PDA

View Full Version : Tứ trụ Từ Hi Thái Hậu



lesoi
08-06-13, 17:44
Tứ trụ Từ Hi Thái Hậu, nhà Thanh ( trích từ sách Cùng Thông Bửu Giám)

Theo lịch sử để lại, kết hợp cùng tham khảo sách Cùng Thông Bửu Giám, tiết tháng 10, Ất mộc.
Mệnh Từ Hi Thái Hậu, sinh ngày 29/11/1835, giờ Tý ( Dương lịch)
Tức nhăm ngày 10, tháng 10 sinh sau tiết Lập Đông 21 ngày, năm Ất Mùi ( Đạo Quang năm thứ 15).
Tứ trụ như sau ( Nũ mệnh):



Tỉ
Thực
Nhật nguyên
Thương


Ất Mùi
Đinh Hợi
Ất Sửu
Bính Tý


Kỷ,Đinh,Ất
Nhâm,Giáp
Kỷ,Quý,Tân
Quý


T.Tài,Thực,Tỉ
Ấn,Kiếp
T.Tài,Kiêu,Sát
Kiêu


Dưỡng
Tử
Suy
Bệnh



ĐV: Mậu Tý/Kỷ Sửu/Canh Dần/Tân Mão/Nhâm Thìn/Quý Tị/Giáp Ngọ/Ất Mùi.

Là Hàn mộc hướng dương, chuyên dụng Bính hỏa, lấy Sửu trong có Tân kim làm phu tinh, tiếc là không thấu, thiếu niên Tài vận sinh Quan, đội mão Rồng lục cung, Dần vận kim tuyệt khắc phu, vào hậu vận chuyển Đông Nam, bản thân là vượng vận, buông rèm chấp chính nắm quyền cai trị 45 năm, mất ở Ất vận năm Mậu Thân, thọ 74 tuổi.
( Trên là luận theo ngũ hành)
Các bạn cũng có thể luận theo Cách cục bình thường, mệnh lộ Thực Thương nặng, đến vận mộc thân vượng mà Nhiếp chính.
Thương thực nhiều chũng chủ khắc phu vậy!

Các bạn xem thêm link:
http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%AB_Hi_Th%C3%A1i_h%E1%BA%ADu

thiếu bá
08-06-13, 18:38
Trong mệnh phổ của Viên Thụ San cũng có chép mệnh Từ hi thái hậu giờ Hợi, như sau:

Nhất, Thanh - Hiếu Khâm thái hậu

Ất Mùi / Đinh Hợi / Ất Sửu / Đinh Hợi
Vận: Mậu Tý - Kỷ Sửu - Canh Dần - Tân Mão - Nhâm Thìn - Quý Tị - Giáp Ngọ - Ất Mùi

Bát tự thuần âm, lưỡng Hợi giáp Sửu, củng Tý thủy quý nhân, nạp âm thổ kim tương sinh, tái phúc chi tượng. Mệnh cung tọa Ngọ hỏa Trường Sinh, Thực Thần đắc Lộc, hàn mộc hướng dương, giai thuộc đặc điểm. Sửu Mùi xung khai đế khuyết, lưỡng Hợi là đế tọa, trì kỳ Tả Hữu, thùy thường nhi trị, vu thử khả kiến liễu. Hiếu Khâm vi nữ trung kiệt xuất chi tài, kỳ anh quả hữu vi, thị kim luân hoàng đế, đãi vô tàm sắc, cố bất đương dĩ tầm thường phụ nữ, ỷ lại Phu Tử giả lệ chi, tuy hình khắc vô thương dã.
Vận Kỷ Sửu, năm Mậu Tuất, xung động đế tọa, Đinh Thực Thần nhập Mộ, Sửu Tuất Mùi hình khai Mộ khố, mà hóa hung thành cát. Năm Canh Tý vận Giáp Ngọ, tuế vận tương chiến, cố hữu quyền phỉ chi loạn, sang vận Ất Mùi, Ất vận Tỉ Kiên, lão tăng sinh lượng, hựu Mậu Thân Lưu niên, Mậu Dần Mậu Thân, xung phá Thai nguyên, Ất Mùi Ất Sửu chi kim, đắc Đinh Hợi chi thổ, dĩ tư sinh phù, nhi Đinh Hợi chi thổ, hựu dĩ Mậu Dần vi chi căn, Mậu Thân xung giá, nghi kỳ thượng tân hĩ. Thử cách dữ tống lý thái hậu, pha tương bàng Phật, nhiên lý hậu Bát Tự hệ Ất Hợi, Đinh Hợi, Ất Tị, Đinh Hợi, hỏa thổ Đinh sinh, phi thổ kim tương sinh, thả Tỵ Hợi xung phá đế tọa, cố lý hậu sự nghiệp, viễn bất đãi Hiếu Khâm dã.

thiếu bá
08-06-13, 19:19
Như vậy có thể tóm tắt: (Từ Hi thái hậu khoảng năm 1838 vào vận)

- 1848-1857 vận Kỷ Sửu,
+ năm Mậu Tuất (1850) 16 tuổi được tuyển vào cung.
+ năm 1856 sinh con trai.
- 1898-1907 vận Giáp Ngọ, năm 1900 Canh Tý loạn.
- 1908-1917 vận Ất Mùi, mất năm 1908 là năm Mậu Thân.

shanghai
08-06-13, 22:14
Thưa chị KC cùng các bạn! Tứ trụ của Từ Hy Thái Hậu có trụ ngày Ất Sửu, liệu có nên luận là kim thần cách cần gặp vận Hỏa Hương ko? :4: Vận Tỵ Ngọ phát mạnh.

menhly
08-06-13, 22:20
Kim thần thường được luận với càn mệnh, thêm sinh tháng Hợi chẳng mong luận cách Kim thần.

lesoi
09-06-13, 14:08
Chào huynh Thiếu Bá:


Ất Mùi / Đinh Hợi / Ất Sửu / Đinh Hợi

Nếu ngày Ất Sửu, giờ Hợi thì theo Vạn niên lịch là ngày 29/11/1835 giờ Hợi, tức là giờ Đinh Hợi.
Còn nếu trước ngày 29 tức là ngày 28/11/1835 giờ Hợi là Ất Hợi.
Như vậy là chênh nhau tới 11 canh giờ rồi.
Không hiểu như thế nào nhỉ?!!!

Còn Mệnh lý khoa Tử Bình chú trọng luận riêng Can theo Can, Chi theo Chi; T/g sách Mệnh phổ, luận như trên là theo phương pháp nạp âm rồi!
Không biết ra sao nữa!:63:

thiếu bá
09-06-13, 18:28
anh lesoi, tiền bối Viên Thụ San luận mệnh thường có thêm 1 câu về Nạp âm... đó cũng là 1 cái hay riêng vì sẽ kết hợp được Thai nguyên và kiến thức khác nữa về Thái cực. Còn phần lớn thì ông vẫn luật can chi riêng lẻ.

Từ Hi thái hậu được tuyển vào cung thì chắc ngày sinh có độ khả tín, giờ sinh thì thiếu bá nghĩ các vị tiền bối chỉ là suy đoán theo lý riêng.:63:

kimcuong
10-06-13, 12:27
Theo tôi, giờ sinh là suy đoán riêng của các mệnh lý gia. Vì giờ sinh từ xưa đến giờ vẫn là điểm cần lưu ý về hậu vận của các khoa đoán mệnh. Các nhà gia thế, quan viên thì mới ghi lại giờ sinh của con cái, ngoài ra dân thường phần lớn không quan tâm chuyện này.

Có điều là theo 2 giờ nói trên, chúng ta nhận ra 1 điểm chung, đó là nói đến TÍ. Giờ Tí thì có tam hội Hợi Tí Sửu, mà cho là giờ Hợi thì sẽ có ám cách "củng Tí" như Viên Thụ San luận (Bát tự thuần âm, lưỡng Hợi giáp Sửu, củng Tý thủy quý nhân...).

Giờ Tí hay giờ Hợi đều thấu xuất Bính hay Đinh, và đó là quý tướng của Ất mộc sinh tháng Hợi. Giờ buổi sáng đến trưa thường được gọi là "hàn mộc hướng dương".

Có vài điểm ghi lưu niên nhầm:


Vận Kỷ Sửu, năm Mậu Tuất, xung động đế tọa, Đinh Thực Thần nhập Mộ, Sửu Tuất Mùi hình khai Mộ khố, mà hóa hung thành cát.


+ năm Mậu Tuất (1850) 16 tuổi được tuyển vào cung.

Năm 1850 là năm CANH Tuất. Năm này theo hàng can chi thuận hợp, ta thấy Canh+Ất hợp, Hợi Tí Sửu (sinh giờ Tí) tái thấu. Thiên thời là Kim sinh địa lợi là Thủy.

dinhman
11-06-13, 13:54
Theo Đoàn Kiến Nghiệp thì giờ sinh là mão ....Để đạt mộc cục Hợi mão mùi

Ất Mùi / Đinh Hợi / Ất Sửu / Kỷ Mão

lesoi
11-06-13, 14:23
Nếu giờ Mão là Kỷ Mão chứ bạn dinhman!

thiếu bá
11-06-13, 16:51
hehe, các tiền bối thích giờ nào thì chém giờ đó, thiếu bá lại thích giờ Tuất cơ. :4:

shanghai
11-06-13, 22:38
hehe, các tiền bối thích giờ nào thì chém giờ đó, thiếu bá lại thích giờ Tuất cơ. :4:
Bính hỏa uy lực sưởi ấm mạnh hơn Đinh hỏa nhiều, theo mình giờ Tý hợp lý hơn, hihi :4:

thiếu bá
11-06-13, 23:53
Bính hỏa uy lực sưởi ấm mạnh hơn Đinh hỏa nhiều, theo mình giờ Tý hợp lý hơn, hihi :4:

ơ đồng chí này... Tuất cách Tý 2 cung nên xuất Bính Tý thì đương nhiên là giờ Bính Tuất rồi, :4:

Bạn có thể cho thêm cơ sở Bính hỏa uy lực sưởi ấm hơn Đinh hỏa ? Cảm ơn bạn.

shanghai
12-06-13, 00:12
ơ đồng chí này... Tuất cách Tý 2 cung nên xuất Bính Tý thì đương nhiên là giờ Bính Tuất rồi, :4:

Bạn có thể cho thêm cơ sở Bính hỏa uy lực sưởi ấm hơn Đinh hỏa ? Cảm ơn bạn.

hi... mình không để ý... Chỉ thấy trên tứ trụ đầu ghi giờ Bính Tý nên không kiểm tra lại :4:
Mình có đọc trong tài liệu không nhớ rõ lắm (hình như TB chân thuyên thì phải) Bính là dương hỏa, sức Hỏa bạo liệt (dạng như Thiên thượng Hỏa) có khả năng tan chảy băng tuyết, xua tan khí lạnh.
Đinh là âm hỏa , sức như lửa trong đèn dầu khó lòng mà đuổi được hàn khí... đại loai là thế :63:
Có gì sai mong chị KC và mọi người chỉ giáo :emoticon-0167-beer:

thiếu bá
12-06-13, 00:27
hihi, mấu chốt là ở âm dương thôi mà, còn so sánh ví von Đinh như lửa trong đèn dầu thì sao thấy được...

Nhân nói đến Từ Hi thái hậu thì lịch sử Tủng Của còn có 1 nhân vật thậm chí còn lẫy lừng hơn, mọi người thử ngó quá tứ trụ của bà Võ hậu Hoàng đế.

sinh giờ Hợi, ngày 17/2/625, tứ trụ: Ất Dậu / Mậu Dần / Canh Tý / Đinh Hợi

hành vận: kỷ mão - canh thìn - tân tị - nhâm ngọ - quý mùi - giáp thân - ất dậu - bính tuất

kimcuong
12-06-13, 12:28
Mình có đọc trong tài liệu không nhớ rõ lắm (hình như TB chân thuyên thì phải) Bính là dương hỏa, sức Hỏa bạo liệt (dạng như Thiên thượng Hỏa) có khả năng tan chảy băng tuyết, xua tan khí lạnh.
Đinh là âm hỏa , sức như lửa trong đèn dầu khó lòng mà đuổi được hàn khí...

Câu đó là nguyên chú về thiên can trong sách Tích Thiên Tủy (Bính hỏa mãnh liệt, khi sương vũ tuyết ...Đinh hỏa nhu trung, nội tính chiêu dung...)

Đấy là xét can dương, can âm chia ra từ nguyên khí Hỏa thành hữu dụng. Khí dương hàm ý "thiên", khí âm hàm ý "địa", nên Bính được ví như mặt trời, Đinh được ví von là ngọn đèn dầu. Thực chất của Bính Đinh đều là hỏa khí, tùy vào tứ trụ cụ thể mà hữu lực hay không. Bính gặp Tân là hợp, nên Bính sẽ không còn là Bính. Đinh gặp Nhâm cũng hợp, nên tính chất của Đinh bị mất.

Thập thiên can vì thế mà nên nhớ quan trọng nhất là có lực hay không, dù là can dương hay can âm. Đừng nên hiểu lầm các ví von như thế mà luôn cho rằng can dương tốt hơn can âm.

Trong Quần Thư Khảo Dị, cũng như Dịch Kinh có nói, nguyên thủy lập ra thập thiên can là để chỉ vạn vật thành hình thế nào.


Giáp giả, chiết dã, ngôn vạn vật phẩu phù giáp nhi xuất dã.


( Dịch) viết: Bách quả thảo mộc giai giáp chiết.

2 câu trên nói rằng Giáp là giai đoạn đầu tiên mà vạn vật nẩy sinh ra. Rồi đến Ất là sơ sinh, Bính thì mọi thứ đều nhìn thấy rõ, Đinh là thành hình. Những giai đoạn sau diễn giải vạn vật trưởng thành, suy yếu, đến Quí là chấm dứt (đọc thêm ở Uyên Hải Tử Bình).

Đầu tiên chúng ta hiểu thập can như thế là tốt nhất.

shanghai và ai cũng vậy, tôi rất khuyến khích việc nêu ra các thắc mắc, không sợ sai, không sợ dở, vì có tìm hiểu cặn kẽ thì mới tiến bộ trong việc luận tứ trụ, nhất là tứ trụ của mình. Diễn đàn tạo ra nhằm mục đích thảo luận học hỏi, vậy chúng ta nên tận dụng ưu điểm này.

kimcuong
12-06-13, 13:13
Nhân nói đến Từ Hi thái hậu thì lịch sử Tủng Của còn có 1 nhân vật thậm chí còn lẫy lừng hơn, mọi người thử ngó quá tứ trụ của bà Võ hậu Hoàng đế.

sinh giờ Hợi, ngày 17/2/625, tứ trụ: Ất Dậu / Mậu Dần / Canh Tý / Đinh Hợi

Chi tiết năm sinh của Võ Tắc Thiên được các nhà sử học lựa chọn từ các tài liệu cổ, nên toàn tứ trụ đều là giả định. Tuy thế, chúng ta cứ thử suy đoán tính cách của Võ Hậu có đúng với thiên tài cách như tứ trụ trên hay không.

Ngoài ra, trong "Bốc phệ chánh tông" cũng có nhắc đến Võ Hậu:


Bạch Hổ lâm hình, Võ Hậu đa dâm ác
Ứng đới hàm trì lâm cửu ngũ, Võ Hậu thay Đường mệnh mà lên ngôi

Bạch Hổ phương tây, có thể là Canh kim, Thân Kim.
Có Hình tức là trong số mệnh có tam hình, hay Tí hình Mão.
Hàm trì cũng là Đào Hoa ở các địa chi Tí Ngọ Mão Dậu của can dương.
Việc "lâm cửu ngũ" cũng có thể ám chỉ Quan tinh đại diện chồng; quan tinh tất phải suy trong trụ.
Tính cách toàn bộ là thân vượng cho đến tòng vượng, bản tính tàn nhẫn là do Sát tinh làm chủ, thuộc ngôi cao trong xã hội thường phải là ấn cách.
Thọ tinh là Thực/Thương cần phải vượng (Võ Hậu sống hơn 80 tuổi)
v.v...

Vậy chúng ta sẽ tự suy luận tứ trụ trên có hợp với Võ Hậu hay không.

Luận Tử Vi, có người đã viết như sau:


Tuổi già hạn có Riêu Tướng Mộc Dục Kình Khoa Sát thì gái trai dâm đãng như Võ Hậu.
(Riêu Tướng Mộc Kình Khoa Sát lão hạn dị tắc dâm loạn Võ Hậu)

thiếu bá
12-06-13, 16:31
Ngoài ra, trong "Bốc phệ chánh tông" cũng có nhắc đến Võ Hậu:

Bạch Hổ phương tây, có thể là Canh kim, Thân Kim.
Có Hình tức là trong số mệnh có tam hình, hay Tí hình Mão.
Hàm trì cũng là Đào Hoa ở các địa chi Tí Ngọ Mão Dậu của can dương.
Việc "lâm cửu ngũ" cũng có thể ám chỉ Quan tinh đại diện chồng; quan tinh tất phải suy trong trụ.


"Bốc phệ chánh tông" là tác phẩm kinh điển về Bốc dịch, em chưa hiểu ý chị là ví dụ đó trong Bốc phệ thế nào ạ ? (luận quẻ chung thân hay luận về thái cực)

kimcuong
12-06-13, 17:43
thiếu bá, đoán về Võ Hậu trong chương "Dự đoán vận mệnh cuộc đời theo ngày tháng năm sinh" (câu 4 và câu 32). Chị đã gửi chương này lên ở mục "Các môn đoán mệnh khác".

tuhynhan
12-06-13, 18:44
Các bạn đọc lại Mệnh lý chỉ yếu (do TVLS/Phuc Loc trích dịch) , chương Quan Lộc cách sẽ thấy ông Đoàn luận giờ Mão.

thiếu bá
12-06-13, 19:53
thiếu bá, đoán về Võ Hậu trong chương "Dự đoán vận mệnh cuộc đời theo ngày tháng năm sinh" (câu 4 và câu 32). Chị đã gửi chương này lên ở mục "Các môn đoán mệnh khác".

dạ chị, như vậy là xét quẻ chung thân, về quẻ thì thiếu bá lại hiểu Bạch Hổ phối khác và ý Hình cũng khác ạ...

nhận xét: Hào 5 là ngôi cao nhất tất nhiên là phải xét, song luận Bốc dịch chánh tông vốn không trọng thần sát để luận cát hung.

thiếu bá
12-06-13, 19:55
Các bạn đọc lại Mệnh lý chỉ yếu (do TVLS/Phuc Loc trích dịch) , chương Quan Lộc cách sẽ thấy ông Đoàn luận giờ Mão.

Bác trích lại đoạn luận về Võ hậu được không ? Cảm ơn anh.

tuhynhan
15-06-13, 02:07
Tên sách: Mệnh Lý Chỉ Yếu (Chỉ ra những điểm quan trọng của mệnh lý)
Tác giả: Đoàn Kiến Nghiệp
Chương 12, trang 159-164

QUAN LỘC CÁCH

Người xưa luận Lộc cách thường lấy nguyệt lệnh phùng Lộc thành cách Kiến lộc, nhật chi tọa lộc thành Chuyên lộc, thời chi gặp lộc thành Quy lộc, tất cả chẳng phải là Quan Lộc cách, Quan Lộc cách là do tác giả tự mình chủ trương. Lộc, chính là địa chi bản khí tụ về, có thể gọi là lãnh địa mà ta chiếm hữu, giống như Lộc thần hội cục, đông đúc lớn mạnh mà kết thành một thế lực hoặc một đảng, phái, tức là giống như mình có một lãnh địa khá lớn rồi tự mình thành chúa tể một phương. Bởi vì khi thành cách đó, đa số đều có chức vị khá cao, cho nên gọi thành Quan Lộc cách.

Quan Lộc thành cách, trước tiên cần Lộc thần đóng ở chi giờ, cùng hợp hội thành Lộc cục, nếu không có hội cục hợp cục thì cần Lộc thần kết đảng thành thế, không phùng xung khắc; kế đến, trong trụ bất thấu Quan Sát, bất phùng Thương Thực. Quan Sát khắc lộc phá cách bất thành, Thương Thực tiết lộc chuyển thành luận Tiết tú cách, chẳng thành Lộc cách được. Quan Lộc cách hỷ gặp Ấn sinh, Tỉ Kiên cũng tốt.

Quan Lộc cách thành cách có thể nắm giữ chức vị to lớn, quyền uy đều không thua kém người có Quan Sát thành cách. Say đây chọn vài ví dụ để giảng.

Ví dụ 12.1

Ất Mùi / Đinh Hợi / Ất Sửu / Kỷ Mão

Mậu Tý - Kỷ Sửu - Canh Dần - Tân Mão - Nhâm Thìn - Quý Tị - Giáp Ngọ

Đây là mệnh của Từ Hi thái hậu - Diệp Hách Na Lạp thị (Yehe NaLa). Giờ sinh chẳng phải giờ Hợi mà là giờ mão, giờ phùng qui lộc cùng với nguyệt lệnh, niên chi hợp thành Lộc cục, biến thành Quan Lộc cách. Cho nên tâm ý của bà hừng hực, ham muốn quyền lực rất mạnh, cuối cùng trở thành triều đại độc tài, hại nước hại dân.

Nhật chủ tọa chi Sửu thổ, tuy là Quan khố song Quan tinh bất thấu, bất hoại cách, nhưng sửu thổ bị Lộc cục phá hoại, Quan tinh mất đi bảo hộ khó mà sinh tồn nên khắc chồng rất nặng nên vua Hàm Phong sớm băng hà. Nguyệt can lại thấu xuất Thực thần cũng tiết Lộc phá cách, còn Đinh hỏa đóng trên Hợi tự hợp với Nhâm (chú: tự hợp với Nhâm tàng trong Hợi) nên không phá cách; song vì Đinh là tử tinh (sao con cái), nhược cực phùng hợp nên khắc con rất nặng thế nên con là vua Đồng Trị chết sớm. Lộc là quyền thế nên cần sinh, trợ, giúp cho nó. Vận Canh dần, Quan lâm tuyệt nên chồng chết, dần Kiếp giúp Lộc thành ra đưa con là Tải Thuần lên ngôi vua, đổi hiệu là Đồng Trị, ban đầu buông rèm nhiếp chính. Đến vận Tân mão lộc lâm vượng địa, Tử tinh hỏa lâm bại địa, con là vua Đồng Trị chết vì bệnh giang mai vào năm 1875. Lập Tải Điềm làm vua, đổi hiệu thành Quang Tự, cũng vẫn buông rèm nhiếp chính. Vận Nhâm Thìn, Nhâm thủy Ấn tinh tuy là hỷ nhưng Thìn là thủy khố, Hợi thủy nhập mộ, Lộc cục bị tổn thương, cắt đất bồi thường, mang nổi nhục mất nước. Quý tị vận, xung chiến đề cương, nhưng Hợi thủy phá Tị, Thương quan không thể tổn hại được cục, tuy quốc dân hèn kém nhưng chính quyền vẫn ổn định như lúc ban đầu; nhưng vận nhập noãn địa (đất ấm), mộc mọc lớn thì thủy bị tiết nên vô cùng xa xỉ, thổ mộc mạnh mẽ, quốc lực kiệt quệ. Vận Giáp ngọ, Thực thần lâm vượng địa, Hợi thủy không thể phá được, Lộc thần bị tiết, khiến cách cục gặp bại. Đầu tiên là cải cách chính trị gặp chính biến vào năm Mậu tuất, lại gặp Phong trào khởi nghĩa Nghĩa Hòa Quyền, sau đó thì đến Liên quân tám nước (Anh, Mỹ, Đức, Pháp, Nga, Nhật, Ý và Áo) tiến vào Bắc kinh, Mậu thân niên gặp Quan tinh tuổi già mà mất. Quan lộc cách gặp vận Thực thần, tái phùng Quan Sát lưu niên tất gặp hung.

Mệnh này nguyệt lệnh Hợi thủy đại biểu quốc gia, chi giờ Mão lộc đại biểu quyền lực và bản thân, Hợi Mão Mùi hợp cục đại biểu dùng quyền lực ấy thống trị quốc gia, song Hợi thủy Tuần không, trụ đầy thần khí tiết nó nên đại biểu cho cuộc đời làm nước mất nhà tan, cuối cùng thì mang một nước Trung Quốc lớn như thế chà đạp để mất đi giang sơn Mãn Thanh, thật là tai họa.

tuhynhan
15-06-13, 02:08
Ví dụ 12.2

Ất Sửu / Kỷ Mão / Ất Hợi / Quý Mùi

Mậu Dần - Đinh Sửu - Bính Tý - Ất Hợi - Giáp Tuất - Quý Dậu - Nhâm Thân


Mệnh này được chép trong sách Thiên Lý Mệnh Cảo, Vi Thiên Lý cho rằng: "do Tân tàng trong sửu ở chi năm nên Khúc Trực cách đã bị phá, cho nên phải đoán là Thân vượng Tài khinh và chỉ là mệnh bình thường". Tác giả cho rằng lý này (của Vi Thiên Lý) làm sự việc khó giải quyết ở mệnh của Từ Hi đó là tứ trụ này sửu tại niên chi ngõ hầu có thể phá cách, còn Từ Hi sửu tại nhật chi thì càng phá cách hơn nữa, nên tác giả tưởng luận Khúc trực cách là do không thực sự nắm vững mệnh lý, thực ra chính lý phải là: mệnh Từ Hi lộc thần tại giờ có thể thành Quan Lộc cách do Lộc tại giờ tượng trưng cho chính mình; còn trụ này Lộc thần tại nguyệt lệnh, mà Lộc tại nguyệt lệnh thì không thể đại biểu cho chính mình mà chỉ chứng tỏ bản thân vượng tướng, Lộc cục hội thành và bản thân không có quan hệ với nhau cho nên không thể thành Quan Lộc cách, liền lấy Thân vượng Tài khinh để luận mệnh chứ chẳng phải do Tân kim trong sửu phá cách. Ví dụ này cho biết Quan Lộc cách đều khác các cách có ghi trong sách như Khúc trực cách, Viêm thượng cách, Tòng cách cách, Nhuận hạ cách, v.v...vì cần phải có Lộc thần tại chi ngày hoặc chi giờ.



P.s:

Trích đoạn sách Thiên Lý Mệnh Cảo (có thể tham khảo sách này trong diễn đàn do bác chindonco đã post lên):

Ất Sửu / Kỷ Mão / Ất Hợi / Quý Mùi

Mậu Dần - Đinh Sửu - Bính Tý - Ất Hợi - Giáp Tuất - Quý Dậu - Nhâm Thân

Cụ này theo đường xuất ngoại làm quan, thông thạo kinh sách, tài lộc phong túc. Sau năm 30 tuổi gia đạo sa sút, may là am hiểu thư pháp nên mài mực viết lách kiếm sống. Khi còn bé đã từng nhờ người phê mệnh, đa số đều phê là Nhân thọ Khúc trực cách để mà kỳ vọng vào tương lai đầy hứa hẹn. Nhân trước kia có người giới thiệu đến thăm nhà tôi hỏi chuyện, tôi nói: "Ất sinh tháng Mão, chi hội đủ mộc cục, Tân tàng trong chi năm sửu nên Khúc trực đã bị phá, chỉ có thể lấy Thân vượng Tài khinh để đoán mệnh. Trước 26 tuổi vận hỏa thổ nên thiếu niên đắc chí, đến khi 31 tuổi vận chuyển phương đông bắc khó tránh khỏi đau khổ trắc trở. Song Nhâm vận rất xấu, không tổn tài lớn thì may mắn lắm rồi. Lại sau vận Tân sống tạm bợ thì đến vận Mùi hóa mộc nguy như đèn trước gió.

Chú thêm: Mệnh của Đoàn Kỳ Thụy: Ất Sửu / Kỷ Mão / Ất Hợi / Nhâm Ngọ với Ất Lộc tại Mão, Kỷ Lộc tại Ngọ, Nhâm Lộc tại Hợi, luân phiên đắc lộc nên vượng khí gắn kết nhau, mộc vượng thủy kiện, ngọ hỏa tiết tú nên cách cục thanh kỳ đứng trên vạn người. Bát tự sai nhau một giờ nhưng thổ nhưỡng khác nhau rất xa, sao giống được như mệnh của Đoàn, đáng sợ thay !






Ví dụ 12.3

Quý Mùi / Giáp Dần / Ất Hợi / Kỷ Mão

Quý sửu - Nhâm tý - Tân hợi - Canh tuất - Kỷ dậu - Mậu thân - Đinh mùi - Bính ngọ

Thư ghi đây là mệnh Lý Hồng Chương, Ất mộc xuân sinh Hợi Mão Mùi hội thành mộc cục, thời gặp quy lộc, không thấy Quan sát không hiện Thương Thực, Quan Lộc cách thành cách cho nên dần được cất nhắc trọng dụng thành mệnh quan Thanh triều (đại quan lạm quyền) thống lĩnh mọi sự từ quân sự, chính trị đến ngoại giao. Mão lộc tuy là quyền thế nhưng vẫn cần Hợi thủy hội cục sinh trợ, song nguyệt lệnh Kiếp tài hợp tiết Hợi thủy làm Hợi thủy không thể chuyên tâm sinh trợ Quan Lộc, đây chính là "tham hợp vong lộc" cũng đúng với vẻ ủy mị, rụt rè, yếu hèn bất lực không nghĩ đến quốc sự tiến thủ tự lập, được chăng hay chớ, chết rồi mà còn lưu tiếng nhơ khắp thiên hạ. Cho nên tứ trụ này Hỉ thần là thủy, Giáp Dần Kiếp tài là Bệnh, kim thành Dụng thần để xung phá Kiếp sinh thủy. Riêng chỉ kị Thương Quan Thực Thần tiết Lộc phá cách.

Hành vận Tân Hợi lưu niên Đinh Mùi, Hợi Mão Mùi làm vượng lộc cục, gia nhập Hàn lâm viện và từ đó về sau bắt đầu đi theo con đường làm quan. Sau khi vận đến đất Tây phương kim phá Kiếp sinh thủy liền nhẹ bước đường mây, liên tục đảm nhiệm trọng trách Tổng đốc Lưỡng Quảng, Tổng đốc vùng Trực Đãi (địa phận hành chính dưới thời Minh-Thanh gồm Bắc kinh, Thiên tân, hầu hết tỉnh Hà bắc, Hà nam và một phần tỉnh Sơn đông), Ngoại vụ đại thần (tương đương Bộ trưởng ngoại giao). Hành vận Bính ngọ, Thương Thực tiết Lộc phá cách, Lưu niên Tân Sửu kiến Sát tinh khắc thân nên bệnh mà mất, việc tử vong này cũng cùng một lý so với mệnh của Từ Hi.






Ví dụ 12.4

Kỷ Hợi / Mậu Thìn / Ất Hợi / Kỷ Mão

Đinh mão - Bính dần - Ất sửu - Giáp tý - Quý hợi


Ất mộc sinh tháng Thìn, Tài tinh nắm lệnh, Ấn Tỉ đều cường, Tài vô nguyên thần sinh trợ nên suy nhược, tựa hồ có thể nói chẳng phải là quý mệnh. Thực tế, tứ trụ này không cần đến Tài mà là thành cách Quan Lộc đại quý mệnh. Người này là một chuyên gia kinh tế học, trợ lý cho một vị lãnh đạo cấp cao của quốc gia. Dụng thần là Lộc thần ở chi giờ, kị thần là Tài tinh, hỉ thần là Ấn. Vận Ất sửu kị thần thông gốc nên gặp phải trợ ngại rất lớn. Vận Giáp tý Dụng thần đắc địa, vì thế được nâng đỡ trọng dụng một bước nhảy lên nắm giữ chức vụ cao.






Ví dụ 12.5

Kỷ Hợi / Đinh Mão / Ất Mùi / Kỷ Mão

Bính dần - Ất sửu - Giáp tý - Quý hợi

(sách in lộn thành Kỷ sửu thay vì Ất sửu)

Tứ trụ này trích từ Thiên Lý Mệnh Cảo là mệnh của luật sư nổi tiếng Thượng Hải, Ngô Kinh Hùng. Giờ phùng qui lộc lại có Hợi Mão Mùi hợp Lộc cục, dường như đã thành Quan Lộc cách. Song kiến Đinh hỏa nguyệt can thấu xuất tiết Lộc để sinh Tài. Ở đây không thể so với tứ trụ của Từ Hi thái hậu tuy cũng có Đinh hỏa Thực Thần thấu ra nhưng đóng ở Hợi hợp đi (tác giả chú: mệnh Từ Hi nguyệt can là Đinh hợi, Đinh tương hợp với Nhâm tàng trong hợi), bản trụ tọa bên dưới là Mão mộc sinh hỏa, Thực Thần vượng tướng không thể khử được tất nhiên phá mất Quan Lộc cách, chuyển thành luận Thực thần sinh Tài cách, cho nên mệnh này vô quan chức, dựa vào Thực Thần để sinh sống chỉ có thể là một luật sư nổi danh mà thôi.






Ví dụ 12.6

Đinh Sửu / Nhâm Tý / Nhâm Thân / Tân Hợi

Tân hợi - Canh tuất - Kỷ dậu - Mậu thân - Đinh mùi - Bính ngọ - Ất tị

Các ví dụ trước nhật chủ đều là can Ất mộc kiến Mão thành Quan Lộc, còn ở đây là tác giả tình cờ gặp được một tứ trụ của một vị lãnh đạo cấp cao đương nhiệm. Nhâm thủy sinh vào giữa đông, trụ giờ kiến lộc lại thấy hợi tý sửu hội thành lộc cục, bản thân đóng ở Thân kim sinh trợ hợi thủy và không gặp Quan sát/ Thương thực nên Quan Lộc cách thành cách. Chỉ không hỷ nguyệt lệnh Kiếp Nhận, Thân Tý bán hợp Nhận cục, gọi là "Tỉ Kiếp phân Lộc" hỗn cục thành bệnh. Cho nên tứ trụ này mừng gặp được hỏa thổ xung khắc Tý thủy khử Nhận nhằm làm thanh thuần Lộc cách, mà vận hành Nam phương còn có sự góp sức của Điều hậu; sớm vào vận Tây phương kim địa, Lộc Nhận đều được sinh tuy học vấn tinh thâm, làm quan nhưng chưa vinh hiển; khi vào vận Bính Ngọ, Ngọ hỏa xung Tý nhận và hợp Hợi Lộc gọi là khử trọc lưu thanh (gạn bỏ đi vẩn đục mà lưu lại trong lành tinh khiết) nên một bước lên mây mà được giao trọng quyền. Có thể thấy được Quan Lộc cách gặp Kiếp tài bại Tài đều làm hỗn tạp cách cục, được Đại vận hay Lưu niên khử đi thì thành tốt.






Ví dụ 12.7

Đinh Mùi / Kỷ Dậu / Tân Sửu / Tân Mão

Canh tuất - Tân hợi - Nhâm tý - Quý sửu

Đây là nữ mệnh, Tân sinh tháng dậu, Thiên Ấn phù Thân nên nhật chủ rất vượng, còn Tài Sát đều nhược, nếu dùng Thân vượng dụng Tài để luận thì Tài vô nguyên khí lại bị Không vong, cường Kim khắc nhất định là mệnh nghèo. Nhưng mà Tứ trụ này không chỉ giàu có mà chồng và chị ta đều mang danh chức, còn Quý sửu vận thì thu nhập rất lớn. Thực tế Tứ trụ này cũng là Quan Lộc cách, Lộc phân ra Can Lộc và Chi Lộc, tứ trụ này tuy chi giờ không gặp được Dậu nhưng can giờ Tân cũng là Lộc. Dụng thần là Tỉ kiên Ấn tinh, Tài Quan là kị thần cho nên vận Quý sửu đại cát.


Tóm lại: Sách ghi rằng "Nhật Lộc quy thời không thấy Quan tinh, tượng là thanh vân đắc lộ", chính là nói đến Quan Lộc cách. Quan Lộc cách gặp Quan sát, Thực thương đều phá cách, gặp Kiếp Nhận Tài tinh thành tổn cách; duy chỉ hỷ Ấn tinh sinh trợ, Tỉ kiên giúp đỡ; mừng nhất là được Lộc thần kết đảng thành thế. Lộc cách thành cách mới có thể nắm giữ uy quyền hiển hách; Lộc bị tổn hại thì xem xét xem có thành một cách cục đặc thù nào không; nếu vẫn không thành thì thẩm tra xem Lộc thần có bị hủy hoại hay không, nếu không bị hủy hoại thì xem Lộc như Tài, tuy không thành quý cách nhưng cũng có thể tiểu phú.

(Hết chương 12)

thiếu bá
15-06-13, 12:37
Ví dụ 12.1

Ất Mùi / Đinh Hợi / Ất Sửu / Kỷ Mão

Mậu Tý - Kỷ Sửu - Canh Dần - Tân Mão - Nhâm Thìn - Quý Tị - Giáp Ngọ

Đây là mệnh của Từ Hi thái hậu - Diệp Hách Na Lạp thị (Yehe NaLa). Giờ sinh chẳng phải giờ Hợi mà là giờ mão, giờ phùng qui lộc cùng với nguyệt lệnh, niên chi hợp thành Lộc cục, biến thành Quan Lộc cách. Cho nên tâm ý của bà hừng hực, ham muốn quyền lực rất mạnh, cuối cùng trở thành triều đại độc tài, hại nước hại dân.


Trời, em tưởng mệnh Võ hậu hoá ra lại là Từ hi.:4: Đọc lời bình của ông Đoàn nhiều chỗ khá khiên cưỡng, nhất là đoạn cuối. Cảm ơn anh.

canon
15-06-13, 13:07
Từ Hy nhà Thanh, Võ Tắc Thiên nhà Đường, cách nhau hơn 1000 năm

Từ Hy: ất mùi, đinh hợi, ất sửu, (bính tí) : nhâm trong hợi là chính ấn cách
Võ Hậu: ất dậu, mậu dần, canhtí, (đinh hợi) : giáp trong dần là thiên tài cách

lesoi
15-06-13, 15:02
Võ Hậu: ất dậu, mậu dần, canhtí, (đinh hợi)

Chào bạn Canon, nếu lấy ngày giờ sinh ở trên của Võ Tắc Thiên là sinh ngày 17/2/625, giờ Hợi ( DL)
Bạn lấy tài liệu ở đâu vậy?
Còn trang Wiki: lại nói sinh năm 624 là năm Giáp Thân.
http://vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%B5_T%E1%BA%AFc_Thi%C3%AAn

canon
15-06-13, 15:22
canon theo bài của bạn này


Nhân nói đến Từ Hi thái hậu thì lịch sử Tủng Của còn có 1 nhân vật thậm chí còn lẫy lừng hơn, mọi người thử ngó quá tứ trụ của bà Võ hậu Hoàng đế.

sinh giờ Hợi, ngày 17/2/625, tứ trụ: Ất Dậu / Mậu Dần / Canh Tý / Đinh Hợi

thì phải hỏi Thiếu Bá.

à, trang vi.wikipedia đó cũng ghi năm 625 mà!

Võ Tắc Thiên (Trung văn giản thể (http://vi.wikipedia.org/wiki/Trung_v%C4%83n_gi%E1%BA%A3n_th%E1%BB%83): 武则天; phồn thể (http://vi.wikipedia.org/wiki/Trung_v%C4%83n_ph%E1%BB%93n_th%E1%BB%83): 武則天; bính âm (http://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%ADnh_%C3%A2m): Wǔ Zétiān), Phát âm tiếng Trung: [ù tsɯ̯ʌ̌ tʰi̯ɛ́n]) (sinh ngày 17 tháng 2 (http://vi.wikipedia.org/wiki/17_th%C3%A1ng_2), 625 (http://vi.wikipedia.org/wiki/625) – mất ngày 16 tháng 12 (http://vi.wikipedia.org/wiki/16_th%C3%A1ng_12) năm 705 (http://vi.wikipedia.org/wiki/705))

lesoi
15-06-13, 15:32
Ở ngay tấm hình của bà thì ghi là 17/2/624, chịu! phải như có tư liệu của "Mệnh giám " nhỉ?

lesoi
15-06-13, 15:56
Nhìn 2 trụ, thì thấy sinh 17/2/625 giờ Hợi là có lý hơn.

Ất Dậu/Mậu Dần/Canh Tý/Đinh Hợi ( 17/2/625). Mệnh nữ:



Tài
Kiêu
Nhật nguyên
Quan


Ất Dậu
Mậu Dần
Canh Tý
Đinh Hợi


Tân
Giáp,Bính,Mậu
Quý
Nhâm,Giáp


Kiếp
T.Tài,Sát,Kiêu
Thương
Thực,T.Tài


Đế vượng
Tuyệt
Tử
Bệnh



ĐV: Kỷ Mão/Canh Thìn/Tân Tị/Nhâm Ngọ/Quý Mùi/Giáp Thân/Ất Dậu/Bính Tuất

Canh sinh tháng Dần, khí hàn lạnh vẫn còn, mệnh lộ Tài Quan Ấn, Canh tọa Tý, lại thêm Hợi ở trụ giờ, Hợi Tý Dần kẹp ( giáp) Sửu. Mệnh có ngũ hành tương đối hòa. Lấy Bính hỏa cung Dần làm dụng thần.
Các bạn nghĩ sao?

canon
16-06-13, 12:12
Mậu nên gọi là Thiên Ấn thì đúng hơn là gọi Kiêu, vì không có Thực lộ, mà gọi Kiêu thì không thấy rõ lộ Tài Quan Ấn quí cách. Giờ Hợi này được Tài sinh Quan cách, ất#mậu, đinh#canh, khắc mà khắc hữu tình, ai chọn cho bà này tứ trụ quá tốt!

thiếu bá
16-06-13, 12:40
Võ hậu Hoàng đế.

sinh giờ Hợi, ngày 17/2/625, tứ trụ: Ất Dậu / Mậu Dần / Canh Tý / Đinh Hợi

hành vận: kỷ mão - canh thìn - tân tị - nhâm ngọ - quý mùi - giáp thân - ất dậu - bính tuất

Không biết còn ai có quan điểm giờ khác trong ngày này không ạ ? Vì cũng như Từ Hi khả năng ngày sinh của Võ hậu có độ khả tín nhất định. Mọi người nêu ra để cùng bàn luận.

Tứ trụ này chọn giờ Hợi chắc lần đầu xuất hiện đấy ạ :emoticon-0158-time: