PDA

View Full Version : Hỏi về sự khác nhau giữa Can âm và Can dương - Tử Bình Chân Thuyên Bình Chú - lesoi



papillon
26-07-13, 13:35
Mong mọi người giải đáp dùm câu từ trong đoạn dưới đây. Thanks.

Nguồn từ TBCT bình chú. Mục: nhất, luận thập can nhị chi.
Trong đoạn "Thập can tức là ngũ hành mà phân ra âm dương vậy, luận về công dụng thì can dương can âm có chỗ khác biệt. "Tích thiên tủy" có viết: "Ngũ dương tòng khí bất tòng thế, ngũ âm tòng thế vô tình nghĩa". Can dương như quân tử, tính dương cương, mừng gặp trụ có căn, hoặc Ấn có căn; can âm thì không như vậy, dù gặp trụ có căn, hoặc Ấn có căn thì vẫn không tòng nổi nhược vẫn hoàn nhược, như lại gặp trụ Tài Quan thiên thịnh tất tòng theo Tài Quan tức như nhật nguyên có mầm có gốc hoặc thông khí nguyệt lệnh cũng chẳng luận như vậy được. Như gặp Ấn thụ có căn, tất bất hiềm thân nhược, chẳng sợ khắc chế".

- Xin tóm tắt đoạn trên:
+ can dương thì tính cương, thích gặp trụ có căn hoặc ấn có căn ---> giúp mạnh lên.
+ can âm thì dù gặp trụ có căn or Ấn có căn ---> nhược vẫn hoàn nhược.
Nếu gặp Tài Quan vượng, tất tòng theo Tài Quan.

- Xin hỏi đoạn tiếp theo:
+ "...tòng theo Tài Quan tức như nhật nguyên có mầm có gốc hoặc thông khí nguyệt lệnh cũng chẳng luận như vậy được." ==> có nghĩa là vẫn tính nhược phải không ???
+ "... Như gặp Ấn thụ có căn, tất bất hiềm thân nhược, chẳng sợ khắc chế". ==> câu này mâu thuẫn với phần trên quá ?????

+ Thêm ví dụ sau của can âm:
"Lại như Diêm Tích San: Quý Mùi / Tân Dậu / Ất Dậu / Đinh Hợi;
Ất mộc may gặp Ấn thông căn, chẳng sợ thân nhược, sát thấu gặp chế, tức là quý cách."
Xét tứ trụ này thấy: thân quá nhược.
+ "Ất mộc gặp Ấn thông căn, chẳng sợ thân nhược" : câu này có phải là sai không.
+ Giả sử không sai: thì câu trên này phải có hàm nghĩa. Ất được Ấn chi giờ sinh phù, và có Kiêu thấu chế sát. Nên gọi là "Ất mộc gặp Ấn thông căn"

Xin chân thành cảm ơn nhiều.

canon
26-07-13, 14:41
Nguồn từ TBCT bình chú. Mục: nhất, luận thập can nhị chi.
Trong đoạn "Thập can tức là ngũ hành mà phân ra âm dương vậy, luận về công dụng thì can dương can âm có chỗ khác biệt. "Tích thiên tủy" có viết: "Ngũ dương tòng khí bất tòng thế, ngũ âm tòng thế vô tình nghĩa". Can dương như quân tử, tính dương cương, mừng gặp trụ có căn, hoặc Ấn có căn; can âm thì không như vậy, dù gặp trụ có căn, hoặc Ấn có căn thì vẫn không tòng nổi nhược vẫn hoàn nhược, như lại gặp trụ Tài Quan thiên thịnh tất tòng theo Tài Quan tức như nhật nguyên có mầm có gốc hoặc thông khí nguyệt lệnh cũng chẳng luận như vậy được. Như gặp Ấn thụ có căn, tất bất hiềm thân nhược, chẳng sợ khắc chế".

Đoạn trên do lephan dịch, bạn để tựa đề lesoi là không đúng.

Đoạn in đỏ là của phần can dương.

Từ lâu mọi người biết 20 chương đầu của Tử Bình Chân Thuyên Bình Chú là do nhiều người dịch, trong đó có lephan, đoạn này không biết lephan dịch theo ý của mình hay không, nên thấy là không rõ ràng lắm, đúng như papillon thắc mắc.

Theo tôi thì viết lại là:
- can dương tính chất cương cường, dù Ấn có căn, thì nếu là thân nhược vẫn hoàn nhược là không sợ nhược nên không tòng;
- can âm tính nhu thuận hơn, nên Ấn có căn, thì nếu là thân nhược và Tài hay Quan mà thịnh vượng thì tòng theo liền!

"thân nhược" ở đây mới nói về sinh thất lệnh mà thôi.

(tiếng Hán Việt:
- cái dương kiền như quân tử ,dương cương chi tính ,chích yếu tứ trụ lược hữu căn ,hoặc ấn hữu căn ,tắc nhược quy kì nhược ,nhi bất năng tòng ;
- ngũ âm tắc bất nhiên ,tứ trụ tài quan thiên thịnh ,tắc tòng tài quan ,tức sử nhật nguyên sảo hữu căn miêu ,hoặc thông nguyệt lệnh chi khí ,diệc sở bất luận 。nhiên hoặc ấn thụ hữu căn ,tắc hựu bất hiềm thân nhược ,bất úy khắc chế 。)

Diêm Tích San thì Ất thông căn ở Mùi và Hợi (giáp), còn Ấn là Quí cũng thông căn ở Hợi (nhâm) nên dù Ất tuyệt ở Dậu là thất lệnh tháng cũng không sợ nhược, nghĩa là vậy. Tân gặp Đinh chế là Sát thấu có chế.

Không phải là câu chữ sai, mà dịch sát câu chữ khó lắm, bỡi vậy, khi dịch rất cần chú thích thêm...

jone
26-07-13, 19:50
ai có bài viết nào về tính chất của thập can không chia sẽ với .

Ví dụ bửa có 1 ông thầy chia sẽ .

Đinh hỏa lửa đèn cầy , lửa trong bếp lò nên âm ỉ cháy không sợ vượng , cũng không sợ suy .

letung73
27-07-13, 00:27
chào jon! tôi có một bài nhưng không rõ tác giả và nguồn gốc ở đâu. Vậy hôm nay đưa lên cũng mong ace trong diễn đàn thông cảm vì không biết rõ nguồn gốc.
THIÊN NGHUYÊN HAY CON GỌI LÀ THIÊN CAN : GIÁP ẤT BÍNH ĐINH MẬU KỶ CANH TÂN NHÂM QUÝ

TAM NGUYÊN là : Thiên nguyên, địa nguyên, nhân nguyên. Ðó chỉ là cách gọi khác cuả Thiên can, Ðiạ chi, và Can tàng độn trong địa chi mà thôi.
Trong trời đất thì có thiên địa nhân hợp nhất.
Người ta hay nói « trong vũ trụ … », nhưng xét cho cùng, thời của Kinh Dịch, bát quái, ngũ hành, người Trung hoa chưa thấy xa hơn khỏi Thái dương hệ, trong đó các hành tinh cũng được qui về, đặt tên cho, như ngũ hành.

Con người là tiểu thiên địa, nên trong con người cũng có thiên điạ nhân ; tiểu thiên địa này tương thông với đại thiên địa (trời đất) qua các luân xa (bạn nào có hứng thú thì nên tìm
đọc các sách về luyện khí hay nhân điện - trường sinh-học). Ở đây ta không bàn về thuật luyện khí, hay châm cứu, nhưng lại xét sự thể hiện của khí ngũ hành vào số mệnh, và nhân thể, qua tứ trụ (can-chi) . Trên mỗi trụ đều có thể hiện thiên địa nhân :

- Thiên can là Thiên nguyên : chủ về Lộc, lộ rõ;
- Ðịa chi là Ðịa nguyên : chủ về Thân, về người ;
- Con người sống trong trời đất, thì tương ứng trong địa chi cũng có tàng chứa khí trung hoà bẩm sinh của âm dương ngũ hành nhiều CAN (đất mang chở và nuôi dưỡng con người) , gọi là Nhân nguyên : là dụng của điạ chi, ẩn dụ về người và sự việc, chủ về Mệnh .

Dùng các chữ can, chi khơi khơi thì không thấy tính cách mệnh lý, còn dùng tam nguyên (thiên địa nhân),
tuy cũng là một cách gọi nhưng hàm ngụ mệnh lý nhiều hơn. Bạn quen dùng cách gọi nào cũng được.

Vì Tam nguyên thống nhất nên sự phán đoán tổng hợp cả 3 trong mệnh lý học có một ý nghiã vô cùng quan trọng, nó là cơ sở qua đó ta có thể chỉ ra toàn bộ tiền đồ, cát hung, họa phúc, thuận nghịch của cả đời người.


I- THIÊN NGUYÊN : là các Thiên can của Tứ Trụ .

Nguồn gốc :
Dương số hay thiên số (số lẻ) của Hà đồ là 1,3,5,7,9. Người ta lấy số 5 ở giữa các dương số đó , gấp đôi lên để bao hàm cả âm lẫn dương, tạo ra 10 thiên can, gọi tắt là
10 can. 5 là thiên số nên đặt là thiên can; 5 là dương số nên lấy can làm tuế dương.

10 Thiên can dùng để chỉ chu kỳ tuần hoàn của mặt trời có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng của vạn vật.

Số tt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Tên giáp ất Bính đinh mậu kỷ canh tân nhâm quý
+/- + - + - + - + - + -

Tuỳ theo can dương hay can âm, và căn cứ vào đặc tính của âm dương cùng thứ tự
trước sau, người ta phân biệt :

Giáp : là thời kỳ mầm mống của vạn vật nảy sinh bừng dậy sống; là cây lớn;
Ất : khí hậu đã ấm áp, vạn vật vui hoà tươi tốt; là loài cỏ;

Bính : sức nóng nhu hun; là lửa của mặt trời;
Ðinh : nóng mà không gắt; là lửa của đèn đuốc hay bếp lò;

Mậu : đất cao ráo; đất ở thành quách hoặc bờ đê; Kỷ : Ðất thấp ẩm; đất ở ruộng vườn;

Canh : khí hậu thu liễm; là đao kiếm;
Tân : khí hậu trong mát; là đồ vàng bạc trang sức.

Nhâm : nước đến lẫm liệt; nước ở sông hồ;
Quý : ẩm thấp ướt át; nước mưa hoặc sương rơi từng giọt.

Ý nghiã của thiên can đối với con người
Trong dự đoán vận mệnh, thiên can vô cùng quan trọng. Can ngày là mệnh chủ, nên nếu VT và không bị khắc hại thì có thể dùng nó làm tiêu chí để dự đoán tính tình của người ấy theo ngũ hành cuả nó.

A - Tính chất của dương CAN
Cang cường, oai võ, bất khuất;
Có lòng trắc ẩn; xử thế không cẩu thả.

B - Tính chất của âm CAN
Nhu thuận, chiù thế lực của người ta;
Có lòng ích kỷ; xử thế kiêu căng, và cũng có thái độ nịnh hót; trục lợi , vong nghiã.

Nếu nguyên cục thiên can thuần dương (toàn là Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm) : hào hiệp, khẳng khái, làm việc mau lẹ, thiếu suy xét; tốt thì quá tốt, xấu thì quá xấu, ít hàm dưỡng (tự chế); mưu sự chỉ có tính về một mặt, không có lo xa phòng bị.

Nếu nguyên cục thiên can thuần âm (toàn là Ất, Ðinh, Kỷ, Tân ,Quý) : âm thầm, có nhiều mưu kế, ích kỷ hại người; làm việc chậm chạp, lo điều này, nghĩ điều kia, vô định kiến. Ưa canh cải, thấy thế không thắng được người thì lại a tòng, nịnh hót.

Nếu nguyên cục thiên can âm dương điều hoà (2 âm, 2 dương) : được thuần hoà, trung hậu, xử thế không ngã qua bên nào (trung dung); quang minh chính đại.

letung73
27-07-13, 00:31
Lâu quá quên mất. hình như đây là bài viết của chị KC, trên diễn đàn có ace nào nhớ tên của tác giả thì bổ sung cho em với. Em xin chân thành cảm ơn.

kimcuong
27-07-13, 03:15
Nếu nguyên cục thiên can thuần âm (toàn là Ất, Ðinh, Kỷ, Tân ,Quý) : âm thầm, có nhiều mưu kế, ích kỷ hại người; làm việc chậm chạp, lo điều này, nghĩ điều kia, vô định kiến. Ưa canh cải, thấy thế không thắng được người thì lại a tòng, nịnh hót.

Đọc đoạn này thì phải rõ không phải tác giả là kimcuong.

letung73
27-07-13, 08:41
vâng em cảm ơn chị KC. Nhiều lúc lên diễn đàn xem bài coppi về máy mà không ghi rõ tác giả. đây cũng là điểm đáng trách của em. Mong chị và mọi người lượng thứ.
em Lê Tùng!

kimcuong
27-07-13, 11:28
letung thân mến, tôi chẳng dám trách letung, vì ai đọc bài của kimcuong đã nhiều thì sẽ nhận ra tôi chưa hề viết những câu chữ nhiều định kiến như thế một cách khẳng định.

Nhân tiện, xin nói thêm, chúng ta không nên có "thành kiến" với can dương hay can âm chỉ với duy nhất 1 định nghĩa về 1 thiên can. Thí dụ như chỉ có Giáp mới là "can cường, bất khuất", còn Ất thì "ích kỉ, nịnh hót", cũng chỉ vì Giáp thuộc dương mà Ất thuộc âm.

Thập can đều có biểu tượng tương đối nào đó do tính chất Dương hay Âm của ngũ hành, nhưng đề cập đến một con người thì không thể diễn tả sơ sài như thế. Nên tìm hiểu qua cả tứ trụ, cung mệnh, hoàn cảnh sinh sống, nguồn gốc gia đình mới nói lên được bản chất và cá tính của một người. Luận mệnh qua Tử Bình là nhằm tìm hiểu được 1 phần của việc này.

papillon
27-07-13, 22:46
Hì, mọi người hãy quay trở lại với câu hỏi của chủ đề nhé.

lesoi
28-07-13, 08:32
Đoạn trên do lephan dịch, bạn để tựa đề lesoi là không đúng.Đoạn in đỏ là của phần can dương. Từ lâu mọi người biết 20 chương đầu của Tử Bình Chân Thuyên Bình Chú là do nhiều người dịch, trong đó có lephan, đoạn này không biết lephan dịch theo ý của mình hay không, nên thấy là không rõ ràng lắm, đúng như papillon thắc mắc.Theo tôi thì viết lại là:
- can dương tính chất cương cường, dù Ấn có căn, thì nếu là thân nhược vẫn hoàn nhược là không sợ nhược nên không tòng;
- can âm tính nhu thuận hơn, nên Ấn có căn, thì nếu là thân nhược và Tài hay Quan mà thịnh vượng thì tòng theo liền!

Chào các bạn!
Đúng là 20 chương đầu có nhiều người dịch, còn phần này là bác Lephan dịch, tôi chỉ copy đưa lên mà thôi.
Nhưng bác ấy chỉ dựa theo bản gốc mà dịch, đôi lúc người dịch cắm cúi lo dịch rồi quên đi tra lại vì cứ nghĩ bản gốc là đúng.
Như hôm trước bạn Papilon có đính chính phần trung nhược ( sách TLMC) vậy, khi tôi tra lại thì đúng như bạn ấy nói. Cũng như phần này bạn papilon cũng phát hiện lỗi khi dịch, tôi tra lại bản gốc câu nói cũng chưa sát ý như các bạn phân tích vậy.

Dịch rất là đau đầu không hề dễ chút nào, có nhiều câu khi đánh máy chữ hán có nhiều chữ giống nhau nhưng nghĩa thì khác nhau, cho nên lỗi khi dịch là bình thường, nhất là những thuật ngữ chuyên dụng trong bài viết.
Các bạn góp ý là tốt, nhưng khi đọc hết đoạn thì tác giả có giải thích qua các ví dụ là rất rõ rồi còn gì!
Chính vì điều này mà nhiều người không còn muốn dịch để đưa lên nữa, dẫu có biết cũng im hơi lặng tiếng luôn.