PDA

View Full Version : Câu hỏi về Huyền Không Phi Tinh



VũTham
19-05-13, 12:54
Đây là mục Bàn Luận Tổng Quát của Tử Bình (?), và VT không biết liệu đặt các vấn đề về Huyền Không ở đây được không?
Chẳng là VT gần đây có xem lại các sách huyền không mà mình đã từng học (cũng có xem lại chút kỳ môn) và chợt thấy nhiều điều, tạm gọi là lỗ hổng hay là những kiến thức mà mình chưa biết rõ!
Mong cô Kim Cương, anh sonthuy và các ace khác cũng bàn luận!

Từ khi bắt đầu học (lớp cơ bản phi tinh đến cao cấp phi tinh của thầy Fath) VT thấy mình có nhiều thắc mắc không giải đáp được, xin liệt kê từ cơ bản đến nâng cao, như sau:
1/ Tại sao người ta lại phân laoị quẻ thành âm dương như sau: Càn Khảm Cấn Chấn thuộc dương, Tốn Ly Khôn Đoài thuộc âm?
2/ Tại sao ngũ hành theo lạc thư lại như vậy? Hành Thủy Hỏa cung Khảm Ly mỗi cung chiếm 45 độ, trong khi đó hành mộc và kim lại chiếm đến 90 độ mỗi hành, hành thổ lại chiếm 90 dộ nữa. Phân chia như vậy có đều hay không? Và các sơn lại dược xen vào các cung như Sửu Cấn Dần thuộc Cấn, nhưng cung Khảm (Nhâm Tý Quý) lại không có sơn Khảm?
3/ Tam Nguyên Long thiên địa nhân lại phân không đều về âm dương: chính phương thì dương âm âm, sinh phương thì âm dương dương?
4/ Quy tắc phi tinh? (chỉ tính lạc thư ko tính hà đồ) Tại sao lại bay như vậy?
5/ Giả sử đã chứng minh quỹ đạo của phi tinh là đúng, nhưng tại sao lại chỉ bay như vậy? Để làm rõ thêm câu hỏi VT xin vd như sau: VT tạm gọi trục Tốn Càn là trục liên tinh vì chúng ta dù phi tinh như thế nào thì trục tốn càn cũng đều chứa 3 sao liên tiếp dù thuận hay nghịch. Nhưng tại sao chúng ta lại cứ cứng nhắc khi để trục liên tinh ở tốn càn? Chuyển thành Chấn Đoài được không? (VT thấy vấn đề này trong kì môn phong thủy)
6/ Tiếp theo vấn đề Tam Nguyên Long, VT nhận thấy rằng cách xét Kiêm hướng liệu có cần thiết với nhà ở Sơn thứ 3 trong một cung?! Và liệu các tinh thay thế đã chứng minh được liệu còn đúng?

Rất mong có được sự giúp đỡ các ace trên diễn đàn!

kimcuong
19-05-13, 14:45
Vũ Tham thử xem các bài trong mục "Phong Thủy" chưa? Nguyên tắc "phi tinh" (tại sao lại bay như vậy?) thật tế là bài học cơ bản nhất! Thông qua bài này thì các câu hỏi khác đều có thể tự giải thích.

VũTham
21-05-13, 00:44
Thật ra VT cũng có đọc, nhưng đó chỉ là lý thuyết suông không minh chứng... Nên VT chỉ tham khảo là chính chứ không thể tin tưởng theo được. Những câu hỏi trên của VT chỉ nhằm tối ưu hóa xác suất cải vận của Phong Thủy mà thôi! VT sẽ bàn luận về câu hỏi số 5 sau. Vì VT đọc được ở đâu đó lời giải của câu hỏi này! VT sẽ đưa lên để cùng xác nhận với cô kim cuong và các ace trên diễn đàn!

thiếu bá
21-05-13, 09:59
4/ Quy tắc phi tinh? (chỉ tính lạc thư ko tính hà đồ) Tại sao lại bay như vậy?
5/ Giả sử đã chứng minh quỹ đạo của phi tinh là đúng, nhưng tại sao lại chỉ bay như vậy? Để làm rõ thêm câu hỏi VT xin vd như sau: VT tạm gọi trục Tốn Càn là trục liên tinh vì chúng ta dù phi tinh như thế nào thì trục tốn càn cũng đều chứa 3 sao liên tiếp dù thuận hay nghịch. Nhưng tại sao chúng ta lại cứ cứng nhắc khi để trục liên tinh ở tốn càn? Chuyển thành Chấn Đoài được không? (VT thấy vấn đề này trong kì môn phong thủy)


VũTham tham khảo thêm qua bài viết của Nam Phong:
http://huyenkhonglyso.com/showthread.php?t=2301

TB vẫn đang tìm hiểu thêm về cách nhìn này. Đúng là những lý luận cơ sở vẫn phải nhìn từ Đồ Thư...

kimcuong
23-05-13, 13:59
Nhân đang nói về can hợp hóa qua Hà Đồ, liên hệ đến chuyện "sao bay" ở đây, tôi ghi chú thêm để góp ý với các bạn phong thủy sinh nhập môn.

http://i1227.photobucket.com/albums/ee430/tekamolo1/HaDo_zps23a1acd4.jpg (http://s1227.photobucket.com/user/tekamolo1/media/HaDo_zps23a1acd4.jpg.html)


(số dương là 1, 3, 7, 9, trong đó số SINH là 1 và 3, hai số 7 và 9 là số THÀNH)

Thiên 1 hợp Địa 5 thành 6 >>> 1 và 6 ở phía bắc
Thiên 3 hợp Địa 5 thành 8 >>> 3 và 8 ở phía đông
Địa 2 hợp Thiên 5 thành 7 >>> 2 và 7 ở phía nam
Địa 4 hợp Thiên 5 thành 9 >>> 4 và 9 ở phía tây

Để ý số 5 là số trung tâm. Các số 1, 2, 3, 4 là số hợp với 5 để sinh ra 6, 7, 8, 9.

Chúng ta đều biết các số này là do đâu mà có. Theo truyền thuyết là vua Phục Hy nhìn thấy các đốm trắng đen ở trên lưng con long mã mà vẽ ra. Từ lúc đó mà giải thích thêm các hình vạch quẻ Âm và Dương tạo ra bát quái.

Cả ngàn năm sau, người ta lại nói Văn Vương mới vẽ lại đồ hình gọi là Lạc Thư (vì thấy các chấm từ 1 đến 9 trên lưng con rùa!). Nhìn vào Lạc Thư thì nhận thấy các phương vị ở Hà Đồ thay đổi, rõ ràng hơn với 4 phương chính và 4 phương góc (thường gọi là 4 phương 8 hướng là vậy).

http://i1227.photobucket.com/albums/ee430/tekamolo1/cuutinhdo_zpsfe4ac4cc.jpg (http://s1227.photobucket.com/user/tekamolo1/media/cuutinhdo_zpsfe4ac4cc.jpg.html)

Đây chính là đồ hình ma phương mà các đường hợp lại đúng 15, các phương đối nghịch hợp thành 10 (1 ở Bắc đối với 9 ở Nam thành 10, 3 ở Đông đối với 7 Tây thành 10...). Quả là tinh diệu, vì đây là trạng thái được cho là yên tĩnh hài hòa nhất.

Vậy nhìn qua các số ta cũng nhận ra, từ trung tâm, tính theo số, từ 5 sang 6, lên 7, qua 8, lên 9, lại thông qua trung tâm 5 đến 1, từ 1 lên 2, sang 3, lên 4 và lại trở về trung tâm.

Trung tâm gọi là "thiên tâm" nghĩa là như vậy. "Thiên tâm tìm thập đạo" tức là như hàng chéo 4 - 5 - 6 (đông nam tây bắc), hàng 2 - 5 - 8 ...v.v...

Như thế, câu hỏi "đường bay của phi tinh" tính như thế nào chỉ cần giải thích như vậy. Không có gì bí ẩn hay khó hiểu cả.

Các nhà Dịch học sau này lại thêm các mầu sắc đại diện của phương hướng vào, nên ta có Nhất Bạch (số 1 ở chính bắc hành thủy), Nhị Hắc (số 2 ở tây nam hành thổ), Tam Bích (số 3 ở chính đông hành mộc), Tứ Lục (số 4 tọa đông nam hành mộc), Ngũ Hoàng (số 5 trung tâm hành thổ), Lục Bạch (số 6 ở chính tây hành kim), Thất Xích (số 7 ở tây nam hành thổ), Bát Bạch (số 8 ở đông bắc hành thổ), Cửu Tử (số 9 tọa chính nam hành hỏa).

Lại từ ma phương căn bản trên chia ra thuận nghịch. Các bạn chắc cũng rõ các tinh bàn này.

kimcuong
23-05-13, 15:57
5/ Giả sử đã chứng minh quỹ đạo của phi tinh là đúng, nhưng tại sao lại chỉ bay như vậy? Để làm rõ thêm câu hỏi VT xin vd như sau: VT tạm gọi trục Tốn Càn là trục liên tinh vì chúng ta dù phi tinh như thế nào thì trục tốn càn cũng đều chứa 3 sao liên tiếp dù thuận hay nghịch. Nhưng tại sao chúng ta lại cứ cứng nhắc khi để trục liên tinh ở tốn càn? Chuyển thành Chấn Đoài được không? (VT thấy vấn đề này trong kì môn phong thủy)

Chắc là VũTham cũng biết cửu cung đồ định Sinh Thoái Vượng cơ bản này:



Thoái
Tử
Sát


Sát
Vượng
Sinh


Tử
Sát
Sinh



Trục Tốn Càn liên tinh là đúng, vì Tốn ở cung Thoái (sao thất lệnh, nhưng không quá suy), Càn ở cung Sinh (sao tiến khí), còn Sao đương lệnh vượng nhất ở trung cung.

Nếu định trục Chấn Đoài thì gặp Sát ở Chấn. Trong 3 Sát tinh thì Sát ở Chấn là Đại Sát, như Ngũ Hoàng Thổ tọa Chấn cung trong vận 7 này, phương đông thất lợi.



6 Thoái
2 Tử
4 Sát


5 Sát
7 Vượng
9 Sinh


1 Tử
3 Sát
8 Sinh

thiếu bá
23-05-13, 16:06
Em thấy ý này của NP chia sẻ rất hay.


Thẩm Trúc Nhưng trong Thẩm thị huyền không học dùng bộ vị Lường thiên xích để An tinh bàn Huyền không phi tinh như sau:

Từ trung cung khởi phi đến Càn->Đoài->Cấn->Ly->Khảm->Khôn->Chấn->Tốn và hoàn lại trung cung. Các bước phi động bên trên được gọi là Lường thiên xích thuận phi.

Nhiều năm nay những người dùng Huyền không phi tinh hẳn biết về sự ứng nghiệm của tinh bàn, tuy nhiên khi đem ra lý luận thì lại bế tắc: "tại sao Lường thiên xích phải phi như vậy ?".
Và chỉ còn mỗi một cách duy nhất là lấy số Lạc thư ra để giải thích:

Lạc thư số:
4---9---2
3---5---7
8---1---6

Lường thiên xích bay như vậy chính là theo số thứ tự của Lạc thư, khởi từ 5->6->7->8->9->1->2->3->4. Tuy nhiên ai đã học cao hơn trong phong thuỷ đều hiểu rằng: Các kinh văn chân chính của Phong thuỷ như Thanh Nang, Thiên Ngọc, Áo Ngữ... đều lấy tiên thiên làm thể, lấy hậu thiên làm dụng. Lạc thư số lại thuộc hậu thiên, toàn bộ tinh bàn của Huyền không phi tinh đều chỉ là Hậu thiên, không thấy tiên thiên trong đó thì lấy gì mà đúng?
Người học Huyền không phi tinh không thể trả lời được câu này, dùng thì thấy đúng nhưng lý luận lại không đủ vững, từ đó lung lay và nghi ngờ về nó. Bao năm qua Phi tinh bế tắc trước vấn đề: "trong lý luận bỏ qua tiên thiên, chỉ dùng hậu thiên thì sao là chính pháp?"

....................

Huyền không phi tinh dùng cái Lý của Tiên thiên mà không dùng quái Tiên thiên, dùng cái phương vị Hậu thiên mà không dùng cái Lý của Hậu thiên, đó không phải đã rõ ràng rồi sao. Người cho Phi tinh không chỉ có Lạc Thư mới chính là người hiểu Phi tinh.

kimcuong
23-05-13, 16:15
http://kimtubinh.net/images/styles/TimeTraveler/misc/quote_icon.png Gửi bởi namphong http://kimtubinh.net/images/styles/TimeTraveler/buttons/viewpost-right.png (http://kimtubinh.net/showthread.php?p=24965#post24965)

Huyền không phi tinh dùng cái Lý của Tiên thiên mà không dùng quái Tiên thiên, dùng cái phương vị Hậu thiên mà không dùng cái Lý của Hậu thiên, đó không phải đã rõ ràng rồi sao. Người cho Phi tinh không chỉ có Lạc Thư mới chính là người hiểu Phi tinh.



Dĩ nhiên, giải thích thêm 1 cấp như Nam Phong là muốn hiểu rộng hơn. Xem 2 hình Đồ, Thư thì phải thắc mắc các cặp tiên thiên vì sao lại được bố trí như thế. Tức là Lạc Thư vẫn vận dụng lý của Hà Đồ mà triển khai Âm Dương Ngũ Hành khác Hà Đồ. Xét Sinh Khắc của ngũ hành thì hiểu rõ.

thiếu bá
23-05-13, 16:27
Dạ, em trích thêm mấy câu: Hà đồ diễn lý - Lạc thư diễn khí... Hiểu ngũ hành tức nói Thủy sinh Kim, Hỏa sinh Mộc... Đúng là lý đã đến tận cùng.

VũTham
23-05-13, 21:48
Cám ơn cô kimcuong về các kiến thức số SINH-THÀNH cũng như sơ đồ 9 cung sinh thoái vượng khá cơ bản!
Cũng như cô kim cuong đã chia sẻ, mọi sự hợp đều bát đầu từ số sinh thành, Vì thế mà ta có:

Nhất Lục cùng tông, hướng Bắc Thủy
Nhị Thất đồng đạo hướng Nam hỏa
Tam Bát vi bình hướng Đông mộc
Tứ Cửu tác hữu hướng Tây kim
Ngũ nhập trung cung chính là thổ
Nhưng câu hỏi VT đề cập ở đây đã được đọc trong sách của một cao nhân về phong thủy và kỳ môn! Cao nhân này gọi tên các sao theo kỳ môn và đôi khi cả lục nhâm nữa!
VD như:

Nhất bạch = Tham Lang có tên kỳ môn là Thiên Bồng
Nhị Hắc = Bệnh phù = Thiên Nhuế
Tam Bích = Lộc Tồn = Thiên Xung
Tứ Lục = Văn Khúc = THiên Nhuê
Ngũ Hoàng = Liêm Trinh = Thiên Cầm = Chính Quan hay đôi khi Khôi Cương
Lục Bạch = Vũ Khúc = Thiên Tâm
Thất Xích = Phá Quân = Thiên Trụ
Bát Bạch = Tả Phù = Thiên Nhậm
Cửu Tử = Hữu Bật = Thiên Anh

Nhưng điều đáng chú ý nhất là sự phối hợp tổng quát hơn để giải quyết vấn đề dương hay âm (thuận hay nghịch). Giả sử ta có ma phương cơ bản Ngũ Hoàng nhập trung cung như sau:


4
9
2


3
5
7


8
1
6



Ta dễ dàng thấy trục Tốn Càn là trục liên tinh (Trong sách người ấy gọi là độn theo cung Tốn) nghĩa là phi tinh trục liên tinh theo cung Chấn.
Ta sẽ thấy độn theo cung Càn sẽ phi ngược lại (ta thường gọi là Phi nghịch), nghĩa là trục liên tinh đi từ càn sang tốn như sau:


6
1
8


7
5
3


2
9
4



Vậy tương tự khi độn theo các cung sẽ như 2 VD sau:
Theo cung Khảm lúc này trục liên tinh sẽ là trục Khảm Ly, liên tinh đi từ Khảm


7
6
1


2
5
8


9
4
3


Theo cung Chấn thì ta có:


9
2
7


4
5
6


3
8
1



Thật sự người ta thường thích vẽ lạc thư theo hình vuông có 9 ô là 9 cung, nhưng theo VT nghĩ hình tròn sẽ miêu tả chính xác cửu cung và ý nghĩa của nó hơn. Và khi vẽ cửu cung qua hình tròn thì mọi thứ về dịch sẽ hiện ra rõ ràng hơn! VT đã hoc45 được quy tắc phi bằng cách vẽ lạc thư bằng hình trong như sau:
Trục liên tinh sẽ độn theo phương cung khởi (VD: cung càn thì liên tinh sẽ khởi từ Càn)
6 và 7, 4 và 3 nghịch (ngược chiều kim đồng hồ) theo thứ tự nhé
7 và 8, 3 và 2 thuận
8 và 9, 2 và 1 thuận
Từ đó ta có thể giải thích được phần nào các câu hỏi trên!

Vài lời chia sẻ...

kimcuong
24-05-13, 11:35
LẠC THƯ có 9 số phối 9 cung, theo lường thiên xích, phi thuận, phi nghịch, tổng cộng 18 tinh bàn.

Về 2 cách độn mà các sao được trình bày như 2 tinh bàn dưới đây thì quả thật rất mới, tôi chưa thấy bao giờ và không biết dùng ra sao. Tự vẽ Lạc Thư như thế chắc là môn học nào khác mà tôi chưa được biết.


Theo cung Khảm lúc này trục liên tinh sẽ là trục Khảm Ly, liên tinh đi từ Khảm


7
6
1


2
5
8


9
4
3



Theo cung Chấn thì ta có:


9
2
7


4
5
6


3
8
1





Nhưng tóm lại thì người ta không thể tự thay đổi Lường Thiên Xích bằng các bước vận hành của Sao (mà thật tế là cố định trên bầu trời đã được ghi nhận lại).

VũTham
26-05-13, 22:38
Cô kimcuong mến, VT chỉ mới tìm hiểu và nghiệm lý quan điểm này của tác giả! Còn vấn đề vì sao chỉ có 81 Lường Thiên Xích hay không thì VT chưa bàn đến! VT tham khảo tài liệu của tác giả với quan điểm của một người hậu bối, lấy cách nhìn khoa học hiện đại, phân tích và thử áp dụng những gì được lưu truyền lại của người xưa! Vì rõ ràng, chúng ta, những hâu bối sống trong thế giới hiện đại ngày nay, không chỉ có nhiệm vụ giữ gìn mà còn phát huy nhưng tinh hoa văn hóa phương Đông! Vì thế, ngoài việc tham khảo tài liệu cổ, VT còn cố gắng tìm hiểu thêm những cách nhìn mới về những quan điểm xưa!
Như VT đã nói từ lúc đầu, 81 Lường Thiên Xích áp dụng đến nay vẫn đúng. Nhưng đúng được bao nhiêu phần trăm? VT cũng chỉ tìm cách tối ưu hóa nó bằng quan điểm hiện đại mà thôi!
Ngẫm lại, biển học bao la, con người thường hay chùn bước trước những gì quá mới mẻ và khó khăn! Nhưng VT vẫn rất tin tưởng vào thế hệ trẻ của mình, có thể tìm ra những hướng đi mới, góp phần xây dựng nền dịch học của Việt Nam càng phát triển!