PDA

View Full Version : Nhật hoa-Nguyệt Kiếp cách và dụng thần



Nhật hoa
02-06-13, 16:31
Một người bạn vừa mơi sinh con trai, nhờ tìm giúp dụng thần, mời các bác cho ý kiến:

Nam, sinh ngày 30/05/2013 lúc 15h25 phút tại VN.

Ls tử bình: http://dichvu.lyso.vn/lasotutru/1/153030052013/1/A.jpg

Tứ trụ:



QUÝ

ĐINH

BÍNH
BÍNH


TỊ
TỊ
THÂN
THÂN


bính - mậu - canh
bính - mậu - canh
mậu-canh-nhâm
mậu-canh-nhâm



Cung mệnh: BÍNH THÌN

Đại vận: Đinh Tị / Bính Thìn / ất Mão / Giáp dần / Quý sửu / Nhâm tý / Tân Hợi

Tiểu bình:

Mệnh này thuộc cách cục mà chương 45 và 46 Luận kiến lộc nguyệt kiếp (http://kimtubinh.net/showthread.php?357-Ch%C6%B0%C6%A1ng-45-Lu%E1%BA%ADn-Ki%E1%BA%BFn-l%E1%BB%99c-Nguy%E1%BB%87t-ki%E1%BA%BFp) đã đề cập.

Bính sinh tháng tị, bản khí lại thấu ra , hỏa khí rừng rực, trước phải đièu hậu, sau mới luận Tài Quan. Quý lộ là có cứu giải cho hỏa bớt thiên khô, tuy hưu tù ở mùa hè nhưng may có nguồn Thân kim hợp Tị củng thủy.

Hoặc hỏa khí quá vượng, tám chữ thì hết 5 chữ là hỏa, một chút Tài là Thân tuyệt khí, Quý cũng còn chút vớt vát (hơi yếu), không có Ấn để tòng vượng, không có hành khắc chế đủ mạnh, và vì Quan yếu nên chọn Tài kim sinh Quan làm dụng thần?

Hoặc: Hỏa khí quá cường, ko hành khắc chế đủ mạnh, lại lộ ra trên cung Mệnh, buộc phải tòng Cường, Bính làm dụng thần ?

Nhật hoa
02-06-13, 16:40
Chương 45. Luận Kiến lộc, Nguyệt kiếp

Nguyên văn: Kiến Lộc tức là tháng gặp cung Lộc ( còn gọi là Lâm quan, 1 trong 12 cung của vòng Trường sinh), Lộc cũng chính là Kiếp. Hoặc là lấy cung Lộc thấu lộ ra, tức có thể dựa vào lấy dụng là không hợp. Cho nên Kiến Lộc cùng Nguyệt Kiếp là một cách, không nên phân thêm ra,, đều lấy thấu Can lộ Chi, phân biệt mà lấy Tài Quan Sát Thực làm dụng.

--> Kiến Lộc tức là tháng gặp cung Lộc ( còn gọi là Lâm quan, 1 trong 12 cung của vòng Trường sinh), Lộc cũng chính là Kiếp. Có người vì cung Lộc thấu lộ ra mà dựa vào đó để mà dụng là không đúng. Cho nên Kiến Lộc cùng Nguyệt Kiếp là một cách, không nên phân thêm ra, đều lấy can chi thấu lộ phân ra Tài Quan Sát Thực mà làm dụng.

Từ chú: Nguyệt lệnh gặp Lộc là Kiến Lộc, Nhật chi tọa lộc là Chuyên lộc, Thời chi gặp Lộc là Quy Lộc. Nguyệt lệnh ( chi tháng) gặp Kiếp gọi là Nguyệt Kiếp vậy, Dương can là Nhận, Âm can là Kiếp. Kiến lộc, Nguyệt kiếp thì phương pháp là không thể lấy làm dụng được. Ngoài lấy dụng thần là Tài Quan Sát Thực, thì cùng với Tài Quan Sát Thực là phương pháp xem không có hai, cho nên khi lấy phân loại dụng thần thì nhất định xây dựng không có khác.

--> Nguyệt lệnh gặp Lộc là Kiến Lộc, Nhật chi tọa lộc là Chuyên lộc, Thời chi gặp Lộc là Quy Lộc. Nguyệt Kiếp tức là Nguyệt lệnh (chi tháng) gặp Kiếp, dương can là Nhận, âm can là Kiếp. Kiến lộc Nguyệt kiếp thì không có phương pháp chọn dụng, riêng (phép chọn) dụng thần Tài Quan Sát Thực (ở trường hợp này), so với phép xem Tài Quan Sát Thực (cách) thì không khác nhau, cho nên để phân loại dụng thần thì không cần thiết lập riêng (từng trường hợp).



Nguyên văn: Lộc cách dùng Quan, can đầu thấu lộ ra thành kỳ, lại cần Tài Ấn tương trợ theo sau, không thể đơn độc mình Quan mà không có trợ giúp. Quan hữu dụng thì phải có Ấn hộ, như Canh Tuất/Mậu Tý/Quý Dậu/Quý Hợi, mệnh của Kim Thừa tướng vậy. Quan hữu dụng thì cũng phải có Tài trợ giúp, như Đinh Dậu/Bính Ngọ/Đinh Tị/Nhâm Dần là mệnh của Lý Tri phủ vậy.

--> Lộc cách dụng Quan, (Quan) thấu ra can là kỳ cách (đặc sắc hiếm thấy), và cần phải có thêm Tài Ấn, không thể để Quan trơ trọi mà không có trợ giúp. Trường hợp dụng Quan có Ấn hộ vệ, như mệnh của Kim Thừa tướng: Canh Tuất/ Mậu Tý/ Quý Dậu/ Quý Hợi. Trường hợp dụng Quan có Tài trợ giúp, như mệnh Lý Tri phủ: Đinh Dậu/ Bính Ngọ/ Đinh Tị/ Nhâm Dần.

Từ chú: Tài Ấn theo sau tương trợ, không phải đều dụng cả Tài và Ấn ( xem lại tiết luận Quan). Dụng Quan mà có Ấn hộ, là lấy Ấn khắc chế Thương quan vậy, như mệnh của Kim Thừa tướng, Mậu thổ Quan tinh thông căn tại Tuất, cũng may Mậu Quý hợp mà không hóa, lấy Dậu kim hộ Quan làm dụng vậy. Còn mệnh của Lý Tri phủ, là lấy Tài trợ Quan, chi năm là Dậu kim, cách ly rất xa , Tị và Dậu hợp mà không gần, sinh trợ Quan tinh, Đinh Nhâm hợp nhưng cũng không hóa, thì cách cục thanh vậy.

--> Tài Ấn tương tùy, không phải dụng cùng lúc Tài và Ấn (đã nói rõ ở chương luận Quan). Dụng Quan mà có Ấn hộ, chính là dùng Ấn để chế Thương quan, như mệnh của Kim Thừa tướng, Mậu thổ Quan tinh thông căn tại Tuất, may ở Mậu Quý hợp mà không hóa, lấy Dậu kim hộ Quan làm dụng. Còn dụng Quan mà Tài trợ là dùng Tài sinh Quan, như mệnh của Lý Tri phủ, chi năm Dậu kim cách quá xa, có Tị nên mời được Dậu tiếp cận sinh trợ Quan tinh, Đinh Nhâm cũng hỷ ở chổ hợp nhưng không hóa nên cách cục thanh thuần.




Nguyên văn: Có Quan mà kiêm mang Tài, Ấn, gọi là thân cường gặp Tam Kỳ, càng là quý khí. Tam kỳ chính là Tài Quan Ấn vậy, chỉ cần lấy Quan cách, dùng Tài Ấn cả 2 đều không thương hại nhau, thì cách càng cao. Như Canh Ngọ/Mậu Tý/Quý Mão/Đinh Tị, là mệnh của Vương Thiếu sư vậy.

--> Trường hợp Quan mà gồm cả Tài Ấn, gọi là thân cường gặp Tam Kỳ thì đặc biệt quý. Tam kỳ chính là Tài Quan Ấn, chỉ cần vào Quan cách, Tài Ấn không tổn hại lẫn nhau, thì cách càng cao. Như mệnh của Vương Thiếu sư: Canh Ngọ/ Mậu Tý/ Quý Mão/ Đinh Tị.


Từ chú: Về thuyết Tam Kỳ, các mệnh sư còn có nhiều ý kiến khác nhau. Lấy Tài Quan Ấn làm Tam Kỳ, cũng chính là một thuyết thôi. Như vậy, Can thấu cắm ở Chi tàng, trời che đất chở, phương là tốt đẹp. Như tạo này, Đinh hỏa thông căn ở Ngọ, Canh thông căn tại Tị, chi tàng thấu can thì phương thành có căn gốc. Tài Ấn cách ly, các nơi đều dùng mà không tương ngại, nên vượt thành quý cách.

--> Nói đến Tam Kỳ các phái còn có nhiều ý kiến khác nhau. Lấy Tài Quan Ấn làm Tam Kỳ, cũng chính là một thuyết thôi. Song, can thấu rất cần gốc tàng ở chi, thiên phú địa tải (trời che đất chở), mới là hoàn mỹ. Như mệnh này, Đinh hỏa thông căn ở Ngọ, Canh thông căn tại Tị, chi tàng thấu ra can thì mới xem là có gốc. Tài Ấn cách ly nhau nên mỗi cái đều dụng được không e ngại lẫn nhau, thế nên là quý cách vậy.



Nguyên văn: Lộc Kiếp dụng Tài, cần mang Thực Thương, Nguyệt lệnh là Kiếp mà lấy Tài làm dụng, là 2 vật tương khắc, nhất định phải lấy Thực thương hóa mới có thể chuyển Kiếp mà sinh Tài, như Giáp Tý/Bính Tý/Quý Sửu/Nhâm Thìn mệnh của Trương Đô thống vậy.

--> Lộc Kiếp dụng Tài, cần kèm Thực Thương, bởi vì nguyệt lệnh là Kiếp mà lấy Tài làm dụng là hai thần khắc nhau, nhất định phải lấy Thực thương để hóa giải mới có thể chuyển hóa được Kiếp mà sinh Tài, như mệnh của Trương Đô thống: Giáp Tý/ Bính Tý/ Quý Sửu/ Nhâm Thìn.


Từ chú: Nguyệt lệnh Lộc Kiếp mà dùng Tài tinh, nhất định lấy Thực Thương làm cái núm chốt cửa, cùng Dương Nhận cách là giống nhau. Mệnh Trương Đô Thống mộc không thông chi, mừng gặp Thủy Mộc Thổ hỗ tương hộ vệ, có thể bồi dưỡng cho mộc Thực có gốc. Vận hành Mậu Dần, Kỉ Mão là rất tốt.

--> Nguyệt lệnh Lộc Kiếp mà dụng Tài tinh, phải dùng Thực Thương làm yếu tố then chốt, tương tự như Dương Nhận cách. Mệnh Trương Đô Thống mộc không thông tại chi, mừng gặp Thủy Mộc Thổ bảo vệ lẫn nhau, khả dĩ bồi đắp cho gốc Giáp mộc, hành vận Mậu Dần, Kỉ Mão là các vận đẹp nhất.



Nguyên văn: Về phần hóa Kiếp thành Tài, cùng hóa Kiếp thành sinh, càng làm tú khí. Như Kỉ Mùi/Kỉ Tị/Đinh Mùi/Tân Sửu, Sửu cùng Tị hội, tức là lấy Kiếp Tài ( hỏa) thành kim cục là Tài tinh, được yên ổn mà không thành đại quý? Gọi là hóa Kiếp thành Tài vậy.
Như mệnh Cao Thượng thư, Canh Tý/Giáp Thân/Canh Tý/Giáp Thân.Tức lấy Kiếp Tài là kim, hóa sinh thủy sinh Tài, gọi là hóa Kiếp thành sinh vậy.

--> Về phần hóa Kiếp thành Tài cùng với hóa Kiếp thành sinh (sinh trợ) thì đặc biệt tốt (tú khí luân chuyển). Như Kỷ Mùi/ Kỷ Tị/ Đinh Mùi/ Tân Sửu, sửu tị hội tức là biến hỏa Kiếp Tài thành kim cục Tài tinh, lẽ nào không thành đại quý? chính là hóa Kiếp thành Tài. Còn như mệnh Cao Thượng thư: Canh Tý/ Giáp Thân/ Canh Tý/ Giáp Thân, tức dùng kim Kiếp Tài hóa thành thủy sinh Tài, đây gọi là hóa Kiếp thành sinh vậy.


Từ chú: Mệnh thứ nhất Kỉ Mùi, tứ trụ ngũ hành nặng về thổ vượng, mộc bị hỏa tiết khí quá nhiều, Tị Sửu củng hợp Tân kim, Kiến Lộc hóa Tài, nhật nguyên càng suy nhược, cho nên vận hành đến đất Bính Dần, Đinh Mão là Ấn Kiếp nên thành quý. Mệnh của Cao Thượng thư, tháng giờ đều có 2 lộc, năm thấu Tỉ kiên, nhật nguyên không nhược, có Tý hóa Kiếp làm sinh, nghịch hành đất thủy mộc hỏa đều cát. Cả 2 mệnh trên đều thanh thuần nên cực quý.

--> Mệnh Kỉ Mùi với 5 thổ quá cường vượng trong tứ trụ, e mộc bị tiết khí quá nhiều, Tị Sửu củng hợp Tân kim, Kiến Lộc hóa Tài, nhật nguyên càng suy nhược, cho nên vận hành đến đất Bính Dần, Đinh Mão là đất Ấn Kiếp nên quý hiển. Còn mệnh của Cao Thượng thư, tháng giờ đều có hai Lộc, năm thấu Tỉ kiên, nhật nguyên không nhược, được Tý hóa Kiếp thành sinh, hành vận ngược về đất thủy mộc hỏa nên đều tốt đẹp. Cả hai mệnh trên đều hết sức thanh thuần nên quý cách.



Nguyên văn: Lộc Kiếp dụng Sát, tất nhiên là có chế phục, như mệnh cuả Lâu Tham chính, Đinh Tị/Nhâm Tý/Quý Mão/Kỉ Mùi, Nhâm hợp Đinh Tài, là khứ đi bè cánh với Sát, Mão Mùi hội cục là lấy chế Sát vậy.

--> Lộc Kiếp dụng Sát, ắt phải có chế phục, như mệnh của Lâu Tham chính: Đinh Tị/ Nhâm Tý/ Quý Mão/ Kỷ Mùi, Nhâm hợp Đinh Tài khử đi phe cánh của Sát, Mão Mùi hội cục để chế Sát.

Từ chú: Lộc Kiếp dụng Sát, cùng với dụng Sát bình thường là giống nhau. Thân vượng Sát cường, lấy Thực chế sát làm dụng vậy. Đinh Nhâm hợp nhất, can đầu lấy thanh, càng đẹp là trong Tị có Bính hỏa ẩn tàng, Tài không bè đảng với Sát, mà có dùng điều hòa khí hậu vậy. Thủy ấm khiến cho mộc được sinh trưởng, thổ cũng không bị đóng băng, là Cát thần ám tàng vậy.

--> Lộc Kiếp dụng Sát giống với dụng Sát thông thường, thân vượng Sát cường, lấy Thực thần chế Sát làm dụng. Đinh Nhâm hợp lộ ra can thanh thuần, đặc biệt hay ở chổ trong Tị có Bính hỏa ẩn tàng thành ra Tài không bè đảng theo Sát mà lại mang công dụng điều hậu. Thủy ấm khiến mộc sinh trưởng, thổ cũng không bị đóng băng, (Bính) chính là cát thần ẩn náu.



Nguyên văn: Tới dụng Sát mà lại gặp Tài, vốn là không tốt, nhưng có thể khứ Sát mà tồn tại Tài, lại thành quý cách. Mậu Thìn/Quý Hợi/Nhâm Ngọ/Bính Ngọ, là mệnh của Viên Nội Các vậy.

-->Tới phần dụng Sát mà lại gặp Tài, vốn không tốt nhưng nếu có thể khử Sát tồn Tài lại thành quý cách. Chính là trường hợp đối với mệnh của Viên nội các: Mậu Thìn/ Quý Hợi/ Nhâm Ngọ/ Bính Ngọ.

Từ chú: Hợp Tài, Hợp Sát, dùng giống nhau đều là cách cục thanh thuần. Nguyệt Kiếp dụng Tài, nhất định dựa vào Thực Thương để hóa, đã thấy ở tiết trước. Mệnh của Viên Nội các, Ngọ trong có Tài Quan đều đắc lộc, giống như là hợp Sát lưu Quan, lấy Tài sinh Quan làm dụng thần, không phải chuyên lấy Tài làm dụng, cũng không phải chuyên lấy hợp Sát để đạt quý vậy.

--> Hợp Tài, Hợp Sát đều là cách cục chọn dùng cái thanh thuần. Nguyệt Kiếp dụng Tài, ắt dựa vào Thực Thương để hóa, đã thấy ở tiết trước. Mệnh của Viên nội các, Tài Quan trong ngọ đều tự đắc lộc, tựa như hợp Sát lưu Quan lấy Tài sinh Quan làm dụng thần, không phải chuyên lấy Tài làm dụng, cũng không phải chỉ hợp Sát để quý hiển.

Nhật hoa
02-06-13, 16:41
Nguyên văn: Lộc Kiếp cách, không có Tài Quan mà dùng Thực Thương, là tiết khí thái quá, cũng là tú khí. Duy chỉ có Xuân mộc Thu kim, dùng thì quý. Còn mộc gặp hỏa thì sáng, kim sinh thủy thì cứu vớt nhau. Như mệnh của Trương Trạng nguyên, Giáp Tý/Bính Dần/Giáp Tý/Bính Dần, là mộc hỏa thông minh vậy; Lại như Quý Mão/Canh Thân/Canh Tý/Canh Thìn, là kim thủy bao bọc nhau vậy.

--> Lộc Kiếp cách, không có Tài Quan mà dùng Thực Thương, là tiết đi cái khí thái quá thì cũng là tú khí. Duy chỉ có Xuân mộc Thu kim dùng mới quý, bởi vì mộc gặp hỏa thì sáng tỏ, kim sinh thủy thì linh hoạt. Như mệnh của Trương Trạng nguyên, Giáp Tý/ Bính Dần/ Giáp Tý/ Bính Dần, là mộc hỏa thông minh (cùng sáng tỏ); còn như mệnh: Quý Mão/ Canh Thân/ Canh Tý/ Canh Thìn, là kim thủy bao bọc nhau vậy.


Từ chú: Mệnh họ Trương có 2 can không tạp, mộc hỏa thông minh là Thực thần cách. Càng hỉ có mang theo Ấn, mệnh trung hòa, cần vận Tài địa. Còn mệnh Quý Mão, ngày Canh có đủ Thân Tý Thìn, là kim thủy Thương quan, trong cách Tỉnh Lan Xoa. Chi năm là Mão mộc, tiết thủy vượng khí, vận hỉ Đông phương Tài địa. Gọi là ngày Canh gặp đủ Nhuận Hạ, kỵ phương Nhâm Quý Tị Ngọ là vậy.
Trong cách Thương quan, lấy kim thủy tương hàm, mộc hỏa thông minh, thủy mộc tinh hoa, là đứng đầu tú khí mà quý. Nếu hỏa thổ, thổ kim, không khỏi thiên khô, càng cần phải trung hòa cân bằng thì phương mới hoàn mỹ .

--> Mệnh họ Trương hai can không tạp, mộc hỏa sáng sủa, thành Thực thần cách. Hơn nữa, mừng bội Ấn hòa giải đắc trung hòa, vận thích hợp đất Tài. Còn mệnh Quý Mão, ngày Canh có đủ Thân Tý Thìn, thuộc Tỉnh Lan Xoa cách trong kim thủy Thương quan cách. Chi năm mão mộc, tiết bớt thủy vượng khí, hành vận mừng gặp Đông phương Tài địa, thế nên Hỷ Kị Thiên nói rằng "Canh nhật toàn phùng nhuận hạ, kị Nhâm Quý tị ngọ chi phương". Trong cách Thương quan thì "kim thủy tương hàm" (bao bọc nhau), "mộc hỏa thông minh", "thủy mộc tinh hoa", là đẹp và quý nhất. Nếu hỏa thổ, thổ kim thì khó tránh thiên khô, hơn nữa cần phải điều giải để trung hòa thì mới đạt hoàn mỹ.






Nguyên văn: Lại có Lộc Kiếp mà Quan Sát mạnh xuất ra, lấy thanh mà thành quý vậy. Như một mệnh Bình Chương, Tân Sửu/Canh Dần/Giáp Thìn/Ất Hợi là hợp Sát lưu Quan vậy; Như Tân Hợi/Canh Dần/Giáp Thân/Bính Thân, là chế Sát lưu Quan vậy.

--> Lại có trường hợp Lộc Kiếp mà Quan Sát cạnh tranh nhau (hỗn tạp) xuất ra, tất phải chọn cái thanh thuần mới thành quý hiển. Như một mệnh quan Bình chương: Tân Sửu/ Canh Dần/ Giáp Thìn/ Ất Hợi là hợp Sát lưu Quan; hoặc như mệnh: Tân Hợi/ Canh Dần/ Giáp Thân/ Bính Dần (ngữ thử độn thì Bính Dần chứ ko phải Bính Thân), là chế Sát lưu Quan.

Từ chú: Quan Sát xuất ra mạnh, lấy thủ thanh thành quý. Hợp cùng chế, đều là phép lấy thanh thuần vậy. Ở mệnh Tân Sửu, Ất Canh tương hợp, Canh kim không phải bị hợp khứ. Mệnh Tân Hợi, Canh kim thông căn ở Thân, khắc mà không sạch. Quan Sát cùng thấy thì lấy Sát xem, một lấy Ấn hóa Sát làm dụng, một là lấy Thực chế Sát làm dụng. Như Giáp Thìn/Kỉ Tị/Mậu Thìn/Ất Mão, là hợp Sát lưu Quan vậy; Lại như Bính Thìn/Tân Mão/Ất Hợi/Canh Thìn, cũng là hợp Sát lưu Quan vậy. Cái hợp chế là yêu cầu khứ mất, hợp mà không khứ thì là vẫn như cũ, tức là không có thanh. Còn Quan Sát hỗn tạp mà tứ trụ sắp đặt phù hợp, tức là không có hợp chế, cũng có thể phú quý. Như Bính Thìn/Đinh Dậu/Canh Ngọ/Mậu Dần, Bính là Sát sinh ở Dần, Đinh là Quan lộc ở Ngọ, cả 2 cùng lộ ra thông căn, là chân hỗn tạp vậy, phát sinh Ấn hóa Quan Sát làm dụng, là tạo trông coi một Quận vậy.

--> Quan Sát ganh đua xuất ra, chọn cái thanh thuần thành quý. Hợp và chế đều là phép chọn lấy thanh thuần. Ở mệnh Tân Sửu, Ất Canh tương hợp, Canh kim chưa bị hợp đi; mệnh Tân Hợi, Canh kim thông căn ở Thân, bị khắc mà không hết. Quan Sát cùng thấy coi như xem Sát, hoặc lấy Ấn hóa Sát làm dụng, hoặc lấy Thực chế Sát làm dụng. Như Giáp Thìn/ Kỉ Tị/ Mậu Thìn/ Ất Mão, là hợp Sát lưu Quan; lại như mệnh: Bính Thìn/ Tân Mão/ Ất Hợi/ Canh Thìn, cũng là hợp Sát lưu Quan. Bởi vì hợp chế là đòi hỏi phải khử được, hợp mà không hết thì vẫn không đạt thanh thuần. Còn Quan Sát hỗn tạp mà tứ trụ sắp đặt phù hợp, thì không có hợp chế cũng có thể phú quý. Như Bính Thìn/ Đinh Dậu/ Canh Ngọ/ Mậu Dần, Bính là Sát sinh ở Dần, Đinh là Quan lâm quan (Lộc) ở Ngọ, cả hai cùng thông căn lộ ra, hỗn tạp rất rõ, Ấn lộ ra hóa Quan Sát làm dụng, đây là mệnh của một Quận thủ (quan đứng đầu một quận).


Nguyên văn: Hoặc giả sử có 2 Quan đều xuất ra mạnh, cũng cần có chế phục, gọi là tranh giành Chính Quan thì không thể không có tổn thương vậy.

--> Giả sử có hai Quan đều tranh xuất ra thì cũng cần có chế phục, vì Chính quan tranh giành không thể không tổn thương.

Từ chú: Quan nhiều thì lấy Sát luận, Sát nhẹ thì xem Quan. Như mệnh Canh Dần/Nhâm Ngọ/Đinh Mão/Nhâm Dần, cả 2 Quan đều xuất ra mạnh, lộ mà không hết, đến vận Tài Quan vượng mà phát hàng vạn đồng. Tuy không quý mà phú, cũng có thể thấy không phải nhất định là phải có chế phục vậy.

--> Quan nhiều thì coi theo Sát để luận, Sát nhẹ thì xem theo Quan. Như một mệnh: Canh Dần/ Nhâm Ngọ/ Đinh Mão/ Nhâm Dần, cả hai Quan đều tranh xuất, thấu lộ mà lực chưa đạt đỉnh điểm, qua đến vận Tài Quan vượng liền tiền của hoạnh phát. Tuy không quý mà phú, có thể thấy được không nhất định cần phải chế phục.


Nguyên văn: Nếu nói dụng Quan, mà Quan thế cô lại không có phụ trợ, cách cục càng thấp, khó mà lấy Quý; nếu thấu Thương thực thì không bị phá cách. Như vậy cũng có Quan Thương cùng thấu mà vẫn quý, là vì sao? Như Kỉ Dậu/Ất Hợi/Nhâm Tuất/Canh Tý, Canh hợp Ất mà khứ Thương lưu Quan, là mệnh của Vương Tổng binh vậy.

--> Dụng Quan mà cô Quan vô phụ (Quan trơ trọi không có phụ trợ), cách cục càng thấp, khó mà đạt quý hiển, nếu thấu Thương Thực liền phá cách (rất có thể tác giả ghi nhầm thấu Thực Thương thì không phá cách). Nhưng tại sao cũng có khi Quan Thương cùng thấu mà vẫn quý hiển? Như mệnh của Vương Tổng binh: Kỉ Dậu/ Ất Hợi/ Nhâm Tuất/ Canh Tý, Canh hợp Ất mà khử Thương lưu Quan.

Từ chú: Mệnh của Vương Tổng binh, Ất Canh tương hợp, hóa Thương thành Ấn, cách cục lấy thanh; Kỷ thổ thấp kém, không đủ để ngăn cản thủy, hỉ kỳ thông căn ở Tuất, hỏa thổ rất nặng, đủ để kiên cố mà phòng bị cẩn thận. Hành vận đất Quan Ấn đủ thành quý vậy.

--> Mệnh của Vương Tổng binh, Ất Canh tương hợp, hóa Thương thành Ấn, cách cục đạt thanh thuần; Kỷ thổ ẩm ướt tầm thường, không đủ ngăn cản thủy, mừng được thông căn ở Tuất cho nên hỏa thổ dày nặng, đủ để kiên cố phòng bị. Hành vận đất Quan Ấn đủ để quý hiển.


Nguyên văn: Dụng Tài mà không thấu Thực Thương, thì mở đầu khó mà hưng thịnh, nhưng can đầu thấu một vị mà không tạp, địa chi căn nhiều, cũng có thể lấy phú mà không quý vậy.

--> Dụng Tài mà không thấu Thực Thương thì khó khởi nghiệp, nhưng can thấu ra một Thực/Thương và không tạp, gốc nhiều ở địa chi thì cũng có thể giàu có, chỉ không quý hiển.


Từ chú: Lộc Kiếp dụng Tài cùng Dương Nhận là giống nhau, nhất định lấy Thực Thương thành cái núm chốt cài cửa, nhưng cách cục thanh mà có vận tương trợ, cũng nhất định phú quý vậy. Như Đinh Sửu/Tân Hợi/Quý Hợi/Quý Hợi, nguyệt Kiếp dụng Tài, Hợi là thấp mộc, không có thể dẫn hóa, hỉ kỳ vận hành Nam phương ( Đinh Mùi, Bính Ngọ, Ất Tị), cũng có thể phú quý. Chỗ này trước là rõ ràng, xem kỹ càng thì xuất thân là khoa Giáp vậy.

--> Lộc Kiếp dụng Tài giống với Dương Nhận, phải dùng Thực Thương làm then chốt trọng yếu, cách cục thanh thuần và vận hạn tương trợ, cũng nhất định là bậc phú quý. Như Đinh Sửu/ Tân Hợi/ Quý Hợi/ Quý Hợi, nguyệt Kiếp dụng Tài, thấp mộc trong Hợi (Giáp tự tọa hợi là mộc ướt) không có thể dẫn hóa, may vận hành theo phương nam (Đinh Mùi, Bính Ngọ, Ất Tị), cũng có thể phú quý. Đây là mệnh một quan giám sát của một viện ở triều tiền Thanh, một bậc xuất thân khoa giáp (kẻ đỗ đầu trong các khoa thi được bổ nhiệm làm quan).


Nguyên văn: Dụng Quan Sát nặng mà không có chế phục, vận hành chế phục, cũng có thể phát tài, nhưng Quan Sát không thể quá nặng, thì thân bị nguy hiểm.

--> Dụng Quan Sát nặng mà không có chế phục, vận hành chế phục được nó thì cũng có thể phát tài, nhưng Quan Sát không thể quá mạnh khiến bản thân lâm nguy hiểm.


Từ chú: Quan Sát nặng mà không có Thực Thương chế phục, nhất định phải có Ấn cục; nếu không, thân nhẹ Sát nặng, đến vận Thực Thương khắc tiết xảy ra, nhất định nguy cấp đến thân mệnh, như Mậu Dần/Bính Thìn/Kỉ Mão/Bính Dần, chi toàn Đông phương, Quan Sát thái vượng vậy. Hỉ được tháng và giờ có 2 Bính trợ giúp thân, ở vận đầu đời là Tỉ Kiếp khốn khổ không kham nổi; trung niên Canh Thân Tân Dậu, là đất Thực Thương phát tài hàng vạn; về sau hành vận Tài địa, Tài phá Ấn sinh Sát là đất bại địa. Mệnh này là một phú ông ở quê hương của tác giả.

--> Quan Sát nặng mà không có Thực Thương chế phục, nhất định phải có Ấn mới được; nếu không, thân khinh Sát trọng, đến vận Thực Thương, khắc tiết cùng lúc, nhất định nguy cấp đến thân mệnh, như một mệnh: Mậu Dần/ Bính Thìn/ Kỷ Mão/ Bính Dần, chi toàn Đông phương, Quan Sát cũng quá vượng, mừng được tháng và giờ có hai Bính trợ giúp thân; ở vận đầu đời vào đất Tỉ Kiếp khốn khổ không chịu nổi; trung niên Canh Thân Tân Dậu, là đất Thực Thương phát tài cả rất lớn; về sau hành vận Tài địa, phá Ấn trợ Sát, lại thất bại thảm hại. Mệnh này là một phú ông ở quê hương của tác giả.

thiếu bá
03-06-13, 10:17
Mệnh cháu bé có điều kiện dụng Tài Quan, giả tòng thật không nên luận.

kimcuong
03-06-13, 10:54
Trong bài gửi của nhathoa về Chương 45. Luận Kiến lộc, Nguyệt kiếp, có 2 phần dịch khác nhau. Đoạn có mũi tên ---> là phần dịch tham khảo thêm của bạn Nhật Hoa, cám ơn bạn. Các thí dụ trong TBCTBC thường có lỗi về giờ sinh không khớp với can ngày, vậy các bạn nên chú ý.

Tứ trụ của cháu bé mới ra đời, theo tôi thì luận Kiến lộc cách dụng Tài Quan như thiếu bá nói. Hỏa vượng thái quá, nhưng được giảm nhẹ hỏa khí nhờ Qúi lộ, 2 Tị tọa KV. Tài tinh Kim cũng là dụng. Thổ cũng có lợi, vì tiết bớt khí hỏa vượng. Không có Ấn nên không luận tòng vượng cách.

Nhật Hoa có thể xem thêm điển tích "trục lộc giang quá", tôi nhớ trong 1 forum có luận dạng tứ trụ nói trên với 4 chữ này.