PDA

View Full Version : Luận tướng thần - Hoàng Đại Lục



thachmoc
19-09-13, 19:19
Tác giả: Hoàng Đại Lục
Nguồn: http://blog.sina.com.cn/s/blog_4d4f37290100095j.html

Gọi là "Tướng", chính là Tể tướng, với nghĩa rộng là người phụ tá; Gọi là "Tướng thần", tức là trong mệnh cục có một chữ phụ tá Dụng thần (cách cục). Nói ngắn gọn hơn, Tướng thần chính là chữ phụ trợ thành cách.

Cách cục thành hay không thành, là cao hay thấp, đều xem có Tướng thần hay không rồi mới xem tiếp tác dụng của "Tướng". Tướng thần ở vị trí đắc lực, thì mệnh cách tất thành mà cao, mệnh chủ chẳng phú cũng quý. Tướng thần ở vị trí thất lực, thì mệnh cách tất bại mà thấp, mệnh chủ khó có thành tựu. Mệnh cục không có Tướng thần, thì đoán không phải hảo mệnh, mệnh chủ chẳng bần cũng chết yểu. Chính vì nguyên nhân này mà Tướng thần rất quan trọng, trong Tử Bình Chân Thuyên mới nói: " Thương dụng quá mức sẽ tổn hại thân, Thương tướng quá mức sẽ tổn hại dụng".

Song, giới mệnh học hiện nay không còn nói tới Tướng thần, ngay cả khi có người biết đến Tướng thần, thì lác đác cũng không thấy bao nhiêu. Có người coi Tướng thần và Hỉ thần nhập làm một, điều này thực bất lợi cho sự phát triển mệnh học tinh thâm, cho nên bút giả viết ra bài luận này để hậu học hiểu rõ thêm.

Nhưng mà, chúng ta đã biết tầm quan trọng của tổ hợp bát tự, vậy chúng ta nên hiểu tầm quan trọng của cách cục bát tự nha, bởi vì mỗi loại cách cục bát tự không phải là một loại kiểu tổ hợp sao?

Cách thức bát tự tổ hợp nhiều lắm, tổng cộng có gần 52 vạn loại mệnh thức. Nếu như không thể nắm bắt tất cả sẽ dẫn tới biến loạn mấu chốt mệnh thức, mệnh thức sẽ lộ ra sự hổn độn vô, lý luận không có đầu mối. Cổ nhân cho rằng, mấu chốt tạo ra biến hóa mệnh thức chính là nguyệt lệnh. Nguyệt lệnh là căn cứ duy nhất suy đoán bát tự vượng suy, đồng thời cũng là nơi chính yếu làm thay đổi bát tự vượng suy, nguyệt lệnh biến đổi, mức độ vượng suy tám chữ mệnh cục không thể không tùy theo biến đổi đó. Bởi vậy, nguyệt lệnh mới là "đề cương" toàn bộ mệnh cục.

Dựa vào nguyệt lệnh Dụng thần, cổ nhân xây dựng bát cách Tài Quan Ấn Thực..., nếu nguyệt lệnh không có dụng thần thì tách ra làm ngoại cách. Kể từ đó, biến phức tạp thành giản đơn, đem 52 vạn loại mệnh thức quy về thành hơn mười kiểu mệnh thức điển hình, làm cho việc suy đoán mệnh có một bộ mô thức giản hóa, bởi vậy có thể nâng cao kỹ thuật suy đoán mệnh về cả phương pháp tính lẫn cách thức học tập.

Một tổ hợp mệnh thức dù tốt hay xấu, mấu chốt phải xem Tướng thần. Thông thường, Tướng thần phụ tá Dụng thần, biểu hiện ở 3 phương diện dưới đây:

1. Phụ tá thiện dụng thần

Gọi là "Thiện" dụng thần, ở đây chính là 4 loại dụng thần Tài, Quan, Ấn, Thực. Bốn loại dụng thần này cần bảo vệ đặc tính để sử dụng: Tài giúp dưỡng mệnh, cần có Quan hộ (che chở); Quan làm vinh danh thân, cần có Tài sinh; Ấn là nguồn sống của thân, cần có Quan vệ (giữ gìn); Thực có năng lực chế Sát mà hộ thân sinh Tài, cần có Tỉ trợ (giúp). Cái hộ Tài chính là Quan, sinh Quan là Tài, sinh thân là Ấn, vệ Ấn là Quan, trợ Thực là Tỉ, chính là Tướng thần.

2. Chế phục ác dụng thần

Gọi là "Ác" dụng thần, tức chỉ bốn loại dụng thần Sát, Thương, Kiêu, Nhận. Bốn loại dụng thần này cần khống chế đặc tính khi sử dụng: Sát là lợi khí là công thân, phải có Thực chế hoặc Ấn hóa; Thương là thiên vương tổn danh, phải có Ấn chế hoặc Tài hóa; Kiêu là độc dược hại mệnh, phải có Tài chế; Nhận là Kiếp tài cường đạo, phải có Quan phục. Cái chế hóa Thất Sát là Thực Ấn, khắc tiết Thương quan là Ấn Tài, chế Kiêu là Tài tinh và phục Nhận là Quan tính, đó chính là Tướng thần.

3. Cứu hộ cách cục

Khi gặp tình huống cách cục đã bị phá hoại, tác dụng của Tướng thần là đảm nhận khắc chế hoặc hợp bán (cản) chữ phá hư cách cục, cứu hộ cách cục, làm cho phá cách tìm được chữa trị.

Ví dụ, Giáp mộc sinh tại tháng Dậu, làm Chính quan cách, nếu có Đinh hỏa Thương quan thì phá cách. Lúc này, nếu như gặp Nhâm Quý thủy tới khắc chế Đinh hỏa, gọi là "hợp Thương tồn Quan", Chính quan cách phải có được Nhâm Quý thủy cứu hộ thì cách cục phục thành, Nhâm Quý thủy này chính là Tướng thần.

Lại như, Ất mộc sinh vào tháng Dậu, dụng thần là Thất Sát, mệnh cục hữu Đinh hỏa chế Sát thì thành cách. Nhưng nếu tái kiến Quý thủy khắc Đinh hỏa thì phá cách, lúc này nếu như có Mậu Kỷ thổ tới chế Quý thủy, khiến Quý thủy bất khắc Đinh hỏa, cách cục phục thành, Mậu Kỷ thổ này chính là Tướng thần.

Khác như, Quý thủy sinh vào tháng Hợi, làm Lộc Nhận cách, can đầu không có Quan sát mà thấy Bính hỏa Tài tinh, tức là phá cách. Lúc này, địa chi nếu như thấy chữ Dần Mão, thì Dần Hợi hoặc Hợi Mão hợp mộc, hóa Lộc Nhận làm Thực Thương, thành cách Thực Thương sinh Tài, Dần Mão mộc đó tức làm Tướng thần.

Cần phải chú ý, khi mệnh cục biến hóa, Tướng thần cũng theo đó mà biến hóa, đôi khi Tướng thần là do Hỉ thần hoặc Kị thần biến ra, bởi vì sự can dự của tuế vận, Tướng thần cũng có thể tái chuyển thành Hỉ thần hoặc Kị thần v.v... Nhưng bất kể biến hóa như thế nào, tác dụng của nó trước sau vẫn là giữ gìn, bảo vệ cách cục, khiến phá cách phục thành.

thachmoc
19-09-13, 19:21
Để cho hậu học có thể hiểu rõ hơn về Tướng thần, bút giả tiếp tục đưa ra một số ví dụ thực tế, tạo điều kiện nghiên cứu:

Ví dụ 1:

Bát tự 1,
Ấn Ấn nhật Kiêu
Mậu Mậu Tân Kỷ
Dần Ngọ Mùi Hợi

Bát tự 2,
Kiêu Kiếp nhật Tỉ
Kỷ Canh Tân Tân
Hợi Ngọ Mùi Mão

Bát tự 3,
Kiếp Thương nhật Tài
Canh Nhâm Tân Ất
Thân Ngọ Dậu Mùi

Bát tự 4,
Tài Kiếp nhật Tỉ
Giáp Canh Tân Tân
Thân Ngọ Dậu Mão

Bên trên là 4 ví dụ mệnh tạo đều là Thất Sát cách. Hai bát tự 1 và 2 cơ bản giống nhau. Chỉ khác nhau ở chổ, tại Bát tự 1 Mậu thổ Ấn tinh không có bị thương khắc, gặp Sát xem Ấn, Ấn là Tướng thần. Tướng thần vô thương thì mệnh đẹp, Ấn tinh vô thương thì học hành đỗ đạt, còn đa tài văn chương. Mệnh chủ là Lý Trụ Minh tiên sinh, một luật sư lớn có thâm niên ở Hongkong, trong trường làm văn học sĩ, sau làm quan đảm nhiệm chủ tịch Đảng Dân Chủ Hongkong, ủy viên lập pháp.

Tại Bát tự 2, Kỷ thổ Ấn tinh không thể trực tiếp hóa Sát sinh thân, Mùi thổ Ấn tinh do Hợi Mão Mùi hợp lại nên bị thương tổn ít nhiều, lực Tướng thần giảm đi khá lớn. So sánh mệnh cách cao thấp với Giáp mệnh thì không thể bằng, thêm vào đó trung niên hành vận Tài địa, Tướng thần ở trạng thái bị vây hãm, cho nên mệnh chủ chỉ là một nông dân bình thường, đang suốt ngày vật lộn trong cảnh nghèo khó.

Hai Bát tự 3,4 mệnh tạo hết sức giống nhau, đều là mệnh thân cường lấy Tài sinh Sát, phương hướng hành vận cũng tương đồng. Lẽ ra, mức độ phú quý của hai người này sai khác không nhiều. Kỳ thực không phải vậy, Bát tự 3 bởi trên nguyệt can là Thương quan, thành cách Thương quan chế Sát, lúc này Thương quan liền thành Tướng thần. Hơn nữa, thật đáng mừng là Nhâm thủy Thương quan lại có Canh kim sát mình hộ vệ, khiến Tướng thần vô thương, cách cục càng cao. Ngoài ra, mệnh cục thân cường, vốn phải lấy Tỉ Kiếp làm kị, nhưng bởi vì Tỉ Kiếp sinh trợ Tướng thần, cho nên Tỉ Kiếp ngược lại thành Hỉ thần. Tỉ Kiếp đại biểu cho anh chị em, đại biểu cho sự cạnh tranh (ganh đua), đại biểu cho thân thể (sức khỏe), thế nên mệnh chủ có năng khiếu về vận động thể chất, 19 tuổi thắng 60 trận thi đấu quần vợt, 6 lần đoạt quán quân, lên ngôi nữ hoàng Wimbledon. Năm 2003 lại kết hợp cùng với cô em gái giành danh hiệu quán quân đôi nữ, thu được hơn mười triệu đô la tiền thưởng. Mệnh chủ chính là cô gái da màu Williams chị (Venus Williams), mệnh danh "Hắc toàn phong".

Bát tự 4 mặc dù thân cường hỷ Tài Sát, hành vận cũng là nơi Tài Sát, nhưng gặp Sát xem Ấn, mệnh cục vô Ấn, vô Ấn thì xem Thực Thương, mệnh cục lại vô Thực Thương, hỷ Tài sinh Sát thì lại bị Tỉ Kiếp khắc tổn, loại mệnh tạo này không có Tướng thần hoặc tuy có mà bị thương tổn, sẽ không có phú quý hay giàu sang. Vì thế mệnh chủ chỉ là một phụ nữ gia đình nghèo khó, suốt ngày nấu cơm, giặt quần áo và chăm con cái, hai chữ phú quý không bao giờ chạm tới chân.


Ví dụ 2:

Bát tự 1,
Ấn Tài nhật Tài
Bính Quý Kỷ Quý
Thìn Tị Sửu Dậu

Bát tự 2,
Tỉ Tỉ nhật Kiếp
Kỷ Kỷ Kỷ Mậu
Sửu Tị Dậu Thìn

Bát tự 3,
Thực Tài nhật Kiếp
Tân Quý Kỷ Mậu
Sửu Tị Dậu Thìn

Bát tự 4,
Kiêu Sát nhật Ấn
Đinh Ất Kỷ Bính
Mão Tị Dậu Dần

Bốn mệnh trên đều là Ấn cách, gặp Ấn xem Quan, trong bốn mệnh chỉ có Bát tự 4 cuối cùng xuất hiện Quan Sát vừa có Ấn tinh chuyển hóa, đại vận gặp Tài có Quan sát chuyển hóa cho nên quý khí lớn nhất. Mệnh chủ là Lâm Dương Cảng, tối nghiệp Đài Đại (Đại học quốc gia Đài Loan), giữ chức viện trưởng hành chánh Đài Loan.

Bát tự 2 tuy vô Quan sát, nhưng bởi Tị hỏa không thấu, Tị Dậu Sửu hợp làm Thương, cách cục từ do Ấn cách chuyển thành Thương quan cách. Gặp Thương xem Tài, trung niên vận tới Bắc phương thủy địa, Thương quan sinh Tài, phú quý do trời định, cho nên có thể hiển vinh. Mệnh chủ là Vương Nãi Mô, xuất thân binh nghiệp, nhiều năm giữ chức tham mưu trưởng dưới trướng Phùng Ngọc Tường. Sau Tý vận, chuyển công tác nhậm chức cục trưởng cục đường sắt Kinh Hán, phú quý lưỡng toàn.

Bát tự 3 mặc dù Ấn tinh không thấu, nhưng bởi vì thời trụ Mậu thổ hợp Quý thủy, mà Mậu Quý hợp hỏa, tương đương có Ấn tinh lộ ra, cho nên Tị Dậu Sửu hợp mà không hóa kim, tiếp tục lấy Ấn cách luận mệnh. Mệnh chủ là Trang Mộc Hạ, tốt nghiệp Trường sư phạm Đài Bắc, sau đó nhiều năm chỉ đảm nhiệm chức hiệu trưởng trường tiểu học. Nguyên nhân danh lợi không thể đại phát, là do Quan đến lại có Thực Thương hồi chế, Tài tới cũng vô Quan sát chuyển hóa.

Bát tự 1 Ấn tinh lộ ra, không có Quan tinh, thì quan lộ không thể huy hoàng, đại vận gặp Quan Sát thì thành công ở lĩnh vực nghiên cứu viết sách. Vả lại, mệnh cục hữu Tài tinh phá hư Ấn, qua mộc vận có khả năng tiết thủy sinh hỏa, qua thổ vận có thể chế thủy vệ hỏa, khiến phá cách phục thành, cho nên mộc thổ vận đều là vận tốt đẹp. Trong thổ vận cũng có thể giành được thành tựu tại lĩnh vực nghiên cứu. Mệnh chủ là Sigmund Freud, vận Ất Mùi đạt được học vị bác sỹ y khoa, vận Bính Thân Đinh Dậu tự mở phòng khám chữa bệnh, nhưng không quá nổi danh. Vận Mậu Tuất khí quý thanh cách, sau tác phẩm "Gây mê trong phẫu thuật " lại tiếp tục xuất bản nhiều sách hay về phân tích tâm lý học, nổi tiếng thế giới, được mọi người ca tụng là " những cuốn sách làm thay đổi lịch sử nhân loại", ông trở thành người đặt nền móng cho ngành Phân tâm học, để lại một trang rất có giá trị trong lịch sử văn hóa và khoa học thế giới.

(còn tiếp)

thachmoc
19-09-13, 19:28
Hoàng sư phụ luận về Tướng thần như vậy nhưng mọi người chỉ xem cho biết, tránh "Hố Tử Thần" trong Tử bình nha. :4:

kimcuong
20-09-13, 17:12
Luận hoàn toàn theo Cách Cục như thế rất là tinh tế, kỹ xảo bậc nhất. Các bạn theo dõi đường hướng này sẽ không thấy những chữ như "thân vượng", "thân nhược", "đắc lệnh", "đắc trợ"...v.v...

Cách cục tuy đã giản đơn còn 8 cách (bát cách là 8 loại Cách, trong đó Tài gồm Thiên Tài và Chính Tài, Ấn gồm Thiên Ấn và Chính Ấn, nên cũng có thể nói là 10 cách) và vài ngoại cách, nhưng khó nhất là luận dụng thần biến hóa . Xin nhắc lại, "dụng thần" đề cập ở đây là "Nguyệt Lệnh Dụng Thần", tức dụng bản khí của nguyệt lệnh là điều hữu dụng ưu tiên bậc nhất của tứ trụ. Lý do cơ bản gọi là "Nguyệt Lệnh Dụng Thần" bởi vì tháng sinh là tháng tàng những thiên can mạnh nhất mà nhật chủ chịu ảnh hưởng. Vì thế mới gọi tháng sinh là Đề Cương của tứ trụ.

Bài nói về Tướng Thần của HĐL cơ bản đã cho thấy phân biệt Bát Cách thành 2 tổ hợp Thiện và Ác. Chữ "Ác" chỉ có nghĩa là nhật chủ gặp các thập thần nguyệt lệnh cùng thuộc Âm hay Dương, như Giáp gặp Canh là cùng Dương, nên Canh là Thất Sát được quy vào "dụng thần ác". Ác tính nghĩa là theo qui luật thiên can "cùng tính thì khắc mạnh, khác tính thì hợp" (nên Tân đối với Giáp là Chính Quan -thiện dụng thần-).

Vậy "Ác" chỉ là sẽ phải chịu khắc chế nhiều, cần có lực chế hóa lại ác tính này để trung hòa các ngũ hành, tạo nên được 1 sự thăng bằng cho nhật chủ. Điều này cũng là qui luật sinh khắc chế hóa hữu tình của ngũ hành.

Các thí dụ của HĐL thì khéo chọn những thí dụ không có ngũ hành tương xứng nhau (hài hòa), và do Tướng Thần đạt hay không đạt khả năng (công năng) mà làm nên Mệnh của tứ trụ (phú, quý, bần, tiện, thọ, yểu).

Ở "Ví dụ 2" có 4 tứ trụ, các bạn thấy có vấn đề "Dụng thần biến hóa" rất tinh xảo. Học đến chương biến hóa dụng thần này hầu như nhiều người khựng lại đối với phương pháp luận Cách Cục. Cần phải đọc thêm song song với loạt bài này (Luận hỉ thần, luận cừu thần... của HĐL) các chương nói về Dụng thần biến hóa trong TBCTBC.

Hjmama
20-09-13, 20:03
Ở ví dụ 2, bát tự 3 Hoàng sư phụ luận có phần khiên cưỡng.
Tị qui phục Dậu kim hoàn toàn có Tân thấu ra tam hợp kim cục vững chắc, lấy đâu ra hỏa khí để mậu quí hợp hóa hỏa.Trụ này là Thực thần sinh Tài, nhưng tài bị Kiếp hợp, tức tướng thần bị hợp phá cách. Đành dụng Thực thần tiết khí vậy.

kimcuong
21-09-13, 14:53
Tị qui phục Dậu kim hoàn toàn có Tân thấu ra tam hợp kim cục vững chắc, lấy đâu ra hỏa khí để mậu quí hợp hóa hỏa.

Bàng bạc ở vài thí dụ trong các văn bản khác, HĐL thường luận thiên can hợp hóa "ngon lành" như thế. Theo tôi thì ông vẫn còn vài bí mật chưa nói hết, chứ không phải ông luận thế mà vô căn cứ đâu. Tương tự như cách luận Ám Hợp địa chi cùng trụ hay kề bên trụ mà dạo sau này rất phổ biến trong giới luận Tử Bình. Cứ lưu ý thêm.

Riêng tôi thì cho rằng cung mệnh lộ Bính, tôi không gọi là "hóa Hỏa" vì mọi người rất dễ hiểu đơn giản hóa giống như là thay đổi từ a sang b. Tôi chỉ luận thêm rằng tứ trụ có Hỏa, tức có Ấn:


Bát tự 3, .................cung mệnh: Bính Thân
Thực Tài nhật Kiếp
Tân Quý Kỷ Mậu
Sửu Tị Dậu Thìn

Bát tự 3 mặc dù Ấn tinh không thấu, nhưng bởi vì thời trụ Mậu thổ hợp Quý thủy, mà Mậu Quý hợp hỏa, tương đương có Ấn tinh lộ ra, cho nên Tị Dậu Sửu hợp mà không hóa kim, tiếp tục lấy Ấn cách luận mệnh. Mệnh chủ là Trang Mộc Hạ, tốt nghiệp Trường sư phạm Đài Bắc, sau đó nhiều năm chỉ đảm nhiệm chức hiệu trưởng trường tiểu học. Nguyên nhân danh lợi không thể đại phát, là do Quan đến lại có Thực Thương hồi chế, Tài tới cũng vô Quan sát chuyển hóa.

thachmoc
22-09-13, 00:50
Ví dụ 3:

Bát tự 1,
Tài Kiếp nhật Thương
Tân Đinh Bính Kỷ
Tị Dậu Dần Hợi

Bát tự 2,
Quan Tài nhật Sát
Quý Tân Bính Nhâm
Tị Dậu Dần Thìn

Bát tự 3,
Thương Kiếp nhật Tài
Tân Kỷ Mậu Nhâm
Mão Hợi Tuất Tý

Bát tự 4,
Kiếp Tài nhật Quan
Mậu Quý Kỷ Giáp
Thìn Hợi Mão Tuất

Hai mệnh ở bát tự 1, 2 đều là Chính Tài cách, gặp Tài xem Quan, kiêm xem Ấn tinh. Mệnh cục Tài sinh Quan mà kèm theo Ấn thì mệnh chủ nhất định có xu hướng làm quan và đảm nhiệm chức vụ trong chính quyền. Quan tinh đó nếu bị Thương khắc thì có chiều hướng chuyển sang buôn bán hoặc nghệ thuật.

Bát tự 1, tuy chi giờ Hợi thủy Thất Sát nhưng bởi có Kỷ thổ cái đầu, thành cách Tài hỷ Thực sinh, Thực Thương lại chủ về nghệ thuật, do đó mệnh chủ thành danh trong lĩnh vực này, trở thành người khởi xướng hóa thân vai nữ chính trong kinh kịch cổ. Học trò của người này rất đông, trong số tứ đại danh đán kinh kịch Trung Quốc có Mai Lan Phương (*), Thượng Tiểu Vân đều là đệ tử của người, được xưng là "Thông Thiên giáo chủ", đây chính là mệnh của Vương Dao Khanh đó.

Bát tự 2 thiên can thấu xuất Quan Sát, thành cách Tài vượng sinh Quan, mệnh chủ tất đảm nhiệm chức quyền nhà nước. Trên thực tế, người mệnh trên suốt nhiều năm qua liên tục giữ chức bí thư đảng ủy cục bưu chính tại thành phố của tôi.

Bát tự 3 Tài cách mặc dù gặp Mão mộc Quan tinh, chỉ vì Tân kim cái đầu nên gọi khí Quan tồn Tài (bỏ Quan giữ Tài), vẫn lấy Tài cách luận mệnh. Quan tinh vừa khử, tổn hao nhiều quý khí, làm chính trị thì không được, theo nghề buôn bán thì có thể thành. Tuổi trung niên qua Nam phương Ấn vận, mệnh chủ Tài vận hanh thông, đại phát mà trội ra được mấy trăm vạn, đây gọi là: "Tài cách nếu gặp Ấn, tiền tài mỗi năm một phát tiến".

Bát tự 4 Giáp mộc Quan tinh thấu xuất, Hợi Mão hợp thành Sát, không lấy Tài cách luận mệnh nhé. Gặp Sát xem Ấn, mệnh cục không thấy Ấn tinh, chuyện học hành tất nhiên có hại. Sát cách vô Ấn thì xem Thực, chỉ có chi giờ Tuất thổ trong có tàng chứa một điểm Tân kim Thực thần, làm thành Tướng thần. Bởi đây là nữ mệnh, thuở nhỏ qua đại vận Dậu, thân ở nơi Thực Thương, nên vẫn đạt tốt nghiệp phổ thông trung học, hơn nữa còn có thể làm giáo viên bậc tiểu học. Sau khi chuyển sang đại vận Kỷ Mùi, Thực thần không còn chút sức lực nào, khó có thể chế Sát, người chồng vì phạm pháp mà bị bắt giam, sau khi ly hôn mệnh chủ một thân một mình nuôi dưỡng ba đứa con, cuộc sống cực kỳ vất vả. Bất quá vài năm, mệnh chủ kiệt sức sinh bệnh mà mất, ứng với một câu trong mệnh thư đã nhắc đến: "Gặp Tài thấy Sát mà kị Sát, mười người thì có chín kẻ bần hàn".

Ví dụ 4:

Bát tự 1,
Ấn Ấn nhật Ấn
Bính Bính Kỷ Bính
Thân Thân Hợi Dần

Bát tự 2,
Thương Quan nhật Kiêu
Canh Giáp Kỷ Đinh
Dần Thân Sửu Mão

Hai mệnh mệnh đều là Thực thần cách, gặp Thực xem Tài, có Tài tinh tức là nhiều tú khí, lại còn có thể tái kiến Quan Sát, đồng thời nương vào mà hiển quý. Thực Thương cách vô Tài thì thiếu tú khí, tái kiến Quan sát dễ dàng mắc tai họa.

Bát tự 1 là mệnh của La Long Cơ. Thân kim sinh Hợi thủy, Hợi thủy sinh Dần mộc, Dần mộc sinh Bính hỏa, Bính hỏa sinh Kỷ thổ Nhật chủ, Thực Tài Quan Ấn một mạch khí lưu hành, cực kỳ tú khí, vừa chủ quý hiển. Việc này đều nhờ vào công của Hợi thủy Tướng thần. Mệnh chủ học hành đặc biệt xuất sắc, sau khi tốt nghiệp Đại học Thanh Hoa lại du học tại Anh, Mỹ, giành được học vị tiến sĩ. Tại hành vận Tương thần Bắc phương, mệnh chủ vừa làm giảng viên Đại học, vừa làm cho tạp chí, thường xuyên công bố nhiều bài báo hay, kiến giải độc đáo, trở thành chính luận giả rất nổi tiếng, đồng thời giữ chức phó chủ tịch Dân Minh, về sau còn đảm nhiệm qua chức Bộ trưởng Bộ kỹ nghệ lâm nghiệp Trung Quốc. Trong đại vận Nhâm Dần, do Dần Hợi hợp mộc tịch Thân kim, Hợi thủy Tướng thần bị hợp hóa, Nhâm thủy Tài tinh ngược lại chuyển thành Kị thần khắc Bính hỏa Tướng thần, chặt đứt sự lưu thông khí ngũ hành ở mệnh cục, mệnh chủ vì dám nói thẳng mà bị quy thành "Hữu phái", bị tước quan bãi chức, bị đấu tố phê bình, đến giữa vận Quý Mão ôm hận mà qua đời.

Bát tự 2 là nam mệnh nào đó. Mệnh này và La mệnh tương tự nhau, cùng là Thương quan bội Ấn cách. Khác nhau ở chổ, La mệnh Ấn tinh có thể trực khắc Thực Thương, lại có Tài tinh thông quan, Thương và Quan không trực tiếp giao chiến. Mệnh này thì Ấn tinh không thể trực khắc Thực Thương, Thương và Quan lại trực tiếp giao chiến với nhau, cách cục bèn thấp hơn La mệnh rất nhiều. Mệnh này ứng lấy thủy làm Tướng thần, tiết Thực Thương mà sinh Quan. Mệnh cục không có thủy, tức là không có tướng thần, mệnh cũng thành ra không tốt. Sớm gặp hành vận đất kim, Tướng thần suy tuyệt, nhà nghèo lại lắm tai ương, mệnh chủ chỉ đến trường được hơn ba năm, sau đó đi làm thợ xây. Lúc đại vận Hợi Tý, đặc biệt là Tý vận, Thân Tý hợp thủy sinh mộc, Tướng thần đắc lực, mệnh chủ biết cách làm giàu, tích góp tiền của được hơn trăm vạn. Vào đại vận Kỷ Sửu, gặp lưu niên Đinh Sửu, vận thủy năm thủy vừa vặn toàn bộ đi mất, Tướng thần không thấy, Kiếp vượng sinh Thương, Thương vượng khắc Quan, cách phá Hỷ bị thương, mệnh chủ tại năm đó bị người ta bắt cóc, nhiều năm qua vẫn biệt vô âm tín.

thachmoc
22-09-13, 00:57
Ví dụ 5:

Bát tự 1,
Thực Kiếp nhật Tài
Mậu Đinh Bính Canh
Thân Tị Tuất Dần

Bát tự 2,
Ấn Thực nhật Tài
Giáp Kỷ Đinh Canh
Ngọ Tị Sửu Tuất

Bát tự 3,
Tỉ Quan nhật Tài
Bính Quý Bính Tân
Dần Tị Tuất Mão

Bát tự 4,
Tỉ Quan nhật Tỉ
Bính Quý Bính Bính
Dần Tị Thìn Thân

Hai mệnh bát tự 1,2 mệnh đều là nguyệt lệnh Kiến Lộc cách cục dụng Thực Thương sinh Tài. Bát tự 1 không có Ấn chế Thực Thương, cách cục vô phá, Tướng thần không bị thương tổn, đại vận lại qua Canh Thân Tân Dậu là nơi Tài trọng, cho nên mệnh chủ phát tài ngàn vạn, trở thành doanh nhân nổi tiếng khu vực đó. Bát tự 2 thì bởi Giáp mộc hợp chế Kỷ thổ Tướng thần, cách cục trước phá, đồng thời đại vận Nhâm Thân Quý Dậu, thiên can có thủy sinh mộc, Tướng thần trước sau bị Giáp mộc chế trụ, không thể không thể sinh,, vì thế mệnh chủ thường xảy ra tai nạn, sự nghiệp không thành, thất vọng chịu không thấu, đã hơn 40 tuổi mà chẳng đủ sức lập gia đình.

Hai mệnh 3,4 giống nhau vô cùng, đều là Kiến Lộc cách cục dụng Quan hỷ Tài, tại hành đại vận cũng hoàn toàn giống nhau. Bát tự 3 bởi vì thời can có Tân kim Tài tinh làm Tướng thần, cách cục bởi vậy mà cao. Mệnh chủ là Hàn Quảng, xuất thân khoa bảng, làm quan cao tới chức Đại học sĩ, phú quý phi phàm. Bát tự 4 mặc dù cũng có Tài tinh Thân kim làm Tướng thần, nhưng Bính hỏa cái đầu, Dần Tị hình khắc Thân kim, Tướng thần thụ, cách cục bởi thế mà bị phá. Mệnh chủ tại đại vận Ngọ hỏa thân mang bệnh nặng, dẫn đến bại liệt hai chân, thành một phế nhân. Có thể thấy được Tướng thần tại mệnh cục, quan hệ mật thiết vô cùng.

(Hết)

164

(*) Mai Lan Phương (sinh ngày 22/10/1894, mất năm 1961) được xem là nam diễn viên tiên phong và thành công nhất trong hoá thân vào vai các nữ chính của kinh kịch Trung Quốc. Là nam diễn viên song ông gần như chỉ hoá thân vào vai nữ khi bước lên sân khấu. Năm 8 tuổi bắt đầu học nghề, 10 tuổi lên sân khấu với vai Chức Nữ trong vở "Thiên hà phối". Mai Lan Phương đã sáng tạo nhiều loại hình tượng nghệ thuật, trong đó vai Triệu Diễm Dung ("Vũ trụ phong") cả gan chống lại bọn hỗn quan; vai Bạch nương tử ("Kim Sơn tự", "Đoạn Kiều") đấu tranh với bọn cường quyền đòi tình yêu tự do; vai Lâm Đại Ngọc ("Đại Ngọc chôn hoa") không dung theo lễ giáo phong kiến... Đó là những hình tượng nghệ thuật thể hiện phẩm chất và tính cách tốt đẹp của người phụ nữ Trung Quốc. Một nhà viết kịch nổi danh đã gọi Mai Lan Phương là "người diễn viên vĩ đại hoá thân của cái đẹp". Nghệ thuật của Mai Lan Phương vừa bình dị, dễ gần vừa tinh thông rộng lớn, góp công vào sự phát triển hí khúc Trung Quốc và phát huy ảnh hưởng tốt đẹp trong nghệ thuật sân khấu thế giới (Nguồn: http://vietbao.vn/)

kimcuong
22-09-13, 15:09
Ví dụ 4:

Bát tự 1,
Ấn Ấn nhật Ấn
Bính Bính Kỷ Bính
Thân Thân Hợi Dần

Hai mệnh đều là Thực thần cách, gặp Thực xem Tài, có Tài tinh tức là nhiều tú khí, lại còn có thể tái kiến Quan Sát, đồng thời nương vào mà hiển quý. Thực Thương cách vô Tài thì thiếu tú khí, tái kiến Quan sát dễ dàng mắc tai họa.

Bát tự 1 là mệnh của La Long Cơ. Thân kim sinh Hợi thủy, Hợi thủy sinh Dần mộc, Dần mộc sinh Bính hỏa, Bính hỏa sinh Kỷ thổ Nhật chủ, Thực Tài Quan Ấn một mạch khí lưu hành, cực kỳ tú khí, vừa chủ quý hiển....

Nếu theo sát phương pháp lấy bản khí nguyệt lệnh làm Cách (phân chia rành rẽ thập thần Thiện/Ác), tứ trụ này nhật chủ là Kỉ, có Canh trong Thân là Thương quan, không phải Thực thần như HĐL viết.

Việc luận "1 mạch tú khí" như thế là tính từ địa chi trụ năm sang trụ tháng, trụ giờ, rồi lên thiên can trụ giờ, trụ ngày, trụ tháng, trụ năm. Tôi thấy có người thường tính như thế và gọi là quí, vì giữa đường đi không có gì cản trở! Thế nhưng thực tế điều này lại chẳng cản trở được sự cố xảy ra ở vận Nhâm Dần gây nên tai họa như tứ trụ này.

Nếu đã xét rằng từ Hợi sang Dần, Thủy sinh Mộc đã là quí khí, vậy không có lý do gì mà đến vận Dần thấu ứng ra lại gặp họa.

Ở tứ trụ này, HĐL quả là làm cho người xem hơi tẩu hỏa vì cách luận không nhất quán.

Luận đơn giản hơn, lấy Canh là Thương quan cách, chúng ta vẫn có thể luận "gặp Thương cần Ấn chế, Tài hóa". Tứ trụ có 2 Thân Kim, Ấn là Bính ở cả 3 trụ năm, tháng, giờ, Tài tinh là Hợi. Vậy Thương quan cách này đạt thành nhờ có đủ Ấn chế, Tài hóa.

Thế nhưng cặp Dần Hợi lục hợp là điềm báo tai họa, vì Thương Quan cách không thích Quan tinh. Quan chính là Giáp trong Dần. Hợp cũng là Khử. Mà Dần cùng Thân là tạo ra tương hình. Chính vì thế mà đến vận Nhâm Dần, tượng Dần Hợi hợp ứng ra đại vận. Nhâm Dần thiên khắc địa xung với cả 2 trụ năm, tháng là Bính Thân, tạo lực động ở Thương quan gặp Quan.

Thương quan và Quan liên can đến công việc, chức tước, danh dự. 2 lực này xung động thì tất dẫn đến có sự cố xảy ra.

Hjmama
14-10-13, 20:17
Bát tự 4,
Tài Kiếp nhật Tỉ
Giáp Canh Tân Tân
Thân Ngọ Dậu Mão


Bát tự 4 mặc dù thân cường hỷ Tài Sát, hành vận cũng là nơi Tài Sát, nhưng gặp Sát xem Ấn, mệnh cục vô Ấn, vô Ấn thì xem Thực Thương, mệnh cục lại vô Thực Thương, hỷ Tài sinh Sát thì lại bị Tỉ Kiếp khắc tổn, loại mệnh tạo này không có Tướng thần hoặc tuy có mà bị thương tổn, sẽ không có phú quý hay giàu sang. Vì thế mệnh chủ chỉ là một phụ nữ gia đình nghèo khó, suốt ngày nấu cơm, giặt quần áo hăm con cáai chữ phú quý không bao giờ chạm tới chân.


Trường hợp này có nên gọi Đinh (ngọ) là Sát?.
Sát chủ công Thân, nhưng với tứ trụ này thì Sát có nhiệm vụ chế Thân cường nên phải gọi là Quan mới đúng lý, là Thiên Quan cách. Và Tài (giáp) chính là tướng thần, tiếc là Tỉ kiếp khắc hại tướng thần nên phá cách.

kimcuong
16-10-13, 16:05
Thật ra thì như Thiệu Vĩ Hoa viết, có Thực thần chế mới gọi là Thất Sát, không có Thực thần thì gọi là Thiên Quan. Đúng là từ lâu chúng ta đọc sách này đầu tiên đều nhớ như vậy.

Luận theo cách cục của đề cương phân biệt có Thất Sát cách và Chính Quan cách để nêu rõ "thuận dụng" hay "nghịch dụng", tức là nhật chủ gặp lực khắc mình cùng âm dương (Tân Kim gặp Đinh Hỏa, Tân và Đinh cùng là Âm). Đọc tên Cách trong 2 nhóm Thuận và Nghịch thì dễ nhớ và gọn gàng vì chỉ có 1 chữ, nên không cần phải nói là Thiên Quan cách:

Thuận dụng: Tài Quan Ấn Thực
Nghịch dụng: Sát Thương Kiêu Nhận

Vậy như Hjmama nói, gọi là Thiên Quan Cách cũng được, mà gọi là Thất Sát cách cũng không sai.

Khi luận Cách mà gặp Thất Sát thì cơ bản xét ngay tới Thực chế, Ấn hóa. Có Thực chế, có Ấn hóa thì Sát cách thành công. Trong 1 tứ trụ khi Sát mà yếu, bị Tỉ Kiếp quá vượng phản lại "công" Sát thì Cách cục bất thành. Đó là nói tới thành hay bại của Cách, tức là nhiệm vụ ban đầu của Đinh hỏa thất bại.

kimcuong
16-10-13, 16:21
Bát tự 4,
Tài Kiếp nhật Tỉ
Giáp Canh Tân Tân
Thân Ngọ Dậu Mão

Tứ trụ 4 ghi là mệnh của 1 phụ nữ không được phú quí suốt đời, nhìn qua Can Chi cũng có thể đoán sơ được, chưa luận đến Cách thành hay bại. Đó là Kim vượng khắc Mộc: Canh khắc Giáp, Mão bị Dậu xung. Mộc chủ Tài là khí lực mà Tỉ Kiếp chế ngự. Tỉ Kiếp lại quá vượng mà thiếu Thực Thương để tiết, nên hướng tất cả vào nhiệm vụ là xung khắc Tài. Có thể nói là người thiếu thông minh, nhạy bén hoặc không có khả năng làm việc nào khác, ngoài sự chăm nom săn sóc nhà cửa, gia đình. Kim vượng khắc Mộc còn cho biết sức khỏe rất kém.

tubinh72
12-09-14, 19:47
Ví dụ 2:

Bát tự 1,
Ấn Tài nhật Tài
Bính Quý Kỷ Quý
Thìn Tị Sửu Dậu

Bát tự 1 Ấn tinh lộ ra, không có Quan tinh, thì quan lộ không thể huy hoàng, đại vận gặp Quan Sát thì thành công ở lĩnh vực nghiên cứu viết sách. Vả lại, mệnh cục hữu Tài tinh phá hư Ấn, qua mộc vận có khả năng tiết thủy sinh hỏa, qua thổ vận có thể chế thủy vệ hỏa, khiến phá cách phục thành, cho nên mộc thổ vận đều là vận tốt đẹp. Trong thổ vận cũng có thể giành được thành tựu tại lĩnh vực nghiên cứu. Mệnh chủ là Sigmund Freud, vận Ất Mùi đạt được học vị bác sỹ y khoa, vận Bính Thân Đinh Dậu tự mở phòng khám chữa bệnh, nhưng không quá nổi danh. Vận Mậu Tuất khí quý thanh cách, sau tác phẩm "Gây mê trong phẫu thuật " lại tiếp tục xuất bản nhiều sách hay về phân tích tâm lý học, nổi tiếng thế giới, được mọi người ca tụng là " những cuốn sách làm thay đổi lịch sử nhân loại", ông trở thành người đặt nền móng cho ngành Phân tâm học, để lại một trang rất có giá trị trong lịch sử văn hóa và khoa học thế giới.

(còn tiếp)
bát tự này theo tôi luận thuộc bỏ ấn tựu tài
kỷ sinh tỵ nhật can năm thấu bính tọa thìn làm hối ấn hỏa, can tháng quý tài gần kề khắc mất ấn tinh, địa chi có tỵ dậu sửu , can giờ thấu quý là bỏ ấn dụng thục thương sinh tài nên mới thành công trong lĩnh vực nghiên cứu y học.
Phải công nhận Hoàng Đại lục phân tích về lý thuyết Cách cục rất hay, tôi cũng rất cám ơn ông đã cho tôi thấu hiểu về cách cục, nhưng ông có nhược điểm là chủ quan khiên cưỡng luận lá số theo cách cục . Không phải tất cả nhưng tôi thấy đến gần nửa lá số ví dụ bị HĐL khiên cưỡng lập cách cục.

tubinh72
12-09-14, 20:26
Nếu theo sát phương pháp lấy bản khí nguyệt lệnh làm Cách (phân chia rành rẽ thập thần Thiện/Ác), tứ trụ này nhật chủ là Kỉ, có Canh trong Thân là Thương quan, không phải Thực thần như HĐL viết.

Việc luận "1 mạch tú khí" như thế là tính từ địa chi trụ năm sang trụ tháng, trụ giờ, rồi lên thiên can trụ giờ, trụ ngày, trụ tháng, trụ năm. Tôi thấy có người thường tính như thế và gọi là quí, vì giữa đường đi không có gì cản trở! Thế nhưng thực tế điều này lại chẳng cản trở được sự cố xảy ra ở vận Nhâm Dần gây nên tai họa như tứ trụ này.

Nếu đã xét rằng từ Hợi sang Dần, Thủy sinh Mộc đã là quí khí, vậy không có lý do gì mà đến vận Dần thấu ứng ra lại gặp họa.

Ở tứ trụ này, HĐL quả là làm cho người xem hơi tẩu hỏa vì cách luận không nhất quán.

Luận đơn giản hơn, lấy Canh là Thương quan cách, chúng ta vẫn có thể luận "gặp Thương cần Ấn chế, Tài hóa". Tứ trụ có 2 Thân Kim, Ấn là Bính ở cả 3 trụ năm, tháng, giờ, Tài tinh là Hợi. Vậy Thương quan cách này đạt thành nhờ có đủ Ấn chế, Tài hóa.

Thế nhưng cặp Dần Hợi lục hợp là điềm báo tai họa, vì Thương Quan cách không thích Quan tinh. Quan chính là Giáp trong Dần. Hợp cũng là Khử. Mà Dần cùng Thân là tạo ra tương hình. Chính vì thế mà đến vận Nhâm Dần, tượng Dần Hợi hợp ứng ra đại vận. Nhâm Dần thiên khắc địa xung với cả 2 trụ năm, tháng là Bính Thân, tạo lực động ở Thương quan gặp Quan.

Thương quan và Quan liên can đến công việc, chức tước, danh dự. 2 lực này xung động thì tất dẫn đến có sự cố xảy ra.

Theo tôi trong trụ đã có một hợi một dần là vừa đủ tú khí lưu thông, nên đến đại vận nhâm dần khiến kẻ thứ ba vào tranh hợp mất hợi trong nhật trụ nên cách cụ bị xáo trộn. hợi bị vận dần lôi kéo khỏi nhật trụ thì thân khắc dần nên phá vỡ kết cấu lưu thông bát tự.

tubinh72
12-09-14, 20:40
Thật ra thì như Thiệu Vĩ Hoa viết, có Thực thần chế mới gọi là Thất Sát, không có Thực thần thì gọi là Thiên Quan. Đúng là từ lâu chúng ta đọc sách này đầu tiên đều nhớ như vậy.

Luận theo cách cục của đề cương phân biệt có Thất Sát cách và Chính Quan cách để nêu rõ "thuận dụng" hay "nghịch dụng", tức là nhật chủ gặp lực khắc mình cùng âm dương (Tân Kim gặp Đinh Hỏa, Tân và Đinh cùng là Âm). Đọc tên Cách trong 2 nhóm Thuận và Nghịch thì dễ nhớ và gọn gàng vì chỉ có 1 chữ, nên không cần phải nói là Thiên Quan cách:

Thuận dụng: Tài Quan Ấn Thực
Nghịch dụng: Sát Thương Kiêu Nhận

Vậy như Hjmama nói, gọi là Thiên Quan Cách cũng được, mà gọi là Thất Sát cách cũng không sai.

Khi luận Cách mà gặp Thất Sát thì cơ bản xét ngay tới Thực chế, Ấn hóa. Có Thực chế, có Ấn hóa thì Sát cách thành công. Trong 1 tứ trụ khi Sát mà yếu, bị Tỉ Kiếp quá vượng phản lại "công" Sát thì Cách cục bất thành. Đó là nói tới thành hay bại của Cách, tức là nhiệm vụ ban đầu của Đinh hỏa thất bại.
- Thương, thực chế sát gọi chung là thực chế, thương thực sinh tài gọi chung là thực sinh tài đều là quý cách nên không có lý do gì mà gọi là thương, chỉ khi thực thương gặp quan thì gọi chung là thương quan. Thực thì làm tổn hại quan ít hơn thương .
- Dương nhật can hỷ kiếp hợp sát nên cách cục thành công, âm nhật can gặp sát thì không hỷ tỷ kiếp.

chung
14-09-14, 08:27
- Thương, thực chế sát gọi chung là thực chế, thương thực sinh tài gọi chung là thực sinh tài đều là quý cách nên không có lý do gì mà gọi là thương, chỉ khi thực thương gặp quan thì gọi chung là thương quan. Thực thì làm tổn hại quan ít hơn thương .


Hi tubinh72,

Như mình biết, thực sinh tài khác thương sinh tài. Tại sao lại giống nhau được ? Sao gọi là quý cách ? Bạn có thể chia sẻ thêm không?

Cám ơn bạn nhiều

thachmoc
14-09-14, 10:24
Thực Thương không thể gọi chung như tubinh72 nói được, bởi thuộc tính âm dương có khác nhau. Nói Thực thần chế Sát, bởi đối với nhật can Thực thần và Sát đều cùng âm (hoặc cùng dương) do vậy lực khắc chế mạnh hơn. Với Thương quan lại cần phân biệt nhật chủ âm dương, nhật chủ âm gọi "Thương quan giá Sát", lúc này có xu hướng hợp hóa làm hạn chế tính phá hoại của Sát thần (chữ "giá" này mang ý nghĩa chống đỡ). Còn nhật chủ dương, Thương quan không thể giá Sát mà chỉ có thể "đới" Sát, chữ "đới" mang ý nghĩa đi kèm, việc hạn chế Thất Sát khó đạt hiệu quả mong muốn.

Ngoài ra, chúng ta vẫn thường nghe Quan nhiều hóa Sát, hay Thực Thương nhiều hóa Thương, với quan hệ lượng nhiều làm biến đổi về chất này cũng cần căn cứ bát tự cụ thể mà bàn.

chung
14-09-14, 11:15
Thực Thương không thể gọi chung như tubinh72 nói được, bởi thuộc tính âm dương có khác nhau. Nói Thực thần chế Sát, bởi đối với nhật can Thực thần và Sát đều cùng âm (hoặc cùng dương) do vậy lực khắc chế mạnh hơn. Với Thương quan lại cần phân biệt nhật chủ âm dương, nhật chủ âm gọi "Thương quan giá Sát", lúc này có xu hướng hợp hóa làm hạn chế tính phá hoại của Sát thần (chữ "giá" này mang ý nghĩa chống đỡ). Còn nhật chủ dương, Thương quan không thể giá Sát mà chỉ có thể "đới" Sát, chữ "đới" mang ý nghĩa đi kèm, việc hạn chế Thất Sát khó đạt hiệu quả mong muốn.

Ngoài ra, chúng ta vẫn thường nghe Quan nhiều hóa Sát, hay Thực Thương nhiều hóa Thương, với quan hệ lượng nhiều làm biến đổi về chất này cũng cần căn cứ bát tự cụ thể mà bàn.

Hi anh.

Lâu quá, ít thấy bài viết của anh. Anh dạo này nghiên cứu dữ quá :d. Khi nào anh có thời gian, anh soạn từ điển thuật ngữ chuyên ngành gửi lên diễn đàn cho em và mọi người học tập với.

Ví dụ: từ "Giá" có nghĩa là chống đỡ; từ "Đới" = Đi kèm.....

Cám ơn anh nhiều

thachmoc
14-09-14, 15:23
Yêu cầu của Chung cũng rất hợp lý, những "thuật ngữ chuyên ngành Tử bình" hầu hết dùng chính âm Hán Việt để gọi, ví dụ như: Thương quan bội Ấn, Thân Sát lưõng đình, khí Thực tựu Sát... là những cụm từ chúng ta tương đối quen thuộc. Do được chuyển thể từ Hán ngữ từ rất lâu nên một số người nghiên cứu hiện nay không biết tiếng Trung sẽ không hiểu hết ý nghĩa về mặt từ ngữ. Trong quá trình dịch thuật tôi sẽ ghi lại và giải thích cùng các bạn trong phạm vi hiểu biết của mình. Nếu có từ nào không hiểu, các bạn có thể ghi ra đây tôi sẽ cố gắng giải thích thêm.

tubinh72
15-09-14, 08:22
Thực sinh tài với thương sinh tài tựu chung là quý cách, thực khác thương ở tính chất thập thần tạo ra ngành nghề công việc sinh tài như thế nào thôi. Ta phải hiểu được tính chất của thập thần qua đặc tính thập can trong trích thiên tuỷ đã nói, còn phải em vị trí phối hợp, vượng suy để biết cách cao hay thấp, hành vận bổ hay khuyết hay dư thừa...cho thập thần. Như Hoàng Đại lục đã phân tích và đưa ra rất nhiều ví dụ cũng đều lấy thành cách là quý , bại cách là tiện, quý tiện ở mức nào thì xem căn nông sâu ....

DND
15-09-14, 11:13
Với xã hội hiện nay thì không nên phân quý tiện như tiền nhân cho nặng nề - ít nhất là về mặt ngôn ngữ. Quý cách xưa thường chỉ những mệnh vua, quan lớn gắn với chốn Quan trường nên Thực thương sinh Tài không hẳn đã liệt vào. Phân tích cách cục mà nói đến trong thành có bại, trong bại có thành vốn đã rất mong manh, huống hồ chi còn rất nhiều yếu tố tác động ảnh hưởng. Thiên Địa Nhân vốn hợp nhất, quá chú trọng vào một pháp dễ đưa con người ta đến cái chủ quan, "cảm" hơn là 'chấp"...