PDA

View Full Version : Có cần đính chính lại các chương đầu của TBCTBC!



lesoi
19-05-13, 21:29
Thân chào cô KC và các bạn!

Thời gian qua, lúc rãnh rỗi tôi có xem lại các phần cơ bản ( các chương đầu từ 1-20) trong TBCTBC, hình như lúc trước phần mềm dịch thuật tiếng Trung phiên bản còn thiếu nhiều từ ngữ và các cụm từ thì phải?
Nếu để như thế thì người đọc sẽ rất khó hiểu và dễ bị ngộ nhận. Không hiểu là cô KC và các bạn có nhận ra hay không?!!!

Hơn nữa các chương 1-3 thiếu các phần phụ lục, chẳng hạn như:
+ Chương 1 thiếu Phụ lục Luận Thiên can hỉ kị ( trích từ Trích Thiên Tủy);
+ Chương 2 thiếu phụ lục Ngũ hành bốn mùa Nghị kị ( trích từ Cùng Thông Bửu Giám).

Tôi suy nghĩ nếu như đã nói ở trên thì TBCTBC cũng chưa có thể nói là hoàn chỉnh được, nhưng không dám chỉnh sửa ý tứ của người đi trước.
Vì vậy mong các bạn có thể góp ý thêm như thế nào để cùng nhau hoàn chỉnh lại cho tốt hơn.

Thân chào!

thiếu bá
20-05-13, 09:01
hi anh lesoi, chương từ 1-20 là do bác Lephan dịch đã lưu truyền trên mạng từ khá lâu trước khi thiếu bá lấy về sử dụng từ cuối 2009. Nếu anh có thời gian chỉnh sửa lại câu cú, từ ngữ thì còn gì bằng. Phần phụ lục của chương 1,3 đúng là có nhưng thiếu bá cắt đi vì thấy không cần thiết (có thể đọc luôn Trích thiên tủy và Cùng thông bảo giám cho rõ nghĩa).

thiếu bá
20-05-13, 09:03
Trích dẫn thêm đoạn Phụ luận chương 1-3

Phụ "Tích thiên tủy " luận thiên can nghi kị

Giáp mộc tham thiên, mới sinh yêu hỏa. Xuân chẳng chịu kim, thu chẳng chịu thổ. Hỏa mạnh thành rồng, nước cuộn cưỡi cọp. Trời đất thuận hòa, cắm rể ngàn năm.
Giáp mộc thuần dương, khí thế tham thiên, sanh tháng 1 đầu xuân, mộc non khí lạnh, gặp được hỏa thì phát lành; Sanh tháng 2 giữa xuân, mộc thế cực vượng, nên phát tiết bớt mới thành đẹp, nên nói mộc mới sinh mong có hỏa.
Tháng 1 đầu xuân mộc non mới nẩy mầm, không nên bị kim khắc; tháng 2 giữa xuân lấy kim suy để khắc mộc vuợng thì gặp mộc cứng kim phải bị mẻ, nên xuân chẳng chịu kim. Sanh vào thu, mộc khí hưu tù mà kim thì đương lệnh, thổ không thể vun bồi gốc cho mộc mà lại đi sanh kim để khắc mộc, nên nói thu chẳng chịu thổ.
Rồng tức là Thìn. Chi toàn Tị Ngọ hoặc Dần Ngọ Tuất mà gặp can thấu Bính Đinh, chẳng nên toàn là tiết khí thái quá, như vậy thì gặp hỏa vượng mộc sẽ bị cháy trụi. Nên tọa Thìn vì Thìn là đất ẩm thấp, có thể bồi thêm mộc và tiết bớt hỏa vậy.
Dần là hổ. Chi toàn Hợi Tý hoặc Thân Tý Thìn mà gặp can thấu Nhâm Quý, thủy tràn ngập mộc sẽ bị trôi dạt. Nên tọa Dần vì Dần là đất mộc gặp lộc vượng, tàng hỏa thổ nên có thể nạp thủy khí, chẳng sợ mộc bị cuốn trôi nữa.
Hỏa táo tọa Thìn, thủy phiếm tọa Dần, tức là địa nhuận, kim thủy mộc thổ chẳng tương khắc, tức là thiên hòa, chẳng phải là tượng thọ là gì?
Ất mộc tuy mềm, cắt dê mổ trâu; bế Đinh ôm Bính, cưỡi phượng cưỡi khỉ; Ở nơi đất nát ướt (hư thấp), cưỡi ngựa lại lo; dây đằng buộc Giáp, chẳng sợ xuân thu.
Mùi là dê. Sửu là trâu. Ất mộc tuy nhu nhưng sanh tháng Sửu Mùi, Mùi là mộc khố, Sửu là thấp thổ đất ướt, vun bón cho rễ của Ất Mộc, Ất Mộc chắc rễ, dư sức chế nổi nhu thổ đất mềm.
Dậu là phượng; Thân là khỉ. Sanh tháng thân dậu, chỉ yếu gặp can bính đinh, chẳng sợ kim vượng
(Xem thêm thiên cách cục thấp trụ của diêm lục thuong là ví dụ). Ngọ tức là ngựa.
Sanh tháng Hợi Tý, thủy vuợng mộc phò (trôi), tuy chi có Ngọ, lại khó phát sanh. Như thiên can có Giáp, địa chi có Dần, danh gọi đằng la hệ Giáp như dây đằng la buộc chặt quanh Giáp, chẳng sợ xuân thu, nên nói chịu được 4 mùa, chẳng sợ bị chặt bửa.
Bính hỏa mãnh liệt, khinh thường sương tuyết; nướng đỏ Canh kim, Tân theo chẳng sợ; Thổ nhiều thành lành, thủy mạnh sáng tỏ; làng cọp ngựa chó, Giáp lại thành diệt.
Ngũ dương thì Bính là tối dương. Bính như vầng thái dương, tính thuần dương, khinh thường sương tuyết, chẳng sợ thủy khắc. Canh kim tuy cứng, gặp Bính bị nung đỏ; Tân kim tuy mềm, được hợp nên mạnh lên.
Gặp Nhâm thủy, tất dương gặp dương thành thế trì đối; gặp Quý thủy như mặt trời gặp sương tuyết, chẳng sợ thủy khắc, càng thấy rõ tính cương cuờng. Gặp thổ tất hỏa liệt thổ táo khô, mất hết sanh cơ.
Thổ có thể làm tối hỏa, gặp Kỷ thổ còn khá, như gặp Mậu thổ rất kị. Tính uy mảnh mất đi trở thành hiền lành.
Khi tính dương cương được tiết chế bớt thì sáng tỏ. Làng cọp ngựa chó tức là Dần Ngọ Tuất.
Chi toàn Dần Ngọ Tuất, lại thêm thấu Giáp, hỏa vượng chẳng có chỗ tiết khí, chẳng khỏi tự cháy hết đến tất rụi.
Đinh hỏa ngoài mềm mại ngay thẳng mà trong sáng suốt; ôm ất thì hiếu, hợp Nhâm thì trong; Vượng mà không liệt, suy cũng chẳng cùng; như gặp được mẹ, chẳng sợ thu đông.
Đinh hỏa là ly hỏa, trong âm mà ngoài dưong nên nói là nhu trong. Nội tính sáng suốt, tức là do 2 chữ nhu trong. Đinh lấy Ất làm mẹ, có Đinh che chở Ất, sai khiến được Tân kim mà chẳng làm bị thương Ất mộc nên nói là có hiếu, chẳng như Bính hỏa thiêu đốt Giáp mộc. Nhâm là vua của Đinh. Đinh hợp Nhâm có thể sai khiến Mậu thổ chẳng làm bị thương Nhâm thủy, không như Giáp hợp Kỷ hoá thổ khắc lại Tân kim hợp Bính hoá thủy khiến cho vua mất mạng.
(Kỷ thổ hợp Giáp, Giáp hóa thành thổ, Tân kim hợp Bính, Bính hỏa phản khiếp).
Tuy đương giờ vượng có thừa, cũng chẳng đến nổi nóng đỏ; dẫu gặp lúc suy, cũng chẳng đến nổi tắt hết (Dậu là nơi tử địa của Bính hỏa mà Đinh thì được trường sanh). Can thấu Giáp Ất, sanh mùa thu chẳng sợ kim; Gặp được chi có Dần Mão, sanh mùa đông chẳng sợ thủy.
Mậu thổ cố trọng, đã trong lại chánh, tĩnh thì hấp, động thì tích, làm chủ mệnh của vạn vật.
Thủy nhuận thì vạn vật sanh, thổ táo thì vạn vật bệnh, nếu tại cấn khôn, nên tĩnh chẳng nên xung.
Cố trọng 2 chữ giúp hình dung đầy đủ tính chất của mậu thổ. Xuân hạ khí động thì tích, tất phát sanh; Thu đông khí tĩnh thì hấp, nhuận tất vạn vật phát sanh, táo tất vật khô; sanh vào mùa thu đông, thủy nhiều nên có hỏa sưởi ấm, tất vạn vật hóa thành, như ẩm thấp tất vạn vật bệnh. Dần Thân tức là cấn khôn.
Thổ gửi nhờ nơi 4 góc vuông, kí sanh ở Dần Thân, kí lộc ở Tị Hợi, nên nói tại cấn khôn, hỉ tĩnh kị xung. Nơi sanh của 4 hành khác thảy đều kị xung khắc, thổ cũng chẳng ngoại lệ.
Kỷ thổ ẩm thấp, trong chánh súc tàng; chẳng sầu mộc thịnh, chẳng sợ thủy cuồng (nước với); Hỏa ít bị tối, kim nhiều được vui; để như được vượng, nên được trợ giúp.
Mậu Kỷ cùng là kẻ sĩ trong chánh, nhưng Mậu thổ cố trọng mà Kỷ thổ tàng súc, Mậu thổ cao xemg, Kỷ thổ ti thấp, ấy là điểm bất đồng vậy. Đất ẩm thấp có thể bồi gốc rễ cho mộc, ngăn thủy chảy tràn.
Gặp Giáp tất hợp mà có tình, nên nói chẳng sầu mộc thịnh; gặp thủy tất có thể chứa nạp vào.
Ấy là chổ diệu dụng không có là của Kỷ thổ. Như muốn tư sanh vạn loài, nên dùng Bính hỏa khu trừ khí ẩm thấp, được Mậu thổ giúp thì trường sanh, có đủ cả 2 tất được sung túc thịnh vượng lâu dài.
Canh kim đới sát, cứng chắc tột cùng; có thủy thì thanh, gặp hỏa thì nhọn; Thổ ướt được sanh, thổ khô dễ gảy / phát ra tiếng trong trẻo; gặp Giáp lời to, thua nơi Ất muội.
Canh kim là khí sát liểm lại ở tam thu, tính chất cương kiện, so với các can dương Giáp Bính Mậu Nhâm có khác.
Có Nhâm thủy để tiết bớt tính cương kiện, khí lưu thì thanh; có đinh hỏa hun đúc chất cương kiện, mài bén thành nhọn; sanh xuân hạ gặp Sửu Thìn thổ thấp là được toàn sanh; gặp Tuất Mùi thổ táo, thì dễ gảy / phát ra tiếng trong trẻo. Giáp mộc tuy cường, vẫn bị Canh phạt; Ất mộc tuy nhu, hợp thành có tình.
Tân kim mềm yếu, ôn nhuận mà thanh; sợ gặp nhiều thổ, vui có thủy cạn; Có thể phò xã tắc, có thể cứu sanh linh; nhiệt mừng có mẹ, hàn vui gặp Đinh. Tân kim chất thanh nhuận, là khí ôn hòa của tam thu. Mậu thổ quá nhiều, tất cạn thủy chôn vùi kim;
Nhâm thủy có dư, tất nhuận thổ tiết kim. Tân là vua của giáp, bính lại là vua của tân, Bính hỏa thiêu đốt Giáp mộc, Tân hợp Bính hóa thủy, chuyển khắc thành sanh, nên nói phò xã tất cứu sanh linh; Sanh mùa hạ hỏa nhiều, gặp Kỷ thổ tất làm tối bớt hỏa mà sanh kim; Sanh mùa đông thủy vượng, có Đinh hỏa tất sưởi ấm thủy mà dưỡng kim, nên nói là hỉ vậy.
Nhâm thủy sông dài, tiết bớt kim khí; cương trong là đức, chảy mãi không thôi; Thông căn thấu quý, xung thiên đuổi địa; hóa tất hữu tình, tòng tắc cứu ứng.
Sông dài tức là thiên hà. Nhâm thủy trường sanh ở Thân, Thân là cung khôn, là cửa của thiên hà. Nhâm sanh ở Thân, tiết bớt sát khí đầy rẩy ở tây phương, chảy mãi không thôi, có đức cương trong vậy. Như đủ cả Thân Tý Thìn, lại thấu Quý thủy, tất tràn ngập, dù có Mậu kỷ thổ cũng chẳng ngăn nổi.
Như định chế nó sẽ bị sức nước xung ngược lại thành họa, nên thuận theo mà dùng Mộc tiết bớt thủy khí, tất chẳng bị xung đuổi.
Hợp Đinh hóa mộc sanh hỏa, nên nói là có tình. Sanh tháng Tị Ngọ Mùi, tứ trụ hỏa thổ đều vượng, không có kim thủy tương trợ, hỏa vượng thấu can tất tòng hỏa, thổ vượng thấu can tất tòng thổ.
Điều hòa thấm ướt, nhưng vẫn luôn có cái công tương tế.
Quý thủy chí nhược, thông suốt như nước của trời; gặp được thìn vận, hóa khí thành thần; Chẳng sầu hỏa thổ, chẳng luận canh tân; hợp mậu gặp hỏa, hóa tượng thành chân.
Quý là thủy thuần âm, tuy có nguồn nước chảy lâu dài mà chí tĩnh chí nhược, trong ngũ âm thì quý gọi là chí âm. Long, tức là Thìn, thông can gặp Thìn, tất nguyên thần hóa khí thấu ra, cái lý nhất định là vậy (Xem thêm " tích thiên tủy chinh nghĩa "). Chẳng sầu hỏa thổ vì chí nhược chi tính, nên gặp nhiều hỏa thổ tất tòng hóa. Chẳng luận Canh Tân vì nhược thủy chẳng thể tiết bớt kim khí, như nói kim đa phản trọc, tức chỉ vào quý thủy vậy. Như hợp Mậu lại gặp hỏa, Mậu thổ táo hậu, tứ trụ gặp Bính Thìn, dẫn xuất hóa thần, hóa tượng thành chân vậy. Như sanh ở thu đông kim thủy vượng địa, dù có Bính Thìn cũng khó tòng hóa nổi, nên lưu ý cho rõ (xem trích lục " tích thiên tủy chinh nghĩa ").

thiếu bá
20-05-13, 09:04
Phụ luận tứ thời nghi kị (tiết lục "cùng thông bảo giám")

Mộc

Mộc mùa xuân, khí lạnh vẫn còn sót lại, mừng có hỏa sưởi ấm, tất khỏi bị họa bàn khuất; có thủy giúp đỡ, lấy làm sung sướng tốt đẹp. Nhưng đầu xuân không nên thủy thịnh, mưa dầm ẩm thấp tất rễ úng mà cành khô; lại chẳng thể không có thủy thì rầu vì dương khí nhiều bị hạn, rễ khô lá héo. Cần thủy hỏa vừa đủ là đẹp nhất. Thổ nhiều tất tổn lực, thổ mỏng được tốt tươi. Kị gặp kim nhiều sẽ bị khắc phạt thương tàn; ví như mộc vượng, được kim tất đẹp.
Mộc mùa hạ, rễ khô lá héo, mong có thủy thịnh, thì thành tư nhuận, cần tránh hỏa vượng sẽ gặp họa tự cháy hết. Thổ nên mỏng, không nên dày nặng, nặng trở thành tai họa; sợ nhiều kim nhưng không thể thiếu, thiếu thì không thể chặt bớt cho gọn đẹp lại. Mộc đẹp trùng trùng chỉ những thành rừng; hoa mọc điệp điệp chẳng kết nổi quả.
Mộc mùa thu, khí dần dần tan tác. Đầu thu hỏa khí chưa hết hẳn, nên mừng có thủy thổ nuôi lớn thêm; Lữ thu trái cây đã chín, mong được kim cứng để gọt sửa lại. Sau sương giáng không nên có thủy thịnh, thủy thịnh tất mộc bị trôi; Sau hàn lộ hậu mừng có hỏa nóng tất mộc kết trái. Mộc thịnh vừa đẹp lại đa tài, thổ dày không gánh nổi tài.
Mộc mùa đông, nằm trong lòng đất, mong thổ nhiều bồi dưỡng, ghét thủy thịnh tất mất hình. Nhỡ gặp nhiều kim khắc phạt chẳng hại; hỏa trùng hiện, có công hâm nóng lại. Là lúc quay về cội, mộc bệnh muốn ỵên nên được giúp đỡ; chỉ sợ gặp đất tử tuyệt mà mong gặp nơi sanh vượng.

Hỏa

Hỏa mùa xuân, mẹ vượng con tướng, thế lực tịnh hành. Hỉ mộc sanh phò, không nên quá vượng, vượng tất hỏa viêm; mong thủy vừa đủ, không nên quá nhiều, nhiều tất hỏa diệt. Thổ nhiều tất làm tối lửa, hỏa thịnh tất táo liệt. Gặp kim có thể thành công, gặp được nhiều tài phú đều toại.
Hỏa mùa hạ, đang lúc vượng nắm quyền. Gặp thủy chế cũng chẳng sợ bị dập tắt, thêm mộc trợ chẳng khỏi bị yểu chiết. Gặp kim tất làm nên vật đẹp, được thổ toại thành gặt lúa (Giá sắc). Có kim thổ tuy tốt đẹp, thiếu thủy tất kim táo thổ tiêu, lại thêm mộc giúp, thế tất khuynh nguy.
Hỏa mùa thu, hình thể mệt mỏi. Được mộc sanh mừng được sáng trở lại; gặp thủy khắc, khó tránh bị tổn diệt. Thổ dày thì che mất ánh sáng, kim nhiều tất bị tổn thương. Hỏa gặp mộc thêm sáng rực, gặp được nhiều càng có lợi.
Hỏa mùa đông, thể tuyệt hình vong. Có mộc sanh mừng được cứu, gặp thủy khắc là tai ương. Mong có thổ chế thủy thì lành, ỵêu hỏa thêm cùng có lợi. Gặp kim khó gánh nổi tài, không kim chẳng gặp gian nan.

Thổ

Thổ mùa xuân, thế trơ trọi hư không. Mừng có hỏa sanh phò, ghét mộc thái quá; Kị thủy tràn ngập lềnh bềnh, mừng có thổ trợ. Được kim chế mộc thì tốt nhưng nhiều kim tất lấy mất thổ khí.
Thổ mùa hạ, thế táo liệt. Được thủy tư nhuận thành công, kị hỏa nung nướng nứt khét. Mộc trợ hỏa viêm, sanh khắc chẳng chọn; kim sanh thủy phiếm, thê tài có ích. Gặp tỉ giúp khốn đọng chẳng thông, như thái quá lại nên có mộc.
Thổ mùa thu, con vượng mẹ suy. Kim nhiều thì hao vì cướp mất khí, mộc thịnh được chế phục thuần lương. Hỏa nhiều không chán, thủy lềnh bềnh chẳng lành. Tiết sương giáng không có tỉ kiên giúp sức thì không có phương.
Thổ mùa đông, ngoài rét trong ấm. Thủy vượng tài nhiều, kim nhiều con đẹp. Hỏa thịnh thì lành, mộc nhiều chẳng xấu. Lại thêm tỉ giúp thì tốt, thân cường mừng thêm được thọ.

Kim

Kim mùa xuân, chưa hết rét, được hỏa khí thì lành; thể yếu tính mềm, mong thổ dày được giúp. Thủy thịnh thêm rét, mất đi thế phong nhuệ; mộc vượng tổn lực, có cái nguy cùn nhụt ngu độn. Kim lại giúp phò trì rất hay nhưng nếu thiếu hỏa thì không có lại bất lương.
Kim mùa hạ, càng thêm suy yếu, hình chất chẳng đủ, lo sợ tử tuyệt. Hỏa nhiều chẳng chán, thủy nhuận thì tốt. Gặp mộc trợ quỷ thương thân, thêm kim phò trì tinh tráng. Thổ mỏng rất có dụng, thổ dày bị vùi lấp tối tăm.
Kim mùa Thu, nắm lệnh đương quyền. Hỏa đến được nung luyện thỏa lòng thành tài chung đỉnh; Thổ nhiều bồi dưỡng trở thành ương trọc. Gặp thủy tinh thần sáng láng, gặp mộc tất chặt vót ra uy. Kim giúp càng cứng hơn, cứng quá sẽ gãy; khí nặng thêm vượng, vượng cực tất suy.
Kim mùa đông, hình rét tính lạnh. Mộc nhiều khó chặt đục nổi, thủy thịnh khó tránh nạn chìm sâu. Thổ chế thủy, kim chẳng rét; hỏa lại sanh thổ, có cả con lẩn mẹ thì thành công. Mừng Tỷ kiên họp giúp, mong quan ấn dưỡng ấm thì lợi.

Thủy

Thủy mùa xuân, giàn giụa thao dâm. Gặp thêm thủy giúp, thế mạnh lở đê; như thêm thổ thịnh, hết sợ lềnh bềnh mông mênh. Mừng có kim sanh phò nhưng kim chẳng nên thịnh; ham thủy hỏa vừa đủ, không nên có hỏa viêm. Gặp mộc có công nhưng thiếu thổ thì sầu tản mạn.
Thủy mùa hạ, bốc hơi về nguồn, đương lúc vừa cạn, mừng đựơc tỉ chung vai. Mừng kim sanh trợ giúp, kị hỏa vượng qúa viêm. Mộc thịnh đuợc tiết bớt khí, thổ vượng ngăn dòng chảy.
Thủy mùa thu, mẹ vượng con tướng. Có kim giúp trong xanh, gặp thổ vượng bị đục bẩn. Hỏa nhiều tài thịnh, mộc dày thân lành. Gặp thủy trùng trùng thêm lo lềnh bềnh mà bị giam; Gặp thổ chồng chất, thủy vui thanh bình.
Thủy mùa đông tháng, tư lệnh đương quyền. Gặp hỏa sưởi ấm trừ hàn, gặp thổ tất được chứa lại. Kim nhiều bất nghĩa, mộc thịnh có tình. Thủy chảy tràn ngập, nhờ thổ phòng đê; Thổ dầy cao xemg, trở thành vệt nước.

Phụ luận ngũ hành sanh khắc chế hóa nghi kị (lục từ đại thăng)

Kim nhờ thổ sanh, thổ nhiều kim lấp; thổ nhờ hỏa sanh, hỏa nhiều thổ cháy; hỏa nhờ mộc sanh, mộc nhiều hỏa tắt; mộc nhờ thủy sanh, thủy nhiều mộc trôi; thủy nhờ kim sanh, kim nhiều thủy đục.
Kim sanh thủy, thủy nhiều kim chìm; thủy sanh mộc, mộc nhiều thủy cạn; mộc sanh hỏa, hỏa nhiều mộc rụi; hỏa sanh thổ, thổ nhiều hỏa tối; thổ sanh kim, kim nhiều thổ yếu.
Kim khắc mộc, mộc chắc kim mẻ; mộc khắc thổ, thổ dày mộc gảy; thổ khắc thủy, thủy nhiều thổ trôi; thủy khắc hỏa, hỏa nóng thủy bốc; hỏa khắc kim, kim nhiều hỏa tắt.
Kim suy gặp hỏa, tất bị chảy tan; hỏa nhược gặp thủy, tất bị tắt ngóm; thủy nhược gặp thổ, tất bị lấp tất; thổ suy gặp mộc, tất bị khuynh hãm; mộc nhược gặp kim, tất bị đốn gảy.
Cường kim đắc thủy, mới bọc mũi nhọn; cường thủy đắc mộc, mới chảy thong thả; cường mộc đắc hỏa, mới lộ sang đẹp; cường hỏa đắc thổ, mới gom lửa lại; cường thổ đắc kim, mới hóa khôn ngoan.
"Cùng thông bảo giám" và từ đại thăng luận ngũ hành sanh khắc cùng tứ giờ nghi kị, lời tuy ít, lý rất sâu, thí dụ như các phép toán cộng trừ nhân chia tuy sơ học, mà học cao lên phương trình là fân tích fân, cũng chẵng ngoài lẽ ấy. Muốn biết rõ lẽ màu nhiệm của mệnh lý, mà chưa nắm rõ lý lẽ tứ giờ ngũ hành, sanh khắc chế hóa, người mới học khó lòng thông suốt, học hoài thành thạo, tự lĩnh hội được. Ứng dụng không có cùng, biến hóa khôn luờng, chớ cho là phần này ít lời mà sao nhãng.

kimcuong
20-05-13, 11:14
Quả là từ lâu chúng ta đọc bài của lephan dịch các chương đầu như thế. Tôi cũng biết là khuyết phần phụ lục. Thế nhưng phần này nếu đăng lên cũng cần giải thích thêm cho rõ, thí dụ như


Ất mộc tuy mềm, cắt dê mổ trâu; bế Đinh ôm Bính, cưỡi phượng cưỡi khỉ...

thật là khó đoán thế nào là "cắt", là "mổ"...?

Đây là diễn đàn mở nên mọi người có thể góp ý vào tất cả các bài đã đăng để dần dà chỉnh sửa lại làm sao cho rõ ràng dễ hiểu nhất. Vì thế, lesoi đã có ý rất hay là góp thêm vào bài cho đầy đủ với nguyên bản. Nếu lesoi chú thích lại các câu khó hiểu ở trên thì quả là rất có ích lợi cho mọi người.

lesoi
20-05-13, 17:35
Ất mộc tuy mềm, cắt dê mổ trâu; bế Đinh ôm Bính, cưỡi phượng cưỡi khỉ; Ở nơi đất nát ướt (hư thấp), cưỡi ngựa lại lo; dây đằng buộc Giáp, chẳng sợ xuân thu.

Nguyên văn như thế này:


Ất mộc tuy nhu,
Khuê Dương giải Ngưu.
Hoài Đinh bão Bính,
Khóa Phượng thừa Hầu.
Hư thấp chi địa,
Kỵ Mã diệc ưu.
Đằng la hệ Giáp,
Khả xuân khả thu.


Từ chú thích như sau:


Dương, là Mùi vậy. Ngưu, là Sửu vậy. Ất mộc tuy nhu mà sinh ở tháng Sửu Mùi, Mùi là mộc khố, Sửu là thấp thổ, có thể bồi gốc cho Ất mộc . Ất mộc gốc kiên cố thì chế nhu thổ cũng có thừa vậy.
Phượng, là Dậu vậy. Hầu, là Thân vậy. Sinh ở tháng Thân Dậu chỉ cần can có Bính Đinh thì không sợ kim vượng. Xem chương Cách cục cao đê , mệnh của các vị họ Diêm, Lục, Thương, đáng là ví dụ chứng minh.
Mã, là Ngọ vậy. Sinh ở tháng Hợi Tý, Thủy vượng mộc phù. Tuy chi có Ngọ cũng khó phát sinh. Nếu thiên can có Giáp, địa chi có Dần, tên là Đằng la hệ Giáp. Có thể Xuân, có thể Thu, nói tứ quý đều có thể không sợ bị khảm phạt vậy.


Thân chào cô KC và bạn Thiếu Bá:

Đó là phụ lục trích theo Trích Thiên Tủy, được phổ theo thể thơ Tứ Tuyệt mà thôi.

Ý của lesoi là các chương chính yếu của TBCT, nó rất quan trọng vì đó là mấu chốt cơ bản cho các chương sau này.
TBCT là tác phẩm mệnh lý cực kỳ quan trọng, rất nhiều chuyên gia luận mệnh đang quan tâm.
Vì thế lesoi sẽ post chương 1 để cô KC và các bạn xem thêm, sau đó đối chiếu với tài liệu dịch trước đây để phân tỏ hơn vậy.

lesoi
20-05-13, 17:37
Chương 1.
Luận Thập Can, Thập nhị Chi

Nguyên văn: Trong trời đất vốn chỉ có một khí. Chỉ có động tĩnh mà phân ra âm dương. Có Lão Thiếu mà phân ra Tứ Tượng. Lão là khi cực điểm của việc động tĩnh, vốn là Thái Dương và Thái Âm. Thiếu là ranh giới lúc mới động hoặc mới tĩnh, vốn là Thiếu Dương và Thiếu Ấm. Vốn là có Tứ tượng, mà chứa đủ cả ngũ hành trong ấy. Thủy là Thái Âm; Hỏa là Thái Dương; Mộc là Thiếu Dương; Kim là Thiếu Âm; Thổ là âm dương lão thiếu, là nơi kết thúc xung khí của Mộc Hỏa Kim Thủy vậy.

Từ chú: Thuyết âm dương, nhất là các nhà khoa học thường bác bỏ, nhưng ở khoảng giữa trời đất, ngày tháng nóng lạnh, nam nữ, sớm tối, sao không phải là âm dương ư? Tức là, nhỏ nhất như điện tử cũng có phân ra âm dương, bởi âm dương tách ra thành tứ tượng, là Mộc Hỏa Kim Thủy, là chỗ để đại biểu khí của bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông vậy. Trong trái đất tàng chứa có nước cùng với quặng mỏ kim loại, do đâu mà thành? Vạn cây cỏ nảy sinh, do đâu mà sai khiến? Khoa học vạn năng có thể tách chúng ra để phân tích nguyên chất, tạo ra thành giống loài mà không thể khiến cho chúng nảy mầm được, chỗ này lực hoạt động cho chúng nảy mầm được tức là Mộc vậy. Cho nên Kim Mộc Thủy Hỏa là chất tự nhiên trong trời đất vậy. Vạn vật thành ở Thổ mà trả về ở Thổ, chỗ này thổ cũng là nơi chứa các chất Kim Mộc Thủy Hỏa vậy.
Con người nắm giữ khí của trời đất mà sinh trưởng, nóng ấm là Hỏa vậy; tính chất chảy là Thủy vậy; chất sắt đá vững bền là Kim vậy; phẩm loại khí lực, là Mộc vậy. Mà chất cốt lõi của thân thể , chỗ này do vận chuyển Kim Mộc Thủy Hỏa là Thổ vậy. Con người nắm khí mà được hình, không hề mong đợi mà vẫn như vậy, dĩ nhiên bản thân tùy theo khí tự nhiên chỗ này để mà thay đổi vậy.

Nguyên văn: Vốn có ngũ hành, tại sao lại có 10 can 12 chi? Nguyên nhân là do có âm dương mà sinh ra ngũ hành, mà trong ngũ hành lại đều có âm dương.
Bắt đầu lấy Mộc luận, Giáp Ất là âm dương của mộc vậy. Giáp là khí của Ất; Ất là chất của Giáp. Ở trên trời là sinh khí, mà lưu hành ở vạn vật là Giáp vậy; ở đất là vạn vật, mà nhận sinh khí ấy là Ất vậy.
Lại phân nhỏ, sinh khí không tập trung là Giáp của Giáp, rồi sinh khí ngưng tụ thành là Ất của Giáp. Cho nên vạn Mộc có lá là Giáp của Ất, mà cành lá của vạn mộc là Ất của Ất vậy. Phương là Giáp mà khí Ất được đầy đủ; Đạt đến là Ất mà chất của Giáp là vững bền. Có Giáp Ất mà mộc có đủ âm dương vậy.

lesoi
20-05-13, 17:42
Từ chú: Ngũ hành đều phân ra âm dương như có can chi. Thiên can là khí ngũ hành lưu hành ở trên trời vậy; Địa chi là 4 mùa tuần tự lưu hành vậy. Theo hình vẽ thấy ở “Mệnh lý tầm nguyên”.

( Hình vẽ gửi không được, le soi sẽ gửi tất cả các flie này cho cô KC và nhờ cô post lên dùm)

Nguyên văn: Tại sao lại có Dần Mão, lại cùng Giáp Ất phân ra trời đất âm dương mà nói vậy? Lấy Giáp Ất mà phân ra âm dương thì Giáp là dương, Ất là âm, Mộc hành ở trên trời mà thành âm dương vậy. Lấy Dần Mão mà phân ra âm dương thì Dần là dương, Mão là âm, Mộc tồn tại dưới đất mà thành âm dương vậy. Lấy Giáp Ất Dần Mão mà tổng cộng phân ra âm dương, thì Giáp Ất là dương, Dần Mão là âm, Mộc ở trên trời thành tượng mà ở dưới đất thì thành hình vậy. Giáp Ất hành ở trên trời mà Dần Mão hướng nhận; Dần Mão tồn tại ở đất, mà Giáp Ất thi hành chỗ này. Vốn là do Giáp Ất như trưởng quan, còn Dần Mão như cai quản ở địa phương. Giáp lộc ở Dần, Ất lộc ở Mão, như ở quận có quan phủ, ở huyện có quan huyện, mà tất cả đều nắm lệnh điều khiển cả một tháng vậy.

Từ chú: Giáp Ất đều là một gốc, đều là khí trên trời. Giáp là dương và mới chuyển, nơi thế đang lớn mạnh; Ất là khí sinh ấm áp, thấy ở cây cỏ mới nảy mầm. Tuy cùng là Mộc mà tính chất có khác nhau. Giáp Ất là khí lưu hành, nên nói là lưu hành trên trời; Dần Mão là mùa lệnh mở đầu, cho nên nói là tồn tại ở đất. Khí lưu hành tùy theo thời lệnh mà chuyển dời, cho nên Giáp Ất đồng lấy Dần Mão làm gốc, mà Hợi Mùi Thìn cũng đều là gốc vậy (Xem thêm chương âm dương sanh tử). Thiên can thông căn nguyệt lệnh, khí đang vượng cùng mùa được dùng, thì là rất hiển hách, nếu không, tuy là đắc dụng mà lực không đủ, như quan phủ quan huyện, không đắc thời đắc địa thì không thể phát ra hiệu lệnh, không thi triển được tài năng vậy.
Thập can tức là ngũ hành mà phân ra âm dương song rồi luận dùng, thì can dương can âm đều có chỗ khác biệt.

"Trích thiên tủy" nói: "Ngũ dương tòng khí bất tòng thế, ngũ âm tòng thế vô tình nghĩa" ( tức là, nói Ngũ dương thì tòng theo khí mà không tòng theo thế lực; ngũ âm thì tòng theo thế lực mà không có tình nghĩa).
Can dương như quân tử, tính chất dương cương, chỉ cần tứ trụ chiếm có căn, hoặc Ấn có căn, thì nhược vẫn là nhược mà không thể tòng theo; ngũ âm thì không phải vậy, tứ trụ có Tài Quan lại thịnh thì tòng theo Tài Quan cho dù nhật nguyên hơi có mầm gốc hoặc thông khí nguyệt lệnh cũng là chỗ không luận. Như vậy có thể Ấn thụ có căn, thì lại không sợ thân nhược, chẳng sợ khắc chế. Chỗ này chính là tính chất giữa dương và âm là có khác biệt nhau vậy.

Như mệnh Ngũ Đình Phương: Nhâm Dần / Đinh Mùi / Kỷ Mão / Ất Hợi; Kỷ thổ tuy thông căn nguyệt lệnh, gặp mộc thế thịnh, tức là tòng theo mộc, gọi là Tòng thế vô tình nghĩa vậy (Xem ở dưới tiết chương dụng thần).

Lại như mệnh Diêm Tích San: Quý Mùi / Tân Dậu / Ất Dậu / Đinh Hợi; Ất mộc chỉ cần có Ấn thông căn, chẳng sợ thân nhược, Sát thấu có chế, tức là quý cách.

Lại như mệnh Hứa Thế Anh: Quý Dậu / Tân Dậu / Ất Sửu / Tân Tị; 19 tuổi lấy lầm tòng Sát, mà không biết là Ấn thụ có căn, tức là không sợ thân nhược, vẫn hỉ có vận chế Sát.

Chỗ này lại là đặc điểm can âm. (Cũng thấy ở dưới chương Cách cục cao thấp).

lesoi
20-05-13, 17:43
Can dương thì không như vậy, như mệnh Ngu Hòa Đức: Đinh Mão / Bính Ngọ / Canh Ngọ / Kỷ Mão; Canh kim tuy nhược, thấu Ấn có căn, tức là không thể tòng, bản thân nhược vẫn nhược, vận hành đến đất phò thân tự nhiên phú quý, chỉ vất vã mà thôi. Chỗ này có điểm không giống nhau vậy. Nhưng can dương chẳng phải tuyệt đối không thể tòng, như mệnh Thanh Tuyên Thống: Bính Ngọ / Canh Dần / Nhâm Ngọ / Nhâm Dần. Ấn Tỉ đều không có căn, thì không thể không tòng. Chỗ này gọi là Tòng khí bất tòng thế vậy, lý ấy rất thâm sâu, không thể vội vàng mà hiểu rõ, học giả xem nhiều bát tự, lâu dần tích lũy kinh nghiệm, tự nhiên hiểu ra, không phải văn tự chỗ có thể đạt vậy. (Ghi chú: Vốn là chương luận tính chất can chi, tuy là sơ bộ mà thật ra mệnh lý rất sâu xa, chi tiết tinh vi. Tức là, âm dương can chi tính chất có phân biệt, học giả không ngại sau khi xếp đặt mưu cầu đợi nghiên cứu am hiểu nhập môn, sẽ tự hiểu cái quan trọng vậy).

Nguyên văn: Giáp Ất ở trời cho nên động mà không dừng. Gặp tháng Dần tất đương khời Giáp? Gặp tháng Mão, tất đương khởi Ất? Dần Mão ở đất, cho nên dừng lại mà không dời. Giáp tuy chuyển dịch, tháng tất Kiến Dần; Ất tuy chuyển dịch, tháng tất Kiến Mão. Lấy khí mà luận, Giáp vượng ở Ất; Lấy chất mà luận, Ất bền chặt ở Giáp. Mà tục thư nói sai lầm, lấy Giáp là rừng lớn, hưng thịnh mà cần phải đốn chặt, Ất là mầm nhỏ, giòn mà không tổn hại, có thể là không biết lý lẽ âm dương vậy. Lấy loại mộc suy ra, còn lại có thể hiểu, duy chỉ có thổ là do xung khí của Mộc Hỏa Kim Thủy, cho nên nhờ vượng ở bốn mùa, mà âm dương lý lẽ là khí chất, cũng luận tương đồng ở chỗ này. Muốn học mệnh, trước tiên nhất định cần phải hiểu thuyết can chi, song sau đó có thể lấy để nhập môn.

Từ chú: Thiên can động mà không dừng, như năm Giáp Kỷ, lấy Bính Dần làm tháng giêng; năm Ất Canh lấy Mậu Dần làm tháng giêng. Địa chi dừng lại mà không dời, tháng giêng nhất định là Dần, tháng hai nhất định là Mão vậy. Luận khí Giáp vượng ở Ất; luận chất Ất bền chặt ở Giáp, Giáp mộc tính dương cương, Ất mộc là chất nhu hòa, trong đó có phân biệt, có thể xem phụ lục "Tích thiên tủy" chương luận Thiên can nghi kị ở dưới. Ví von Đại lâm, Vi miêu, vốn là lời văn lấy nạp âm để ví dụ, tục thư truyền sai, mà con người không hiểu ngông cuồng nghe theo vậy. Học mệnh trước tiên phải sáng tỏ lý lẽ can chi âm dương, xét kĩ phương vượng suy tiến thoái, ngõ hầu không đến nỗi là loại tầm thường đến mức sai lầm vậy.

lesoi
20-05-13, 17:44
Phụ “Trích thiên tủy” Luận Thiên Can nghi kỵ

Giáp mộc tham thiên,
Thoát thai yếu hỏa.
Xuân bất dung kim,
Thu bất dung thổ.
Hỏa sí thành Long,
Thủy đãng kỵ Hổ.
Địa nhuận Thiên hòa,
Thực lập thiên cổ.

Giáp vi mộc thuần dương. Có thế lực tham gia sinh ở đầu mùa Xuân, mộc còn non, khí hàn lạnh được hỏa mà phát vinh, sinh ở giữa mùa xuân thế cực vượng cần tiết kỳ tinh anh, gọi là Thoát thai yếu hỏa vậy. Đầu Xuân mộc còn non yếu, mới nảy mầm cho nên không cần kim khắc. Giữa xuân lấy kim suy mà khắc mộc vượng, mộc cứng thì kim khuyết, trợ giúp xuân mà khôg cần kim vậy.Sinh ở mùa Thu, mộc khí hưu tù mà kim nắm lệnh, thổ không thể bồi cho gốc mộc mà sinh kim khắc thổ, cho nên không cần thổ vậy.
Long, là Thìn vậy. Chi đủ Tị Ngọ hoặc Dần Ngọ Tuất mà can thấu Bính Đinh không chỉ tiết khí thái quá mà còn hỏa vượng thì mộc bị đốt cháy. Cần tọa Thìn, Thìn là thấp thổ có thể sinh bồi cho mộc, mà tiết hỏa vậy.
Dần, là Hổ vậy. Chi đủ con cái hoặc đủ Thân Tý Thìn mà can thấu Nhâm Quý, thủy phiếm mộc phù cần phải tọa Dần, Dần là mộc ở vị trí lộc vượng, mà tàng hỏa thổ có thể dung nạp khí thủy, không sợ trôi nổi vậy. Hỏa táo cần tọa ở Thìn, thủy phiếm cần tọa ở Dần là đất được thấm nhuận, kim thủy mộc hỏa không tương khắc là khí trời được thuận hòa. Chẳng phải là tượng nhân thọ ư?

Ất mộc tuy nhu,
Khuê Dương giải Ngưu.
Hoài Đinh bão Bính,
Khóa Phượng thừa Hầu.
Hư thấp chi địa,
Kỵ Mã diệc ưu.
Đằng la hệ Giáp,
Khả xuân khả thu.

Dương, là Mùi vậy. Ngưu, là Sửu vậy. Ất mộc tuy nhu mà sinh ở tháng Sửu Mùi, Mùi là mộc khố, Sửu là thấp thổ, có thể bồi gốc cho Ất mộc . Ất mộc gốc kiên cố thì chế nhu thổ cũng có thừa vậy.
Phượng, là Dậu vậy. Hầu, là Thân vậy. Sinh ở tháng Thân Dậu chỉ cần can có Bính Đinh thì không sợ kim vượng. Xem chương Cách cục cao đê , mệnh của các vị họ Diêm, Lục, Thương, đáng là ví dụ chứng minh.
Mã, là Ngọ vậy. Sinh ở tháng Hợi Tý, Thủy vượng mộc phù. Tuy chi có Ngọ cũng khó phát sinh. Nếu thiên can có Giáp, địa chi có Dần, tên là Đằng la hệ Giáp. Có thể Xuân, có thể Thu, nói tứ quý đều có thể không sợ bị khảm phạt vậy.

lesoi
20-05-13, 17:45
Bính hỏa mãnh liệt,
Khi sương vũ tuyết.
Năng đoán canh kim,
Tòng tân phản khiếp.
Thổ chúng sinh từ,
Thủy xương hiển tiết.
Hổ Mã Khuyển hương,
Giáp lai thành diệt.

Ngũ dương thì dương Bính là đứng đầu. Bính, là sao Thái Dương tính thuần dương, lấn sương khinh tuyết, không sợ thủy khắc vậy; Canh kim tuy ngu nhưng lực có thể trui rèn; Tân kim tuy nhu, hợp mà trái lại nhược. Thấy Nhâm thủy thì là dương gặp dương mà thành thế giằng co; thấy Quý thủy thì như thấy ngày sương tuyết. Cho nên không sợ thủy khắc, mà càng thấy tính cương cường. Thấy thổ thì hỏa cháy mãnh liệt làm cho thổ càng táo khô, khả năng sống bị diệt hết.Thổ có thể làm mờ hỏa, thấy Kỷ thổ vẫn còn được, mà thấy Mậu thổ lại càng kỵ. Sinh từ, là mất tính uy mãnh vậy. Hiển tiết, là hiển tiết dương cương vậy. Hổ Mã Khuyển hương, là đất của Dần Ngọ Tuất vậy. Chi đủ Dần Ngọ Tuất mà lại thấu Giáp thì hỏa càng vượng mà không có tiết, không dập tắt là tự thiêu đốt vậy.

Đinh hỏa nhu trung,
Nội tính chiêu dung.
Bão ất nhi hiếu,
Hợp nhâm nhi trung.
Vượng nhi bất liệt,
Suy nhi bất cùng.
Như hữu đích mẫu,
Khả thu khả đông.

Đinh hỏa là Ly hỏa vậy.Trong âm mà ngoài dương, cho nên nói Đinh hỏa nhu trung nội tính chiêu dung, tức là chú giải hai chữ Nhu trung ở trong Đinh, thì Ất là mẫu vậy. Có Đinh hộ, Ất khiến cho Tân kim không gây tổn thương cho Ất mộc. Không như Bính hỏa có thể đốt Giáp mộc vậy. Nhâm là vua của Đinh vậy, Đinh hợp Nhâm có thể khiến cho Mậu thổ không gây tổn thương Nhâm thủy. Không như Kỷ thổ hợp Giáp, Tân kim hợp Bính, càng biến đổi mất đi bản tính của vua vậy. Kỷ thổ hợp Giáp, Giáp hóa ở thổ; Tân kim hợp Bính, Bính hỏa trái lại sợ. Tuy mùa đang thừa vượng, không đến nổi quá nóng, tức là gặp thời đến suy yếu mà không đến nỗi bị tiêu diệt ( Dậu là nơi Bính hỏa lâm tử địa, mà Đinh lại là trường sinh). Can thấu Giáp Ất, sinh mùa Thu không sợ kim; chi tàng Dần Mão, sinh mùa Đông không kỵ thủy.

Mậu thổ cố trọng,
Ký trung thả chính.
Tĩnh hấp động ích,
Vạn vật ti mệnh.
Thủy nhuận vật sinh,
Thổ táo vật bệnh.
Nhược tại Cấn Khôn,
Phạ trùng nghi tĩnh.

Hai chữ Cố trọng, đứng đầu đủ để hình dung tính chất của Mậu thổ. Mùa Xuân, mùa Hạ khí động mà có lợi ích thì phát sinh. Mùa Thu, mùa Đông khí tĩnh mà khép lại, thì vạn vật phát sinh. Táo thì vật khô, sinh ở Thu Đông thủy nhiều cần hỏa làm ấm, thì vạn vật hóa thành. Thấp thì vật bệnh, Cấn Khôn là cung Dần Thân vậy. Thổ ký gửi ở tứ ngung ( bốn góc), ký sinh ở Dần Thân, ký gửi lộc ở Tị Hợi, cho nên ở vị trí Cấn Khôn. Hỉ tĩnh kỵ xung, đất tứ sinh đều kỵ xung khắc. Thổ cũng không thể ngoài lệ này vậy.

lesoi
20-05-13, 17:47
Kỷ thổ ti thấp,
Trung chính súc tàng.
Bất sầu mộc thịnh,
Bất úy thủy cuồng.
Hỏa thiểu hỏa hối,
Kim đa kim nhạc.
Nhược yếu vật vượng,
Nghi trợ nghi bang.

Mậu Kỷ đều là chỗ trung chính, mà Mậu thổ thì cố trọng ( trọng kiên cố), Kỷ thổ thì súc tàng ( tàng trử). Mậu thổ thì cao ráo, còn Kỷ thổ thì ẩm thấp. Chỗ này là điều không giống nhau vậy. Thổ ẩm thấp thì có thể bồi gốc cho mộc, dừng thủy trôi nổi khắp nơi, thấy Giáp thì hợp mà có tình. Cho nên là Bất sầu mộc thịnh ( không sợ mộc nhiều), thấy thủy thì thu nạp mà có thể tích trữ ( súc). Chỗ này là Kỷ thổ không có kỳ diệu nhưng mà muốn sinh sôi vạn vật, thì cần có Bính hỏa để khứ khí ẩm thấp, Mậu thổ được trợ giúp lực sinh trưởng, phương đủ để đầy đủ mà hưng thịnh dài lâu vậy.

Canh kim đái Sát,
Cương kiện vi tối.
Đắc thủy nhi thanh,
Đắc hỏa nhi duệ.
Thổ nhuận tắc sinh,
Thổ kiền tắc thúy.
Năng doanh Giáp huynh,
Thâu vu ất muội.

Canh kim đối với ba tháng mùa Thu khí xác xơ, tiêu điều, tính chất cương kiện cùng với Giáp Bính Mậu Nhâm tất cả đều là can dương nhưng có khác nhau. Được Nhâm thủy tiết tính cương kiện, thì khí lưu thông mà thanh; được Đinh hỏa cũng là chất cương kiện, nung mũi kiếm sắc nhọn; sinh ở Xuân Hạ, gặp Sửu Thìn là thấp thổ, có thể đủ sinh; gặp Tuất Mùi là táo thổ có thể khiến cho giòn dễ gãy. Giáp mộc tuy cường, lực có thể phạt, còn Ất mộc tuy nhu, hợp mà có tình.

Tân kim nhuyễn nhược,
Ôn nhuận nhi thanh.
Úy thổ chi đa,
Nhạc thủy chi doanh.
Năng phù xã tắc,
Năng cứu sinh linh.
Nhiệt tắc hỉ mẫu,
Hàn tắc hỉ đinh.

Tân kim là chất thanh nhuận, chính là ba tháng mùa Thu khí ôn hòa vậy. Mậu thổ quá nhiều thì thủy khô mà kim bị chôn vùi, Nhâm thủy có thừa thì làm nhuận thổ tiết kim. Tân là vua của Giáp, Bính lại là vua của Tân, Bính hỏa có thể đốt Giáp mộc. Tân hợp Bính hóa thủy, chuyển khắc thành sinh, sao không phải là giúp xã tắc mà cứu sinh linh ư? Sinh ở mùa Hạ mà hỏa nhiều, có Kỷ thổ làm mờ hỏa mà sinh kim; sinh ở mùa Đông mà thủy vượng, có Đinh hỏa thì thủy ấm mà dưỡng kim. Cho nên lấy thành hỉ vậy.

Nhâm thủy thông hà,
Năng tiết kim khí.
Cương trung chi đức,
Chu lưu bất trệ.
Thông căn thấu quý,
Trùng thiên bôn địa,
Hóa tắc hữu tình,
Tòng tắc tương tể.

Thông hà là bầu trời vậy. Nhâm thủy trường sinh ở Thân, Thân là Khôn, vị trí cửa khẩu của bầu trời. Nhâm sinh ở Thân, có thể lộ ra Tây phương khí túc sát ( xác xơn tiêu điều), tính thủy chu lưu không ngừng, cho nên là đức cương trung vậy. Như Thân Tý Thìn đủ lại thấu Quý thủy, thế tràn đây trôi nổi, tuy có Mậu Kỷ thổ cũng không thể dừng chảy. Nếu chế cường thì trái lại xung kích mà thành tai họa, nhất định cần dụng mộc để tiết khí thế thuận mà không đến xung chạy vậy. Hợp Đinh hóa mộc, lại có thể sinh hỏa, có thể nói là có tình. Sinh ở tháng Tị Ngọ Mùi, tứ trụ hỏa thổ cùng vượng, đặc biệt không có kim thủy tương trợ, hỏa vượng thấu can thì tòng hỏa, thổ vượng thấu can thì tòng thổ. Điều hòa nhuận ướt vẫn có công cứu giúp vậy.

Quý thủy chí nhược,
Đạt vu thiên tân.
Đắc long nhi vận,
Công hóa tư thần.
Bất sầu hỏa thổ,
Bất luận canh tân.
Hợp mậu kiến hỏa,
Hóa tượng tư chân.

Quý là thủy thuần âm, gốc phát ra tuy dài mà tính chất rất yên tĩnh, gọi là ngũ âm cũng là âm Quý mà rất nhược vậy. Long, là Thìn vậy, can thông thấy Thìn thì hóa khí, là nguyên thần thấu xuất, lý lẽ là nhất định. ( xem thêm “Trích thiên tủy chinh nghĩa”). Không lo hỏa thổ, tính rất nhược thấy hỏa thổ nhiều thì tòng hóa vậy. Không luận Canh Tân, nếu thủy không thể tiết khí kim mà kim nhiều trái lại là trọc, tức là dừng Quý thủy mà nói. Hợp Mậu thấy hỏa, Mậu thổ táo sau khi tứ trụ thấy Bính Thìn dẫn xuất hóa thần, hóa tượng chính là chân chính vậy, nếu sinh ở Thu Đông là đất kim thủy vượng, mà gặp Bính Thìn cũng khó tòng hóa, cần nghiên cứu kĩ càng.
( Trích lục ở trên “Trích thiên tủy chinh nghĩa”).

lesoi
20-05-13, 17:49
Tôi dịch ra hết chương 1 và phụ lục trích từ Trích Thiên Tủy chinh nghĩa của Từ lão sư phụ mà ra.
Các bạn cứ xem lại và đối chiếu cái đã có, sau đó các bạn cho ý kiến góp ý để tiếp tục các chương khác.

Thân ái!

thiếu bá
20-05-13, 18:26
hi anh lesoi, thiếu bá vừa lướt qua phần dịch của anh, không có thời gian đối chiếu (mà TB cũng ngại vì phải đọc lại) nên chỉ góp ý một chút phần dịch của anh.



Lại phân nhỏ, sinh khí không tập trung là Giáp của Giáp, rồi sinh khí ngưng tụ thành là Ất của Giáp. Cho nên vạn Mộc có lá là Giáp của Ất, mà cành lá của vạn mộc là Ất của Ất vậy. Phương là Giáp mà khí Ất được đầy đủ; Đạt đến là Ất mà chất của Giáp là vững bền. Có Giáp Ất mà mộc có đủ âm dương vậy.

không tập trung = Tán ra, dùng từ "Tán" hay hơn vì Tụ-Tán là cặp âm dương.
Phương là, Đạt đến là bản thân em cũng thấy khó hiểu !? anh xem có thể thay bằng từ "Nhờ có" - âm nhờ dương, dương nhờ âm - nhờ = nương tựa vào nhau.



"Trích thiên tủy" nói: "Ngũ dương tòng khí bất tòng thế, ngũ âm tòng thế vô tình nghĩa" (tức là, nói Ngũ dương thì tòng theo khí mà không tòng theo thế lực; ngũ âm thì tòng theo thế lực mà không có tình nghĩa).


Câu này khó, theo em không nên dịch hẳn ra dễ hiểu lầm theo ý mình. Người học Tử bình xưa nay đọc Trích thiên tủy đều khó hiểu câu này, Từ lão tiên sinh đưa câu đó vào chương này là rất hợp lý, TB cũng có cách lý giải riêng dựa vào âm dương hình chất. Tuy nhiên em cho rằng đó cũng chỉ là ý hiểu của em.

lesoi
22-05-13, 10:23
Dạo này thấy Đăng ít lên tiếng nhĩ?!! Mời bạn tham gia đóng góp xem câu từ nào cần lưu ý để chúng ta cùng nhau dịch lại các chương đầu, vì thế hệ sau này mà chúng ta cùng góp sức vậy!