summer
25-05-13, 21:36
Bát tự của Cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm theo ngày sinh do dân gian tính:
Tân Hợi - Giáp Ngọ - Canh Thìn - Bính Tý
Mời các bạn tham gia luận giải.
Đỗ trạng nguyên năm 45 tuổi. Ngay sau khi đỗ đạt, ông được bổ nhiệm làm Đông Các hiệu thư (chuyên việc soạn thảo, sửa chữa các văn thư của triều đình) rồi sau được cử giữ nhiều chức vụ khác nhau như Tả thị lang bộ Hình, Tả thị lang bộ Lại kiêm Đông các Đại học sĩ.
Năm 1542 ông xin về quê trí sĩ sau 8 năm làm quan tại triều đình.
Sau hai năm về trí sĩ, tới năm Giáp Thìn (1544), vua Mạc lại cho người về phong tước Trình Tuyền Hầu cho ông, rồi sau lại thăng ông lên chức Thượng thư bộ Lại , Thái phó, tước Trình Quốc Công.
Gần hai chục năm từ năm 53 tuổi tới 73 tuổi, Nguyễn Bỉnh Khiêm tuy không ở hẳn kinh đô nhưng vẫn cáng đáng nhiều việc triều chính, lúc bàn quốc sự, lúc theo xa giá nhà vua đi dẹp loạn, vua Mạc tôn kính ông như bậc quân sư. Những việc trọng đại nhà vua thường sai sứ giả về hỏi (trong đó có lời khuyên nổi tiếng đã đi vào sử sách: Cao Bằng tuy tiểu, khả diên sổ thế), có khi lại đón ông lên kinh để bàn việc, xong rồi ông lại trở về làng Trung Am.
Ngoài 73 tuổi, ông mới chính thức treo ấn từ quan, về quy ẩn nơi quê nhà.
Ngày 28 tháng 11 năm Ất Dậu, niên hiệu Đoan Thái nguyên niên (1585), ông tạ thế tại quê nhà ở tuổi 95.
Tân Hợi - Giáp Ngọ - Canh Thìn - Bính Tý
Mời các bạn tham gia luận giải.
Đỗ trạng nguyên năm 45 tuổi. Ngay sau khi đỗ đạt, ông được bổ nhiệm làm Đông Các hiệu thư (chuyên việc soạn thảo, sửa chữa các văn thư của triều đình) rồi sau được cử giữ nhiều chức vụ khác nhau như Tả thị lang bộ Hình, Tả thị lang bộ Lại kiêm Đông các Đại học sĩ.
Năm 1542 ông xin về quê trí sĩ sau 8 năm làm quan tại triều đình.
Sau hai năm về trí sĩ, tới năm Giáp Thìn (1544), vua Mạc lại cho người về phong tước Trình Tuyền Hầu cho ông, rồi sau lại thăng ông lên chức Thượng thư bộ Lại , Thái phó, tước Trình Quốc Công.
Gần hai chục năm từ năm 53 tuổi tới 73 tuổi, Nguyễn Bỉnh Khiêm tuy không ở hẳn kinh đô nhưng vẫn cáng đáng nhiều việc triều chính, lúc bàn quốc sự, lúc theo xa giá nhà vua đi dẹp loạn, vua Mạc tôn kính ông như bậc quân sư. Những việc trọng đại nhà vua thường sai sứ giả về hỏi (trong đó có lời khuyên nổi tiếng đã đi vào sử sách: Cao Bằng tuy tiểu, khả diên sổ thế), có khi lại đón ông lên kinh để bàn việc, xong rồi ông lại trở về làng Trung Am.
Ngoài 73 tuổi, ông mới chính thức treo ấn từ quan, về quy ẩn nơi quê nhà.
Ngày 28 tháng 11 năm Ất Dậu, niên hiệu Đoan Thái nguyên niên (1585), ông tạ thế tại quê nhà ở tuổi 95.