PDA

View Full Version : Vượng Suy Cường Nhược



kimcuong
24-06-13, 10:35
Xét nhật chủ vượng hay nhược tuy không ngoài phạm vi xét tất cả ngũ hành mạnh yếu ra sao trong tứ trụ, nhưng nhật chủ là 1 yếu tố nổi bật hơn, nhằm hiểu rõ về chính bản thân, vì nhật can đã được qui loại đại diện cho đương số. Vì thế, nói rằng "nhật chủ vượng" hay "nhật chủ nhược", thí dụ là Giáp nhật can, cũng cần nên hiểu rằng không phải Giáp độc lập được vượng hay nhược, mà toàn bộ 9 thiên can khác, thấu hay tàng trong địa chi đều tham gia vào 1 khối tạo nên sự mạnh hay yếu của nhật chủ.

Trước khi đi vào xét đoán nhật chủ cuối cùng là Vượng hay Nhược, chúng ta cần hiểu rõ vài bảng phân loại ngũ hành.

Ngũ hành vượng hay suy là nói đến trạng thái Vượng, Tướng, Hưu, Tù, Tử trong 4 mùa. Đây là điểm đơn giản hóa 12 tháng thành 4 quý và chưa phân biệt Âm Dương:

(Bảng tổng hợp 1)




Vượng
Tướng
Hưu

Tử


Xuân
mộc
hỏa
thủy
kim
thổ


Hạ
hỏa
thổ
mộc
thủy
kim


Thu
kim
thủy
thổ
hỏa
mộc


Đông
thủy
mộc
kim
thổ
hỏa



Riêng về 4 tháng kết thúc 4 mùa là Thìn, Mùi, Tuất, Sửu được cho rằng thời gian này chỉ có Thổ vượng. Và lại từ đó suy ra Thổ vượng thì Kim tướng, Hỏa hưu, Mộc tù, Thủy tử. Vì thế theo bảng trên chúng ta lại phải suy rằng mùa Xuân, Thổ tử, nhưng tháng Thìn thì không luận như thế, mà phải luận là Thổ tướng.

Như đã nói, luận theo bảng trên là cực kỳ đơn giản, chưa loại biệt Âm hay Dương, nên không áp dụng vào việc xét đoán nhật chủ vượng nhược chính xác được.

Bảng phân loại 12 vị trí từ Trường sinh đến Dưỡng phân loại được nhật chủ Dương hay Âm (gọi tắt là bảng SVTT). Chúng ta áp dụng được bảng này để biết nhật chủ đắc lệnh hay không.

Thí dụ bảng 12 cung SVTT của thiên can dương:




TS
MD

LQ
ĐV
Suy
Bệnh
Tử
Mộ
Tuyệt
Thai
Dưỡng


Giáp
Hợi

Sửu
Dần
Mão
Thìn
Tị
Ngọ
Mùi
Thân
Dậu
Tuất


Bính
Mậu
Dần
Mão
Thìn
Tị
Ngọ
Mùi
Thân
Dậu
Tuất
Hợi

Sửu


Canh
Tị
Ngọ
Mùi
Thân
Dậu
Tuất
Hợi

Sửu
Dần
Mão
Thìn


Nhâm
Thân
Dậu
Tuất
Hợi

Sửu
Dần
Mão
Thìn
Tị
Ngọ
Mùi




So với bảng tổng hợp 1 có thể quy 5 trạng thái vào 12 cung TSTT:

Vượng: Lâm Quan, Đế Vượng
Tướng: Trường Sinh, Mộc Dục, Quan Đái
Hưu: Suy, Bệnh
Tù: Tử, Mộ
Tử: Tuyệt

Riêng vị trí Mộc Dục được xem là "bại địa", nghĩa là được loại vào ngũ hành Tướng nhưng còn suy yếu. Ta cũng hiểu rằng, Vượng Tướng Hưu Tù Tử chỉ là trạng thái nối tiếp nhau theo luật tự nhiên xoay vần, còn thực chất của từng trạng thái đó có khác biệt.

4 chữ "Vượng, Suy, Cường, Nhược" thường được tóm gọn thành "Vượng" hay "Nhược", nhưng nói rõ ra:

> Ngũ hành Vượng hay Suy xét ở Đắc Lệnh hay Đắc Căn
> Ngũ hành Cường hay Nhược xét ở Đắc Địa, Đắc Sinh hay Đắc Trợ

Chữ Đắc là có, được, cụ thể là nhìn thấy có mặt trong tứ trụ; các tứ trụ khuyết hành nào thì ngũ hành đó không được "Tứ Đắc", nếu vẫn xét là hữu dụng thì chỉ xét ở đại vận và lưu niên.

Như vậy nghĩa là xét nhật chủ vượng hay nhược là lời phán đoán cuối cùng, đơn giản hóa cả 4 tứ đắc hay không đắc như thế.

kimcuong
24-06-13, 11:51
* Đắc lệnh: Nhật can tọa Trường sinh, Mộc Dục, Quan Đái, Lâm Quan, Đế vượng ở trụ tháng.
Như Giáp sinh tháng Hợi, tháng Tí, tháng Sửu, tháng Dần, tháng Mão


* Đắc căn: nhật chủ có ngũ hành đồng loại ở các địa chi.
Trong loại "Đắc Căn" phân biệt mạnh, yếu, tức là nói thứ tự cao thấp của Căn, thí dụ như nhật chủ Giáp, Ất:
1- Tam hội căn: Dần Mão Thìn ở hàng địa chi
2- Tam hợp căn: Hợi Mão Mùi ở hàng địa chi
5- Bản khí căn: Giáp trong Dần, Ất trong Mão
3- Bán tam hợp căn: Hợi Mão hay Mão Mùi
4- Lục hợp căn: Dần Hợi
6- Trung khí căn: Giáp trong Hợi, Ất trong Thìn
7- Dư khí căn: Ất trong Mùi

Trong 7 loại trên có tên gọi để hiểu rõ về Căn loại nào, và tùy theo mạnh, yếu đó mà suy đoán các điều khác. Chẳng hạn Dư khí căn là yếu nhất, nếu còn gặp Xung thì hoàn toàn trở nên vô căn. Tam hội căn và tam hợp căn là mạnh nhất, vì thế mà gọi là ngoại cách Khúc trực hay Tòng Mộc hóa. Các Cách Cục bình thường hay đặc biệt đều chú trọng ở cường căn hay nhược căn như thế, nên luận về Căn quả thật là cần chú ý đặc biệt.


* Đắc địa: Nhật can có Tỉ Kiếp (Lộc, Nhận) hoặc tọa Trường Sinh, Mộ ở các trụ khác (năm, ngày, giờ).
Điểm này nhiều người còn phân biệt dương can thì mới xét có căn ở Mộ (hữu căn), còn âm can thì không (vô căn). Điều này hiểu là nói về ngũ hành chung nhất, như Mộc là nói chung cho cả Giáp và Ất. MỘC mộ ở MÙI, nên Giáp hữu căn ở Mùi. Tuy nhiên, đã gọi Căn là cùng ngũ hành, nên Ất tọa Mùi cũng nên cho là hữu căn, vì trong Mùi có tàng Ất; không thể nói Ất ở Mùi vô căn được.

Đắc địa khác Đắc lệnh chỉ là Lệnh thì ở trụ tháng, ngoài ra là ở các trụ khác. Dĩ nhiên trong 2 loại này, Đắc lệnh tháng là mạnh hơn.


* Đắc Sinh: nhật chủ có Thiên Ấn, Chính Ấn ở các trụ.
Ở trụ tháng hoặc đắc cường căn là mạnh nhất. Như Giáp có tam hội Hợi Tí Sửu hay Thân Tí Thìn. Nếu là tháng Tí gọi là đắc sinh nguyệt lệnh, về cách cục là Ấn cách.


* Đắc Trợ: nhật chủ có Tỉ kiên, Kiếp tài ở các trụ năm, ngày, giờ (ngoài nguyệt lệnh)
Như Giáp có trụ năm, trụ ngày, trụ giờ Dần hay Mão

Đắc Sinh hay Đắc Trợ được gọi chung là "sinh phù".

Nếu không được lệnh tháng (Đắc lệnh), nhưng được các loại khác hỗ trợ thì luận thân vượng hoặc thiên vượng.


Tóm lại các điểm trên, chúng ta hiểu ý vì sao cổ nhân nói "Can nhiều không bằng Chi trọng" vậy. Diễn đạt thêm là:

Được trợ giúp không bằng được sinh, được sinh không bằng đắc căn, đắc căn không bằng đắc lệnh.

Tỉ Kiên = trợ giúp
Sinh = Ấn
Căn = ngũ hành đồng loại
Lệnh = tọa TS, ĐV, LQ, QĐ

kimcuong
24-06-13, 12:47
Thí dụ:



Giáp
Bính
ẤT
Canh



Dần
Sửu
Thìn


quí
giáp bính mậu
kỉ quí tân
mậu ất quí



đế vượng





1- đắc lệnh: Ất đế vượng ở tháng sinh Dần
2- đắc căn: Ất đắc trung khí ở Thìn
3- đắc địa: Ất không TS (Ngọ), âm can không Nhận ở Dần, không Mộ
4- đắc sinh: Ất có Quí thiên ấn tàng ở trụ năm, ngày và giờ
5- đắc trợ: Ất có Giáp kiếp tài ở trụ năm

> Tương tác thiên can địa chi:
1- Ất Canh hợp (Ất hợp Quan tinh) không hóa
2- Canh khắc Giáp xa trụ
3- Thìn Tí hợp xa trụ (thủy)

* Xét chất lượng của Ấn: tuy Thủy gọi là suy yếu ở tháng Dần, nhưng Quí tàng nhiều trong các địa chi Tí, Sửu, Thìn (cung mệnh Hợi), không bị xung phá (xung hung nhất là có Ngọ), nên ấn tinh sinh cho nhật chủ rất có hiệu lực.

*** Mặt khác, tinh tế hơn là nhận xét nếu không phải là đương lệnh thì nên tàng không nên thấu, vì thấu ra là dễ bị khắc chế tiết háo ngay; như Quí thủy lộ thì chịu bị Bính hỏa phản khắc, vì Bính cũng có cường căn.

Như vậy, Ất không đắc địa, nhưng được đắc lệnh, đắc căn, đắc sinh, đắc trợ, hàng địa chi không phản chế nhau, Ất được luận là thân vượng.

*** Nhận xét thêm hơn rằng, 1 trong những các loại Đắc cũng không cần thiết phải có, bởi vì nếu quá nhiều thì chỉ thêm ngũ hành trở nên thái vượng, dễ phải tòng cường, tòng vượng và lệ thuộc vào đại vận.

kimcuong
24-06-13, 16:05
Giáp
Mậu
CANH
Quí



Thìn
Dần
Mùi (kv)



Dưỡng





1- không đắc lệnh: Canh tọa Dưỡng ở tháng Thìn
2- không đắc căn: Canh, Tân không tàng trong Tí, Thìn, Dần, Mùi (kể cả cung mệnh Ngọ)
3- đắc địa: Canh được Quan Đái ở Mùi (tuy nhiên, Mùi Không Vong, nên tính chất của Kỉ, Đinh, Ất đều bị trì hãm)
4- đắc sinh: Canh được Mậu Thìn sinh
5- không đắc trợ: Canh không có Tỉ Kiếp tàng, chỉ có 1 Canh ở cung mệnh

Như vậy, chỉ có 1 yếu tố đắc sinh nên luận là thân nhược. Hoàn toàn nhờ ở Ấn và Tỉ Kiếp. Thực tế người này học rất giỏi, đã có bằng Thạc sĩ, nhưng chỉ thích "học" không thích đi làm và tâm lý thường dao động.

Được đắc sinh vì Ấn, nên cha mẹ lo lắng đầy đủ, nhưng khác biệt là Chính Ấn trong Mùi bị KV, nên tình cảm với mẹ ruột rất lu mờ. Thiên Tài Giáp có bản khí ở Dần gọi là đắc cường căn, nên rất quí mến cha.

ThựcThần
25-06-13, 19:04
Kim Cương đạo hữu nghiêm cứu nhiều món quá !!!
Ngày trước, đạo hữu khoái món "cách cục", bây giờ thêm vượng suy cường nhược nữa !!!

chung
25-06-13, 21:34
Kim Cương đạo hữu nghiêm cứu nhiều món quá !!!
Ngày trước, đạo hữu khoái món "cách cục", bây giờ thêm vượng suy cường nhược nữa !!!

Hi Thực Thần,

Như mình biết theo trình tự luận mệnh. Bước đầu luận cách cục thành bại, sau luận thân vượng nhược để xác định cát hung gây bởi cách cục đó.

Như ý bạn thì cô Kim Cương đang chuyển hướng nghiên cứu. Thật sự thì không phải vậy. Cách cục và vượng nhược không thể tách rời khi luận mệnh. Tùy theo trường phái có phân trước sau. Cô viết thêm topic này để làm rõ vấn đề cho các thành viên nhập môn.

kimcuong
26-06-13, 10:40
Chào Chung, thật ra không phải định trình tự trước sau của việc luận cách cục và thân vượng nhược với ý nghĩa điểm nào quan trọng hơn.

Gửi các bạn: Nếu tách rời luận Cách và luận Vượng Nhược thì vẫn chưa nhìn thấy mối liên kết thế nào trong môn Tử Bình. Tất cả bài luận giải của tôi đều nhận xét cả hai.

thachmoc
26-06-13, 11:16
Xét vượng nhược căn cứ vào tứ đắc, không chỉ nhật chủ mà phải xét đầy đủ các hành trong tháng đó mới là thấu đáo.
ThựcThần chắc chưa xem kỹ các bài luận của chị Kim cương, cách cục và vượng suy luôn được chị song luận chưa bao giờ tách rời cả. Cách đó không phải giờ đây mới áp dụng mà từ UHTB hay TBCT đã luận như vậy rồi.

Ito
27-06-13, 12:28
Chị Kim Cương và các anh chị trên diễn đàn có thể nói thêm vượng nhược của các can âm được không ạ? Ví dụ nhật can Kỷ sinh tháng Sửu thì có được coi là đắc lệnh? Cảm ơn các anh chị.

thachmoc
27-06-13, 13:01
Can âm bạn cũng xét giống can dương nhưng cần lưu ý khi dùng bảng SVTT: vòng can dương đi từ Trường sinh đến Dưỡng thuận chiều của 12 địa chi, còn can âm thì nghịch chiều 12 địa chi. Tham khảo bảng dưới đây:



STT
Vòng Trường sinh
Ngày can dương (thuận)
Ngày can âm (nghịch)




Giáp
Bính/Mậu
Canh
Nhâm
Ất
Đinh/Kỷ
Tân
Quý


1
Trường sinh
Hợi
Dần
Tị
Thân
Ngọ
Dậu

Mão


2
Mộc dục

Mão
Ngọ
Dậu
Tị
Thân
Hợi
Dần


3
Quan đới
Sửu
Thìn
Mùi
Tuất
Thìn
Mùi
Tuất
Sửu


4
Lâm quan
Dần
Tị
Thân
Hợi
Mão
Ngọ
Dậu



5
Đế vượng
Mão
Ngọ
Dậu

Dần
Tị
Thân
Hợi


6
Suy
Thìn
Mùi
Tuất
Sửu
Sửu
Thìn
Mùi
Tuất


7
Bệnh
Tị
Thân
Hợi
Dần

Mão
Ngọ
Dậu


8
Tử
Ngọ
Dậu

Mão
Hợi
Dần
Tị
Thân


9
Mộ
Mùi
Tuất
Sửu
Thìn
Tuất
Sửu
Thìn
Mùi


10
Tuyệt
Thân
Hợi
Dần
Tị
Dậu

Mão
Ngọ


11
Thai
Dậu

Mão
Ngọ
Thân
Hợi
Dần
Tị


12
Dưỡng
Tuất
Sửu
Thìn
Mùi
Mùi
Tuất
Sửu
Thìn



Như vậy, Kỷ mộ tại Sửu thì không được coi là đắc lệnh được.

Tắc Minh
27-06-13, 15:26
Thưa chị Kim Cương, anh Thachmoc cùng toàn thể anh em Kim Tử Bình
Theo hướng em xem xét vượng suy, em thường dùng lệnh tháng làm để cương, xác định Vượng Tướng Hưu Tù Tử
Như vậy sẽ dễ dàng hơn trong việc luận thân vượng suy ra sao
Vài dòng non nớt, có gì chỉ dạy em giúp
Thân Ái
Tắc Minh

thachmoc
27-06-13, 16:12
Tất nhiên lệnh tháng là quan trọng nhất, nhưng chưa đủ. Nhật chủ đắc địa, được Ấn sinh Tỷ trợ mà không đắc lệnh thì vẫn có thể xét thân vượng được chứ. Bởi xét đúng thân vượng, thân nhược ảnh hưởng nhiều đến chọn đúng Dụng thần (cái cốt lõi của Tử Bình) sau này, vậy nên cần chú ý xét đủ tứ đắc nhé.

Ở đây chị Kimcuong đã hướng dẫn rất cụ thể và có cả ví dụ minh họa, các bạn lấy đó làm tiền đề cho việc xét đoán thân vượng, thân nhược về sau.

thaymo
27-06-13, 17:29
rất cảm ơn cô Kimcuong về bài viết này,

trân trọng thaymo

PhuocLoc
28-06-13, 12:26
Nguyên tắc hết sức CƠ BẢN về VƯỢNG - SUY / CƯỜNG - NHƯỢC

1. Vượng hay suy là xét nhật can và lệnh tháng (nguyệt lệnh), giả sử Giáp sinh tháng Dần mão / Hợi Tý là VƯỢNG; sinh tháng còn lại là SUY

2. Từ yếu tố VƯỢNG hay SUY ở trên, xét đến các yếu tố khác là: THÔNG CĂN / LỘC / VƯỢNG / TỶ KIẾP / ẤN / hoặc TIẾT/ XUNG -HÌNH -HẠI CĂN / v.v... để kết luận (thân) CƯỜNG hay (thân) NHƯỢC.

Có các hệ quả:

--> VƯỢNG mà NHƯỢC

--> VƯỢNG mà CƯỜNG -> xem xét thêm là TÒNG được hay ko.

--> SUY mà CƯỜNG

--> SUY mà NHƯỢC -> xem xét thêm là TÒNG được hay ko.

thiếu bá
28-06-13, 19:07
Kỷ mộ tại Sửu thì không được coi là đắc lệnh được

thiếu bá không nghĩ như vậy, Sửu thì Kỷ nắm lệnh rùi.

Tắc Minh
28-06-13, 21:25
chào anh chị em diễn đàn Kim Tử Bình
thông qua bài viết của chị Kim Cương, em thấy xét vượng suy ở chỗ này rất đúng

Vượng: Lâm Quan, Đế Vượng
Tướng: Trường Sinh, Mộc Dục, Quan Đái
Hưu: Suy, Bệnh
Tù: Tử, Mộ
Tử: Tuyệt

và thông qua vài dòng của anh PhuocLoc

2. Từ yếu tố VƯỢNG hay SUY ở trên, xét đến các yếu tố khác là: THÔNG CĂN / LỘC / VƯỢNG / TỶ KIẾP / ẤN / hoặc TIẾT/ XUNG -HÌNH -HẠI CĂN / v.v... để kết luận (thân) CƯỜNG hay (thân) NHƯỢC.

Có các hệ quả:

--> VƯỢNG mà NHƯỢC

--> VƯỢNG mà CƯỜNG -> xem xét thêm là TÒNG được hay ko.

--> SUY mà CƯỜNG

--> SUY mà NHƯỢC -> xem xét thêm là TÒNG được hay ko.
Em đã hiểu thêm nhiều hơn về tử bình
Xin cám ơn anh chị đã chia sẻ kinh nghiệm của mình
Thân Ái
Tắc Minh

thachmoc
28-06-13, 23:43
thiếu bá không nghĩ như vậy, Sửu thì Kỷ nắm lệnh rùi.

Điểm này Thachmoc nghĩ rằng: Tháng Sửu Kỷ thổ quả là nắm lệnh, nhưng nhật chủ Kỷ sinh tháng Sửu, khí thổ nhập mộ thì không thể coi là đắc lệnh được. Nếu không chấp nhận Mậu mộ tại Tuất, Kỷ mộ tại Sửu là thời kỳ khí thổ đang suy vi thì bảng SVTT hẳn không có ý nghĩa gì với Mậu Kỷ cả. Khí Thổ (một trong 5 khí ngũ hành) khi đó giải thích quy luật xoay vần như thế nào đây?

Cái gọi là "hệ quả" từ việc xét VƯỢNG hay SUY phối hợp với yếu tố khác mà PhuocLoc đề cập, các bạn có thể xem thêm ở Chương 6 - Tử Bình chân thuyên bình chú để hiểu rõ. Trích ra một đoạn như sau:



Vượng suy cường nhược 4 chữ, người xưa luận mệnh, thường bị trói buộc hỗ dụng, chẳng biết xem phân biệt. Suy cho cùng thì đắc thời vượng, thất thời suy; phe đảng nhiều thì cường, cô thế ít được giúp là nhược.

Cũng có khi tuy vượng mà nhược, tuy suy mà cường, xem xét phân biệt sẽ tự rõ lý ấy. Xuân mộc, hạ hỏa, thu kim, đông thủy, là đắc thời, thêm tỉ kiếp ấn thụ thông căn phò trợ thì phe đảng nhiều. Giáp Ất mộc sanh ở tháng Dần Mão, đắc thời vượng; can Canh Tân thêm chi Dậu Sửu, tất phe đảng kim nhiều, mộc cô thế ít được giúp. Can Bính Đinh thêm chi Tị Ngọ, tất phe đảng hỏa nhiều, mộc tiết khí qúa nhiều, tuy nắm lệnh cũng chẳng cường. Giáp Ất mộc sanh ở tháng Thân Dậu, thất giờ tất suy, như có Tỷ Ấn trùng điệp, chi năm tháng giờ, lại thông căn Tỷ Ấn, tức là phe đảng nhiều, tuy thất thời mà chẳng nhược. Không riêng gì luận ngày chủ như thế mà hỉ dụng kị thần cũng luận như vậy.


Nguyên tắc thì rất "cơ bản" nhưng thực tế vận dụng lại chẳng dễ dàng gì. Có người cả đời chỉ loanh quanh 2 chữ vượng nhược đó.

thiếu bá
29-06-13, 00:23
TBCTBC hình như không có đoạn nào luận vòng trường sinh như vậy !?

Môn Tử bình chú trọng lệnh tháng tàng các can trong đó, nắm lệnh liền cho là vượng không nắm thì suy. Tương ứng với đó là khái niệm đắc thất...

kimcuong
30-06-13, 12:46
Chương 6 mà thachmoc đề cập đúng là có đoạn luận vòng SVTT như thế. Chương này luận rõ thế nào là Đắc Thời mà Suy, Thất Thời mà Vượng, đều là biến hóa do các trụ khác làm ra. Vì thế cũng nên xét đoán trong tứ trụ, khi nào KỈ SỬU suy hay vượng.

Đó là lẽ nhất thiết. Nói về ưu tiên, trọng khinh, trước sau, dĩ nhiên phải có qui luật, chứ còn phân vân cả đời về vượng suy thì tiếc quá!

Câu nói chốt lại của chương đó là:


Tóm lại can nhiều không bằng chi trọng, khi thông căn lại lấy chi của nguyệt lệnh là tối trọng vậy.

ta hiểu có 2 vấn đề:
- can / chi
- thông căn

Trong 2 vấn đề trên đều lại có phân biệt:
- can / chi: cùng trụ, khác trụ, gần trụ, xa trụ, nhiều thiên can hay chỉ có 1.
- thông căn: bản khí, trung khí, dư khí, nguyệt lệnh
- xung khắc hợp xảy ra là phá hay phò trợ

Nhưng tối trọng vẫn là NGUYỆT LỆNH.

Nên khi luận Giáp sinh tháng Thìn, nguyệt lệnh là Thìn thổ, vậy Giáp không được LỆNH (cũng là vì tọa Suy địa)
- Ưu tiên 1 không thỏa
-> xét ngũ hành cùng loại, ta thấy có Ất trong Thìn; điều kiện này thỏa đáng gọi là đắc phò, tuy nhiên nếu Ất thấu ra thì mạnh hơn nữa.

Vấn đề thông căn còn bám sát ưu tiên CÙNG TRỤ, nên nếu có trụ thiên can là Kỉ, địa chi là Sửu thì không thể xét nhược. Điều cho rằng "âm nhập mộ vô khí" là nói khác trụ, như trụ ngày có can là Kỉ mà có Sửu ở các trụ khác. Nếu là tháng Sửu thì vẫn xem là trọng hơn trụ năm, trụ ngày và trụ giờ (để ý đến qui luật về gần/xa trụ). Thiệu Vĩ Hoa nói nhật chủ âm nhập mộ vô khí là nói đến nhật chủ và lệnh tháng, chứ không nói đến nguyên tắc CÙNG TRỤ.


Điểm này Thachmoc nghĩ rằng: Tháng Sửu Kỷ thổ quả là nắm lệnh, nhưng nhật chủ Kỷ sinh tháng Sửu, khí thổ nhập mộ thì không thể coi là đắc lệnh được. Nếu không chấp nhận Mậu mộ tại Tuất, Kỷ mộ tại Sửu là thời kỳ khí thổ đang suy vi thì bảng SVTT hẳn không có ý nghĩa gì với Mậu Kỷ cả. Khí Thổ (một trong 5 khí ngũ hành) khi đó giải thích quy luật xoay vần như thế nào đây?

Vấn đề của Mộ/Khố lại là chuyện khác, quả là nói hoài không hết. Ưu tiên là Dương Can nhập mộ là chánh ngũ hành có Mộ, tức có khí, còn Âm Can nhập mộ thì kém hơn. Đó là như Giáp gặp Mùi là chánh mộ, vì Mùi là khố của ngũ hành Mộc.

Thìn Tuất Sửu Mùi phải có cái nhìn khác, vì đã là Thổ, thì Thổ không nhập mộ vào Thổ được! Mà chính nó là Mộ của các ngũ hành khác. Vì thế nói Kỉ Sửu nhập mộ là chỉ tính toán trong bảng SVTT tự động phải ghi các trình tự như thế, nhưng nói là suy thì không có ý nghĩa gì, lúc này mới dùng các điều kiện khác (như thí dụ Giáp Thìn) mà suy luận vượng nhược của tứ trụ.

Mậu Tuất vượng hơn Kỉ Sửu vì thực chất Tuất là Hỏa khố (dần ngọ tuất), còn Sửu là Kim khố (tị dậu sửu). Kỉ sinh tháng Sửu thì ý nghĩa là thổ sinh kim nên có thể bị suy kém hơn nữa trong trường hợp tứ trụ bất thuận lợi cho Kỉ. Còn Mậu vừa là bản khí của Tuất, lại là kho của ngũ hành hỏa nên Mậu Tuất có ý là được Hỏa sinh.

(Được sinh là đắc trợ, còn Tiết thì không đắc; lại phải hiểu thêm như vậy).

thachmoc chú ý thêm nhé, qua đó chúng ta cũng hiểu vì sao Mậu và Bính cùng vị trí giống nhau, Đinh và Kỉ cũng thế. Đó là vì Thổ không phân biệt như các thiên can khác được, mà phải kí gửi vào Hỏa là nhờ Hỏa sinh.

Các bạn bàn luận với nhau rất tốt, như thế mới hiểu rõ ràng được. Nên tiếp tục.

thiếu bá
01-07-13, 18:23
Mậu Tuất vượng hơn Kỉ Sửu vì thực chất Tuất là Hỏa khố (dần ngọ tuất), còn Sửu là Kim khố (tị dậu sửu). Kỉ sinh tháng Sửu thì ý nghĩa là thổ sinh kim nên có thể bị suy kém hơn nữa trong trường hợp tứ trụ bất thuận lợi cho Kỉ. Còn Mậu vừa là bản khí của Tuất, lại là kho của ngũ hành hỏa nên Mậu Tuất có ý là được Hỏa sinh.

(Được sinh là đắc trợ, còn Tiết thì không đắc; lại phải hiểu thêm như vậy).


Trong ngũ hành thì thổ là hành tương đối đặc biệt bởi khả năng dung dưỡng hành khác. Vì vậy tháng Sửu nếu suy là thổ sinh kim có thể làm thổ suy kém vì nó sẽ trái với lý "mẹ vượng con tướng"... Thực ra theo em vấn đề đặt ở vòng trường sinh và sự phân định can âm dương.

thachmoc
02-07-13, 11:00
Tầm quan trọng của NGUYỆT LỆNH hẳn ai học Tử Bình cũng phải nhận ra. Ở trên thachmoc cũng đề cập rằng Nguyệt lệnh là quan trọng nhất, và cũng không phủ nhận điểm anh Thiếu bá đưa ra: nắm lệnh là vượng, không nắm lệnh là suy, bởi đây cũng là điểm rất cơ bản. Ở đây thachmoc chỉ muốn làm rõ một sự sai khác của hành thổ trong sự chuyển động sinh hóa mà thành của ngũ khí xét qua bảng SVTT.

Bảng SVTT mô tả diễn tiến đó như thế nào? Hãy xem: Giáp mộc sinh ở Hợi, lộc ở Dần nên sinh Bính hỏa, Bính hỏa sinh Mậu thổ, Bính Mậu đến Tỵ sinh Canh kim, Canh kim đi đến Thân mà sinh Thủy, Thủy đi đến Hợi mà sinh Mộc.

Như vậy điểm sai số chính tại vị trí Hỏa Kim. Nếu theo diễn tiến của ngũ hành tương sinh thì Kim phải nhận Trường sinh ở đất Thổ chứ không phải đất Hỏa? Và để không trái với quy luật thì Thổ nhờ Hỏa sinh phải cần ký gửi vào Hỏa để bốn phương luân chuyển Đông Tây Nam Bắc, quy luật bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông không trái với tự nhiên.

Nói đến khả năng dung dưỡng các hành khác của thổ, thật ra là nói đến khí ngũ hành lưu chuyển dưới địa chi, không bao gồm thiên can. Có bao giờ chúng ta nghe nói ngũ hành thiên can có phân táo thấp không, chắc chỉ có địa chi mới có phân biệt rõ ràng này (trừ Tý Mão Dậu thuần thủy mộc kim mà không phân biệt táo thấp). Trường hợp xét tam hợp cũng vậy, Dần Ngọ Tuất – Tuất là mộ của hỏa. Tị Dậu Sửu – Sửu là mộ của kim… đó là biểu hiện của khí ngũ hành sinh vượng và thu tàng qua 12 địa chi.

Hình tượng trời tròn, đất vuông nói rõ hơn điểm này. Ngũ hành thiên can động lưu chuyển nơi tương sinh hình tròn tượng cho trời tròn. Chi tĩnh có 4 phương khác biệt không hoán chuyển không thay đổi mang thế vững chãi của đất tượng là hình vuông. Khí ngũ hành dưới địa chi không lưu chuyển 5 phương như thiên can mà chỉ có 4 phương Đông Tây Nam Bắc và Thổ được xem là TW. Người xưa nói: “Thiên nhất sinh Thuỷ, Địa lục thành chi, Địa nhị sinh Hỏa, Thiên thất thành chi, Thiên tam sinh Mộc, Địa bát thành chi, Địa tứ sinh Kim, Thiên cửu thành chi, Thiên ngũ sinh Thổ, Địa thập thành chi”. Theo thứ tự: từ 1 thủy đi đến 2 hỏa đến 3 mộc đến 4 kim, khi đó đầy đủ khí của 4 phương đã xuất hiện. Đây gọi là lúc Sinh. Bốn phương khi đó mới quy về trung ương gọi là nhập Thổ, sau khi nhập Thổ mới Thành. Sau khi nhập thổ Khí mới thành Chất, Thể mới thành Dụng. Sau khi nhập thổ mới có 6 7 8 9, bốn phương hình thành. Thổ đóng vai trò TW, đóng vai trò cơ sở sản xuất chung cho cả 4 khí thành 4 chất. Không chỉ Hỏa khí quy tàng ở Thổ mà toàn bộ 4 khí đều quy tàng ở Thổ (Ở đây thachmoc tham khảo một bài của bác Thất Sát bên tuvilyso.org).

Một mặt thấy rằng bảng SVTT bản chất biểu diễn ngũ hành thiên can tọa trên 12 địa chi, lấy cái lý “mẹ vượng con tướng” mà xét Mậu Kỷ sinh vượng mộ tuyệt cùng Bính Đinh hay xét Mậu Kỷ cứ tọa Thìn Tuất Sửu Mùi thì vượng, các chi khác thì suy? Nếu xét theo bảng “nhân nguyên tư lệnh ca quyết” thì các tháng Thìn Tuất Sửu Mùi, Mậu/Kỷ chia nhau hành quyền 18 ngày, tại Tý Mão Dậu, Mậu Kỷ còn tuyệt kh, các tháng còn lại Mậu Kỷ chỉ chiếm 5-7 ngày. Tóm lại, vượng suy của nhật nguyên Mậu Kỷ phải đánh giá như thế nào đây?

Thachmoc chưa hiểu hết và nắm vững được học thuyết Âm Dương ngũ hành và ở trên cũng không nêu rõ ý của mình được. Xin ý kiến của chị Kim Cương và các bạn.

thiếu bá
02-07-13, 13:08
Bảng SVTT mô tả diễn tiến đó như thế nào? Hãy xem: Giáp mộc sinh ở Hợi, lộc ở Dần nên sinh Bính hỏa, Bính hỏa sinh Mậu thổ, Bính Mậu đến Tỵ sinh Canh kim, Canh kim đi đến Thân mà sinh Thủy, Thủy đi đến Hợi mà sinh Mộc.

Như vậy điểm sai số chính tại vị trí Hỏa Kim. Nếu theo diễn tiến của ngũ hành tương sinh thì Kim phải nhận Trường sinh ở đất Thổ chứ không phải đất Hỏa? Và để không trái với quy luật thì Thổ nhờ Hỏa sinh phải cần ký gửi vào Hỏa để bốn phương luân chuyển Đông Tây Nam Bắc, quy luật bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông không trái với tự nhiên.


Cái lý sinh cũng chỉ là một quan niệm, bốn mùa xuân hạ thu đông xoay vần, đông - thuỷ vượng, xuân - mộc vượng, hạ - hoả vượng, thu - kim vượng đều là thành cả, vậy theo cái lý vượng mà nói thì vị trí của kim không có gì khó hiểu.

Duy có hành thổ thì có khác, thể đồ là trung tâm, dụng thư tán ở tứ duy. Vị trí trường sinh của thổ gắn với vị trí 2 quẻ Cấn Khôn, phép Tử bình lấy thổ trường sinh ở Dần (gửi ở Hoả) là có lý riêng... Khái niệm mượn vốn dĩ là "Hư" :4:

kimcuong
02-07-13, 13:31
Vị trí Khôn, Cấn là 2 cung Thổ. Nên nói Hỏa sinh Thổ là nói ngũ hành tương sinh.

kimcuong
02-07-13, 13:42
12 vị trí từ Sinh đến Dưỡng của 10 thiên can đặt theo quy luật "Dương sinh Âm tử", "Dương thuận Âm nghịch".

Thí dụ về Mộc, Giáp sinh ở Hợi , Ất tử. Ất sinh ở Ngọ là nơi Giáp tử. Vì thuận nghịch mà Giáp Ất cùng vượng ở vị trí Lâm Quan, Đế Vượng. Vì thế mới nói rằng tháng Dần, tháng Mão là Mộc vượng:




Ts
Md

Lq
Đv
Suy
Bệnh
Tử
Mộ
Tuyệt
Thai
Dưỡng


Hợi
Giáp






Ất








Giáp




Ất







Sửu


Giáp


Ất








Dần




Giáp

Ất









Mão




Ất

Giáp









Thìn


Ất


Giáp








Tị

Ất




Giáp







Ngọ
Ất






Giáp






Mùi








Giáp


Ất


Thân










Giáp

Ất



Dậu









Ất
Giáp



Tuất








Ất


Giáp



Giáp Ất cùng tọa Thai, Tuyệt ở tháng Thân, Dậu. Vì thế mới nói Mộc tuyệt ở mùa Thu.

Vẽ hình tròn như bát quái âm dương đồ thì thấy rõ hơn. Đồ hình mà xoay được thì thấy phần dương và phần âm xoay chiều nghịch nhau. Chính là nói đến thời gian, thí dụ hiện thời là dương (ngày) thì âm không thấy (đêm vừa hết). Trong buổi tối thì ngày đã hết. Nhưng ngày đêm vẫn xoay vần, như tiết mùa, hết năm này sang năm khác...

kimcuong
02-07-13, 13:59
Như thachmoc viết:


Bảng SVTT mô tả diễn tiến đó như thế nào? Hãy xem: Giáp mộc sinh ở Hợi, lộc ở Dần nên sinh Bính hỏa, Bính hỏa sinh Mậu thổ, Bính Mậu đến Tỵ sinh Canh kim, Canh kim đi đến Thân mà sinh Thủy, Thủy đi đến Hợi mà sinh Mộc.

Đây là trích dịch từ Tinh Lịch Khảo Nguyên viết rằng: "Cố mộc phương vượng, nhi hỏa dĩ sinh; hỏa phương vượng, nhi kim dĩ sinh; kim phương vượng, nhi thủy dĩ sinh; thủy phương vượng, nhi mộc dĩ sinh."

Nhưng không nên hiểu rằng Bính Mậu sinh ra Canh Kim, và tự hỏi tại sao đã nói "hỏa sinh thổ", lại còn "hỏa sinh kim"?

Chủ ý là nói đến phương hướng. Trên đồ hình ta thấy sau Bính Ngọ Đinh (cung Ly) là Mùi Khôn Thân (cung Khôn). Sau phương Hỏa vượng (tức nói Bính tọa Lâm Quan ở Tị, Đinh được Đế Vượng) thì phương Tây tiếp nối, nên vị trí của Canh (bản khí của Thân) gọi là được Sinh tại đây. (Sinh là mới xuất hiện vậy, không phải trực tiếp do Hỏa sinh ra)

Thìn Tuất Sửu Mùi là trung ương Thổ, khi chia ra vị trí ở đồ hình thì được gửi ở 4 góc. MÙI là nơi Giáp mộ, nên Mùi được đặt sau cung Ly. Vì thế mới có tháng mùa hè chia ra là tháng Tị, tháng Ngọ rồi đến tháng Mùi.

Đại diện cho hình khí là dương can, nên MẬU kí gửi vào BÍNH, đại diện cho chất của ngũ hành là âm can, nên KỈ gửi vào ĐINH.




Ts
Md

Lq
Đv
Suy
Bệnh
Tử
Mộ
Tuyệt
Thai
Dưỡng


Hợi






Canh


Bính
Đinh











Canh

Đinh
Bính



Sửu








Đinh
Canh


Bính


Dần
Bính






Đinh

Canh




Mão

Bính




Đinh



Canh



Thìn


Bính


Đinh





Canh


Tị
Canh


Bính
Đinh









Ngọ

Canh

Đinh
Bính









Mùi


Đinh
Canh


Bính








Thân

Đinh

Canh


Bính







Dậu
Đinh



Canh


Bính






Tuất





Canh


Bính






Vì muốn làm rõ Bính, Đinh và Canh nên tôi không ghi Mậu và Kỉ vào cùng với Bính Đinh. Các bạn tự ghi thêm.

Như thế nói 1 việc mà phải tìm nguyên cơ từ Đồ Thư mới rõ.

Các bạn chú ý cách sắp xếp hàng dọc "Hợi Tí Sửu" rồi đến "Dần Mão Thìn"...v.v.. hoàn toàn là muốn nói đến 12 tiết mùa. Bảng SVTT vì thế là do 12 tháng trong năm mà thành.

(Nếu sắp xếp Tí, Sửu, Dần, Mão..... cho đến Hợi, chúng ta sẽ lại có một bảng sinh vượng tử tuyệt khác. Các bạn thử tự làm sẽ hiểu thêm).

kimcuong
02-07-13, 14:48
Bảng SVTT của 10 thiên can và 12 địa chi dựa vào quy luật Tiêu Trưởng của Âm Dương như đoạn dưới đây (thachmoc vừa gửi lên trong bài Sự hình thành và phát triển học thuyết âm dương ngũ hành (http://kimtubinh.net/showthread.php?480-S%E1%BB%B1-h%C3%ACnh-th%C3%A0nh-v%C3%A0-ph%C3%A1t-tri%E1%BB%83n-h%E1%BB%8Dc-thuy%E1%BA%BFt-%C3%A2m-d%C6%B0%C6%A1ng-ng%C5%A9-h%C3%A0nh))


Bên cạnh quy luật âm dương đối lập, thống nhất còn có quy luật tiêu trưởng và thăng bằng của âm dương nhằm nói lên sự vận động không ngừng, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa hai mặt âm dương để duy trì tình trạng thăng bằng tương đối của sự vật. Nếu mặt này phát triển thái quá sẽ làm cho mặt khác suy kém và ngược lại. Từ đó làm cho hai mặt âm dương của sự vật biến động không ngừng. Sự thắng phục, tiêu trưởng của âm dương theo quy luật "vật cùng tắc biến, vật cực tắc phản". Sự vận động của hai mặt âm dương đến mức độ nào đó sẽ chuyển hóa sang nhau gọi là "dương cực sinh âm, âm cực sinh dương". Sự tác động lẫn nhau giữa âm đương luôn nảy sinh hiện tượng bên này kém, bên kia hơn, bên này tiến, bên kia lùi. Đó chính là quá trình vãn động, biến hóa và phát triển của sự vật, đồng thời cũng là quá trình đấu tranh tiêu trưởng của âm dương.

thiếu bá
02-07-13, 16:33
thiếu bá bổ sung thêm âm dương tiêu trưởng vòng trường sinh: Dưỡng - Suy, Trường sinh - Bệnh, Mộc dục - Tử, Quan đới - Mộ, Lâm quan - Tuyệt, Đế vượng - Thai

tuongduy
14-05-24, 11:07
Kéo bài này lên, học lại cho kỹ, vì lý thuyết TB khác hẳn các môn khác ở vòng âm dương tiêu trưởng này.
Có những ngoại lệ mà luận ngay thân nhược, như khuyết hành trong 4 trụ, mặc cho nhật chủ vượng khí ở lệnh tháng, có ai đồng ý không?