PDA

View Full Version : Thập can hợp và hóa



thiếu bá
22-05-13, 11:57
Chủ đề "Hóa khí" đang bàn luận sôi nổi, thiếu bá mở mục này để bàn lại về vấn đề cơ bản là Thập can hợp hóa. Ta đều biết Tử bình hiện đại bàn về ngũ hành "đơn" (can, chi) song trong phép hợp hóa này e là đã ngầm định Nạp âm trong đó !?

Thiên can hợp hóa gồm:

Giáp hợp Kỷ hóa Thổ
Ất hợp Canh hóa Kim
Bính hợp Tân hóa Thủy
Đinh hợp Nhâm hóa Mộc
Mậu hợp Quý hóa Hỏa

Hợp đa số vẫn thường dùng là phép Sinh-Thành tương ngộ, còn Hóa do đâu mà ra? nói gặp Thìn (long) mà hóa thì có vẻ ngẫu nhiên, phép độn Ngũ hổ thì năm Giáp Kỷ tháng khởi Bính Dần - Hỏa sinh Thổ nên Giáp Kỷ hóa Thổ. Đây chẳng phải từ Nạp âm mà ra sao ?

Mong mọi người cùng đưa ra quan điểm thảo luận, trao đổi.

lesoi
22-05-13, 22:25
Hợp đa số vẫn thường dùng là phép Sinh-Thành tương ngộ

Đúng là Thập Thiên Can hợp hóa khời nguồn từ số Sinh _ Thành.

Tôi trích từ Trích Thiên Tủy xiển vi, chương 13, phần II, như sau:

Bắt đầu từ con số Sinh: Thiên 1, Địa 2, Thiên 3, Địa 4, Thiên 5, Địa 6, Thiên 7, Địa 8, Thiên 9, Địa 10. Dựa vào con số mà suy ra, thì Giáp 1, Ất 2, Bính 3, Đinh 4, Mậu 5, Kỷ 6, Canh 7, Tân 8, Nhâm 9 và Quý 10 vậy. ( Theo Hà Đồ, cũng là con số Tiên Thiên)

Sau đó là các con số khởi Thành:

Theo “Lạc Thư” lấy con số 5 ở trung cung là khởi nguồn:
+ 1 được 5 là thành 6, tức lấy Giáp cùng Kỷ hợp;
+ 2 được 5 là thành 7, tức lấy Ất cùng Canh hợp;
+ 3 được 5 là thành 8 , tức lấy Bính cùng Tân hợp;
+ 4 được 5 là thành 9, tức lấy Đinh cùng Nhâm hợp;
+ 5 được 5 là thành 10, tức lấy Mậu cùng Quý hợp.

Hợp thì hóa, hóa cũng phải từ con số 5 thuộc thổ rồi sau đó mà thành, 5 (thổ) là Thìn vậy. ( Thứ tự tính từ Tý đến Thìn là 5 vị trí);
Thìn thổ thuộc mùa xuân ( cuối xuân), đúng mùa ở Tam Dương, thân thể sinh vật, khí thông mà động, động thì biến, biến thì hóa vậy.
Lại như thập can hợp, tới vị trí số 5 là Thìn, thì Nguyên thần phát lộ hóa khí. Cho nên:
+ Giáp Kỷ khởi từ Giáp Tý, tới vị trí số 5 gặp Mậu Thìn thì hóa thổ;
+ Ất Canh khởi từ Bính Tý, tới vị trí số 5 gặp Canh Thìn thì hóa kim;
+ Bính Tân khởi từ Mậu Tý, tới vị trí số 5 gặp Nhâm Thìn thì hóa thủy;
+ Đinh Nhâm khởi từ Canh Tý, tới vị trí số 5 gặp Giáp Thìn thì hóa mộc;
+ Mậu Quý khởi từ Nhâm Tý, tới vị trí số 5 gặp Bính Thìn thì hóa hỏa.


nói gặp Thìn (long) mà hóa thì có vẻ ngẫu nhiên

Chỗ này tương hợp, tương hóa là chân nguyên ( đúng nguồn gốc), người thời nay ít được truyền lại, chỉ biết “Phùng Long” mà hóa, không hiểu là gặp số 5 (là Thìn thổ) mà hóa; thuyết Long Thìn, ý là tạo điều kiện để dẫn ra hóa, ví Thìn chính là con Rồng ( Long) thì người sinh năm Thìn là con Rồng, có thể làm mưa và người sinh năm Dần là Cọp, nhất định sẽ đả thương con người sao?

Cho nên chỗ này là nói Thập Can phối nhau mà hợp hóa, chứ không phải là Nạp âm.

Không biết các bạn khác ý như thế nào?!!!

lesoi
22-05-13, 22:57
Trong chương 4, Luận Thập Can phối hợp tính tình ( TBCTBC) có ghi:


Nguyên văn: Ý nghĩa hợp hóa lấy Thập can âm dương phối hợp với nhau mà thành. Hà Đồ thuật số, lấy 1,2,3,4,5 phối với 6,7,8,9,10, là đạo Tiên thiên vậy. Cho nên bắt đầu ở thủy là Thái Âm, mà cuối cùng khí xung ở thổ, lấy khí mà nói thì thứ tự từ Sinh vậy. Đầu tiên chưa có ngũ hành, nhất định trước tiên có Âm Dương Lão Thiếu, rồi sau đó xung khí, cho nên sinh theo thổ. Cuối cùng đã có ngũ hành, thì vạn vật lại sinh ở Thổ, mà Thủy Hỏa Mộc Kim, cũng gửi thân ở chỗ này, cho nên lấy trước tiên là Thổ. Vốn là bắt đầu lấy Giáp Kỷ tương hợp thì hóa Thổ; Thổ thì sinh Kim, do đó Ất Canh kế tiếp hóa Kim; Kim sinh Thủy, cho nên Bính Tân kế tiếp lại hóa Thủy; Thủy sinh Mộc, cho nên Đinh Nhâm kế tiếp lại hóa Mộc; Mộc sinh Hỏa, cho nên Mậu Quý kế tiếp lại hóa Hỏa, mà ngũ hành biến hóa ở chỗ này. Trước tiên lấy Thổ, thứ tự tương sinh là đương nhiên vậy. Chỗ này là ý nghĩa Thập can hợp hóa vậy.


Tôi thấy trong các sách này đều nói Thập Can hợp hóa thành khí chứ chưa thấy nói can chi tất cả đều quy về nạp âm mà hóa khí vậy!

dnts
23-05-13, 00:22
Hợp đa số vẫn thường dùng là phép Sinh-Thành tương ngộ, còn Hóa do đâu mà ra? nói gặp Thìn (long) mà hóa thì có vẻ ngẫu nhiên, phép độn Ngũ hổ thì năm Giáp Kỷ tháng khởi Bính Dần - Hỏa sinh Thổ nên Giáp Kỷ hóa Thổ. Đây chẳng phải từ Nạp âm mà ra sao ?


Bính Dần thì Bính hoả sinh thổ chứ không phải Nạp âm!

@lesoi: Sinh số 1,2,3,4 ; Thành số 6,7,8,9
Sinh số đến 5 thì tận, thì biến nên nói "gặp long thì hóa".
còn đến Dần thì có lẽ căn cứ vào thuyết Tam tài !?

thiếu bá
23-05-13, 09:02
Đúng là Thập Thiên Can hợp hóa khời nguồn từ số Sinh _ Thành.

Tôi trích từ Trích Thiên Tủy xiển vi, chương 13, phần II, như sau:

Bắt đầu từ con số Sinh: Thiên 1, Địa 2, Thiên 3, Địa 4, Thiên 5, Địa 6, Thiên 7, Địa 8, Thiên 9, Địa 10. Dựa vào con số mà suy ra, thì Giáp 1, Ất 2, Bính 3, Đinh 4, Mậu 5, Kỷ 6, Canh 7, Tân 8, Nhâm 9 và Quý 10 vậy. ( Theo Hà Đồ, cũng là con số Tiên Thiên)

Sau đó là các con số khởi Thành:

Theo “Lạc Thư” lấy con số 5 ở trung cung là khởi nguồn:
+ 1 được 5 là thành 6, tức lấy Giáp cùng Kỷ hợp;
+ 2 được 5 là thành 7, tức lấy Ất cùng Canh hợp;
+ 3 được 5 là thành 8 , tức lấy Bính cùng Tân hợp;
+ 4 được 5 là thành 9, tức lấy Đinh cùng Nhâm hợp;
+ 5 được 5 là thành 10, tức lấy Mậu cùng Quý hợp.


Anh lesoi xem lại chỗ này. Vốn số S-T là nói về Hà Đồ về thể, Lạc thư là nói về dụng.

kimcuong
23-05-13, 11:14
Về Tích Thiên Tủy, những đoạn lesoi gửi lên thuộc chương Hóa Tượng do Nhâm Tiết Thiều bình chú. Ngoài chương này, NTT còn giải thích về Âm Dương Sinh Tử, Ngũ Hành Thuận Nghịch cũng đều lý giải từ Lạc Thư.

Nhưng đoạn văn này:


Bắt đầu từ con số Sinh: Thiên 1, Địa 2, Thiên 3, Địa 4, Thiên 5, Địa 6, Thiên 7, Địa 8, Thiên 9, Địa 10. Dựa vào con số mà suy ra, thì Giáp 1, Ất 2, Bính 3, Đinh 4, Mậu 5, Kỷ 6, Canh 7, Tân 8, Nhâm 9 và Quý 10 vậy. ( Theo Hà Đồ, cũng là con số Tiên Thiên)

Sau đó là các con số khởi Thành:...

thì theo tôi là có vấn đề, vì tất cả số từ 1 đến 10 như thế mà gọi toàn là số SINH thì bất hợp lý, tài liệu này dẫn giải không rõ ràng. Thí dụ "Địa 6" là số sinh, ở dưới lại viết là "1 được 5 là thành 6"? Vậy số 6 là số SINH hay số THÀNH? lesoi xem lại tài liệu Tích Thiên Tủy khác nhé, Nhâm Tiết Thiều chỉ viết như sau:


nhâm thị viết :hợp hóa chi nguyên ,tích hoàng đế lễ thiên vu viên khâu ,thiên hàng thập kiền ,ái mệnh đại nạo tác thập nhị chi dĩ phối chi 。cố nhật kiền viết thiên kiền ,kì sở do ,hợp tức thiên nhất 、địa nhị 、thiên tam 、địa tứ 、thiên ngũ 、địa lục 、thiên thất 、địa bát 、thiên cửu 、địa thập chi nghĩa 。y sổ thôi chi ,tắc giáp nhất 、ất nhị 、bính tam 、đinh tứ 、mậu ngũ 、kỷ lục 、canh thất 、tân bát 、nhâm cửu 、quý thập dã 。như “lạc thư ”dĩ ngũ cư trung ,nhất đắc ngũ vi lục ,cố giáp dữ kỷ hợp;nhị đắc ngũ vi thất , cố ất dữ canh hợp ;tam đắc ngũ vi bát ,cố bính dữ tân hợp ;tứ đắc ngũ vi cửu ,cố đinh dữ nhâm hợp ;ngũ đắc ngũ vi thập ,cố mậu dữ quý hợp 。

Nghĩa là NTT không nói các con số từ 1 đến 10 đều là số SINH.

Chúng ta biết "Giáp 1, Ất 2, Bính 3, Đinh 4, Mậu 5, Kỷ 6, Canh 7, Tân 8, Nhâm 9, Quý 10" là do đếm từ Giáp đến Quý là 10 thiên can. Định các thiên can là dương vì các số dương 1 3 5 7 9, thiên can âm là do số âm 2 4 6 8 10.

Giáp 1 và Kỷ 6, Ất 2 và Canh 7, Bính 3 và Tân 8, Đinh 4 và Nhâm 9 hợp nhau, Mậu 5 và Quý 10 hợp nhau là qua diễn giải về Hà Đồ:

(số dương là 1, 3, 7, 9, trong đó số SINH là 1 và 3, hai số 7 và 9 là số THÀNH -như dnts đã nói là đúng-)

http://i1227.photobucket.com/albums/ee430/tekamolo1/HaDo_zps23a1acd4.jpg (http://s1227.photobucket.com/user/tekamolo1/media/HaDo_zps23a1acd4.jpg.html)

Thiên 1 hợp Địa 5 thành 6 >>> 1 và 6 ở phía bắc
Thiên 3 hợp Địa 5 thành 8 >>> 3 và 8 ở phía đông
Địa 2 hợp Thiên 5 thành 7 >>> 2 và 7 ở phía nam
Địa 4 hợp Thiên 5 thành 9 >>> 4 và 9 ở phía tây

Chúng ta nhận xét cứ 1 Thiên hợp 1 Địa quản ở một phương, như Thiên 1 hợp Địa 5 quản ở phương Bắc. Vì thế nên mới giải thích Giáp 1 và Kỷ 6 hợp nhau, Ất 2 và Canh 7 hợp nhau..v.v....

Về phương vị thì khác với vận khí, bởi vì ở trên mới nói tới HỢP.

Nói đến HÓA thì phải do sự vận động mà thành, vì có động mới có biến, biến thì hóa.

Cũng từ con số 5 là trung tâm, lấy năm Tí khởi đầu, có người nói rằng:
- từ GIÁP TÍ tiến đến thêm 5 vị trí là gặp MẬU THÌN > hóa Thổ, vì Mậu là Thổ
- từ BÍNH TÍ tiến đến thêm 5 vị trí là gặp CANH THÌN > hóa Kim, vì Canh là Kim
- từ MẬU TÍ tiến đến thêm 5 vị trí là gặp NHÂM THÌN > hóa Thủy, vì Nhâm là Thủy
- từ CANH TÍ tiến đến thêm 5 vị trí là gặp GIÁP THÌN > hóa Mộc, vì Giáp là Mộc
- từ NHÂM TÍ tiến đến thêm 5 vị trí là gặp BÍNH THÌN > hóa Hỏa, vì Bính là Hỏa

Ta để ý thấy 5 chữ Thìn, nên mới có câu nói "phùng Long thì hóa", tức là cách tính như trên, chứ không phải là gặp rồng phượng gì cả, vì Long nghĩa là Thìn.

Trên đây là ngọn nguồn của sự hợp hóa được giải thích 1 cách cơ bản từ Hà Đồ vậy.

thiếu bá
23-05-13, 12:18
Nói đến HÓA thì phải do sự vận động mà thành, vì có động mới có biến, biến thì hóa.


Chị nói rất đúng, biến hóa cần phân biệt cho rõ: dương động thì biến mà âm thì hóa.

Chung đâu rồi, những khái niệm cơ bản này thường dụng đến dịch...

kimcuong
23-05-13, 12:42
Lại nói rõ thêm vì sao trong Tử Bình không phải cứ luận có 2 thiên can hợp là hóa ngay. Nguyên ủy là như thế, trước tiên luận Hợp, sau luận Hóa với các điều kiện tương ứng.

Cơ bản luận HỢP là lý do suy diễn từ các cặp số tiên thiên của Hà Đồ nói trên định phương hướng. Còn HÓA thì thật tế cũng có giải thích từ ngũ vận lục khí (có 5 vận từ Thổ sang Kim, Thủy, Mộc, Hỏa và lục khí Quân, Thấp, Tướng, Táo, Hàn, Phong) mà biến đổi tính chất ngũ hành của nhau, tạo thành 1 khí lực mới. Bạn nào có sách giải thích về Lịch Pháp hoặc Đông Y thì rõ điều này.

Thiếu Bá ở trên nhắc đến câu "phùng Long mà hóa" nên chị giải thích theo câu này.

GiacVien
06-06-13, 12:16
Kínhchào Diễn Đàn, cùng các vị hảo thủ Tử Bình, thiếu bá, và cô kimcuong,
Xincác vị xét 4t sau:
TD:




Nam mệnh


Năm 2013


Tháng 6


Ngày 5


Giờ 8:15 am




Thập thần


KIẾP


cTÀI


TỶ


THỰC




tc


Quý


Đinh


Nhâm


Giáp




đc


Tỵ


Tỵ


Dần


Thìn




Trường Sinh của can ngày Nhâm


Tuyệt


Tuyệt


Bệnh


Mộ

GiacVien
06-06-13, 12:18
Nhưng,4t này, Tỵ Lập Hạ, Đinh Nhâm hóa hỏa.




Thập thần


?


?


?


?




tc


Quý


Đinh?


Nhâm?


Giáp










ĐN hỏa


NĐ hỏa







đc


Tỵ


Tỵ


Dần


Thìn


Thiêncan 5 hợp tương ứng biến đổi ra sao để ta xác định thập thần và tính vòng trườngsinh?

thiếu bá
06-06-13, 12:41
@GiacVien: Bác nói Đinh Nhâm hóa mộc trong tháng Tị hình như là theo phần Phụ luận Ngũ hành của TTT.
Điều kiện hóa cơ bản theo thiếu bá vẫn phải từ mùa sinh, tháng Tị hỏa vượng nên nói chung Đinh Nhâm bất hóa. Thập thần bác vẫn định bình thường với nhật chủ Nhâm, tứ trụ này thuộc về Tài cách bị phá bởi Tị lâm Không vong, thân nhược trước vẫn phải cầu ở Ấn tinh.

VũTham
06-06-13, 15:20
Kakakakakaka! Như trong một chủ đề mà VT đã nói Đinh Nhâm ở đây hợp không hóa! Lực đinh quá mạnh, lại gặp hợp, Nhâm thủy hưu tù bị Đinh hợp trói lại! Không hóa, Nhâm chỉ bị trói buộc vởi Đinh đắc lệnh tháng! Nhật chủ dễ làm "nô lê của đồng tiền" chăng?

thiếu bá
06-06-13, 16:17
hehe, VT hình như bỏ qua KV ở trụ năm trụ tháng ? Còn nếu bỏ qua không vong mà thấy Kiếp ở trụ năm thì thiếu bá nghĩ mệnh này khó có thể làm "nô lệ của đồng tiền"!?

Thực ra biểu hiện của Tài tinh không chỉ là vật chất tiền bạc, cái này thì đã nhắc nhiều, VT thử nghĩ mà xem.:63:

VũTham
06-06-13, 17:59
Đồng ý với anh thieubá! Hehehehehe. Tuần Không vuốt đuôi có Dần hình động hỏa mãn cực nên kiếp tài vẫn có thể kích hỏa tính mạnh mẽ được, nhưng "nô lệ của đồng tiền" thì VT nói hơi quá! Hihihi! Hy vọng đây là tứ trụ ví dụ thôi!

GiacVien
06-06-13, 19:04
Kính chào Thiếu Bá, và DiễnĐàn,
(Chính vì tc5hợp,Hội . Cục,đc6hợp , vv… nhiều chỗ khác nữa, GV có cảmtưởng thấy mệnh đề “ ‘ quả trứng và con gà’ cái nào có trước” đang lởn vởntrước mặt; Từ từ GV sẽ nhờ các bạn chỉđiểm, nếu vẫn không xong, GV đành chiatay với Tử Bình (TB). Tài liệu “gối đầu giường” của GV là ‘Tử Bình Nhập Môn’ củacụ Lâm Thế Đức, và TBCTBC đã có được, nhờ internet và Kim Tử Bình.)
TỵLập Hạ, ĐinhNhâm hóa hỏa(Sách LTĐ, TBCTBC Internet củaLePhan, và Kim Tử Bình)
Tuy nhiên, khi xét canhợp hóa,GV cho rằng Cặp tc đó phải thỏa 4 ĐK.
ĐK1: đk hợp là cặp tc phải làGK giáp kỷ, hoặcAC ất canh, vv… BT, ĐN, MQ .
ĐK2: cặp tc phải thỏa “Canchi hội hợp hóa biểu” Chương 5 TBCTBC, (hoặc THIÊN-CAN NGŨ-HỢP CŨNG CÓ PHÂN-BIỆT,LTĐ, Page 58 of 90 )
ĐK3: 1 trong 2 tc đang xét 5hợp phải thỏa 2 gn (gn =thông căn) là: gnNL (gnNL=thông căn Nguyệt lệnh) và gnCT(gnCT= thông căn Chân Trụ, như cantrụ năm thì gnCT= thông căn tại chân trụ là chitrụ năm vv…). Trong ĐK3 này chỉ cần 1trong 2 tc đang xét 5 hợp, thỏa gnNLvà gnCT,là thỏa.
ĐK4: đk ko bị phá : hoặc can ngoài không khắc nhập h5hop(=hành5 hợp), hoặc can ngoài không gnCT. Nghĩa là, can ngoài (ko la2muốn phá 5 hợp,thì can ngoài phải khắc nhập h5hop và can ngoài phải gnCT.
TD1, như ĐK2 phán: Đinh nhâm hóa mộc,
-thì tc ngoài này không khắc nhập mộc, nghĩa là tc ngoài này không phải làkim (CANH, TÂN), hoặc không gnCT.
-Nếu như muốn phá thì can ngoài phải là kim(canh Tân) khắc nhập h5hop mộc vàphải gnCT.
Để rõ hơn, xét TD2: Giả như ĐK2 phán: Đinh nhâm hóa hỏa,
Nếu tc ngoài này là thủy(NHÂM, QUÝ) và gnCT→Phá.
Nếu tc ngoài này là thủy(NHÂM, QUÝ) và không gnCT→không Phá.
Nếu tc ngoài này là không là thủy(NHÂM, QUÝ) →không Phá.
Nếu tc ngoài này không gnCT→không Phá
Can ngoài=không phải là can đang xét 5 hợp

GiacVien
06-06-13, 19:07
(tt)
Trở lại phần thảo luận, với Đinhcan tháng, và Nhâm can ngày:
ĐK1: thỏa ĐN.
ĐK2: Tỵ Lập Hạ Đinh Nhâm hóa hỏa(theo TBCTBC hoặc LTĐ)
ĐK3: tuy can ngày Nhâmthủykhông gnNL(Tỵ Mậu-Canh-Bính) và không gnCT(Dần Mậu-Bính-Giáp), nhưng can tháng Đinhhỏa gnNL(TỵMậu-Canh-Bínhhỏa)và gnCT(TỵMậu-Canh-Bínhhỏa) nên thỏa ĐK3
ĐK4: can ngoài trụ năm là Quýthủytuy khắc nhập hỏa (trong ĐK2), nhưng Quýthủy này không gnCT (năm Tỵ). Bên kiatrụ giờ Giápmộc không khắc nhập hỏa (hỏa trongĐK2 , nên không cần xét gnCT,(tuy rằng Giáp mộc gnCT(Thìn)).
Cặp Đinh Nhâm này thỏa 4 ĐKđã nêu, nên Đinh Nhâm này hóa hỏa(kí hiệu ĐNhỏa).

GiacVien
06-06-13, 19:08
(tt)
(NÓI THÊM: Nếu như ĐK2 phán không hóa thủy, thì cặp tc đó không hóathủy, nếu như đk2 phán hóa thổthì cặp tc đó hóa thổ, và phải thỏa thêm đk3 và đk4. Hơn nữa hành của cặp tc xét 5 hợp không bắt buộc phải là hành trong “mệnhđề phán” trong đk2.
Thực vậy, Như tiếp theo ngày5 tháng 6 năm 2013 là ngày 6 tháng 6 năm 2013 ta lại có cặp Mậu Quý{từ tháng Mậu Ngọ(tháng Ngọ, vì NgọMang Chủng tiết giao vào lúc 19:18 giờngày 6 tháng 5), và ngày Quý Mão(tháng 6 ngày6 là ngày Quý Mão)},
Xét cặp Mậu Ngọ (tháng)và QuýMão (ngày) này, để rõ hơn, dùng bảng




Càn tạo




Năm 2013




Tháng 6




Ngày 6




Giờ






tc




Quý




Mậu




Quý








đc




Tỵ




Ngọ




Mão

GiacVien
06-06-13, 19:09
(tt)
ĐK 1: MQ thỏa
ĐK 2: “Ngọ Mang Chủng, Mậu Quý hóa hỏa, phát quý” ( Sách LTĐ và TBCTBC), tathấy Mậuthổ Quýthủy hợp hóa ra HỎA (không là thổ mà cũng không là thủy,mà hợphóa là HỎA).
ĐK 3: Mậuthổ gnNL(NL Ngọ Đinh-Kỷthổ), Mậuthổ gnCT(CTNgọ Đinh-Kỷthổ)chỉ riêng Mậuthổ đả thỏa đk3. (Quýthủy không gnNL( Ngọ đinh-kỷ), và Quýthủy không gnGT(Mão ất))
ĐK 4: Can Quýthủy trụ nămkhông gnCT(năm Tỵ), chỉ còn can giờ Nhâm Quý gnCT có thể phá hợp hóa này. Xétxem có không. Ngày Quý thì can Nhâm ở Tí, Tuất, và can Quý ở Sửu Hợi. Nhâmthủy gnCT ở Tí(Quýthủy),nhưng không gnCT ở Tuất(tân-đinh-mậu) và QuýthủygnCT ở Sửu(Quýthủy-Tân-Kỷ) và Quýthủy gnCT ở Hợi(Giáp-Nhâmthủy).Do đó trong ngày 6 tháng 6 năm 2013, MQ hóa hỏatrừ các giờ Tí, Sửu, và Hợi)

thiếu bá
06-06-13, 22:07
(tt)
ĐK2: Tỵ Lập Hạ Đinh Nhâm hóa hỏa(theo TBCTBC hoặc LTĐ)


Bác GV! phần bác trình bày khá dài, tuy nhiên điều kiện thứ 2 này thiếu bá cho rằng không thể tin được. Trước đây thiếu bá cố tình không đưa phần phụ luận này của TBCTBC nên vì lý do này. Mong rằng bác đã đọc thì cho qua ngay phần đó, xét sâu hơn 1 chút bác sẽ thấy điều này. Các cặp thiên can hợp hoá gồm: Đinh-Nhâm hợp hoá Mộc, ... (như các sách đã nói)

GiacVien
07-06-13, 01:39
@Thiếu Bá
Bác GV! phần bác trình bày khá dài, tuy nhiên điều kiện thứ 2 này thiếu bá cho rằng không thể tin được. Trước đây thiếu bá cố tình không đưa phần phụ luận này của TBCTBC nên vì lý do này. Mong rằng bác đã đọc thì cho qua ngay phần đó, xét sâu hơn 1 chút bác sẽ thấy điều này. Các cặp thiên can hợp hoá gồm: Đinh-Nhâm hợp hoá Mộc, ... (như các sách đã nói)


Xin Thiếu Bá chỉ điểm cho “…không thể tin được..”
Cũng như nói rõ hơn với “…xét sâu hơn 1 chút..”

thiếu bá
07-06-13, 16:17
Xin Thiếu Bá chỉ điểm cho “…không thể tin được..”
Cũng như nói rõ hơn với “…xét sâu hơn 1 chút..”

Bác GV, phần Can chi hóa hợp hội biểu trích từ Tứ ngôn tập dịch đặt quá nặng vấn đề tháng sinh (mùa sinh), bỏ qua cả vấn đề thấu hay không thấu... Dù có xét về biểu ý hay biểu tượng thì điều này cũng hoàn toàn không đúng, nên thiếu bá nói là "không thể tin được".
kính!

GiacVien
09-06-13, 19:20
@ thiếu bá
Cám ơn bác thiếu bá đã trả lời; nhưng,GV vẫn hoàn toàn mù mờ với những lời “chỉ điểm” trên.
(Hơn nữa, phần nan đề “con gà và quả trứng, cái nào có trước”,GV đã tự giải quyết xong.)

Sau cùng, GV phải cám ơn, cô kimcuongtrong phần chỉ đường cho các bước lập luận về thiên can 5 hợp. Tuy nhiên, GV vẫncó một số điểm không đồng ý như:
1- Thời lệnh (tiết khí tháng sinh):
- Hợi, Mão, Mùi, Dần> Đinh Nhâm hóa Mộc
- Tị, Dậu, Sửu, Thân > Ất Canh hóa Kim
- Dần, Ngọ, Tuất, Tị > Mậu Quí hóa Hỏa
- Thân, Tí, Thìn, Hợi > Bính Tân hóa Thủy
- Thìn, Tuất, Sửu, Mùi > Giáp Kỉ hóa Thổ

Thì GV lấy “Can chi hội hợp hóa biểu” Chương 5 TBCTBC làm nền cho với đk2, và cộtvới đk3 và đk4. Cần nhấn mạnh là ở đk 3 chỉ cần I trong 2 can đang được “duyệtxét 5 hợp” phải gnNL và gnCT, là thỏa.
(Cònhóa ra hành nào hay không hóa thì ở đk 2), tuy nhiên hóa thành của đk2 vẫn chưađủ, phải thỏa thêm các đk3 và đk4.

GiacVien
09-06-13, 19:22
(tt)
Hơn nữa, theo cô kimcuong:

1- Nhật chủ:
- Nhật chủ là chính, như Giáp nhật chủ và Kỉ trụtháng, xét hóa Thổ
- Giáp trụ năm và Kỉ trụ tháng, chỉ luận hợp, bất hóa, trừ phi Thìn Tuất SửuMùi có đủ (biệt lệ)

Với phần tc5 hợp chỉ hạn hẹp trên nhật chủ, thì GVkhông đồng ý. Theo thiển ý, GV cho rằng: vì các can 4t cùng hiện hữu nên cáccan của 4t đều có quyền tham gia tương tác 5 hợp, chỉ có ưu tiên do “sinh trước”, “sinh sau”, và cách gần, cách xa” mà thôi. Từ đó,xét 5 hợp cho các cặp can theo thứ tư ưu tiên như sau: nămtháng, tháng ngày, ngày giờ, năm ngày, tháng giờ và cuối cùng là năm giờ:
TD Như 4t: Quý tỵ, Mậu Ngọ, Quý Mão(nc), Mậu Ngọ.
Ta có 2 cặp để xét 5 hợp theo tứ tự ưu tiên “trước sauvà gần xa là” (năm tháng: Quý Tỵ-Mậu Ngọ), rồi (ngày giờ: Quý Mão-Mậu Ngọ). Vìtrước ngày Quý Mão là ngày Nhâm Dần, thì ở ngày Nhâm Dần cặp (năm tháng: Quý Tỵ-MậuNgọ) đã tham gia tương tác 5 hợp rồi –không cần biết hóa hay không hóa-, nênkhi sang ngày Quý Mão thì Quý Mão không còn chỗ để tham gia tương tác 5 hợp vớitháng Mậu Ngọ. Và phải chờ đến khi giờ Mậu Ngọ xuất hiện thì ngày Quý Mão mớitham gia tương tác 5 hợp với giờ Mậu Ngọ.
Mong côkimcuong cùng các hảo thủ TB cho ý kiến, xin cám ơn trước, GV.

thiếu bá
10-06-13, 10:13
@ thiếu bá
Cám ơn bác thiếu bá đã trả lời; nhưng,GV vẫn hoàn toàn mù mờ với những lời “chỉ điểm” trên.
(Hơn nữa, phần nan đề “con gà và quả trứng, cái nào có trước”,GV đã tự giải quyết xong.)


xin lỗi bác GV, muốn loại bỏ những quan điểm này tất phải hiểu từ cơ sở Hợp hoá thiên can,... thiếu bá chỉ nói được đến thế mong bác thông cảm.
cảm ơn bác đã trao đổi.

kimcuong
10-06-13, 12:52
Theo tôi, bác Giác Viễn không đồng ý với điểm chính yếu là chỉ có nhật chủ và nguyệt lệnh tham gia chủ đạo vào việc hóa khí. Bác cũng có thể luận khác với điều này, đó là bình thường.

Trên diễn đàn thảo luận, chúng ta đề cập đến các cách luận khác nhau và tự kiểm nghiệm theo tứ trụ cụ thể mà thôi. Bác không nên từ bỏ Tử Bình chỉ vì không thể nhất trí. Vì trong khoa mệnh lý nào cũng thế, có rất nhiều luận cứ khác biệt nhau, trường phái khác nhau, v.v... mà không bao giờ chấm dứt những sự mâu thuẫn và không đồng nhất. Lý do chính là tâm và trí của mỗi người nhìn sự vật khác nhau, nên tự làm nổi bật những gì mà chính mình "thấy rõ".

thiếu bá
10-06-13, 17:26
Thiên can hợp hóa gồm:

Giáp hợp Kỷ hóa Thổ
Ất hợp Canh hóa Kim
Bính hợp Tân hóa Thủy
Đinh hợp Nhâm hóa Mộc
Mậu hợp Quý hóa Hỏa


Giáp 3 hợp Kỷ 10
Ất 8 hợp Canh 9
Bính 7 hợp Tân 4
Đinh 2 hợp Nhâm 1
Mậu 5 hợp Quý 6

tuongduy
10-06-13, 17:30
Giáp 1 hợp Kỷ 6 : 1+5=6
Ất 2 hợp Canh 7 : 2+5=7
Bính 3 hợp Tân 8 : 3+5=8
Đinh 4 hợp Nhâm 9 : 4+5=9
Mậu 5 hợp Quý 10 : 5+5=10

thiếu bá
10-06-13, 17:39
Giáp 3 hợp Kỷ 10
Ất 8 hợp Canh 9
Bính 7 hợp Tân 4
Đinh 2 hợp Nhâm 1
Mậu 5 hợp Quý 6

Thiên nhất sinh Thủy (Nhâm), Ðịa lục thành chi (Quý).
Ðịa nhị sinh Hỏa (Đinh), Thiên thất thành chi (Bính).
Thiên tam sinh Mộc (Giáp), Ðịa bát thành chi (Ất).
Ðịa tứ sinh Kim (Tân), Thiên cửu thành chi (Canh).
Thiên ngũ sinh Thổ (Mậu), Ðịa thập thành chi (Kỷ).

lesoi
10-06-13, 17:39
Các con số trên cô KC đã lý giải rồi. Xuất phát từ con số 5 trung cung mà ra thôi.
Bạn Tường Duy nói là thỏa đáng rồi!

thiếu bá
10-06-13, 17:53
Thiên nhất sinh Thủy (Nhâm), Ðịa lục thành chi (Quý).
Ðịa nhị sinh Hỏa (Đinh), Thiên thất thành chi (Bính).
Thiên tam sinh Mộc (Giáp), Ðịa bát thành chi (Ất).
Ðịa tứ sinh Kim (Tân), Thiên cửu thành chi (Canh).
Thiên ngũ sinh Thổ (Mậu), Ðịa thập thành chi (Kỷ).

Bên hkls, ở topic http://huyenkhonglyso.com/showthread.php?p=34154#post34154 namphong có nói:


Luận Ngũ hành mà nói: Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hoả, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim là chưa hiểu Ngũ hành. Ngũ hành phải nói: Thủy sinh Kim, Mộc sinh Thủy, Hỏa sinh Mộc, Thổ sinh Hỏa, Kim sinh Thổ mới là người thực sự hiểu Ngũ hành.

Hoan hô namphong :41:
Cảm ơn mọi người!

kimcuong
10-06-13, 18:58
Thiếu Bá thân mến, anh Nam Phong nói đến ngũ hành tiên thiên (Kim Thủy đồng nguyên, Kim thật được sinh ra từ Thủy; Mộc Hỏa đồng hương, Mộc thật được sinh từ Hỏa), cho nên mới nói:


Thủy sinh Kim, Mộc sinh Thủy, Hỏa sinh Mộc, Thổ sinh Hỏa, Kim sinh Thổ

Chúng ta dùng ngũ hành hậu thiên nên nói rằng:


Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy

Ngoài ra nên hiểu câu “Thiên nhất sinh thủy”
> không phải Thiên 1 sinh ra Thủy > quy ra là Nhâm!
> mà “thiên” chính là dương, “nhất sinh thủy” là một động của dương mà sinh thủy
> tức là không phải đọc "thiên nhất" là 1, xong lại đọc "sinh thủy"

“Địa nhị sinh hỏa”
> “địa” tức là âm
> “nhị sinh hỏa” là một động của âm mà sinh hỏa
> không phải đọc là "địa nhị" nghĩa là 2, rồi nói "sinh hỏa"

Lấy quái tiên thiên giao với từng hào mà giải thích các câu trên. Ai luận Huyền Không Lục Pháp đều hiểu rành các điểm này.

thiếu bá
11-06-13, 00:26
Thiếu Bá thân mến, anh Nam Phong nói đến ngũ hành tiên thiên (Kim Thủy đồng nguyên, Kim thật được sinh ra từ Thủy; Mộc Hỏa đồng hương, Mộc thật được sinh từ Hỏa)


Dạ đúng là ngũ hành tiên hậu thiên.



Ngoài ra nên hiểu câu “Thiên nhất sinh thủy”
> không phải Thiên 1 sinh ra Thủy > quy ra là Nhâm!
> mà “thiên” chính là dương, “nhất sinh thủy” là một động của dương mà sinh thủy
> tức là không phải đọc "thiên nhất" là 1, xong lại đọc "sinh thủy"

“Địa nhị sinh hỏa”
> “địa” tức là âm
> “nhị sinh hỏa” là một động của âm mà sinh hỏa
> không phải đọc là "địa nhị" nghĩa là 2, rồi nói "sinh hỏa"

Lấy quái tiên thiên giao với từng hào mà giải thích các câu trên. Ai luận Huyền Không Lục Pháp đều hiểu rành các điểm này.

Phần này thì em hiểu khác chị ạ, là 1 ý nạp số để giải tượng. Nếu lấy Giáp 1 (đứng đầu) thì là 1 ý khác,...

GiacVien
15-06-13, 03:26
GV xin lỗi đã có sai sót trong phần lập luận
sai sót 1:

ĐK3: 1 trong 2 tc đang xét 5hợp phải thỏa 2 gn (gn =thông căn) là: gnNL (gnNL=thông căn Nguyệt lệnh) và gnCT(gnCT= thông căn Chân Trụ, như cantrụ năm thì gnCT= thông căn tại chân trụ là chitrụ năm vv…). Trong ĐK3 này chỉ cần 1trong 2 tc đang xét 5 hợp, thỏa gnNLvà gnCT,là thỏa.
Trong ĐK3 này xin được sửa lại như sau:
ĐK3: Trong 2 tc đang xét 5hợp, thì 1 tc phải thoả gnNL và gnCT,
và tc còn lại đang xét KHÔNG được khắc nhập h 5hợp (của ĐK2), nếu khắc nhập h 5hợp thì KHÔNG gnCT.

sai sót 2:
(tt)

ĐK 1: MQ thỏa
ĐK 2: “Ngọ Mang Chủng, Mậu Quý hóa hỏa, phát quý” ( Sách LTĐ và TBCTBC), tathấy Mậuthổ Quýthủy hợp hóa ra HỎA (không là thổ mà cũng không là thủy,mà hợphóa là HỎA).
ĐK 3: Mậuthổ gnNL(NL Ngọ Đinh-Kỷthổ), Mậuthổ gnCT(CTNgọ Đinh-Kỷthổ)chỉ riêng Mậuthổ đả thỏa đk3. (Quýthủy không gnNL( Ngọ đinh-kỷ), và Quýthủy không gnGT(Mão ất))
ĐK 4: Can Quýthủy trụ năm không gnCT(năm Tỵ), chỉ còn can giờ Nhâm Quý gnCT có thể phá hợp hóa này. Xét xem có không. Ngày Quý thì can Nhâm ở Tí, Tuất, và can Quý ở Sửu Hợi. Nhâmthủy gnCT ở Tí(Quýthủy),nhưng không gnCT ở Tuất(tân-đinh-mậu) và QuýthủygnCT ở Sửu(Quýthủy-Tân-Kỷ) và Quýthủy gnCT ở Hợi(Giáp-Nhâmthủy).Do đó trong ngày 6 tháng 6 năm 2013, MQ hóa hỏatrừ các giờ Tí, Sửu, và Hợi)

ở phần này sai sót này khi cho
Nhâmthủy gnCT ở Tí(Quýthủy),nhưng không gnCT ở Tuất(tân-đinh-mậu) .
Phần đúng ở nửa đầu là
Nhâmthủy gnCT ở Tí(Quýthủy),
Phần sai sót ở nửa cuối là
nhưng không gnCT ở Tuất(tân-đinh-mậu)
GV xin đính chính cho phần sai sót này là " Nhâmthuỷ cũng gnCT ở Tuất" vì Nhâmthuỷ được Sinh nhập bởi Tânkim trong Tuất, và Tràng Sinh của Nhâm tại Tuất là Đới (Sinh tại Thân, MộcD tại Dậu, Đới tại Tuất, vv...), theo Định nghĩa 2, Nhâmthuỷ được sinh nhập và ăn TSLocV, nên Nhâmthuỷ gnCT tại Tuất.
Tóm lại trong ngày 6 tháng 6 năm 2013, MQ hoá hoả trừ các giờ Tí, Sửu, Tuất, Hợi.
Một lần nữa, GV chân thành xin lỗi vì đã bỏ sót không xét Nhâm cho Định Nghĩa 2 (Xin xem thêm phần Định nghĩa 2 cho chủ đề: Phần Thông Căn, mới Post)