View Full Version : Phần 6: luận thập can đắc thời bất vượng thất thời bất nhược
Tiết này luận rõ. Mộ khố là khố của vốn là thân, như Mùi là mộc khố, Tuất là hỏa khố, Thìn là thủy khố, Sửu là kim khố. Như không có thì lấy trường sanh lộc vượng hay dư khí mà dùng cũng vậy. Thìn là dư khí của mộc, Mùi là dư khí của hỏa, Tuất là dư khí của kim, Sửu là dư khí của thủy. 20 ngày sau Thanh minh, Ất mộc do nắm lệnh, khinh mà chẳng khinh, gặp thổ vượng lại dày, tất khinh; nên khá có thêm 1 Tỷ kiếp nữa. Nhược Ất gặp Tuất, Đinh gặp Sửu, khố chẳng có dư khí, không luận thông căn được. Kịp đến như âm gặp trường sanh, không luận trường sanh được, lại như có căn, hay có 1 dư khí vân vân, như thật rõ được lý sanh vượng mộ tuyệt, sẽ chẵng thấy mâu thuẫn. Mộc tới Ngọ, hỏa tới Dậu, đều là tử địa, sao là có căn được? (xem chương luận âm dương sanh tử)
Cứ câu nệ vào tục thuyết là không phải vậy. Tỷ kiếp như bạn bè, thông căn như vợ chồng, dù có Tỷ kiếp giúp mà thông căn tất giúp mà chẳng thật. Thí dụ như 4 Tân Mão, kim chẳng thông căn, 4 Bính Thân, hỏa chẳng thông căn, tuy thiên nguyên khí, nhưng vẫn luận là nhược. Tóm lại can nhiều không bằng chi trọng, khi thông căn chi, lại lấy chi của nguyệt lệnh là tối trọng.
Thời nay chẳng biết mệnh lý gặp thủy mùa hạ, hỏa mùa đông, chưa coi có thông căn không đã cho là nhược. Lại thêm như can dương gặp khố, như Nhâm gặp Thìn, Bính gặp Tuất, chẳng lấy mừng thủy hỏa thông căn khố của mình, thậm chí còn cầu cho hình hay xung khai. Những thứ luận sằng bậy ấy ắt nên nhất thiết quét bỏ.
Bản thân đã đọc nhiều lần mà vẫn không hiểu nghĩa của phần này, mong mọi người giải đáp giúp.
1. Phần mình muốn hỏi là về can âm:
- Theo như sách, can âm có ts, có thông căn, có gốc: vẫn luận là nhược có phải không.
Ví dụ theo trên là: Ất ts ở Ngọ, nhưng mộc tử ở ngọ nên --> Ất coi là không có căn ?????
- Ất thì vẫn tính là lq,đv ở mùa xuân (Dần, Mão): được lệnh. Đúng.
- Ất can âm nên không xét mộ kho ở Mùi và cũng là không có căn phải không ?????
- Tóm lại: Vậy thì khi nào mới được xét là can âm vượng nhược.
Xin chân thành cảm ơn trước.
Mình cũng đã đọc sách xuất bàn rồi nhưng cũng ko rõ nghĩa.
Lúc đầu sách nói là: ất mộc ts ở ngọ là gốc sáng, bằng 1 dư khí.
Lúc sau lại luận là ất không có căn có gốc ở ngọ, ngọ làm giảm nguyên khí của mộc - - > ất gặp ngọ là nhược.
Vâyh thì ất ở ngọ là có lực hay ko có lực ???
Mong mọi người thảo luận cùng. Đau cả đầu.
[QUOTE]ất không có căn có gốc ở ngọ, ngọ làm giảm nguyên khí của mộc - - > ất gặp ngọ là nhược [QUOTE]
Đúng vậy.
Chúng ta phải trở về nguyên lý của "dương tử âm sinh" để thấy rằng phân biệt rõ dương can và âm can trong 12 vị trí SVTT là nói về phép biến hóa của "tuần hoàn thuận nghịch". Nhưng ngũ hành thì cùng vượng và cùng tuyệt. Như Giáp và Ất vượng thịnh ở Mão, Dần, tuyệt ở Thân, Dậu. (Đã có bài nói rõ điều này rồi)
Lại còn có góc độ phân biệt "cương, nhu" thì nói rằng can dương là cương, can âm là nhu. Nếu đúng tính chất thì phải xem là vượng. Tức là can âm không hẳn nhu là nhược, mà can dương không hẳn cương là vượng. Như nói ẩn ý rằng "con gái có tính nhu mì mềm dẻo thì hợp hơn là tính cách bạo dạn xông phá như con trai". Chữ "vượng" ở đây phải hiểu theo nghĩa này.
Cho nên xếp loại Ất sinh ở Ngọ tọa trường sinh được xem là vượng vì vị trí Trường sinh của Ất. Xét Ất tọa Ngọ nhuợc, vì nhìn ở góc độ cương nhu như thế.
Tính chất cương/nhu và vượng/tuyệt nói trên mới là sự sắp xếp ban đầu khi phân biệt Âm và Dương của ngũ hành.
Người không theo thuyết Dương tử Âm sinh nói trên thì chỉ dùng 3 vị trí Sinh/Vượng/Mộ để xác định ngũ hành. Thí dụ Mộc là nói đến Hợi-Mão-Mùi. 3 địa chi này là vị trí Trường Sinh-Đế Vượng-Mộ của Giáp. Vì thế thuyết này không luận Giáp Ất riêng rẽ mà nói đến Giáp Ất là nói chung:
- Mộc trường sinh ở Hợi, đế vượng ở Mão và Mộ ở Mùi.
Môn Tử Bình hiện nay đang dùng bảng SVTT theo thuyết Dương tử Âm sinh.
Tuy nhiên, chỉ cần thông qua vấn đề, vì đấy không phải là bước nhận định cuối cùng của toàn tứ trụ, cho nên khi xếp loại thì theo tôi vẫn xếp vượng, nhược nhất quán theo bảng. Sau đó mới xét đến các vấn đề khác là thông căn gốc và vượng hay suy của các thập thần.
Ất dĩ nhiên là không thông gốc ở Ngọ (đinh, kỉ), cũng chưa có vấn đề gì. Điều này mới chỉ luận có 2 trụ!
Chị Kim cương cho em hỏi chút, như Bính Ngọ, có khi nào xáy ra hỏa quá vượng mà thành suy không ạ. theo đúng tinh thần vượng quá hóa suy của ngũ hành, :)
ất không có căn có gốc ở ngọ, ngọ làm giảm nguyên khí của mộc - - > ất gặp ngọ là nhược
Xin hỏi bạn Hi jmama vậy thì tại sao người xưa nói Ất trường sinh ở Ngọ vậy?
@thucthan xem ở mục này, chị kimcuong cũng đã nói đến vượng quá hoá suy.
http://kimtubinh.net/showthread.php?523-B%C3%A0n-lu%E1%BA%ADn-T%E1%BB%A9-tr%E1%BB%A5-v%C3%AC-sao-l%E1%BA%A1i-m%E1%BA%A5t-tr%E1%BA%BB&p=4937#post4937
Sẵn đây, papillon cũng đưa thêm 1 trường hợp nữa, để chị kimcuong và mọi người luận xem có vượng quá hoá suy không.
Càn tạo sinh ngày 29 - 10 - năm 1986 lúc 12.20 trưa DL. Ở Hải dương.
http://i1363.photobucket.com/albums/r720/papillonhn/Vuong_Qua_zpsd2fee9b7.png (http://s1363.photobucket.com/user/papillonhn/media/Vuong_Qua_zpsd2fee9b7.png.html)
Thông tin:
Hiện đang làm giáo viên, mắt cận, tim hơi yếu.
Papillon luận giải, mọi người sửa dùm nhé.
1. - Bính nhập mộ kho: có căn nhẹ.
- Thêm Bính đv ở 2 Ngọ: thông gốc tự vượng.
- Thêm Bính ts trụ năm được trụ năm sinh.
==> Tổng hợp: vượng quá.
2. Xét hợp hội xung:
- Dần Ngọ Tuất tam hợp hoá hoả thành công.
- Đáng tiếc trụ giờ: lại sinh phù cho hoả.
- Ngũ hành thiếu: thuỷ.
===> thân quá vượng, ko bị khắc tiết.
3. Chỉ còn dựa vào can tháng Mậu tiết khí.
4. Xin hỏi:
a. Tứ trụ này xét là vượng quá hoá suy, cần Giáp mộc làm dụng, kỵ nhất gặp thuỷ, thổ. Có đúng không ?
b. Xét can tháng Mậu Thực, vì lệnh tháng hoá thành tam hợp, nên Mậu Thực có biến thành nhược không ???
Xin cảm ơn.
b. Xét can tháng Mậu Thực, vì lệnh tháng hoá thành tam hợp, nên Mậu Thực có biến thành nhược không ???
Bạn hỏi câu này không biết bạn nghĩ gì?
Nhật chủ là Bính xét tháng Tuất ( lệnh tháng) là chính yếu. Còn Mậu là thứ yếu, không biết ý bạn như thế nảo?
Từ vượng quá hóa suy là dựa vào kinh dịch "Vượng tắc hóa suy", ý nói vật cực thịnh thì sẽ suy theo lẽ vòng Trường sinh là nói chung, còn trong tứ trụ phải xét hết toàn diện 8 chữ cùng 4 chữ của Tuế Vận để luận.
Đối với tứ trụ trên theo bạn thuộc cách gì vậy?
Xin hỏi bạn Hi jmama vậy thì tại sao người xưa nói Ất trường sinh ở Ngọ vậy?
@ lesoi : Thì ở phần trên chị kimcuong đã giải thích rồi còn gì.
papillon: b. Xét can tháng Mậu Thực, vì lệnh tháng hoá thành tam hợp, nên Mậu Thực có biến thành nhược không ???
Bạn hỏi câu này không biết bạn nghĩ gì?
Nhật chủ là Bính xét tháng Tuất ( lệnh tháng) là chính yếu. Còn Mậu là thứ yếu, không biết ý bạn như thế nảo?
- Ý em đang muốn hỏi là xét can tháng Mậu Thực (hay khí thổ) vốn đang vượng ở lệnh tháng và có dư khí chi giờ.
+ Nhưng vì lệnh tháng tam hợp hoá hoả thành công, nên Mậu thực có bị mất thông căn ở lệnh tháng không ==> Mậu thổ lực có giảm đi nhiều không (xét trong mệnh cục, chưa tính đến tuế vận).
Thanks.
Tứ trụ sinh 29.10.86 đạt Viêm Thượng cách. Toàn Hỏa Thổ, có tam hợp Hỏa, Kim suy, Thủy khuyết ở 4 trụ, chỉ có Kỉ Sửu tàng thấp thổ ở cung mệnh, nên Bính nhật chủ dụng Mộc Hỏa, kị Kim Thủy. Giáp thấu can được gọi là mộc hỏa sáng, nên tư chất thông minh, hành nghề giáo là đúng cách. Tiếc là đại vận hướng Thủy thấu Kim (Kỉ Hợi, Canh Tí, Tân Sửu), xong lại đến Nhâm Dần, Quí Mão cũng lại gặp Nhâm, Quí. Tôi cho rằng bị bịnh về mắt là do Ngọ hình Ngọ.
a. Tứ trụ này xét là vượng quá hoá suy, cần Giáp mộc làm dụng, kỵ nhất gặp thuỷ, thổ. Có đúng không ?
Quả thật rằng câu "vượng quá hóa suy" khó suy diễn đơn giản như thế. Các bạn cần nhiều thí dụ để suy ngẫm thêm mới được.
Luận theo tứ trụ có 2 phần, cơ cấu thứ nhất là luận tứ trụ, cơ cấu thứ nhì là xét hành vận. Cách cục lại phân ra 2 loại: bát cách thông thường và ngoại cách.
Nếu là ngoại cách thì vượt ra lề lối bình thường, xem như là 1 loại "tòng theo vượng khí", như Viêm Thượng, Khúc Trực..., Tòng Cường, Tòng Vượng...v.v... Những cách này được vận hạn tốt, địa chi không vướng hình hại xung phá, thì sẽ có một mệnh tốt.
b. Xét can tháng Mậu Thực, vì lệnh tháng hoá thành tam hợp, nên Mậu Thực có biến thành nhược không ???
papillon chưa nghiên cứu Ngoại Cách nên chưa nhìn thấy Viêm Thượng Cách ở tứ trụ này.
Bình thường mà nói về tam hợp, tam hội thì cơ bản như Dần Ngọ Tuất đã thành 1 khí là Hỏa, tất nhiên các can tàng trong tam hợp đó chỉ luận là phụ trợ cho Hỏa. Mặt khác, Hỏa và Thổ là quan hệ tương sinh, hơn thế nữa lại được xem là "đồng khí" (hỏa thổ cùng tọa vị trí giống nhau trong bảng SVTT). Mậu Thực thần vì thế tự bản thân không xem là "nhược". Vì Hỏa Thổ cùng biến hóa với nhau tạo thành thế thượng lưu trong tứ trụ, nên trường hợp này Hỏa và Thổ chiếm quyền lực mạnh nhất.
Em chân thành cảm ơn chị kimcuong và mọi người nhiều.
Cho nên xếp loại Ất sinh ở Ngọ tọa trường sinh được xem là vượng vì vị trí Trường sinh của Ất. Xét Ất tọa Ngọ nhuợc, vì nhìn ở góc độ cương nhu như thế.
Thật ra, xét vượng nhược còn có cấp bậc và phải luận xong toàn bát tự cùng đại vận mới chốt được là thiên vượng hay thiên nhược. Điều này phức tạp nên Manh Phái đầu tiên phải chăng là "bỏ qua" mà chỉ nhìn vào các vấn đề xảy ra khi có động chạm can chi với nhau. Thực tế, cũng có lý chứ. Vì thời nay người ta không đặt nặng phần luận Cách Cục của bát tự, mệnh quý hay tiện nữa rồi, mà những câu hỏi thực tế chỉ là lúc nào công danh lên xuống, lúc nào lấy vợ...
Powered by vBulletin® Version 4.1.12 Copyright © 2024 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.