiểu tử bình thôi. Lâu lâu đặt câu hỏi để ôn tập, không thôi quên hết anh ơi.

hi em à, phải nói là sai từ gốc sai đi, đổi họ Từ sang họ Trần...