View Full Version : Dụng thần chuyên cầu nguyệt lệnh
@Chị KimCuong và ACE:
"Nếu chỉ là "thất sát thanh thấu"thì chưa thể thành cách" (tôi viết như thế bên tuvilyso) e rằng sẽ có người không đồng ý, vì giả dụ như Thất sát thấu ra từ nguyệt lệnh thì tất nhiên là cách. Song tôi cho rằng đó chưa phải là cách, mà mới chỉ là dụng thần chuyên tìm nguyệt lệnh, sau đó phải phối với một thần nào đó (gọi là tướng thần) thì mới thành cách, và cách này cùng với các thế (ngũ hành) khác trong mệnh cục tương tác nhau tạo thành cục (cục diện). Theo tôi cần phân biệt như thế thì mới đúng tinh thần TBCT của Thẩm tiền bối.Ta không thể hể cứ thấy xuất phát từ nguyệt lệnh liền cho rằng đó là cách, mà nó chỉ là dụng thần để định cách sau này.
Xin chị và ACE có ý kiến đóng góp. Cám ơn.
Ta không thể hể cứ thấy xuất phát từ nguyệt lệnh liền cho rằng đó là cách, mà nó chỉ là dụng thần để định cách sau này.
Hi anh Hjmama,
" Dụng thần truy tầm tại nguyệt lệnh ". Em hiểu đó là dụng cách chứ không phải dụng thần. Mỗi người đều chịu ảnh hưởng bởi cách đó hết đường đời. Ví dụ thương quan cách về tâm tính là người thiên về cá nhân, rất thích sự hơn thua..... Khi phối với tài thấu can gọi là cục. Ta được thương quan cách sinh tài ( Dùng tài trí để buôn bán tự do nhanh được cũng nhanh mất) gọi là cách cục hay hình thể mà cô kimcuong đặt tên gọi riêng.
Dụng thần là yếu tố để cách cục đó được thể hiện. Vì là yếu tố nên nó mang tính động (luôn thay đổi ). Mà nếu đã động thì tại sao lại tìm dụng thần làm gì ( theo đúng tinh thần của dịch lý - tùy cơ ứng biến )? Em để ý hầu như nhiều tác giả chỉ viết phần nhập môn nhưng tới phần dụng thần là dừng lại. Em thì chấp nhận dụng thần là tinh thần như cô kimcuong nêu ra. Chỉ cần mình hướng tinh thần mình về chân - thiện - mỹ thì số mệnh không còn chi phối mình nữa, luôn an vui, hạnh phúc.:4:
Em có vài sáng tác đọc cho vui . Anh đọc qua nhé rồi sửa giùm em lum.
1. Dụng thần truy tầm tại nguyệt lệnh = Nhật chủ dụng bản khí chi tháng định cách.
2. Cách là gì ? Môn công phu mà nhật chủ học.
3. Cục là gì ? Cục dùng phối với cách để tạo thành một hình thể tương hỗ cho nhau. Cục như bảo kiếm và áo giáp.
4. Cách cục là gì ? Như Công phu thêm Kiếm - Giáp gọi là cách cục. Ví dụ : Tôn Ngộ Không luyện 72 phép rồi đi tìm binh khí.
5. Cách cục thành bại là như thế nào ? Là sự phối hợp tương xứng giữa cách và cục hay giữa người tập công phu và Kiếm - Giáp. Nếu môn công phu không hay mà được Kiếm - Giáp tốt sẽ vô dụng. Nếu công phu tốt mà Kiếm - Giáp không tốt sẽ không cầm cụ lâu bền.
6. Cách dụng Cục tốt hay Cục dụng Cách tốt ? Công phu hay + Kiếm - Giáp tốt như hổ thêm cánh. Kiếm - Giáp tốt hỗ trợ cho công phu. Đòi hỏi người tập công phu đó cần có bản lĩnh.
Ví dụ : Tài cách được thực sinh: Yêu cầu nhật chủ vượng ; Thực cách sinh tài : Yêu cầu Tài tốt ( căn gốc sâu)
................
" Dụng thần truy tầm tại nguyệt lệnh "
Trong câu này có chữ "thần" nên thường bị hiểu lầm, nói là "dụng cách" như chung viết ở trên thì có phần tốt hơn. Tôi đã thường viết rằng, tìm dụng thần trong tháng sinh tức là tìm sự hữu dụng "trời ban" cho mình. Đó là bản khí hoặc dư khí của tháng sinh, gọi là Cách, tức là dùng/dụng Cách đó làm Mệnh.
Từ sự hữu dụng (dụng thần trong nguyệt lệnh) đó -mới chỉ là 1 thành phần cơ bản- ta tìm kết cấu cho nó để tạo nên 1 CÁCH hoàn hảo (gọi là cách cục, mẫu hình) định rõ hơn về mệnh của mình.
Như Hjmama viết là đúng:
Song tôi cho rằng đó chưa phải là cách, mà mới chỉ là dụng thần chuyên tìm nguyệt lệnh, sau đó phải phối với một thần nào đó (gọi là tướng thần) thì mới thành cách, và cách này cùng với các thế (ngũ hành) khác trong mệnh cục tương tác nhau tạo thành cục (cục diện).
Chữ CÁCH khi nhìn vào nguyệt lệnh ban đầu và sau khi phối hợp với thập thần khác đã xong đều là 1 chữ, nhưng tinh thần đã khác. Vì thế mà ta thường thêm chữ CỤC vào để phân biệt (Cục=1 bộ phận riêng trong 1 khối, như chuyên cục; vận nước trong 1 thời gian gọi là đại cục hay thời cục...v.v...) . Thật tế khi nào các bạn hiểu rõ rành rẽ rồi thì chỉ cần nói Cách là đủ.
Thí dụ như nguyệt lệnh có bản khí là Thất Sát, gọi là Thất Sát cách, sau khi phối được với Ấn thì gọi là SÁT ẤN TƯƠNG SINH. Một là gọi như thế mà hiểu đấy là "cách cục hoàn chỉnh" rồi, hai là chẳng cần nói thêm chữ "cách" đằng sau Sát ấn tương sinh nữa.
Không chỉ TBCT mà cả Tích Thiên Tủy hay Uyên Hải Tử Bình, các bạn sẽ không tìm ra nhiều đoạn nào viết là "Sát Ấn Tương Sinh Cách" hay "Sát Ấn Tương Sinh Cục", hoặc "Cách Cục Sát Ấn Tương Sinh", vì lý do đã nói, đến giai đoạn này là không cần nói nhiều mà đã rõ ràng.
Vào diễn đàn này tôi luôn có được cảm giác "an toàn" vì mọi thành viên đều mang tính khiêm ái, tận tình chỉ dẫn nâng đỡ cùng nhau tiến bộ... Tôi chắc rằng tinh thần này chỉ có ở kimtubinh.net và cũng chắc chắn rằng là trang tốt nhất cho những bạn mới nhập môn TB.
Anh Hjmama, các tác phẩm đỉnh cao như TTT, TBCT,... đã có không biết bao nhiêu thế hệ đọc, bao nhiêu nhân vật bình chú mà giá trị đến nay dường như vẫn nguyên gốc... Vậy nên thực sự TB nghĩ việc trao đổi, chia sẻ kiến thức trong môn huyền học với tinh thần khiêm ái là việc làm đúng đắn.
Cảm ơn anh đã luôn mở lòng, dù biết ai cũng bận việc riêng và việc tìm hiểu này chỉ là chút sở thích cá nhân song "đọng lại chút gì" mới là quan trọng. Kính!
Từ ý của bạn Hjmama và chị KC, em post đoạn chú thích TBCT bình chú của ông Lươg Tương Nhuận để tham khảo:
____________________________________
Thành công của Dụng thần cách cục
Trọng điểm:
1. Lập trường của Thẩm thị (tức Thẩm Hiếu Chiêm) thì "Dụng thần" chính là tên khác của "Cách cục".
2. "Dụng thần cách cục", chuyên cầu nguyệt lệnh, đây chính là chỉ "Tài, Quan, Ấn, Thực, Sát, Thương, Kiếp, Nhận" . Tám "cách cục" đều lấy "nguyệt chi" làm chủ, cũng chính là lấy "Nguyệt" chọn "Dụng cách" làm ưu tiên.
3. Thẩm thị dùng chữ "Thất Sát" (七杀 ) trong một số ngữ cảnh, là ý nói đến tháng "Thất sát" (七煞 ) , dùng cái khác mặt chữ để nói nghĩa chung (chú : hai từ Sát này trong tiếng Hoa có nghĩa tương đồng nhau).
4. "Thiện, bất thiện" trong "Dụng thần cách cục" là cách gọi cố định, nghĩa là lấy "Quan Ấn Tài Thực" là "Dụng thần" "thiện", "Sát Thương Kiếp Nhận" là "Dụng thần" "bất thiện" . Còn gọi là "Cát thần" và "Hung thần".
5. "Thiện" cùng với "Bất thiện", không phải chỉ "cách cục" tốt xấu, mà là chỉ ra "Dụng pháp" (cách dùng)của nó, "Thiện thần" cần phải thuận dụng, "Bất thiện thần" cần nghịch dụng. Cái này là đang thuận thì thuận, đang nghịch thì phải nghịch, khi phối hợp hài hòa đều có thể thành "Quý" cách.
6. "Dụng thần" mà tại nguyệt lệnh lộ ra "Dụng", thì "Dụng thần" ở đây là nói đến "Cách cục" .
7. "Dụng thần" mà về phương diện hai cách dùng "Thuận nghịch", không phải chỉ "Dụng thần" tức "Cách cục" mà là chỉ "cách cục" dùng theo "nghịch dụng" hoặc "thuận dụng", nghĩa là thuộc về "Dụng" như thế nào đối với "Cách cục Dụng thần" . Là một dạng "quy tắc" sử dụng để xem đối với từng bát tự, không phải là "Dụng thần tức cách cục" của bản thân bát tự.
8. "Kiến Lộc" gọi là "Nguyệt Kiếp cách".
"Cách cục Dụng thần" có khả năng "Thành" :
1) "Chính quan cách" kèm theo "Tài, Ấn", chỉ kị xung, hình --> Chính quan cách thành.
2) "Tài" cách, kèm theo "Quan" vượng --> Tài cách thành.
3)"Tài" cách đới (kèm theo) "Thực thần" sinh "Tài", cần "Thân cường đới Tỉ" --> Tài cách thành.
Chú thích: "Tài" không được "Thực thần" sinh cho thì kị "Tỉ, Kiếp" .
4) "Tài" cách thấu "Ấn", cần hai cái phân cách nhau, thì vẫn được --> Tài cách thành.
Chú thích: "Tài" cách nếu chung chổ "Ấn", cũng không suy luận theo "Tài cách thành".
5) "Ấn" cách, Ấn khinh dụng "Thất Sát".
6) "Ấn" cách, Ấn trọng dụng "Chính quan".
Chú thích: thông thường đều đồng ý "Ấn" cách dụng "Quan, Sát" . Song có khi "Ấn" kèm theo "Quan" hoặc "Sát" chưa chắc tốt nhất. Cái này "Thẩm thị" đều có thuyết minh riêng, mấu chốt không phải chỉ là "Ấn khinh dụng Sát", "Ấn trọng dụng Sát", mà chữ "dụng" trong này chỉ giải thích sự "phối hợp" (Ấn/ Sát) mà thôi.
7) "Ấn" cách đề cập đến "Quan Ấn song toàn", là nhắm đến nếu đủ bộ ba "Tài, Quan, Ấn" thì càng đẹp.
8) "Ấn" cách lại gặp "Thân vượng", không phải dụng "Tài, Quan" để chế hóa mà là dụng "Thực Thương" . "Thực Thương" trong ý này chỉ có mục đích để "Ấn" khắc "Thực Thương" mà "tiết Ấn". Cùng với "Thân vượng Tỉ Kiếp" sinh "Thực Thương" để "tiết nhật chủ" --> Ấn cách thành.
Thường pháp "Ấn vượng thân cường" là việc khó điều hòa, còn riêng Thẩm Thị cho rằng "Ấn vượng thân cường dụng Thực Thương".
9) "Ấn" cách mà có Ấn nhiều, nếu như dụng "Tài" chế "Ấn", nhất định phải "Tài thấu căn khinh", không thể dùng "Tài" mà "Tài căn vượng", và "vô căn" phù cho Thiên can là "Tài", như thế cũng được --> Ấn cách thành.
10) "Thực thần" sinh "Tài" -- Thực thần cách thành.
11) "Thực thần" vô "Tài" mà đới "Sát" --> Thực thần cách thành.
Chú thích: thường pháp "Thực thần bất sinh Tài" thì khó có thể điều đình, thậm chí tưởng rằng "Tứ trụ vô Tài" thì "hư danh hư lợi", duy ở "Thực, Thương" cách cục, việc vô "Tài" cũng không phải không thể cứu ứng, nhưng đới "Sát" thì là cục tốt --> Thực thần cách thành.
12) "Thực thần" đồng thời có cả "Thất Sát" và "Ấn", như vậy có thể "khí Thực tựu Sát" (bỏ Thực theo Sát) nhưng cần thấu "Ấn".
13) "Thất sát" gặp Thân cường, lại kiêm "Thất sát" có chế phục "Thực Thương", Thất sát cách thành.
14) "Thương quan" cách cần sinh "Tài" -->Thương quan cách thành.
15) "Thương quan" cách nếu phối "Ấn", không phải sinh "Tài" thì phải có hai điều kiện, bằng không "Thương quan phối Ấn" không thể thành.
Hai điều kiện là:
- "Thương quan" cần "vượng" ;
- "Ấn" phải có "căn".
Chú thích: "Thương quan phối Ấn" không phải "Thương quan cách" hữu "Ấn" thì thành. Nếu "Thương quan" không vượng, hoặc là phối với "Ấn" không có gốc thì chỉ là cách cục thấp kém mà thôi.
16) "Thương quan" cách, "Thương quan" quá vượng mà Nhật chủ nhược. Không phải dụng "Tỉ, Kiếp, Lộc, Nhận" để phù Thân, mà là cần tứ trụ thấu "Sát, Ấn". Dụng mợt mình "Ấn" phù Thân không có hiệu quả.
17) "Thương quan" cách vô "Tài", thì cần đới "Sát" --> Thương quan cách thành.
18) "Dương nhận" cách, ngoài việc thấu "Quan, Sát" ra vẫn cần có "Tài, Ấn" - Dương nhận cách trường hợp này thành.
Chú thích: bình thường "Dương Nhận giá Sát", thành cách cục của người tài giỏi hay không chỉ ở chổ "thiên can" có hay không có "Tài Ấn" . Rất nhiều người đều quên điểm quan trọng này, chứ bát tự "Dương Nhận giá Sát" nhiều vô kể.
19) "Kiến Lộc nguyệt Kiếp" cách, thấu "Quan" gặp "Tài Ấn" --> kiến Lộc nguyệt Kiếp cách thành.
Chú thích: điểm này cần nói cho rõ:
- "Kiến Lộc" thấu "Sát" bình thường, nghịch "Sát" phải đới Thực thần.
- "Kiến Lộc thấu Quan", vô "Tài, Ấn" cũng bình thường.
20) "Kiến Lộc nguyệt Kiếp" cách, thấu "Tài" mà gặp "Thực Thương" --> kiến Lộc nguyệt Kiếp cách thành.
Chú thích: thường pháp cho rằng "Kiến Lộc gặp Tài" là tốt. Nhưng Thẩm thị cường điệu "Kiến Lộc thấu Tài" phải kiêm có "Thực Thương", bằng không cũng chủ bình thường.
Bên trên là hai mươi tổ hợp "cách cục hỷ kỵ đề yếu", là nghiên cứu tâm đắc của cá nhân "Thẩm thị", quả thực là có điểm độc đáo. Nếu có thể xem thêm chương "Thẩm thị thập tứ chế thức" , thì càng sáng tỏ giữa "Bát tự" bản thân và "Đại vận", điểm giống nhau và không hoàn toàn giống nhau của "Hỷ Kị", khả dĩ có khái niệm rõ ràng hơn.
Về phần "Hỷ, kị" trong "Lưu niên" và "Lưu nguyệt", "Thẩm thị" không đưa ra một chương tiết chuyên luận, cho nên phạm vi suy lý của "Thẩm thị" thích hợp nhất là ở "Bát tự" và "Đại vận". "Lưu niên" và "Lưu nguyệt" thì sau khi suy luận "Bát tự cách cục" và "Đại vận", tham khán thêm "ngạnh cục" (bố cục cứng) tức điểm "xung, hình, hợp, hội" và "Thần Sát" thích hợp, xem xét tính hình cụ thể mà suy luận.
(trích dịch từ Tử bình chân thuyên kim chú - Lương Tương Nhuận - trang 174-178)
Như vây ko phải lúc nào có cách cũng hình thành cách cục(VD:Ấn cách dụng thực thương tiết tú). Mệnh lúc đó phải chăng ko quí vì ko thành cách cục thưa các bác?
Chữ CÁCH khi nhìn vào nguyệt lệnh ban đầu và sau khi phối hợp với thập thần khác đã xong đều là 1 chữ, nhưng tinh thần đã khác. Vì thế mà ta thường thêm chữ CỤC vào để phân biệt (Cục=1 bộ phận riêng trong 1 khối, như chuyên cục; vận nước trong 1 thời gian gọi là đại cục hay thời cục...v.v...) . Thật tế khi nào các bạn hiểu rõ rành rẽ rồi thì chỉ cần nói Cách là đủ.
chị kimcuong nói đúng, càng cố chia cách - cục sẽ càng thấy rối rắm, thật ra khi nói đến cách hay cách cục thì ta đã phải để ý sự tương phối thành bại ra sao rồi nên việc chia ra sẽ không còn mấy ý nghĩa, nên để ý cách cục cao thấp ra sao !?
Như vây ko phải lúc nào có cách cũng hình thành cách cục(VD:Ấn cách dụng thực thương tiết tú). Mệnh lúc đó phải chăng ko quí vì ko thành cách cục thưa các bác?
Câu hỏi của thiensa có phải từ câu này:
8) "Ấn" cách lại gặp "Thân vượng", không phải dụng "Tài, Quan" để chế hóa mà là dụng "Thực Thương" . "Thực Thương" trong ý này chỉ có mục đích để "Ấn" khắc "Thực Thương" mà "tiết Ấn". Cùng với "Thân vượng Tỉ Kiếp" sinh "Thực Thương" để "tiết nhật chủ" --> Ấn cách thành.
Thường pháp "Ấn vượng thân cường" là việc khó điều hòa, còn riêng Thẩm Thị cho rằng "Ấn vượng thân cường dụng Thực Thương".
"Ấn dụng Thực" là một cụm từ nói rõ thành Cách rồi, tại sao lại không?
Nhắc lại, Ấn cách nghĩa là Ấn tinh nằm trong tháng sinh, có Quan/Sát phụ trợ (cần thân nhược).
Tài vượng thì chỉ tốt khi Ấn thái quá (vì Tài chế ngự Ấn).
Nếu thân cường vượng và Ấn cũng vượng thì nên phối với Thực Thương để tiết tú. Cách phối này thì cần chú ý có Kiêu và Thực gần nhau không, vì thấu can như thế thì trực tiếp khắc nhau, lại không tốt.
Bất kỳ 1 tứ trụ nào cũng có 1 Cách, chú ý phân loại 2 điểm:
1- Thành cách hay phá cách? (phá cách còn gọi là bại cách, vì 1 trong những tiêu chí thành cách không đạt được, nhưng vẫn gọi là có Cách)
2- Phá cách có cứu hay không? (giải cứu ngay trong nguyên cục hay ở đại vận)
Có 1 thí dụ cổ về Ấn phối Thực Thương thành cách: Thiết Mộc Nhĩ, đế vương Mông Cổ.
thực......ấn...................thương
Đinh Mùi-Nhâm Tí-Ất Mùi-Bính Tí (mệnh Ất Tị)
Ất sinh tiết đại tuyết, thủy vượng. Có thêm Tí ở trụ giờ và Nhâm thấu can, Ấn cực vượng. Tứ trụ vô Quan Sát Kim, tức là không phối với Quan Sát. Tài tinh trong 2 Mùi thổ không thấu can, lực chế ngự Ấn không đủ mạnh. Bính Đinh thấu can, có căn ở Mùi và Tị, như thế gọi là phối với Thực Thương thành cách.
Tứ trụ thành cách cũng có nghĩa là tâm tính đã thành. Người này lấy Thực Thương và Tài làm dụng, hay nói cách khác là dụng Thực Thương và Tài. Tinh thần 2 chữ này như nhau. Chỉ vì học theo TVH từ đầu chúng ta đã gặp hai chữ "dụng thần" hoàn toàn với ý nghĩa khác, nên khi luận Cách lại khó hiểu ngay.
Về ám hợp trong thiên lý mệnh cảo luận về quý cục có viết
Không có Quan mà mệnh cục ám hợp thành Quan cục
Thưa cô Kimcuong, cô có ví dụ nào không vì thường trong 2 chi hợp với chi ám thành quan cục thường tàng quan trong đó?
Hay ở đây chỉ tính không có quan lộ trên thiên can thôi thưa cô?
Không có Quan mà mệnh cục ám hợp thành Quan cục
Quan cục là tam hợp, tam hội đại diện cho thập thần Quan/Sát, như Đinh lấy Nhâm Quí, Thân Tí Thìn, Hợi Tí Sửu làm Quan/Sát.
Tứ trụ không lộ Nhâm Quí, nhưng địa chi lập thành bán tam hội hay bán tam hợp, nhân nguyên tàng Nhâm/Quí nên gọi là ám hợp quan cục. Chi ám xuất hiện ở vận hạn thì ám hợp quan hình thành. Có thiên can Nhâm Quí thấu ra thì càng mạnh. Nhưng dĩ nhiên còn tùy Quan là dụng hay kị mà đoán cát hay hung. Câu nói trong sách chỉ là 1 điều kiện hình thành, còn dụng được như thế nào thì phải xét từng trường hợp.
Thí dụ như một người có ám quan cách, tháng 9.2012 bị bắt giam. Tứ trụ như sau:
tỉ.............ấn............................t ài
Đinh Dậu - Giáp Thìn - Đinh Sửu - Canh Tí (mệnh Tân Sửu)
Đinh sinh tháng Thìn thuộc Thương quan cách. Thương quan thì không nên gặp Quan. Nhưng Tí Sửu chứa Quí, lại là bán tam hội (Hợi Tí Sửu) quan cục. Đến vận Kỉ Hợi, năm Nhâm Thìn, hình thành tam hội đầy đủ, có Nhâm thấu. Kể như thương quan ngộ quan "họa bách đoan" vậy.
Thật tế, bất kỳ ám cách nào, dù ám xung, ám hợp, ám lộc...v.v... đều không phải là hoàn toàn tốt. Theo tôi thì phần tiêu cực nhiều hơn. Bởi vì sự gì minh hiển, thấu ra rõ ràng thì vẫn tốt hơn. Các loại ám kể như chờ ở cơ hội mà động, nên về căn bản thì chỉ là nhất thời. Tùy người mà sự cát hay hung xảy ra khác nhau.
Tâm tính hình thành của người nói trên là thân nhược nên không chịu nổi áp lực của quan. Quan cục mà ám tàng thì biểu lộ tính cách tiêu cực của bản thân, đến hạn thì ứng vậy. Có người thông qua được, có người không, đều là do hoàn cảnh bên ngoài có ảnh hưởng. Tứ trụ chỉ có thể đúng khoảng 40% mà thôi.
Powered by vBulletin® Version 4.1.12 Copyright © 2024 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.