PDA

View Full Version : Nghiên cứu của GiacVien-Tử Bình Nhập Môn-Những Phần Căn Bản-1.THÔNG CĂN



GiacVien
15-06-13, 04:38
Kính Chào Diễn Đàn, các vị thân hữu, hảo thủ của Tử Bình
GIÁC VIỄN xin được mở chủ đề THÔNG CĂN là phần căn bản mà ta phải dùng để xác định HỘI, CỤC, 6HỢP, THIÊN CAN NGŨ HỢP, vv...
Trước là Giác Viễn nhờ tất cả quý vị cùng tham gia đóng góp chỉ bảo cho sở học của GV.
Sau là, một cách "trả bài" mà GV đã học được từ sách, Internet, Kim Tử Bình, cùng các vị hảo thủ như kimcuong, thiếu bá, Đăng, letung, menh ly vv...
Mong lắm thay, Kính.

Xin vào chủ đề THÔNG CĂN
ĐỊNH NGHĨA1: trong tứ trụ (4t), một thiên can được gọi là thông căn ( thông gốc, có gốc vv...) khi hành (h) của nó có trong trong địa chi (dc).

Ta có thông căn trụ năm, thông căn trụ tháng, thông căn trụ ngày, thông căn trụ giờ.
Xin kí hiệu thông căn là gn (xin dành tc = thiên can)
gn trụ tháng là thông căn nguyệt lệnh, xin được kí hiệu là gnNL
gn tại ngay trụ của nó (can) là thông căn CHÂN TRỤ, CHÍNH TRỤ, xin được kí hiệu là gnCT
TD:


n

t

y

g





QUÝ




SỬU

NGỌ

MÃO

HỢI



Quý thủy

Kỷ thổ

Ất mộc

Nhâm thủy



Tân kim

Đinh hỏa


Giáp mộc



Kỷ thổ







Với QUÝthuỷ ta có QUÝthuỷ gn trụ năm, gn trụ giờ, không gnNL, không gnCT

canon
15-06-13, 12:53
Bác không viết tắt thì dễ đọc hơn...

GiacVien
15-06-13, 14:52
(tt)
Với GIÁP TÍ, hỏi GIÁP có gntại TÍ không?
TBCTBC chương 6 ( Kim Tử Bình- lesoidịch, -khoảng giữa-), đã nói về thông căn như sau:

...Vì thế bất luận thập can hưu tù ở nguyệt lệnh, chỉ cần tứ trụ có căn, cũng thọ nổi tài quan thực thần hay đương đầu thương quan thất sát. Trường sanh lộc vượng thì căn trọng; mộ khố dư khí thì căn nhẹ vậy. Thiên can đắc (được) 1 Tỷ kiên không bằng được 1 chi mộ khố, như Giáp gặp Mùi, Bính gặp Tuất, đại loại như vậy. Ất gặp Tuất, Đinh gặp Sửu, chẳng luận vậy được, vì trong Tuất chẳng tàng mộc, trong Sửu không tàng hỏa. Được 2 Tỷ kiên không bằng được 1 chi dư khí, như Ất gặp Thìn, Đinh gặp Mùi, đại loại như vậy. Được 3 Tỷ kiên không bằng được 1 chi trường sanh lộc nhận, như Giáp gặp Hợi Tý Dần Mão, đại loại như vậy. ...

Ở đây, GV xin làm rõ “…chi trường sanh lộc nhận, như Giáp gặp Hợi Tý Dần Mão,..” như sau.
Vòng trườngsinh của một tc can trên dc gồm 12 giai đoạn:





Sinh





MộcD





Đới





Lâm





ĐVượng





Suy





Bệnh





Tử





Mộ





Tuyệt





Thai





Dưỡng

GiacVien
15-06-13, 14:58
(tt)
Ta ghi 1 từSinh đến Đế Vượng, và 0 cho các giai đoạn còn lại, và ta có bảng sau tạm gọi là bảng Trường sinh Lộc Vượng, và vắn tắt là TSLocV





Sinh





MộcD





Đới





Lâm





ĐVượng





Suy





Bệnh





Tử





Mộ





Tuyệt





Thai





Dưỡng







1





1





1





1





1





0





0





0





0





0





0





0




Vì Giápmộc được thủy của Tí sinh nhập, và Trường sanh của Giáp tại Tí là Mộc Dục nên Giáp đã gn tại Tí, từ đây GV xin được đề thêm định nghĩa2 cho gn.
ĐỊNH NGHĨA 2: Một tc được gọi là gn, khi hành của nó được sinh nhập từ hành trong can tàng của chi, và ăn TSLocV trên chi đó.
Trở lại câu hỏi
- Với GIÁP TÍ, hỏi GIÁP có gn tại TÍ không?
Xin được trả lời là có: vì Giápmộc được thủy của Quýthủysinh nhập (Quý là can tàng trong chi Tí),
và trường sinh của Giáp:





HỢI











SỬU





DẦN





MÃO





THÌN





TỴ





NGỌ





MÙI





THÂN





DẬU





TUẤT







Sinh





MộcD





Đới





Lâm





ĐVượng





Suy





Bệnh





Tử





Mộ





Tuyệt





Thai





Dưỡng







1





1





1





1





1





0





0





0





0





0





0





0




Vậy, Giáp đã ănTSLocV tại Tí
Giáp mộc được sinh nhập và ăn TSLocV nên Giáp gn tại TÍ

GiacVien
15-06-13, 15:00
(tt)
Một TD nữa để làm sáng tỏ ĐN2 này.Xét Bính Thìn
Bính Thìn không ăn ĐN1( không có hành hỏa của Bính trong Thìn), nhưng ăn ĐN2: vì Bínhhỏa đượcẤtmộctrong Thìn(Ất, Quý, Mậu) sinh nhập , hơnnữa Trường sinh của Bính tại Thìn là Đới(Bính sinhtại Dần, mộcD tại Mão, đới tại Thìn,…) nên ăn TSLocV.
Vậy Bính gn tại Thìn.
Mong được ý kiến của quý thân hữu của Tử Bình. Kính, GV.
Ta thường dùng ĐN1 để xác định gn, ĐN2 ít được biết tới, đôi khi quên vì hơi "dài" một chút là phải xác định sinh nhập hay không, rồi còn phải xét thêm TSLocV.

Chính GV đã sai sót khi xác định Nhâm Tuất gn tại Tuất hay không.
Chính vì chỉ thấy thuỷ (của Nhâm) không có trong Tuất(Tânkim, Đinhhoả, Mậuthổ) nên đã vội kết luận Nhâm không gn tại Tuất.
Khi xét Nhâm với ĐN2 thì Nhâm Thuỷ được sinh nhập bởi Tân kim và trường sanh của Nhâm tại Tuất là Đới(Nhâm sinh tại Thân, mộcD tại Dậu, Đới tại Tuất...), nên Nhâm gn tại Tuất và GV phải xin lỗi và viết phần sửa chữa sai sót này (xin xem chủ đề: Thập can hợp và hoá của bác thiếu bá)

GiacVien
15-06-13, 19:45
@canon
Bác không viết tắt thì dễ đọc hơn...
Thực sự tôi cũng muốn viết đầy đủ
Nhưng vì tôi làm việc trong excel, nên một câu, một ý dài vv ...
cho một "cell" sẽ rất khó hiển thị đầy đủ, nên thường viết tắt những gì thông dụng, hay dùng.
Canon chắc mới đọc Tử Bình, nên chưa biết những khó khăn khi post bài như gõ chỉ một ngón,
và bài post bị giới hạn chữ, nên mong canon hiểu cho.
Nhân tiện tôi viết ra một số chữ vắn tắt, để khi canon và các bạn khác cần dùng.
gn =thông can; gnNL=thông căn nguyệt Lệnh; gnCT=thông căn chi trụ=gn chân trụ
tc=thiên can; dc=địa chi; BK=Bản Khí = can Bản Khí; TK= can Trung Khí; DK= can Dư Khí.
n=năm; t=tháng; y=ngày; g=giờ; 4t=tứ trụ; 5hợp= ngũ hợp; 6hợp= lục hợp; vv...

canon
16-06-13, 12:01
Giáp Tí : quí tàng trong Tí là quí trường sinh, chứ Giáp thì gặp Tí là mộc dục bại địa, thành thử chỉ nói là Giáp suy nhưng nhờ Ấn nên thân vượng trở lại!

Bính Thìn: trong Thìn có Ất chính ấn của Bính, Ất ở Thìn là quan đái, cả Bính và Ất đều quan đái, suy ra là quá vượng! Mậu trong Thìn là để tiết tú Bính, lại hợp khứ Quí ám thành Hỏa, lại suy ra là quá quá vượng!

Nhâm Tuất: trong Tuất có Tân kim chính ấn cũng là quan đái của Tuất, suy ra là Nhâm thông căn nhờ chính ấn, nhưng căn này không trọng mà nhẹ.

Thông căn ngon lành nhất là thấy đúng chính can trong địa chi ở nguyệt lệnh, mấy cái điều kiện sau cũng gọi là "thông" nhưng không tốt bằng, vì là còn phải sợ các tương tác ngũ hành khác, như hình, xung, khắc, hại...

thiếu bá
16-06-13, 12:51
Thông căn ngon lành nhất là thấy đúng chính can trong địa chi ở nguyệt lệnh, mấy cái điều kiện sau cũng gọi là "thông" nhưng không tốt bằng, vì là còn phải sợ các tương tác ngũ hành khác, như hình, xung, khắc, hại...

Triển khai phân tích dựa vào Vòng trường sinh của bác GV thì chính là ứng với vị trí Trường Sinh, Lâm Quan, Đế vượng. Ngoài ra còn 1 vị trí nữa trong vòng TS là Mộ bác GV nên lưu ý...

GiacVien
16-06-13, 23:53
@canon, thiếu bá
Cám ơn canon những lời bình của người đã có quá trình nghiên cứu TB sâu sắc , xin lỗi về ngộ nhận.
Tôi từ Tử Vi qua, nên về TB còn phải học hỏi nhiều.
Thấy phần thông căn, ít sách nói tới rõ ràng; thêm nữa được TBCTBC gợi ý tuy không nhiều, và nhấn mạnh về "ăn TSLocV";
nên mạo muội "múa gậy nơi rừng rậm", mong được các hảo thủ như canon, thiếu bá chỉ điểm thêm. Cám ơn.

GiacVien
17-06-13, 02:21
Dựa vào ý của canon:

...Thông căn ngon lành nhất là thấy đúng chính can trong địa chi ở nguyệt lệnh, mấy cái điều kiện sau cũng gọi là "thông" nhưng không tốt bằng, vì là còn phải sợ các tương tác ngũ hành khác, như hình, xung, khắc, hại...

Và GV đã ấp ủ làm rõ gn "ngon lành" ... đã lâu nay mạo muội đưa vào một khái niệm mới là hệ số thông căn.

Cũng trên cơ sở từ TBCTBC CHƯƠNG 6:

....Vì thế bất luận thập can hưu tù ở nguyệt lệnh, chỉ cần tứ trụ có căn, cũng thọ nổi tài quan thực thần hay đương đầu thương quan thất sát. Trường sanh lộc vượng thì căn trọng; mộ khố dư khí thì căn nhẹ vậy. Thiên can đắc (được) 1 Tỷ kiên không bằng được 1 chi mộ khố, như Giáp gặp Mùi, Bính gặp Tuất, đại loại như vậy. Ất gặp Tuất, Đinh gặp Sửu, chẳng luận vậy được, vì trong Tuất chẳng tàng mộc, trong Sửu không tàng hỏa. Được 2 Tỷ kiên không bằng được 1 chi dư khí, như Ất gặp Thìn, Đinh gặp Mùi, đại loại như vậy. Được 3 Tỷ kiên không bằng được 1 chi trường sanh lộc nhận, như Giáp gặp Hợi Tý Dần Mão, đại loại như vậy. Âm trường sanh chẳng luận vậy được, như Ất gặp Ngọ, Đinh gặp Dậu, đại loại như vậy, như xét rõ căn thì Tỷ được 1 dư khí. Tỷ kiếp như bạn bè giúp đỡ, thông căn như vợ chồng ở với nhau vậy; can nhiều không bằng căn trọng, lý cố nhiên là vậy. ....

Tóm lại là:
Thiên can đắc (được) 1 Tỷ kiên không bằng được 1 chi mộ khố,
Được 2 Tỷ kiên không bằng được 1 chi dư khí,

Được 3 Tỷ kiên không bằng được 1 chi trường sanh lộc nhận

2. HỆ SỐ THÔNG CĂN

Sau đây là QUY TẮC cho hệ số thông căn
Được 3 Tỷ kiên không bằng được 1 chi trường sanh lộc nhận, → khi thiên can thông căn tại Bản Khí của chi, thì hệ số thông căn là 3.3
Được 2 Tỷ kiên không bằng được 1 chi dư khí, →Khi thiên can thiên căn tại Dư Khí của chi, thì hệ số thông căn là 2.2
Được 1 Tỷ kiên không bằng được 1 chi mộ khố, →Khi thiên can thông căn tại Trung Khí của chi, thì hệ số thông căn là 1.1
Quy tắc này áp dụng cho cả 2 định nghĩa ĐN1, ĐN2 về thông căn.
Đối với ĐN1 nếu BK ăn thêm TSLocV thì hệ số trên được nhân đôi( chỉ áp dụng riêng cho BK mà thôi, Không áp dụng cho TK DK dù ăn TSLocV).

Tóm lại:
ĐN1= (ty-h) thì hệ số thông căn tương ứng với BK, DK, TK là 3.3, 2.2, 1.1
ĐN2 =(sinh-n)+TSLocV, thì hệ số thông căn tương ứng với BK, DK, TK là 3.3, 2.2,1.1
Riêng trường hợp sau: Đối với Bản Khí
ĐN1 + TSLocV = (ty-h)+TSLocV,
thì hệ số thông căn tương ứng với BK là 6.6(=2x3.3)

(CHÚ THÍCH: quy ước về cách viết mộc-môc, mộc-thuỷ, mộc-kim...
tương tác ngũ hành là của hành đứng trước với hành đứng sau, như
- 2 hành giống nhau, thì sinh khắc của hai hành này là tỵ hoà, kí hiệu ty-h.
- khi hành đứng trước được sinh nhập bởi hành đứng sau thì kí hiệu là sinh-n.
- khi hành đứng trước bị khắc nhập bởi hành đứng sau thì kí hiệu là khac-n
như mộc-mộc là ty-h, như mộc-thuỷ là sinh-n, như mộc-kim là khac-n, vv...)
(còn nữa, với các ví dụ cụ thể về hệ số thông căn)

thiếu bá
17-06-13, 12:47
Xin lỗi bác GV cho phép thiếu bá góp ý thẳng thắn: học môn này nếu bác cố quy ra hệ số (định lượng) thì sau sẽ có cái nhìn lệch lạc và tới một thời gian nhất định sẽ rơi vào trạng thái "Không vong" rất khó thoát ra. Nếu bác đã thông thạo tử vi hay phong thuỷ... thì rồi đều phải đến giai đoạn "dùng tâm mà định, mà cảm nhận" - Vạn pháp quy tâm.

GiacVien
17-06-13, 15:35
Kính thưa quý vị và các bạn
GV xin được tiếp tục phần hệ số thông căn qua các TD sau đây:

Xin kí hiệu hệ số thông căn = hsgn
Trước tiên theo TBCTBC chương 6:

Thiêncan đắc (được) 1 Tỷ kiên không bằng được 1 chi mộ khố, như Giáp gặp Mùi, Bínhgặp Tuất, đại loại như vậy.
GIÁPmộc gặp MÙI(Kỷ Ấtmộc Đinh), ty-h tại TK→ hsgn (GIÁP/MÙI)là = 1.1
BÍNHhỏa gặp TUẤT(Mậu Đinhhỏa Tân), ty-h tại TK→ hsgn (BÍNH/TUẤT)là = 1.1
Không có sinh-n

Cũng TBCTBC, chương 6, Xét tiếp:

Được2 Tỷ kiên không bằng được 1 chi dư khí, như Ất gặp Thìn, Đinh gặpMùi,
Xét ẤT gặp THÌN
ẤTmộc gặp THÌN(Mậu Quýthủy Ấtmộc), ty-h tại DK→ hsgn (DK) là = 2.2
Hơn nữa, có sinh-n
ẤTmộc đượcsinh-n bởiTK QUÝthủy,
và tràng sinh của ẤT tại THÌN là Đới (Ấtsinh tại NGỌ, MỘcD tại TỴ,Đới tại THÌN…). Vậy ẤT ănTSLocV tại THÌN, QUÝ(TK) → hsgn (TK) là = 1.1
Tổng kết ẤTmộc gn tại (DK và TK) → hsgn(ẤT/THÌN)= 2.2+1.1=3.3

Xét ĐINH gặp MÙI
ĐINHhỏa, MÙI(Kỷ Ấtmộc Đinhhỏa), ty-h tạiDK, vậy hsgn (DK) =2.2
Có sinh-n(mộc sinh hỏa), ĐINH tràng sinh tại MÙI là Đới,vậy hsgn(TK) = 1.1
Tổng kết hsgn(ĐINH/MÙI) = 2.2+1.1= 3.3

Quý vị có thể thực tập với TBCTBC chương 6:


Được3 Tỷ kiên không bằng được 1 chi trường sanh lộc nhận, như Giáp gặp Hợi Tý DầnMão

Với đáp số:
hsgn(GIÁP/HỢI) = 4.4 (BK sinh-n +TSLocV, TK ty-h)
hsgn(GIÁP/TÍ) = 3.3 ((BK sinh-n+TSLocV)
hsgn(GIÁP/DẦN) = 6.6 (BK ty-h +TSLocV)
hsgn(GIÁP/MÃOI) = 6.6 (BK ty-h +TSLocV)

Thưa Quý vị cùng các bạn
Có hsgn trong tay, ta có một cái nhìn “rõ ràng hơn”về độ lớn,kích thước về gn tại cung phúc tổ tiên, cha mẹ anh em, chính ta, và cuối cùnglà con cái. (có thể suy ra “sức lực” thời thơ ấu, thiếu niên, trung niên, và lúc vềgià?)

Ngày xưa, tiền nhân của chúng ta dùng bộ óc của mình để nhớ “trămthứ chuyện - dữ liệu” của tứ trụ, và bộ óc “tốt”(năng khiếu), giúp phân tích, tổnghợp các dữ liệu tồi đưa ra các lời dự đoán, giải đoán.

Ngày nay chúng ta nhờ sự tiến triển của khoa học, ta có nhiềudụng cụ giúp ta nhớ, vận hành để ta thấy đầy đủ hơn, rõ hơn về các tương tác, kếthợp, phối hợp trong lý số, và có thể giúp ta thấy nhanh hơn về các kết quả cholời giải đoán dự đoán.

Dù thế nào cũng không hơn nổi “bộ chỉ huy” là chính ta.

Quý vị và các bạn, sẽ không mất thì giờ cho phần thông căn,và hệ số thông căn này. GV sẽ trình đến cho quý vị, và các bạn một bảng về hsgncho 10 can trên 12 chi (GV làm trong excel để có bảng này). Khi dùng, bạn chỉ lấyra như, bảng tràng sinh hay bảng can tàng trong chi, vv…

Và từ bảng đó giúp các bạn nhanh hơn khi xác định HỘI, CỤCbán HỘI, bán CỤC 6HỢP, 5HỢP.
Có các phầnnày, bạn mới tính thập thần, nhật chủ vượng suy cường nhược, rồi định cách cục vàtìm dụng thần, rồi an các thần sát, vv…
(còn nữa)

shanghai
17-06-13, 22:56
Kính thưa bác Giác Viên! Về chuyện dùng toán học, hệ số để tính điểm ( hay Độ) cho tứ trụ thì Thầy TVHoa có nói trong sách rồi.
Hay như bác VuLong cũng có dựa theo đó mà sáng tạo ra phương pháp tính điểm hạn cho tứ trụ... Lâu nay ko thấy phát triển thêm nữa chắc do quá phức tạp.. :4: khó hoàn thiện...
Cháu không có ý phê phán phương pháp của bác nhưng theo thiển ý cháu, dùng chỉ Số và công thức xác định như vậy e rằng có phần máy móc, rườm rà khiến cho Tứ trụ trở nên phức tạp :emoticon-0158-time:
Thưc tế không cần như vậy, bằng kiến thức từ các sách trên diễn đàn như TBCT hay Trích thiên tuỷ... cộng thêm với trau dồi học hỏi kinh nghiệm thực tế vẫn có thể xác định đúng cách cục, dụng thần. Áp dụng thêm Toán vào e hơi khiên cưỡng...

GiacVien
18-06-13, 03:17
bảng hệsố thông căn











sửu


dần


mão


thìn


tỵ


ngọ


mùi


thân


dậu


tuất


hợi




giáp


3.3


2.2


6.6


6.6


2.2


0


0


1.1


0


0


0


4.4




ất


0


0


6.6


6.6


3.3


0


0


1.1


0


0


0


1.1

GiacVien
18-06-13, 04:14
(bảng hệsố thông căn, tt)









Sửu


Dần


Mão


Thin


Tỵ


Ngọ


Mùi


Than


Dậu


Tuất


Hợi




Bính


0


0


4.4


3.3


2.2


6.6


6.6


2.2


0


0


1.1


0




Đinh


0


0


1.1


0


0


6.6


6.6


3.3


0


0


1.1


0

GiacVien
18-06-13, 04:17
(bảng hệsố thông căn, tt)








Sửu


Dần


Mão


Thin


Tỵ


Ngọ


Mùi


Than


Dậu


Tuất


Hợi




Mậu


0


3.3


3.3


0


6.6


5.5


4.4


3.3


2.2


0


3.3


0




Kỷ


0


3.3


2.2


0


3.3


5.5


4.4


8.8


2.2


0


3.3


0

GiacVien
18-06-13, 04:20
(bảng hệsố thông căn, tt)








Sửu


Dần


Mão


Thin


Tỵ


Ngọ


Mùi


Than


Dậu


Tuất


Hợi




canh


0


1.1


0


0


0


3.3


1.1


3.3


8.8


6.6


2.2


0




tân


0


1.1


0


0


0


1.1


0


0


8.8


6.6


5.5


0

GiacVien
18-06-13, 04:23
(bảng hệ số thông căn,tt)








Sửu


Dần


Mão


Thin


Tỵ


Ngọ


Mùi


Than


Dậu


Tuất


Hợi




nhâm


6.6


2.2


0


0


1.1


0


0


0


4.4


3.3


2.2


6.6




quý


6.6


3.3


0


0


1.1


0


0


0


1.1


0


0


6.6

GiacVien
18-06-13, 04:35
Thưa quý vị và các bạn, Đưa bảng HỆ SỐ THÔNG CĂN vào, vì quá 10.000 chữ, GV không post được nguyên bản,
đành đưa làm 5 lần, không biết có sai sót gì không
Phần trình bày chưa được vừaý, chỉ mong, các con số không sai vì copy và past
phải loay hoay hàng giờ mới post xong, thôi đành tạm nhận những gì làm được khi post bài.
Mong quý vị và các bạn thông cảm.

Thưa quý vị và các bạn,

Tìm hsgn(BÍNH/THÌN)
Từ (BÍNH ngang, THÌN dọc) ta có 2.2
hsgn(BÍNH/THÌN) = 2.2

cũng vậy hsgn(NHÂM/TUẤT) = 2.2
hsgn(CANH/NGỌ) =1.1
vv…

Với bảng này, giúp ta nhanh hơn, khi xác định HỘI, CỤC,vv…
(nếu không thích các con số,
ta có thể thay thế các số>0 bằng“thông căn”
và số 0= không thông căn)

Hy vọng với các con số về hsgn, mà GV đã đề nghị, sẽ giúp chúng ta thấy được độ lớn, kích thước của “lực thông căn” trong quá trình phân tích ,luận giải.

Bảng này chỉ là 1 công cụ (như nhiềucông cụ khác) để dùng trong quá trình luận giải TB.
Hy vọng không làm cho quá trình luận giải phức tạp thêm.

Tuy nhiên, cũng chỉ là mò mẫm tìm con đường“đi” trong “rừng già” TB mà thôi;
hy vọng “ …không lạc lối về…”
…luận giải, …giải đoán.

Mong được nghe ý kiến của các hảo thủ,thân hữu của TB, để sửa sai cho các thiếu sót.
Kính, GV.

VũTham
18-06-13, 10:22
Gửi bác GiacVien mên!
Xin hỏi bác, cơ sở nào lại có những hệ số trên! Những số liệu trên không có chứng minh, không cơ sở vì thế áp dụng liệu có chính xác!????

thachmoc
18-06-13, 11:59
Bác GiacVien thân mến.

Thachmoc không phản đối gì phương pháp của bác cả, bởi lẽ việc “định lượng” các “phe phái” ngũ hành là điều tất yếu mà tất cả những người đang tìm hiểu Tử Bình sẽ đều phải thực hiện khi xét đoán. Chỉ có khác là có người dùng phương pháp định lượng từ cân, đo, đong, đếm (ra con số, phần trăm… cách này thuận lợi do có sự trợ giúp của máy tính), có người cảm ngộ bằng kinh nghiệm, tiếp thu được kiến thức tiền nhân mà suy xét được sự mạnh yếu cả 5 loại khí ngũ hành “chảy” trong bát tự, và không ngoại trừ có người sử dụng các cách thức siêu hình khác.

Điều cần phải nói ở đây là bác đang cố gắng cụ thể hóa lực ngũ hành của thiên can khi có/không thông căn với địa chi (có/không tàng thiên can đó là bản khí hay dư khí) bởi thang đo Sinh Vương Tử Tuyệt (SVTT). Thachmoc hiểu là như vậy và ghi nhận những sự tìm tòi, nghiên cứu và chia sẻ của bác khi đưa ra cùng bàn luận ở đây (đặc biệt khi sự chăm chú nghiên cứu còn quên ngủ của bác). Trên tinh thần học hỏi, Thachmoc xin được góp vài ý thiển cận như thế này:

- Đầu tiên, cần thiết phải góp ý bác GiacVien đã sử dụng lượng chữ viết tắt quá nhiều và không thông dụng. Thật sự khó khăn khi theo dõi những bài bác viết (kể cả các bài trước đây), cứ phải đọc qua đọc lại những chữ viết tắt rất nhiều lần, làm giảm mạch suy nghĩ, gây nản cho quá trình theo dõi. Và theo đà này chắc có lẽ lượng chữ viết tắt của bác ngày một nhiều lên, khi đó bác phải lập riêng một cái bảng chữ viết tắt phổ biến cho mọi người mất thôi.

- Tiếp theo đi vào vấn đề, xác định “hệ số thông căn” của thiên can dựa vào SVTT qua đó xác định lực của ngũ hành thì chưa toàn diện, điều này thể hiện ở chỗ:
1) Chỉ xét can chi thành mỗi cặp riêng lẻ chưa tính toán đến “ngoại lực” tác dụng vào địa chi đó. Ngoại lực ở đây là hình, xung, hội, hợp, ám xung, ám hợp… Ta biết khi hai địa chi đứng cạnh nhau trong bát tự có thể ảnh hưởng với nhau nhất định. Ví dụ như xung Thân Dần chẳng hạn, Canh trong thân sẽ khắc Giáp trong Dần, xảy ra điều này thì cả Canh và Giáp đều có sự tổn hao, nhưng sự tổn hao đó là bao nhiêu thì không định lượng được, nói chi đến Canh hay Giáp là gốc của thiên can ở một trụ nào đó. Có thể thấy điều tương tự với hội (3 chi), bán hội (2chi) , hợp (2 chi) và có thể kể đến hóa khí nữa. Trên Thiên can cũng vậy, nó không thể đứng một mình mà có sự liên hệ với các thiên can khác.

2) Trong bát tự còn khác nhau ở sự sinh, trợ, khắc giữa gần và xa. Thường thấy khi xét vượng nhược của nhật chủ, có Tỉ Kiếp trợ thân, có Ấn sinh phù, nhưng lực sinh trợ ở địa chi lớn hơn thiên can, bản khí lớn hơn dư khí, gần nhật chủ lớn hơn xa. Như vậy một thiên can thấy có gốc ở xa mà cho điểm đồng nhất như ở gần là không ổn.

3) Cho điểm tính toán “hệ số thông căn” theo thang đo SVTT còn một điểm nữa xin lưu ý là địa chi đó có phạm Không Vong hay không? Ngũ hành có âm có dương (chính và thiên) phân biệt rõ ràng đây cũng là một điểm cần tính toán.

- Cuối cùng, xem xét sự thấu lộ, có căn, có gốc còn biểu đạt nhiều tính chất khác của tứ trụ không chỉ để xét sự mạnh yếu của lực lượng ngũ hành. Hệ số thông căn của bác chắc cần kiểm nghiệm thêm thực tế. Nếu ổn bác sẽ hình thành được hệ thống lập luận của chính mình.

chung
18-06-13, 20:21
Chào bác Giác Viên,

Cháu vẫn tiếp tục theo dõi bài viết của Bác. Tuy khá khó nhớ cách viết tắt nhưng vẫn chờ những điểm mới mà Bác sắp sửa mang tới cho mọi người. Cám ơn Bác.

trgiang
18-06-13, 21:16
Bạn GV thân mến cho mình hỏi nguồn gốc và cơ sở thực nghiệm của những hệ số này?

canon
19-06-13, 14:42
trgiang> nghe mọi người đều nói bác GiacVien rất lớn tuổi rồi đấy, không gọi là "bạn" được. Bác GiacVien từ đầu bài đã nói là chính bác suy nghẫm ra những con số này, gọi là đại diện cho lực thông căn mạnh yếu, nên không có nguồn gốc ở đâu cả. Còn cơ sở thực nghiệm thì đang chờ đây.

bác GiacVien> các con số của bác đưa ra tính ra là tạo được ấn tượng cụ thể về căn gốc của 1 thiên can, tỉ như Giáp gặp Mão bác cho là được điểm 6.6, hay là Kỷ gặp Mùi được tới 8.8. Như nói vậy thì cũng có lý. Cháu rất hoan nghênh, diễn đàn kimtubinh cũng có đưa ra bảng tính điểm ngũ hành mà.

Nhưng cháu suy nghĩ thì chắc là bác phải còn tính chuyện phản khắc, phản công của địa chi lên thiên can nữa, chứ không dừng lại đây mà cho là thông căn là tuyệt đối.

Nếu cho là ổn thỏa rồi thì kể như mới là 1, 2 trụ mà thôi, vì như Giáp gặp Mão là phải tính 2 trụ, Kỉ gặp Mùi là tính 1 trụ. Nhưng mà lỡ Giáp còn gặp thêm Thân thì bị 0.0 điểm, tức là luận làm sao đây? 6.6. + 0.0 = 6.6. hay là Mão và Thân không có tí gì ảnh hưởng nhau? lỡ mà trên Thân có Canh thì Canh Thân được 8.8., tính làm sao đây? trừ đi còn 2.2.? Chắc là bác còn giải quyết vụ này thế nào , chỉ là chưa đưa lên thôi.

Tử Bình không dừng lại ở thông căn mà thôi mà còn vô số là chuyện khác, nhất là nguyệt lệnh hay không? Giáp sinh ở tháng Mão thì trọng hơn là Giáp sinh năm Mão, mà 2 điều kiện này khác hẳn nhau.

Rồi còn xung, Mão mà gặp Dậu xung thì là Ất bị Tân xung, vậy thì thông căn của Giáp tại Mão 6.6 chắc là phải trừ mất đi hết?

Mão mà hợp với Hợi, trong Hợi có luôn thêm Giáp (bác ghi là Giáp+Hợi 4.4) thành thử Giáp cộng lại được hơn 10, rất là tốt, tuy nhiên, mộc "nặng kí" như vậy có ích lợi gì cho các ngũ hành khác?

Tử Bình hay ở chỗ là cùng lúc phân nặng nhẹ ở chất lượng xong là biết lực yếu, lực mạnh của tứ trụ liền, chứ không tính ở điểm số.

Cháu giả dụ cháu đi thi được 9 điểm là do giám khảo này chấm, còn giám khảo khác chấm có lẽ chỉ có 6 điểm thôi. Hoàn toàn là do chất lượng ngoại cảnh cả...

GiacVien
20-06-13, 09:29
Kính chào quý vị và các bạn,
Tôi rất cảm kích khi được các bạn đã tham gia góp ý, từ những góp ý này, tôi lại phải “nặn óc” để giải quyết.
Tôi xin lỗi vì đã viết tắt quá nhiều.Tôi sẽ cố gắng giảm thiểu việc viết tắt.
Theo cá nhân tôi, sau khi lập được tứ trụ gồm 2 hàng và 4 cột, thì phần phần tiếp theo là phải xác định thông căn, có thông căn ta mới xác định được Hội, bán hội, Cục, bán cục, rồi lục hợp, cuối cùng dùng thông căn để xác định thiên can ngũ hợp. vv…
Do những góp ý của các bạn, tôi rất cám ơn, và từ đó tôi phải chỉnh sửa một số phần đã đăng lên.

Tôi xin đi vào phần chỉnh sửa:
Với các tương tác sinh khắc của cặp ngũ hành, ta nên kí hiệu mộc-mộc, kim-thủy, thổ-hỏa vv…
Thì hành đứng trước làm chuẩn trong các tương tác sinh khắc với hành sau
Với mộc-mộc là 2 hành giống nhau, ta gọi là tỵ hòa, và kí hiệu ty-h
Với kim-thủy thì ta có kim sinh xuất cho thủy,
hành trước sinh xuất cho hành sau, ta kí hiệu sinh-x
Cũng vậy
thổ-hỏa là sinh-n
kim-kim là ty-h
hỏa-kim là khac-x
kim-hỏa là khac-n, vv…

Phần TSLocV (=Trường sanh lộc vượng),tôi xin lỗi về cách diễn đạt không chuẩn.
Nay, xin nói lại cho rõ ràng hơn
Vòng trường sanh của một can gồm 12 giai đoạn cho 12 chi:
Trường sinh, mộc dục, quan đới , lâm quan, đế vượng, suy, bệnh,tử, mộ ,tuyệt, thai, dưỡng.
Khi Vòng trường sanh rơi vào chi các chữ: Trường sinh, mộcdục, quan đới , lâm quan, đế vượng là ăn TSLocVtại chi đó.
Khi Vòng trường sanh rơi vào chi các chữ: suy, bệnh, tử, mộ,tuyệt, thai, dưỡng; là không ăn TSLocV

GiacVien
20-06-13, 09:41
TD: vòng trường sanh của GIÁP




Hợi





Sửu


Dần


Mão




sinh


mộcD


đới


lâm


vượng




1


1


1


1


1

GiacVien
20-06-13, 09:50
Thìn


Tỵ


Ngọ


Mùi


Thân


Dậu


Tuất




Suy


Bệnh


Tử


Mộ


Tuyệt


Thai


Dưỡng




0


0


0


0


0


0


0

GiacVien
20-06-13, 09:51
Ta ghi 1 dưới các chữ Trường sinh, mộc dục, quan đới , lâmquan, đế vượng
Ta ghi 0 cho các chữ còn lại: suy, bệnh, tử, mộ ,tuyệt, thai,dưỡng
Những trụ nào có 1 là ăn TSLocV, có 0 là không ănTSLocV
Như vậy, GIÁP ăn TSLocV tại HỢI, GIÁP ăn TSLocV tại TÍ, GIÁPăn TSLocV tại SỬU, vv…
Và GIÁP không ăn TSLocV tại THÌN, GIÁP không ăn TSLocV tại TỴ,GIÁP không ăn TSLocV tại NGỌ, vv…

GiacVien
20-06-13, 09:59
PHẦN THÔNG CĂN
Như định nghĩa như cũ, nay viết lại rõ hơn:
Một thiên can được gọi là thông căn tại một chi nào đó khi:
ĐN 1: khi hành của thiên can ty-h vớimột hành của can tàng trong chi đó.
ĐN 2: hoặc được sinh-n và ăn TSLocV tại chi đó.

TD1: GIÁP/DẦN
GIÁPmộc / DẦN (Giápmộc, Bínhhỏa Mậuthổ)
mộc-mộc, ty-h →GIÁP thông căn tạiDẦN

TD2: GIÁP/TÍ
GIÁPmộc / TÍ (Qúythủy)
mộc-thủy, sinh-n,
theo vòng trường sanh của GIÁP đã nêu ở trên,
Trường sanh của GIÁP tại TÍ là mộcD, GIÁP ăn TSLocV tạiTÍ,
GIÁPmộc được sinh-n tại TÍ, vàăn TSLocV tại TÍ. → GIÁP thông căn tạiTÍ

Khi xét thông căn, ta xét (ty-h) trước, không có (ty-h) ta mớixét (sinh-n + TSLocV)
TD3: xét Quý Dậu và Nhâm Tuất
Cả Quýthủy lẫn Nhâmthủy, không có thủy trong Dậu và Tuất đểcó ty-h
Xét sinh-n,
(Qúy)thủysinh-n bởi kim(Tân trongDậu), nhưng Tràng sinh của Quý tại Dậu là bệnh, không ăn TSLocV
Vậy, Quý không thông căn tại Dậu
(Nhâm)thủysinh-n bởi kim(Tân trongTuất(Tân,Đinh,Mậu)),Tràng sinh của Nhâm tại Tuất là Đới, ăn TSLocV
Vậy, Nhâm thông căn tại Tuất.

Lược sơ qua, có vẻ như Quý Dậu ăn vì Dậukim sinh nhập cho thủy(Quý),còn Tuấtthổ làm sao sinh nhập cho thủy(Nhâm),…
Vậy mà Qúy không thông căn tại Dậu; và nhâm lại thông căn tạiTuất.

GiacVien
20-06-13, 10:08
xin lỗi, GV phải xem lại

GiacVien
20-06-13, 10:11
xin lỗi, GV phải xem lại

GiacVien
22-06-13, 05:09
(tt)
Nhắc lại lập luận của TBCTBC, Chương 6:
Được 3 Tỷ kiên không bằng được 1 chi trường sanh lộc nhận
Tại sao “Được 3 Tỷ kiên không bằng được 1chi trường sanh lộc nhận”?
Xin được tạm lý giải như sau:

GiacVien
22-06-13, 05:13
GV sẽ đăng lại, khi hoàn tất phần điều chỉnh xóa bỏ các sai sót.

GiacVien
22-06-13, 05:16
cáo lỗi, GV sẽ đăng bài trở lại trở lại

GiacVien
23-06-13, 21:24
Kính chào các bạn, xin lỗi vì đăng bài trễ
Xét “Được 3 Tỷ kiên không bằng được1 chi trường sanh lộc nhận”
Xét trường hợp: nhật can là GIÁP
Làm sao để so sánh “3 tỷ kiên” với “1 chi trường sanh lộc nhận” ?
Nghĩa là lấy tiêu chuẩn nào để so sánh “3 tỷ kiên” với “1 chi trường sanh lộc nhận”
“3 tỷ kiên” của nhật can GIÁP là: GIÁP, GIÁP, GIÁP

Theo bản dịch TBCTBC trên internet, với câu văn sau :

…Được 3 Tỷ kiên không bằng được 1 chi trường sanh lộc nhận, như Giáp gặp Hợi Tý Dần Mão, đại loại như vậy….

thì chi trường sanh lộc nhận của can GIÁP:
là chi ăn TSLocVvà không là chi mộ đó là các chi HỢI, TÍ, DẦN,MÃO.

Vậy tiêu chuẩn nào để :
3 GIÁP không bằng 1 HỢI, ( hoặc 1 TÍ, hoặc 1 DẦN, hoặc1 MÃO)
Xin thưa thông căn là tiêu chuẩn để so sánh
Ta xét thêm 3 “anh chàng” GIÁP, GIÁP, GIÁP này có thông căn không.
Vì can ngày nhật chủ là GIÁP, thì để can giờ là GIÁP thì chi giờ buộc phải là TÍ (ngũ thử độn, không cần biết chi ngày là chi gì)







GIÁP





GIÁP















Còn lại 2 GIÁP cho can năm, can tháng.
Vì can năm là GIÁP, thì để can tháng là GIÁP thì chi tháng buộc phải là TUẤT (ngũ hổ độn, không cần biết chi năm là chi gì)
Tới đây thì có thể kết luận
ở trụ giờ GIÁP thôngcăn TÍ
ở trụ tháng GIÁP không thông căn TUẤT





GIÁP





GIÁP





GIÁP





GIÁP








TUẤT












Còn lại trụ năm GIÁP với 6 trường hợp của chi dương (vì nhật can GIÁP dương) là các chi:
TÍ, DẦN, THÌN, NGỌ, THÂN, TUẤT
Và phần thông căn như sau ở trụ năm:
GIÁP thông căn TÍ
GIÁP thông căn DẦN
GIÁP thông căn THÌN
GIÁP không thông căn NGỌ
GIÁP không thông căn THÂN
và GIÁP không thông căn TUẤT





GIÁP





GIÁP





GIÁP





GIÁP







TÍ, DẦN, THÌN, NGỌ, THÂN, TUẤT





TUẤT







GiacVien
23-06-13, 22:06
(tt)
Và, ứng với 3 tỷ kiên: GIÁP, GIÁP, GIÁP, ta có:
GIÁP thông căn TÍ (trụ giờ)
GIÁP không thông căn TUẤT (trụ tháng)
GIÁP thông căn TÍ (trụ năm)
GIÁP thông căn DẦN (trụ năm)
GIÁP thông căn THÌN (trụ năm)
GIÁP không thông căn NGỌ (trụ năm)
GIÁP không thông căn THÂN (trụ năm)
GIÁP không thông căn TUẤT (trụ năm)

4 thông căn, với 4 không thông căn →50%

Với 3 tỷ kiên GIÁP, GIÁP, GIÁP của can GIÁP; khả năng thôngcăn → 50%
(GIÁP/Tí-giờ, Tuất-tháng, Tí-năm, Dần-năm, Thìn-năm, Ngọ-năm, Thân-năm, Tuất-năm)

Với 1 chi trường sanh lộc nhận (Hợi, Tí, Dần,Mão) của can GIÁP, khả năng thông căn→100%
(GIÁP/Hợi, hoặc Tí, hoặc Dần,hoặc Mão)

Và “Được 3 Tỷ kiên không bằng được 1 chi trường sanh lộc nhận” là hoàn toàn ĐÚNG.

Phần chứng minh đã hoàn tất.
Hoan hỉ nhận ý kiến của các bạn, trước khi đi tiếp, GV.

tuhynhan
24-06-13, 12:15
Xưa nay Đ cũng cho rằng lực Chi mạnh hơn Thiên Can nhiều.

Nên xét lực của Can, phải coi nó có thông nguyệt lệnh ko, có gốc ko, gốc có bị hủy ko, v.v...

Còn Chi gọi là Căn/Gốc , cung , nên đã đủ ý nghĩa.

3 Tỷ kiếp ko bằng một Chi Sinh / Lộc / Nhân, ý nói là 3 Tỷ Kiếp hay mất/xung phá gốc, hoặc đóng hưu tù tử tuyệt...

GiacVien
29-06-13, 09:06
@Đăng
Xưa nay Đ cũng cho rằng lực Chi mạnh hơn Thiên Can nhiều.
Nên xét lực của Can, phải coi nó có thông nguyệt lệnh ko, có gốc ko, gốc có bị hủy ko, v.v...
Còn Chi gọi là Căn/Gốc , cung , nên đã đủ ý nghĩa.
3 Tỷ kiếp ko bằng một Chi Sinh / Lộc / Nhân, ý nói là 3 Tỷ Kiếp hay mất/xung phá gốc, hoặc đóng hưu tù tử tuyệt

GV cũng cám ơn Đăng đã có ý kiến thật xác đáng.

(Can là khí lưu hành trên trời, chi là khí tồn dưới đất.
Can cần chi để “thành”, chi cần can để “hành”, để “tiến”
Chi tháng là nguyệt lệnh, can ngày thông căn nguyệt lệnh là “can ngày ăn chi tháng”, là can ngày vượng, là can ngày đắc thời.
Phe đảng (bè bạn) nhiều lại thông căn chân trụ (vợ chồng giúp đỡ) là can “cường”, là can “đắc thế”.
Tuy phe đảng (bè bạn) nhiều mà KHÔNG thông căn là can ngày vẫn là “nhược”, là can ngày KHÔNG “đắc thế”.
TD: 4 Tân Mão, phe đảng nhiều: 3 tỷ kiên, không được 1 chi để thông căn, nên nhược vẫn là nhược.
4 Bính Thân cũng vậy, nhược vẫn là nhược)

Do vậy, thông căn là yếu tố căn bản đầu tiên phải xác định; sau khi vừa lập được 4 trụ gồm 2 hàng 4 cột.

((TBCTBC dùng

…Được 3 Tỷ kiên không bằng được 1chi trường sanh lộc nhận, như Giáp gặp Hợi Tý Dần Mão, đại loại như vậy….

Vì vị trí đế vượng của can dương được an sao “dương nhận”, gọi tắt là “nhận” (can âm không có sao“dương nhận” này)
Mà chi trường sanh lộc nhận, như Giáp gặp Hợi (trường sanh ),Tý (mộc dục ),Dần (lâm quan), Mão (đế vượng)
thì:

chi trường sanh lộc nhận là chi mà can dương ‘ăn’ “trường sanh”,“mộc dục”, “lâm quan”, “đếvượng”.
Nhận xét: chi trường sanh lộc nhận là vị trí “trường sanh”, “mộc dục”, “lâm quan”, “đế vượng” của can dương tại tứ sinh và tứ chính.

[nhắc lại:
Tứ sinh = Dần, Thân, Tỵ, Hợi; (là các vị trí “Trường sinh và Lâm Quan(Lộc)”của các can dương.)
Như Hợi là “Trường Sinh” của Giáp và là “Lâm Quan” của Nhâm. vv…
Tứ chính= Tí, Ngọ, Mão, Dậu; thuần 1 hành trừ Ngọ (Đinh hỏa, Kỷ thổ)
Tứ mộ = Thìn, Tuất, Sửu, Mùi; tạp khí gồm BK là thổ, DK là mộ của Hội, TKlà mộ của Cục.]))

Còn GV dùng “ănTSLocV”, thì không kể dương hay âm, miễn là “ăn TSLocV” là đủ (dĩ nhiên phải áp dụng đúng ĐN1, ĐN2).
Và các bước tương tự, để chứng minh 2 mệnh đề còn lại cho dư khí,trung khí.

GiacVien
29-06-13, 09:27
HỆ SỐ THÔNG CĂN
3 mệnh đề:
Thiên can đắc (được) 1 Tỷ kiên không bằng được 1 chi mộ khố,
Được 2 Tỷ kiên không bằng được 1 chi dư khí,
Được 3 Tỷ kiên không bằng được 1 chi trường sanh lộc nhận
Là cơ sở để GV đề nghị hệ số thông căn,
và xin được điều chỉnh Quy Tắc Cho Hệ Số Thông Căn như sau:
Nếu thông căn ở bản khí → hệ số thông căn tại bản khí là (3.3)
Nếu thông căn ở dư khí → hệ số thông căn tại dư khí là (2.2)
Nếu thông căn ở trung khí → hệ số thông căn tại trung khí là (1.1)

Thứ tự ưu tiên chỉ định hệ số thông căn: bản khí, trung khí, dư khí.
Có hệ số thông căn ở bản khí rồi, không xét trung khí, dư khí nữa.
Không thông căn ở bản khí, mới xét trung khí, và không xét dư khí.
Không thông căn ở bản khí và Không thông căn ở trung khí, mới xét dư khí.

Nếu cho các con số là chưa chuẩn, xin thay thê các con số bằng “thông căn” như sau

3.3 → thông căn BK
2.2 → thông căn DK
1.1 → thông căn TK

GiacVien
29-06-13, 10:05
bảng hệ số thông căn










sửu


dần


mão


thìn


tỵ


ngọ


mùi


thân


dậu


tuất


hợi




giáp


3.3


2.2


3.3


3.3


2.2


0


0


1.1


0


0


0


3.3




ất


0


0


3.3


3.3


2.2


0


0


1.1


0


0


0


1.1

GiacVien
29-06-13, 10:12
bảng hệ số thông căn (tt)












sửu





dần





mão





thìn





tỵ





ngọ





mùi





thân





dậu





tuất





hợi







bính





0





0





3.3





3.3





2.2





3.3





3.3





2.2





0





0





1.2





0







đinh





0





0





1.1





0





0





3.3





3.3





2.2





0





0





1.1





0

GiacVien
29-06-13, 10:31
(bảng hệsố thông căn, tt)










Sửu




Dần




Mão




Thin




Tỵ




Ngọ




Mùi




Thân




Dậu




Tuất




Hợi






Mậu




0




3.3




2.2




0




3.3




3.3




3.3




3.3




2.2




0




3.3




0






Kỷ




0




3.3




2.2




0




3.3




3.3




3.3




3.3




2.2




0




3.3




0

GiacVien
29-06-13, 10:33
(bảng hệsố thông căn, tt)










Sửu




Dần




Mão




Thin




Tỵ




Ngọ




Mùi




Than




Dậu




Tuất




Hợi






canh




0




1.1




0




0




0




2.2




1.1




3.3




3.3




3.3




2.2




0






tân




0




1.1




0




0




0




1.1




0




0




3.3




3.3




3.3




0

GiacVien
29-06-13, 10:35
(bảng hệ số thông căn,tt)












Sửu





Dần





Mão





Thin





Tỵ





Ngọ





Mùi





Than





Dậu





Tuất





Hợi







nhâm





3.3





2.2





0





0





1.1





0





0





0





3.3





3.3





2.2





3.3







quý





3.3





2.2





0





0





1.1





0





0





0





1.1





0





0





3.3





Các đề mục tiếp là: HỘI, CỤC, 6HỢP, 5HỢP.

GiacVien
07-07-13, 09:47
Các đề mục tiếp là: HỘI, CỤC, 6HỢP, 5HỢP.

Xin lỗi quý vị và các bạn, GV xin tạm thời dừng ở đây.

GiacVien
17-08-13, 17:30
Kính chào diễn đàn, quý hảo thủ Tử Bình.
Do đk sức khỏe, và cần “xem lại” bài viết.
Nay tạm ổn, Giác Viễn xin tiếp tục phần HỘI.
Trước là “ôn bài”, sau là mong muốn được chỉ điểm thêm về những những thiếu,sai sót của GIÁC VIỄN về Tử Bình.

TỬ BÌNH NHẬP MÔN - PHẦN CĂN BẢN - 2. HỘI

Các sách vở thường đề cập 4 HỘI sau:
• HỘI mộc: Dần-Mão-Thìn, phương Đông, mùaXuân.
• HỘI hỏa: Tỵ-Ngọ-Mùi, phương Nam, mùa Hạ.
• HỘI kim: Thân-Dậu-Tuất, phương Tây,mùa Thu.
• HỘI thủy: Hợi-Tý-Sửu, phương Bắc, mùa Đông.
Không có HỘI thổ, và các HỘI đều kếtthúc ở tứMộ (thổ).

Cần để ý:
Phương và hành trải dài liên tục trên 3chi {tứSinh,tứChính,tứMộ},
Chi tháng là phần (đầu, giữa, cuối) của mùa.
và tứChính thuần một hành, và đó là hànhHỘI. (trừ Ngọ chứa 2 hành thổ hỏa; tuy vậy bảnkhí Ngọ là hỏa vẫn là hành của mùa Hạ).

Và đó chỉ là căn bản để HỘI (hành X) có khả năng hóa thành công trong phươngY, ở (đầu, giữa, cuối) của mùa Z.

Muốn hóa thành công thì phải thỏa thêmcác đk khác nữa, mà ta phải giải trình.

Hội gồm 3 chi {tứSinh, tứChính, tứMộ}chiếm 3 trụ của tứ trụ gồm các trụ n, t, y, g (năm, tháng, ngày, giờ).





n





t





y





g

















Ta sẽ gọi các HỘI theo trụ là hội nty, hội tyg, v v ...

GiacVien
17-08-13, 17:52
Do yếu tố thời gian (trước, sau) vàkhông gian (xa, gần), nên thứ tự ưu tiên cho HỘI theo trụ là:

UT1. hội nty





n





t





y





g


















UT2. hội tyg





n


t


y


g

GiacVien
17-08-13, 18:01
UT3. hội ntg





n





t





y





g


















UT4. hội nyg





n





t





y





g

















Nghĩa là xét UT1 hội nty trước, nếu UT1 hội nty hóa không thành công, hoặc không có UT1 hội nty, mới xét UT2 hội tyg, v v …

GiacVien
17-08-13, 18:05
Nhắc lại:
3 chi {tứSinh, tứChính, tứMộ} xác định phương của Hội.
Chi của trụ tháng xác định (đầu, giữa, cuối) của mùa
Hành của chi tứChính xác định hành của HỘI

CÁCĐIỀU KIỆN CHO HỘI HÓA THÀNH CÔNG.
HỘI hóa thành công khi 3 đk sau đều đượcthỏa:
ĐK1: Có đủ 3 chi {tứSinh,tứChính,tứMộ} của một phương, cho 3 trụ. (UT1,2,3,4)
ĐK2: Các can của tứ trụ:
a. đều không khac-n hành của HỘI.
b. Nếu có khac-n thì KHÔNG thông căn Chân Trụ (CT)
(nghĩa là có một can vừa khac-n hành của HỘI vừa thông căn CT thì ĐK2 này không thỏa). (UT 1,2,3,4)
ĐK3: Có ít nhất một can trụ của HỘI:
a. ty-h với hành của HỘI. (UT 1,2,3,4)
b. Thông Căn Nguyệt Lệnh.(UT 4).

CHÚ THÍCH:
ĐK3a “ty-h” hàm chứa thông căn Chân Trụ (UT 1,2,3,4) và thông căn Nguyệt Lệnh (UT1,2,3)
riêng UT 4 hội nyg thì trụ tháng t không có mặt trong UT 4 hội nyg, nên phải thêm ĐK3b thông căn Nguyệt Lệnh.

GiacVien
17-08-13, 18:10
TD1:
Xét tứ trụ





n





t





y





g







TÂN





MẬU





NHÂM





CANH







DẬU





TUẤT





THÂN










ĐK1: có đủ 3 chi {Dậu,Tuất,Thân} là (Chính,Mộ,Sinh) của phương Tây, cuối Thu (chi tháng Tuất).
Hội nty. Hành của tứChính Dậu là kim,nên hội là HỘI kim.
ĐK2: Các can trụ là Tân, Mậu, Nhâm, Canh có các hành tương ứng là kim, thổ, thủy kim (không là hỏa), đều không khắc nhập kim của HỘI, nên đk2 thỏa.
ĐK3: có can trụ năm Tân hành kim:
a. ty-h với hành kim của HỘI nty, (có trụ tháng t trong Hội nty nên không cần xét thêm DK3b, thông căn Nguyệt Lệnh.)
KL: với tứ trụ đã cho của TD1, HỘI nty là HỘI kim hóa thành công,ở Phương Tây,
cuối Thu.

GiacVien
17-08-13, 18:14
TD2:
Xét tứ trụ





n





t





y





g







TÂN





MẬU





NHÂM





BÍNH







DẬU





TUẤT





THÂN





NGỌ




ĐK1: có đủ 3 chi {Dậu,Tuất,Thân} là (Chính,Mộ, Sinh) phương Tây cuối Thu (chi tháng Tuất).
hành của tứChính Dậu là kim, nên hội là HỘI kim.
ĐK2: Có can trụ giờ là BÍNH là hỏa,
a. hỏa khac-n kim hành HỘI.
b. thông căn Chân Trụ (hstc Bính/Ngọ=3.3)
nên đk2 KHÔNG thỏa.
KL: với tứtrụ đã cho của TD2, HỘI nty là HỘI kim KHÔNG hóa thành công ở phương Tây, cuối Thu.

GiacVien
17-08-13, 18:19
TD3:
Xét tứ trụ





n





t





y





g







QUÝ





BÍNH





TÂN





MẬU







HỢI





THÌN





SỬU










ĐK1: có đủ 3 chi {Hợi,Sửu,Tí} là (Sinh,Mộ,Chính) của phương Bắc, cuối mùa Xuân (Thìn).
Hội nyg. Hành của tứChính Tí là thủy,nên hội là HỘI thủy.
ĐK2: Với các can trụ là QUÝ, BÍNH, TÂN,MẬU; chỉ có MẬUthổ khắc nhập thủy của HỘI, nhưng MẬU không thông căn Chân Trụ TÍ (hstc MẬU/TÍ =0), nên đk2 thỏa.
ĐK3: có can trụ năm Quý hành thủy,
a. ty-h với hành thủy củaHỘI nyg.
b. Không có trụ tháng t trong nyg, nên phải xét thêm DK3b là:
QUÝ thông căn Nguyệt Lệnh THÌN ?.
hstc QUÝ/THÌN= 1.1, vậy QUÝ thông căn NL THÌN.
Nên đk3 (a,b) thỏa.
KL: với tứ trụ đã cho của TD3, HỘI nyg là HỘI thủy hóa thành công ở phương Bắc, cuối mùa Xuân.

GiacVien
17-08-13, 18:26
TD4:
Xét tứ trụ





n





t





y





g







QUÝ





MẬU





TÂN





MẬU







HỢI





NGỌ





SỬU










Đk1: có đủ 3 chi {Hợi,Sửu,Tí} là (Sinh,Mộ,Chính) của phương Bắc, giữa mùa Hạ (Ngọ).
Hội nyg. Hành của tứChính Tí là thủy,nên hội là HỘI thủy.
Đk2: Với các can trụ là QUÝ, MẬU, TÂN, MẬU;
Có MẬUthổ khắc nhập thủy của HỘI.
Tuy MẬUTÍ không thông căn Chân TrụTÍ (hstc MẬU/TÍ =0),
nhưng MẬUNGỌ thông căn Chân Trụ NGỌ(hstc MẬU/NGỌ=3.3)
và MẬUthổ vừa khac-n hành thủy của HỘI vừa thông căn CT (NGỌ)
nên đk2 KHÔNG thỏa.
KL: với tứ trụ đã cho của TD4, HỘI nyg là HỘI thủy KHÔNG hóa thành công ở phương Bắc, giữa mùa Hạ.

dinhman
18-08-13, 00:22
Chân thành góp ý !

Tử Bình không thể máy móc hóa được.....

...Nó rất uyển chuyển và hình tượng...Những phần căn bản tưởng chừng như số học...hóa ra là những thành tố sẽ chuyển động như mây như gió...

...Xem lá số là một nghệ thuật...và có cao thủ đàng hoàng....

...Sợ rằng máy móc hóa sẽ đi vào ngõ cụt...

....8 chữ diễn tả một đời người...Làm sao mà là khoa học kỹ thuật được...

GiacVien
18-08-13, 05:40
Cám ơn dinhman đã góp ý.

.
...8 chữ diễn tả một đời người...Làm sao mà là khoa học kỹ thuật được

Rất đồng ý với dinhman.

Tuy nhiên, các dữ liệu , thôngtin, như thông căn, hội, cục, 6 hợp, 5 hợp, cần chính xác, cần khoa học kỹ thuật. Vì phần luận giải sẽ sai lạc khi các dữ liệu như: thông căn, hội, cục,6 hợp, 5 hợp, không chính xác.

Những phần mà GV đã, đang và sẽ làm, cần chính xác, cần khoa học kỹ thuật, và chắc chắn là đóng góp rất nhiều cho cho phần luận giải, giải đoán.

Và phần luận giải, giải đoán là cả 1 quá trình phân tích, tổng hợp các dữ liệu, với khả năng, kinh nghiệm, tài năng của từng cá nhân giải đoán cho từng tứ trụ, cho từng lá số.

Và GV xin nhắc lại:
các dữ liệu , thông tin, như thông căn, hội, cục, 6 hợp, 5 hợp, cần chính xác, cần khoa học kỹ thuật, cho phần luận giải,giải đoán.

Mong các bạn đóng góp.
Xin cám ơn trước, GV.

chung
18-08-13, 11:11
Chào bác GiacVien,

Bác có thể đưa một lá số ví dụ về phương pháp tính của Bác không ? Vì đôi khi tham khảo bài viết của Bác, cháu cũng chưa thể hình dung giá trị định lượng cụ thể như thế nào?

Cám ơn Bác nhiều.

GiacVien
20-08-13, 04:30
GV không rõ ý của CHUNG, tuy vậy CHUNG có thể đóng góp cho GV kể từ đây cũng được.

**********************
Thưa các bạn, cùng các hảo thủ TB,
Khi GV có trong tay bát tự tứ trụ, GV không biết có những gì xẩy ra trong đó. Như có HỘI không?, có hóa thành công? Rồi bán HỘI? CỤC ra sao? CỤC nới rộng? Bán CỤC? 6hợp?, 5hợp?
GV cần những thông tin chính xác cho các dữ liệu này, để xác định can ngày vượng suy cường nhược, để tìm dụng thần, cũng như cách cục của lá số vv…

Đó là những công việc làm của GV cho thông căn, HỘI, bán HỘI, CỤC, bán CỤC,6 hợp, 5 hợp.
Mong các bạn, quý hảo thủ TB, tiếp tay với GV trong các phần nêu trên.
Một lần nữa, GV xin chân thành cám ơn trước.

*********
Với bảng hstc có sai sót


bảng hệ số thông căn (tt)












sửu





dần





mão





thìn





tỵ





ngọ





mùi





thân





dậu





tuất





hợi







bính





0





0





3.3





3.3





2.2





3.3





3.3





2.2





0





0





1.2





0







đinh





0





0





1.1





0





0





3.3





3.3





2.2





0





0





1.1





0






Với Bính/Tuất =1.2
Xin sửa lại là Bính/Tuất =1.1
GV xin lỗi cho sai sót này.

GiacVien
21-08-13, 02:48
Nhắc lại, 3 đk cho HỘI cơ bản:

ĐK1 là đk tiên khởi để xét HỘI có HỘI hay không có HỘI.
Phải có đầy đủ 3 chi {Sinh, Chính, Mộ} của một phương trong tứ trụ.
Đk1 thỏa mới xét đk2.

Hành của chi tứ chính là hành của HỘI.

ĐK2 là đk để xét HỘI KHÔNG bị PHÁ hay bị PHÁ.
HỘI không bị Phá, nếu và chỉ nếu, cả 4 can trụcủa tứ trụ không có can trụ nào khac-n hành của HỘI, nếu có thì can trụ đó không thông căn Chân Trụ.
(nghĩa là: HỘI bị phá, nếu và chỉ nếu, trong 4 can trụ của tứ trụ có 1can trụ vừa khac-n với hành của HỘI, vừa thông căn Chân Trụ.
Nếu bị phá, kết luận liền là HỘI hóa KHÔNG thành công.
Nếu không bị phá, phải xét thêm đk3)
Đk2 thỏa mới xét đk3.

(n=năm, t=tháng, y=ngày, g=giờ)
Ta có các hội theo thứ tự ưu tiên hội nty, tyg, ntg, nyg.

ĐK3 là đk thông căn Chân Trụ (CT), và thông căn NL.
* Do HỘI (nty,tyg,ntg) chứa trụ tháng t,thì đòi hỏi cho trường hợp này (HỘI nty, tyg, ntg) là trong 3 can trụ của HỘI (nty, tyg, ntg), phải có ít nhất là 1 can trụ có hành ty-h với hành của HỘI là đủ thỏa đk3. (vìđk ty-h hàm chứa thông căn CT, và do trụ tháng t có mặt trong HỘI (nty, tyg, ntg), nên hàm chứa thông căn NL.)
* Nếu là HỘI không chứa trụ tháng t (duy nhất, HỘI nyg) thì đòi hỏi trong 3 can trụ của HỘI nyg, phải có ít nhất là 1 can trụ có hành ty-h với hành của HỘI, và can trụ đó phải thông căn NL mới đủ thỏa đk3. (vì nguyệt lệnh t, nằm ngoài HỘI nyg, nên can trụ đó chưa chắc đã thông căn NL)

HỘI hóa thành công khi cả 3 đk1, đk2, đk3 đều được thỏa.

****************************

HỘI NỚI RỘNG
Phần này, GV xin quý vị, các hảothủ TB đóng góp ý kiến.

ĐK1 là phải đầy đủ 3 chi {Sinh, Chính, Mộ} của một phương.
Trong trường hợp thiếu chi “mộ” của phương, theo thiển ý GV, ta có thể lấy “mộ khố” (đủ can chi), của nó (mộ) để thay thế.
Cụ thể như:
{Dần, Mão, . } Đông phương, mùa Xuân,hành mộc; không có Thìn, có thể lấy khố của mộc (đủ can chi) là Ất Mùi để thế.
Cũng vậy,
{Tỵ, Ngọ, . } Nam phương, mùa Hạ, hành hỏa; không có Mùi, có thể lấy khố của hỏa (đủ can chi) là Bính Tuất để thế.
{Thân, Dậu, . } Tây phương, mùa Thu, hành kim; không có Tuất, có thể lấy khố của kim (đủ can chi) là Tân Sửu để thế.
{Hợi, Tí, . } Bắc phương, mùa Đông, hành thủy; không có Sửu, có thể lấy khố của thủy (đủ can chi) là Nhâm Thìn để thế.
Và đương nhiên,
HỘI NỚI RỘNG phải thỏa thêm đk2, đk3 để hóa thành hay không.

kimcuong
21-08-13, 13:38
Tôi xin góp ý chung về đề tài "hội, hợp" với bác Giác Viễn và các bạn.

Các việc bác Giác Viễn nghiên cứu thật tế đều thiết yếu cả, vì những nhận xét chính xác nhất về thông căn, hội, hợp đều cần phải có điều kiện rõ ràng. Đó là phần xét về hình tượng của tứ trụ, để biết được thể tính của một mẫu hình tứ trụ. Vai trò của nguyệt lệnh, can và chi cùng trụ, gần trụ hay xa trụ, phản kích hay thuận chiều của ngũ hành cần minh bạch. Bác Giác Viễn gọi là "kỹ thuật" cũng không sai. Cũng xin nói rằng, đây là bước căn bản nhất, nhưng cực kỳ quan trọng.

Thí dụ như nói muốn hội được Kim thì hoàn toàn không nên thấy Hỏa, nhưng rõ ràng là thế nào thì đạt được điều kiện này? Bác Giác Viễn đang muốn triển khai cụ thể nhất lập luận này. Có người thì chỉ xét tứ trụ, có người lại thêm cung mệnh, như tôi thường làm chẳng hạn. Có ngưòi thì không tính nguyệt lệnh là chính, người thì cần phải có mới hình thành được tam hội hay tam hợp. Theo Tích Thiên Tủy thì không có tứ chính ở trụ tháng thì sẽ luận "chân" và "giả", nghĩa là hóa thuần thục hay kiên cưỡng, v.v...

Thế nhưng ở mức triển khai cơ bản nhất thì bác Giác Viễn làm đúng. Theo tôi đó là những điều kiện:
- có đủ tam hội hay tam hợp, như "hợi mão mùi" hoặc "dần mão thìn"
- có thiên can ngũ hành chính hóa thấu ra: Giáp hay Ất
- không có ngũ hành khắc chế hành hóa (chính là Quan/Sát của hành hóa), tức là không có Kim (Thân, Dậu, Canh, Tân)
> điểm này thì cần ghi nhận là phải hoàn toàn "sạch", nghĩa là kể cả dư khí, nếu không thì cũng rơi vào "giả hóa".

Các bạn cho rằng việc tính toán chi li hầu như gọi là "máy móc" như thế cũng có lý của bạn, vì có lẽ việc nhận ra "chân, giả" thế nào là đúng đắn nhất rất phức tạp và không thống nhất phương pháp.

Thật sự thì nói qua khía cạnh lý tính, có điều kiện hóa là xem như "hóa", đó là có tam hội, tam hợp ở hàng địa chi, bất kể có thiên can thấu ra hay không. Đấy là nhật chủ tiềm tàng lực hóa rất mạnh, vì địa chi là chính yếu. Vậy chỉ cần nhận định ở vận hạn có can xuất ra, không bị hợp khử là hóa. Thí dụ như Hợi-Tí-Sửu có Nhâm, có Quí ở vận, và Nhâm không bị Đinh hợp, Quí không bị Mậu hợp. Nếu đại vận không có chi ủng hộ can, thì đến lưu niên tương thích cũng hóa được.

Cuối cùng, chúng ta cũng nên hiểu "hóa" là gì? Có phải lúc đó chúng ta biến ra người khác không? Thật ra chỉ là tính cách của thập thần đó nổi trội lên, mạnh mẽ hơn và chúng ta hành động theo tính cách đó. Như nhật chủ là Thủy mà Kim hóa thành thì tính chất của Thiên Ấn hay Chính Ấn nhìn thấy rõ nhất. Ấn này là tính cách của nhật chủ, dụng công năng của Ấn hữu hiệu nhất để đối với các tính cách khác của nhật chủ, không phải là thần Ấn (Độ), xin dí dỏm mà nói rõ vậy.

Chính vì thế mà tôi cho rằng, hiểu tứ trụ tốt xấu không gì tốt hơn là hiểu tính chất của từng thập thần, như vậy thì bỏ qua được suy nghĩ tứ trụ của mình mà cứ cho rằng có 10 thần ở ngoài tác động vào.

kimcuong
21-08-13, 13:50
{Hợi, Tí, . } Bắc phương, mùa Đông, hành thủy; không có Sửu, có thể lấy khố của thủy (đủ can chi) là Nhâm Thìn để thế.

Điều kiện "hội nới rộng" này thì cũng có thể thành lập, tuy nhiên chỉ ở đại vận và lưu niên; lúc này tính cách nổi bật nhất của Thủy sẽ thấy rõ. Thế nhưng ở nguyên cục thì không tính là "hội thuần tính" được, vả lại, còn phải xét Nhâm (nếu là 1 trong tứ trụ) có bị Đinh hợp, và Đinh có lực mạnh mẽ để phá Thủy khố hay không. Hoặc có Tuất xung Thìn, v.v...

Vì thế, bác Giác Viễn chỉ cần tính Hội hay Hợp thành hay bất thành ở nguyên cục như các điều kiện đã viết trong bài là đủ. "Hội nới rộng" hay "Họp nới rộng" đều chi ly, phức tạp và không đủ trở thành ngoại cách thuần chất. Mà nếu đã không thành lại vẫn cố đạt được thì chỉ còn 1 qui loại là "giả hóa", "giả hợp" mà thôi. Tiêu chí này thì đã có, như tôi viết ở bài trên.

GiacVien
22-08-13, 02:59
Cám ơn cô kimcuong đã có nhiều ý kiến sâu rộng.
Sức khoẻ tôi, lại có vấn đề.
Mong các vị, quý hảo thủ cứ tiếp tục đóng góp.
Tôi sẽ trở lại.
Chân thành cám ơn.
GV.

lesoi
22-08-13, 18:13
Chào bạn Giác Viễn và các bạn!
Tôi chỉ có một ý kiến nhỏ như sau:
Luận mệnh xuất phát từ Kinh Dịch, tức thuộc lĩnh vực Triết học chứ không phải lý học, toán học như chúng ta nghĩ.
Đã là Triết học thì 1 vấn đề bao giờ cũng có 2 mặt, nói cách khác là luận mệnh bao giờ cũng có Hỉ và Kị.
Theo tôi, GV đã có công phu làm trên excel là tốt, nhưng không thể như toán học được.
Mong rằng tài liệu của GV tham khảo thêm trong quá trình luận mệnh, còn nếu nói là chắc chắn thì không nên.

GiacVien
24-08-13, 06:51
Cám ơn lesoi đã góp ý.

Lesoi

Luận mệnh xuất phát từ Kinh Dịch, tức thuộc lĩnh vực Triết học chứ không phải lý học, toán học như chúng ta nghĩ.


Xin được trình bày đôi điều:
1. GV xin được nhắc lại:

Khi GV có trong tay bát tự tứ trụ, GV không biết có những gì xẩy ra trong đó. Như có HỘI không?, có hóa thành công? Rồi bán HỘI? CỤC ra sao? CỤC nới rộng? Bán CỤC? 6hợp?, 5hợp?
GV cần những thông tin chính xác cho cácdữ liệu này, để xác định can ngày vượng suy cường nhược, để tìm dụng thần,cũng như cách cục của lá số vv…
Đó là những công việc làm của GV cho thông căn, HỘI, bán HỘI, CỤC, bán CỤC, 6 hợp, 5 hợp.




…để xác định can ngày vượng suy cường nhược,để tìm dụng thần, cũng như cách cục của lá số vv…

Là những bước đầu “luận mệnh”
vv và vv….

2. Tuy nhiên theo thiển ý GV thì giữa Kinh Dịch và Tử Bình(TB) có mối liên hệ đó là “Dịch lý”.

“dịch lý” ?
“Dịch” là chuyển dịch, là chuyển động, là vận động…
“Lý” là nguyên lý, là lý lẽ, là luận lý…

Đơn giản TB là một khoa “dịch lý” về tương tác giữa ngũ hành của Can Chi trong lẽ dịch động; mùa thì sau Đông là Xuân, …., phương thì từ Nam sang Tây….,từ Sinh sang Vượng chuyển về Mộ,…mà vòng Trường sinh là một vòng “kín” chuyển dịch không ngừng nghỉ, bất tận, vv…,

từ đó suy ra hung cát cho hành vận vv…

3. GV tôi không rành lắm, từ ngữ “triết học”

“Luận mệnh xuất phát từ KinhDịch, tức thuộc lĩnh vực Triết Học…”

và không biết mối liên hệ giữa “Kinh Dịch” và “Triết Học” như thế nào.
Mong lesoi, cũng như quý vị hiểu biết có thể “nói thêm”, để GV nắm bắt được mối liên hệ này được không?

4. Khoa học, kỹ thuật chỉ là công cụ, là chân tay của ta, giúp ta tính “nhanh”, giúp ta “nhớ nhiều”, và ta mới là “ông chủ” để “luận mệnh”.
GV xin cám ơn.

kimcuong
24-08-13, 16:48
4. Khoa học, kỹ thuật chỉ là công cụ, là chân tay của ta, giúp ta tính “nhanh”, giúp ta “nhớ nhiều”, và ta mới là “ông chủ” để “luận mệnh”.

Câu này của bác Giác Viễn rất đúng. Có công cụ chính xác thì kết quả của việc làm được nhanh chóng và tốt đẹp.

Ý của lesoi về "triết học" thì Tử Bình dĩ nhiên là 1 hệ thống lý luận về nhân sinh quan, nên đôi khi không luận Hỏa chỉ là Hỏa, như 1+1=2 được... Nhưng đấy là việc mà chúng ta ngồi ngẫm nghĩ và suy luận sau khi hiểu được tứ trụ và những hình thể tạo ra chúng. Tính toán "xung, khắc, hội, họp" là những công cụ mà thôi, phần kỹ thuật này nếu tính đúng thì luận giải sẽ chính xác, gần sự thật hơn.

GiacVien
29-09-13, 05:39
Kính Chào Diễn đàn, và quý vị thân hữu TửBình
GV xin tiếp tục với vài TD về Hội.

TD1





n





t





y





g







CANH





ẤT





TÂN





KỶ







THÂN





DẬU





SỬU





HỢI





hoi_nty, TÂYp-giữaThu,THÂN-DẬU-TÂNSỬU, HỘI hóa kim

GiacVien
29-09-13, 06:00
Giải trình cho TD1
DK1: Có Hội kim là hội_nty, THÂN-DẬU-TÂNSỬU (Tân Sửu là kim khố thay thế cho mộ Tuất, trong hội kim, Thân-Dậu-Tuất)
DK2: Không có hỏa (khắc kim, Hội kim) trong các can tứ trụ Canh, Ất, Tân, Kỷ. DK2 thỏa (là không bị phá)
DK3: hội nty, chứa t, nguyệt lệnh, cần đk ty-h là đủ.
Trong các can tứ trụ có CANH TÂN hành kim, ty-h với hành kim, của HỘI kim (Ta chỉ cần 1 can, ở đây tới 2 can là CANH, TÂN). DK3 thỏa.

Kết luận: Với TD1: hoi_nty, TÂYp-giữaThu,THÂN-DẬU-TÂNSỬU, HỘI hóa kim.

GiacVien
29-09-13, 06:12
TD2





n





t





y





g







BÍNH





TÂN





ẤT





GIÁP







NGỌ





SỬU





DẬU





THÂN





hoi_tyg, TÂYp-cuối Đông,TÂNSỬU-DẬU-THÂN, HỘI koh kim
(koh = không hóa)



TD3





n





t





y





g







GIÁP





KỶ





CANH





ẤT







THÂN





TỴ





TUẤT





DẬU





hoi_nyg, TÂYp-đầu Hạ,THÂN-TUẤT-DẬU, HỘI hóa kim


Xin quý vị, thân hữu, có ý kiến; trước khi GV giải trình cho TD2, TD3.

GiacVien
30-09-13, 06:04
(tt)
TD2





n





t





y





g







BÍNH





TÂN





ẤT





GIÁP







NGỌ





SỬU





DẬU





THÂN




Giải trình cho TD2
DK1: Có: hội_tyg, TÂNSỬU-DẬU-THÂN, hội kim (DẬU). (Tân Sửu là kim khố thay thế cho mộ Tuất, trong hội kim, Thân-Dậu-Tuất)
DK2: Có BÍNHhỏa khắc Hội kim, là HỘI bị phá.
KL: hoi_tyg, TÂYp-cuối Đông,TÂNSỬU-DẬU-THÂN, HỘI koh kim
(koh = không hóa)

GiacVien
30-09-13, 06:11
(tt)
TD3





n





t





y





g







GIÁP





KỶ





CANH





ẤT







THÂN





TỴ





TUẤT





DẬU




Giải trình cho TD3
DK1: Có: hội_nyg, THÂN-TUẤT-DẬU, hộikim (DẬU).
DK2: Không có hỏa (khắc Hộikim) trong các can tứ trụ Giáp, Kỷ, Canh, Ất. (không bị phá). DK2 thỏa.
DK3 a): ty-h.
Trong 3 can trụ của hoi_nyg làGiáp, Canh, Ất có can Canhkim, ty-hvới kim, (HỘI kim).
DK3 b): thông căn NL (vì tronghoi_nyg không có t=NL=TỴ) Canh/NL=Canh/TỴ=2.2>0.
DK3 thỏa
KL: hoi_nyg, TÂYp-đầu Hạ,THÂN-TUẤT-DẬU, HỘI hóa kim

GiacVien
30-09-13, 06:21
(tt)
TD4





n





t





y





g







QUÝ





BÍNH





BÍNH





ẤT







MÃO





THÌN





DẦN





MÙI




Hội?

TD5





n





t





y





g







QUÝ





BÍNH





BÍNH





ẤT







MÃO





THÌN





DẦN





MÙI




Hội?

GiacVien
30-09-13, 06:22
TD6





n





t





y





g







TÂN





TÂN





ẤT





GIÁP







DẬU





SỬU





TỴ





THÂN




Hội?

TD7





n





t





y





g







TÂN





TÂN





ĐINH





MẬU







DẬU





SỬU





TỴ





THÂN




Hội?
Mong các bạn tham gia đóng góp.

galeria
30-09-13, 14:46
Kính Chào Diễn đàn, và quý vị thân hữu TửBình
GV xin tiếp tục với vài TD về Hội.

TD1




n




t




y




g







CANH




ẤT




TÂN




KỶ






THÂN




DẬU




SỬU




HỢI





hoi_nty, TÂYp-giữaThu,THÂN-DẬU-TÂNSỬU, HỘI hóa kim

Thí dụ này: hóa Kim còn vì Ất bị Canh kim hợp.

galeria
30-09-13, 14:53
(tt)
TD2




n




t




y




g






BÍNH




TÂN




ẤT




GIÁP






NGỌ




SỬU




DẬU




THÂN




Giải trình cho TD2
DK1: Có: hội_tyg, TÂNSỬU-DẬU-THÂN, hội kim (DẬU). (Tân Sửu là kim khố thay thế cho mộ Tuất, trong hội kim, Thân-Dậu-Tuất)
DK2: Có BÍNHhỏa khắc Hội kim, là HỘI bị phá.
KL: hoi_tyg, TÂYp-cuối Đông,TÂNSỬU-DẬU-THÂN, HỘI koh kim
(koh = không hóa)

Thí dụ này không hóa là đúng, lại cần chú ý thêm thiên can hợp Bính-Tân mới càng rõ Bính hỏa có mặt mà bị hợp khứ cũng như không. Lại nữa, Ngọ tọa Vong.

galeria
30-09-13, 15:12
TD6




n




t




y




g






TÂN




TÂN




ẤT




GIÁP






DẬU




SỬU




TỴ




THÂN




Hội?

TD7




n




t




y




g






TÂN




TÂN




ĐINH




MẬU






DẬU




SỬU




TỴ




THÂN




Hội?
Mong các bạn tham gia đóng góp.

TD6: Tị-Dậu-Sửu, lại thêm Thân kim, Tị bị đồng hóa trong tam hợp: quan sát vượng, giáp ất nhược, thủy không lộ, nói là tòng sát cách thì đúng hơn là hóa kim.

TD7: cũng giống như trên, có Tị-Dậu-Sửu, nhật chủ là Hỏa, bị đồng hóa vào Kim lại còn thiếu Ấn, càng nhược, Kim là Tài nên nói là tòng tài, không gọi là hóa kim.

GiacVien
21-10-13, 08:36
Cám ơn galeria đã tham gia đóng góp.
Galleria đã đề cập tới“ tòng” của cách “tòng SÁT Cách”.
GV còn mù mờ về các cách “tòng”, nếu được galeria nên mở một topic về “tòng” và “không tòng” cho GV cùng các thân hữu TB học hỏi.

Ở đây, các công cụ cho TB là những căn bản để lập bát tự 4trụ TB,
Ngoài công cụ thông căn, và thêm 1 công cụ mới là Hội. (Tới đây, GV chưa nói tới “tòng”)
Các khái niệm hay công cụ theo thứ tự là HỘI, CỤC, 6 HỢP, 5 HỢP, Vượng Suy Cường Nhược của Can Ngày, 10Thần, Cách Cục (“tòng” ở đây?), Dụng Thần (xác định Dụng thần,hỷ, kỵ, vv….)



Giải Trình cho TD6
TD6





n





t





y





g







TÂN





TÂN





ẤT





GIÁP







DẬU





SỬU





TỴ




THÂN




DK1: (hoi?), Có hoi_ntg: DẬU-TÂNSỬU-THÂN, hội kim (TÂNSỬU kim khố thay cho mộ khố TUẤT của hội kim DẬU-TUẤT-THÂN.)
DK2: (phá?), Không bị phá, vì không có can hỏa trong 4 can của 4t, (TÂN,TÂN, ẤT,GIÁP)
DK3: ty-h(?), Trong 3 can trụ của hoi_ntg là TÂN, TÂN, GIÁP có tới 2 can TÂNkim ty-hoa với hội kim ( không xét thôngcăn NL vì có t trong hoi_ntg)
KL: Với TD6, TÂYp-cuối Đông,DẬU-TÂNSỬU-THÂN, HỘI ntg hóa kim

GiacVien
21-10-13, 08:50
GiảiTrình cho TD7
TD7





n





t





y





g







TÂN





TÂN





ĐINH





MẬU







DẬU





SỬU





TỴ





THÂN




DK1: (hội?), Có hoi_ntg: DẬU-TÂNSỬU-THÂN, hội kim (TÂNSỬU kim khố thay cho mộ khố TUẤT của hội kim DẬU-TUẤT-THÂN.)
DK2: (phá?) trong 4can của 4t, (TÂN,TÂN, ĐINH, MẬU) có can ĐINHhỏa (khắc kim của hội kim.)
ĐINHhỏa này có thông căn CT là ĐINH/TỴ = 3.3
Nên hội ntg này bị phá.
KL: Với TD7, TÂYp-cuốiĐông, DẬU-TÂNSỬU-THÂN, HỘI ntg koh kim

GiacVien
21-10-13, 10:21
TD4





n





t





y





g







QUÝ





BÍNH





BÍNH





ẤT







MÃO





THÌN





DẦN





MÙI




Giải Trình cho TD4
DK1: (hội?), có: hoi_nty, MÃO-THÌN-DẦN, hội mộc, ĐÔNGp-cuối Xuân
DK2: (phá?), Không bị phá, vì không có can kim trong 4 can của 4t, (QUÝ, BÍNH, BÍNH, ẤT)
DK3: (ty-h?),Trong 3 can của 3 trụ hội nty (QUÝ, BÍNH, BÍNH)không có can mộc, để ty-hoa với mộc của hội mộc; nên DK3 không thỏa.
KL: hoi_nty, ĐÔNGp-cuối Xuân, MÃO-THÌN-DẦN, HỘI koh mộc

TD5





n





t





y





g







QUÝ





BÍNH





BÍNH





ẤT







MÃO





THÌN





DẦN





MÙI




Giải Trình cho TD5
DK1: (hội?), Có: hoi_nyg, MÃO-DẦN-ẤTMÙI, mộc khố ẤTMÙI thay thế cho mộ khố THÌN của hội mộc MÃO-DẦN-THÌN.
DK2: (phá?), Không bị phá, vì không có can kim trong 4can của 4t, (QUÝ, BÍNH, BÍNH, ẤT)
DK3:(ty-h?),
a). Trong 3 can của3 trụ hội nyg (QUÝ, BÍNH, ẤT) có can ẤT mộc trụ giờ, ty-hoa với mộc của hội mộc;
b). Thông căn NL? Vì hội_nyg không chứa t nên phải xét Thôngcăn NL.
Thông căn NL của ẤT tại THÌN theo bảng là ẤT/THÌN = 2.2
Thỏa a) và thỏa b) nên DK3 thỏa.
KL: Với TD5, ĐÔNGp-cuối Xuân, MÃO-DẦN-ẤTMÙI, HỘI nyg hóa mộc

NHẬN XÉT
Với Tứ trụ:





n





t





y





g







QUÝ





BÍNH





BÍNH





ẤT







MÃO





THÌN





DẦN





MÙI




Cùng Bát tự 4 trụ
Hội_nty koh mộc (TD4)
Nhưng
Hội_nyg hóa mộc (TD5)