PDA

View Full Version : Papillon-Chương Cường Nhược (Thiên Lý Mệnh Cảo)



papillon
12-07-13, 12:13
+ Cận, mất lệnh và ít bị khắc tiết. Ví như:


Giáp Dần

Bính Tý

Đinh Mão
(Nhật chủ)

Kỉ Tị



Giáp,Bính,Mậu

Quý

Ất

Bính,Mậu,Canh



Tử

Tuyệt

Bệnh

Đế vượng




Đinh hỏa tuy Tử ở mùa đông ( cực nhược) mà mất lệnh. Song, tứ trụ lại đều không gặp thủy khắc cùng thổ tiết, mà lại có 4 mộc 2 hỏa trợ giúp, cho nên cũng thành là Trung Nhược.

Xin cảm ơn anh lesoi đã dành nhiều công sức dịch sách hay cho mọi người được mở rộng hiểu biết.
Nay em có một số thắc mắc xin nhờ anh và mọi người giải thích dùm.
1. Can giờ: là Ất Kiêu mới đúng theo Bảng Tra Can Giờ. Mong anh xem lại.
2. Em muốn hỏi là: liệu xét tứ vi này là nhược có đúng ko. Vì tứ trụ này:
a. Mặc dù không được lệnh, tứ trụ lại thiếu 2 chất.
b. Nhưng : Mùa đông có hỏa vượng sưởi ấm. Nhật can Đinh: thông gốc chi giờ, lại có can tháng trợ thân. Hơn nữa lại có Ấn vượng sinh thân. Như vậy là: đắc khí, được sinh thân mạnh, được giúp.

====> phải xét tứ trụ này là vượng mới đúng chứ ? Và em cũng băn khoăn việc: tứ trụ thiếu Kim, Thổ nên mất cân bằng sẽ gây ra việc gì?

Cảm ơn anh và mọi người trước.
Link tứ trụ này: http://i1363.photobucket.com/albums/r720/papillonhn/Tlymenhcao_zpsfb5ef906.png

kimcuong
12-07-13, 13:06
Can giờ đúng là Ất, không phải Kỉ. 2 chữ này tiếng Hoa gần giống nhau, nên bị đánh máy sai. Trong đoạn luận giải thì đúng là có "4 mộc": giáp, dần, ất, mão.

Nhiều tài liệu thường phạm lỗi đánh máy này. Các bạn tự kiểm tra các tứ trụ ví dụ như thế là rất đúng.

Ngoài ra, tôi đề nghị sửa lại chữ "cận" trong đoạn lesoi dịch:


+ Cận, mất lệnh và ít bị khắc tiết.

Chính ra là "Chỉ bị thất lệnh mà ít bị khắc tiết" thì rõ nghĩa hơn. Bởi vì không phải là gần hay xa khi nói đến thất lệnh, tháng sinh đương nhiên là kề bên trụ ngày. Ở đây tác giả nhấn mạnh nhật chủ chỉ bị 1 yếu tố là thất lệnh, nhưng không bị thêm khắc và tiết.

Thất lệnh thì rõ: Đinh hỏa sinh tiết Đại tuyết, tọa Tuyệt, luận nhược
Không bị khắc ở thiên can: Quí thủy không thấu
Không bị tiết ở thiên can: Mậu thổ không thấu

Nếu không thấu thì lực khắc tiết yếu, vì Quí và Mậu chỉ tàng trong địa chi, nên tác giả luận là "trung nhược".

Đó là ý kiến của tác giả viết Thiên Lý Mệnh Cảo. Còn câu hỏi của papillon rất hay, các bạn bàn luận thêm:


a. Mặc dù không được lệnh, tứ trụ lại thiếu 2 chất.
b. Nhưng : Mùa đông có hỏa vượng sưởi ấm. Nhật can Đinh: thông gốc chi giờ, lại có can tháng trợ thân. Hơn nữa lại có Ấn vượng sinh thân. Như vậy là: đắc khí, được sinh thân mạnh, được giúp.

* Tứ trụ có thiếu chất không? Nói là "thiếu" nghĩa là không thấu ra thiên can, hay hoàn toàn khuyết hẳn trong can chi mới gọi là thiếu?
* Luận mùa đông có hỏa vượng sưởi ấm, hay luận nhật chủ Hỏa sinh mùa đông là suy nhược, luận thế nào là ưu tiên trước?

thachmoc
12-07-13, 16:52
Theo thachmoc, đã nói khuyết hành thì cả tứ trụ can chi và cung mệnh đều không có mặt hành đó.
Trụ trên nên luận mùa đông cần hỏa điều hầu cân nhắc trước, sau mới xét vượng nhược của nhật chủ.
Xin ý kiến của anh chị và các bạn.

kimcuong
13-07-13, 12:46
Tôi cũng luận "thiếu" tức là "khuyết" hành trong toàn bộ Can và Chi của tứ trụ và cả cung mệnh, như thachmoc viết. Hễ có 1 dư khí thì vẫn phải nhìn nhận là có ngũ hành đó, không xem là thiếu. Ngũ hành dư khí có lộ ra thiên can hay không là vấn đề khác. Vả lại, tứ trụ thì chỉ có 4 trụ, không thể nào lộ ra cả 5 ngũ hành được, vì thế nếu không thấy ở thiên can mà xem là thiếu thì không hợp lý.

Về thí dụ trên, tôi đồng ý rằng tứ trụ đã hội đủ điều kiện chuyển sang Vượng, không còn gọi là Nhược được nữa, vì có đủ căn, sinh trợ là Giáp Ất Bính. Nếu nói theo Vi tiền bối thì có thể xem là "thứ cường", vì thất lệnh là điểm chủ yếu nhất. Nếu không có nguyệt lệnh thì không liệt vào hàng Tối cường hay Trung cường được.

Các bạn cũng thấy rằng luận Vượng Nhược tuy dễ nhưng cần tinh tế một chút. Thực sự, gọi là "trung nhược" hay "thứ cường", nói về chất lượng hầu như khó nắm bắt được ranh giới. Sau cùng, vẫn chỉ có 2 cách đối phó là Phù hay Ức.

- Phù trợ là dùng Tỉ Kiếp hay Ấn.
- Ức chế là dùng Tài, Quan Sát, Thực Thương.

Tuy nhiên, mức độ dụng các thập thần đó không hề có tiêu chuẩn rõ ràng, và lại quá đơn giản. Nghĩa là lại rơi vào tình trạng cứ nhược là dụng Tỉ Kiếp Ấn, vượng là dụng Thực, Tài, Quan, mà không rõ lúc nào dụng Thực, dụng Tài hay dụng Quan?

Chính vì vậy mà luận theo Cách Cục sẽ giúp cho thắc mắc trên được giải quyết. Như thí dụ trên, luận Cách là Đinh gặp Quý lệnh là Thất Sát cách. Sát cần được chế ngự để không quá hung. Chế ngự là chữ nói chung cho những tiêu chí khắc hay kềm bớt lại. Trong tứ trụ, ta thấy Quí không lộ, mà Giáp Ất và Bính Đinh nhiều, như vậy là đủ "chế".

Luận Cách thì cần nhất là tìm được phối hợp. Sát cách tốt nhất là Ấn và Tỉ kiếp có cường căn và phối với Thực hay Thương. Thực là để chế, Thương là để hợp. Trong trụ có Mậu là Thương quan nên tiềm ẩn loại "Thương hợp Sát hóa quyền". Dĩ nhiên, cuối cùng là người này có trở thành người có quyền thế hay không còn cần xét đại vận, khí chất đó có lộ ra được hay không, chúng ta gọi là "đắc thời vận" vậy.

Nếu không đắc thời vận, thì thân vượng có khác gì thân nhược trong tình trạng không đạt được gì cả?

dvn1983
06-08-14, 17:48
Kính gửi cô KimCuong.

Xin nhờ cô chỉ giúp trong trường hợp địa chi bán hợp, hay tam hợp mà không hóa thì dư khí và trung khi có bị mất không? Vì trong trường hợp bị mất thì có khả năng bị mất 1 hoặc 2 ngũ hành trong tứ trụ và khi đó sẽ việc luận đoán cũng sẽ thay đổi.

Xin cảm ơn cô

lesoi
08-08-14, 22:33
Cô KC bận, bạn hãy nói tình huống cụ thể như thế nào? ví dụ mệnh lệ thực tế chẳng hạn.
Còn chuyện địa chi hợp có nhiều cách hợp.
Nói chung, hợp là tùy theo mệnh nam hay nữ.
Còn đã hợp thì tất cả Nhân nguyên tàng chi đều bị ảnh hưởng, chứ không riêng gì bản, trung, dư khí.

dvn1983
21-08-14, 16:16
Kính gửi anh lesoi. Cám ơn anh đã cho ý kiến.

Em xin đưa ra ví dụ cụ thể như sau:
Càn tạo



Ấn
Kiêu

Tỉ


Quý
Nhâm
Giáp
Giáp


Hợi
Tuất
Ngọ
Tuất


giáp Nhâm
tân đinh Mậu
kỷ Đinh
tân đinh Mậu



Trong ví dụ này Ngọ Tuất bán hợp không hóa. Xin nhờ anh chỉ giúp Tân, Đinh tàn trong địa chị Tuất có bị khử mất hay không. Vì nếu mất thì Tứ trụ này sẽ mất hành Kim.

Bên cạnh đó người này cung mệnh là Tân Dậu thì có thể xem bổ sung việc thiếu hành Kim trong tứ trụ này được không.

Xin cảm ơn anh.

lesoi
22-08-14, 16:30
Ấn
Kiêu

Tỉ


Quý
Nhâm
Giáp
Giáp


Hợi
Tuất
Ngọ
Tuất


giáp Nhâm
tân đinh Mậu
kỷ Đinh
tân đinh Mậu




Trong ví dụ này Ngọ Tuất bán hợp không hóa. Xin nhờ anh chỉ giúp Tân, Đinh tàn trong địa chị Tuất có bị khử mất hay không. Vì nếu mất thì Tứ trụ này sẽ mất hành Kim.

Bên cạnh đó người này cung mệnh là Tân Dậu thì có thể xem bổ sung việc thiếu hành Kim trong tứ trụ này được không.

Xin cảm ơn anh.

Tứ trụ này có hai Tuất bán hợp kẹp Ngọ ở giữa gọi Tranh hợp. Ý nghĩa của từ "Hợp" là hợp lại nhau, không mất đi đâu cả, nó vẫn nằm ở trong tứ trụ. Tùy theo đại vận, lưu niên có hình xung khắc phá hay không? hoặc là có Bính Đinh thì thuần hỏa, hoặc là có Canh Tân lộ ra thì nó vẫn có tác dụng. Cũng như người ở trong một nhà vậy, có mất đi đâu?

Bạn nên tham khảo thêm chương Bổ sung, sách Thiên Lý mệnh cảo ở diễn đàn.

dvn1983
27-08-14, 17:08
Xin cảm ơn anh Lesoi đã chỉ dẫn