View Full Version : Hữu Duyên-Kính nhờ mọi người xem giúp (Mậu Thìn- Quý Hợi- Ất Mùi- Tân Tỵ.)
Cháu là Nam sinh 10h30 ngày 6/12/1988 DL.
Năm 2006 Bính Tuất mổ xẻ, đầu năm nay lấy vợ.
Do mới tập tọe đọc sách tứ trụ lên cháu hơi có thắc mắc một chút.
Tứ Trụ: Mậu Thìn, Quý Hợi, Ất Mùi, Tân Tỵ.
KV KV
Trụ năm và trụ giờ dính không vong vô lực. Tuy nhiên Hợi ở tháng có xung khởi được Tỵ không cô?
Thân Ất (Mộc) tướng vào mùa đông, tuy nhiên lại Tử ở tháng Hợi, mặt khác được Quý (thủy sinh) thân của cháu là thân nhược hay thân cường ạ? (Cháu hay ốm, đường tiêu hóa có vấn đề tử bé)
Về cách cục: Ất sinh tháng Hợi có phải là Chính Ấn cách?
Dụng thần: Hỏa Thổ nhưng Thìn Tỵ đều dính không vong nên lực quá yếu? Tuy nhiên năm Bính Tuất (Hỏa Thổ) cháu lại găp hạn mổ xẻ.
Mong cô xem giúp và giải đáp thắc mắc giúp cháu ạ.Cảm ơn cô ạ!
Tứ trụ này dụng Bính hỏa không lộ tức dụng lộc của Bính là Tỵ. Tỵ tuy không vong nhưng nhờ Hợi xung nên có bệnh được chữa. Năm Bính Tuất do Bính lộ thấu bị Tân Hợp hóa kỵ Thần nên lành ít dữ nhiều!
Tứ trụ này đầu tiên dụng Lộc Bính là Tỵ, sau đó dụng Giáp mộc trường sinh ở Hợi!
Xin hỏi bạn sinh ở miền Bắc hay miền Nam?
Dễ nhớ nhất là thấy tứ trụ có Hình Thổ (Thìn Mùi), lại gặp vận Sửu, năm Tuất thì cách gì thì cách, dụng kị là gì, cũng là gặp hung. Trong trụ có Tân khắc Ất, thấu ra ở vận (Ất Sửu) là ứng ra. Bính là Thương quan hợp Sát (Tân) là tượng dao kéo, mổ xẻ... ; nếu là lính thì ra trận bị thương...
Tứ trụ này dụng Bính hỏa không lộ tức dụng lộc của Bính là Tỵ. Tỵ tuy không vong nhưng nhờ Hợi xung nên có bệnh được chữa. Năm Bính Tuất do Bính lộ thấu bị Tân Hợp hóa kỵ Thần nên lành ít dữ nhiều!
Tứ trụ này đầu tiên dụng Lộc Bính là Tỵ, sau đó dụng Giáp mộc trường sinh ở Hợi!
Xin hỏi bạn sinh ở miền Bắc hay miền Nam?
Miền Bắc ạ!
Cháu thắc mắc là cháu sinh 6/12/1988 DL nếu nói vận năm Quý Tỵ là phải qua tháng 12 năm 2013 phải không ạ? Thế thì vận mổ sẻ tháng 6 năm 2006 (Ất Dậu hay Bính Tuất) và cưới vợ tháng 2 năm 2013 (NHâm Thìn hay Quý Tị?).
Lưu niên Quý Tỵ bắt đầu từ 23:13 ngày 3/2/2013 bắt đầu tiết Lập Xuân. Nếu bạn sinh ở miền Bắc thì rõ ràng 2 năm Quý Tỵ và Giáp Ngọ rất tốt cho bạn. Tháng 6/2006 có lẽ là vào tháng Quý Tỵ, năm Bính Tuất, nhưng do Dụng bị hợp hóa kỵ thần nên xấu nhiều hơn tốt!
Cháu thắc mắc là cháu sinh 6/12/1988 DL nếu nói vận năm Quý Tỵ là phải qua tháng 12 năm 2013 phải không ạ? Thế thì vận mổ sẻ tháng 6 năm 2006 (Ất Dậu hay Bính Tuất) và cưới vợ tháng 2 năm 2013 (NHâm Thìn hay Quý Tị?).
Tính theo lịch của Hồ Ngọc Đức thì đúng là giờ Bính Tí (23:11 tại Hà Nội, 23:07 tại Sg) ngày 3.2.2013 bắt đầu năm Quí Tị. Nhưng đấy là lịch chung nhất cho thiên văn. Tính theo từng tứ trụ thì vận của Hữu Duyên bắt đầu từ tháng 3 hàng năm. Như vận Bính Dần bắt đầu từ tháng 3.2009. Vậy năm Quí Tị của Hữu Duyên bắt đầu từ tháng 3.2013. Qua đó, bạn có thể biết năm Bính Tuất cũng bắt đầu từ tháng 3.2006, vận Ất Sửu.
Các bạn xác định tứ trụ này thân vượng nên dụng hỏa thổ, nhưng theo tôi luận cách thì Thiên Ấn Quí bị Mậu thổ hợp là phá cách. Thổ còn có thêm Thìn Mùi ở địa chi là loại Hình, nên Thổ là "bệnh", không phải là dụng nữa. Khử bệnh là Giáp hay Tân hoặc Nhâm Quí không bị cản trở. Như Nhâm Thìn, Quí Tị là có Nhâm Quí, nhưng địa chi vẫn vướng vào hình, xung ứng ra từ tứ trụ, nên có động thái là quyết định hôn nhân.
Nếu cho rằng hỏa thổ là dụng thì ngoài cặp Mậu Quí hợp cùng Thìn Mùi hình nói trên, lại có Tị Hợi xung, tức là Bính hỏa mà ta cho là dụng thần đó không được toàn tâm toàn ý giúp sức cho ta. Nói chung, tứ trụ bị xung phá cả hàng địa chi và thiên can, nên thân vượng trở nên nhược. Hữu Duyên cần chú ý vận Mậu Thìn từ 40 tuổi trở đi, vận và trụ năm phục ngâm, tài vượng khắc ấn nhược, chú ý sức khỏe từ bây giờ là chính yếu.
Chỗ này hơi khó nhìn đối với các bạn nhập môn chỉ luận thuần theo thân vượng hay nhược. Đơn giản thì nên thấy rằng Dụng và Kị hợp nhau thì không hoàn toàn tốt cho Dụng mà Kị cũng không tệ, vì xem như đó là 1 sự tranh đấu triền miên vậy. Ở mỗi người có thể hiện khác nhau, như người bị bịnh dai dẳng, người thì học hành thi cử không như ý..., đôi khi cả hai, tùy theo đại vận và môi trường sống.
Thưa cô, cô từng xem cho cháu cô bảo Tứ Trụ này dụng được Hỏa Thổ, nhưng lực yếu vì Thìn Tỵ không vong.
Cháu sức khỏe kém, công danh thì học hành thì khá, nhưng đến lúc quyết định đều gặp trục trặc. Như năm 2006 là bị ốm trước khi đại học, bác sỹ ở bệnh viện Việt Đức khuyên nghỉ thi. Nhưng cháu cố thi và đỗ, thi xong vào viện cấp cứu và mổ ngay. Học xong đại học bằng cấp rất tốt, hội tụ đủ xin được học bổng, nhưng vất vả mãi mới xin được. Như ý trên của cô tứ trụ này dụng Mộc, Kim, Thủy để khử thổ ạ. Có khi nào tứ trụ này tài tốt, nhưng hại thân thể và sức khỏe không ạ?
Năm Canh Dần Tiền tài tốt đi làm kiếm được tiền, nhận bằng cấp tốt, tuy nhiên cuối năm giáp tết hao tài một chút do đi lại ko cẩn thận.
Đúng vậy, cũng khó mà giải thích rành mạch vì sao dụng hỏa thổ mà như thế! Theo tôi căn bản là vì hầu như tất cả mọi người thường xuyên chuyên nghĩ rằng "dụng thần" là ở ngoài, cầu thấy được thì tự nhiên tốt đẹp. Điều này tôi vẫn nói là, dù Thiệu Vĩ Hoa là đại mệnh gia, ảnh hưởng sách dịch của thầy trò ông ta đã có gốc rễ khá sâu, khó mà lay chuyển được.
Hãy tự xác định lại mệnh theo phương pháp tự nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của mình mà sinh hoạt. Như việc Hữu Duyên cố thi cử trong tình trạng bịnh nặng, đấy là rõ ràng cho thấy tự bản thân có ý thức đối kháng với hạn chế bên ngoài. Nói theo tứ trụ là thể hình của Mậu hợp Quí và những hình xung khác, nhưng không phải vì thế mà luôn nghĩ rằng 8 chữ tứ trụ là thứ gì ở ngoài tác động vào mình, mà đó chính là tính cách, khả năng của mình. Hiểu được như vậy thì sẽ đoán ra những tình huống khác trong đời một cách đơn giản, dễ dàng hơn. Đôi khi người ta nói có khả năng xoay trở vận hạn chính là điều này. Vì con người luôn có tự do quyết định, miễn là ta hiểu rõ mình đang làm gì.
Ý tôi cũng muốn nói thêm là khi luận cần có Mộc, Kim, Thủy khử bệnh, chính là không phải hoàn toàn hiểu rằng cứ gặp can chi ngũ hành như thế là tự nhiên được giải cứu! Mà nên hiểu rằng thời gian thích hợp đó làm cho suy nghĩ và hành động của mình triển khai theo chiều hướng thuận lợi cho mình nhiều nhất.
Hiểu được như vậy tức là ta làm chủ tứ trụ, chứ không để tứ trụ làm chủ mình.
Tứ trụ này đúng là Ấn bị Tài chế khá nặng, lúc này Thổ không cần thêm nữa. Nhưng Thân ở đây không hề yếu chút nào, vẫn được quý sinh, trong Mùi Thìn đều ẩn can Ất mộc ( tất nhiên là vẫn yếu hơn Tài một chút). Gặp vận Kim, Mộc đều tốt.
Tính theo lịch của Hồ Ngọc Đức thì đúng là giờ Bính Tí (23:11 tại Hà Nội, 23:07 tại Sg) ngày 3.2.2013 bắt đầu năm Quí Tị. Nhưng đấy là lịch chung nhất cho thiên văn. Tính theo từng tứ trụ thì vận của Hữu Duyên bắt đầu từ tháng 3 hàng năm. Như vận Bính Dần bắt đầu từ tháng 3.2009. Vậy năm Quí Tị của Hữu Duyên bắt đầu từ tháng 3.2013. Qua đó, bạn có thể biết năm Bính Tuất cũng bắt đầu từ tháng 3.2006, vận Ất Sửu.
Các bạn xác định tứ trụ này thân vượng nên dụng hỏa thổ, nhưng theo tôi luận cách thì Thiên Ấn Quí bị Mậu thổ hợp là phá cách. Thổ còn có thêm Thìn Mùi ở địa chi là loại Hình, nên Thổ là "bệnh", không phải là dụng nữa. Khử bệnh là Giáp hay Tân hoặc Nhâm Quí không bị cản trở. Như Nhâm Thìn, Quí Tị là có Nhâm Quí, nhưng địa chi vẫn vướng vào hình, xung ứng ra từ tứ trụ, nên có động thái là quyết định hôn nhân.
Nếu cho rằng hỏa thổ là dụng thì ngoài cặp Mậu Quí hợp cùng Thìn Mùi hình nói trên, lại có Tị Hợi xung, tức là Bính hỏa mà ta cho là dụng thần đó không được toàn tâm toàn ý giúp sức cho ta. Nói chung, tứ trụ bị xung phá cả hàng địa chi và thiên can, nên thân vượng trở nên nhược. Hữu Duyên cần chú ý vận Mậu Thìn từ 40 tuổi trở đi, vận và trụ năm phục ngâm, tài vượng khắc ấn nhược, chú ý sức khỏe từ bây giờ là chính yếu.
Chỗ này hơi khó nhìn đối với các bạn nhập môn chỉ luận thuần theo thân vượng hay nhược. Đơn giản thì nên thấy rằng Dụng và Kị hợp nhau thì không hoàn toàn tốt cho Dụng mà Kị cũng không tệ, vì xem như đó là 1 sự tranh đấu triền miên vậy. Ở mỗi người có thể hiện khác nhau, như người bị bịnh dai dẳng, người thì học hành thi cử không như ý..., đôi khi cả hai, tùy theo đại vận và môi trường sống.
Nhật chủ Ất sinh tháng Hợi mà không dùng Hỏa điều hậu đầu tiên liệu có hợp lý? Theo Vũ Tham Quý hợp Mậu tại đây không hoàn toàn phá cách. Hơn nữa, lực hình Thìn Mùi khiến thổ động là kỵ thần, Tỵ tuy xung Hợi nhưng giải được KV nên giúp mệnh cục ấm lên phần nào. Tiếp đến dụng Giáp mộc giúp khử thổ.
Tính theo từng tứ trụ thì vận của Hữu Duyên bắt đầu từ tháng 3 hàng năm.
Đọc qua bài của cô Kim Cương ở đoạn:
Tính theo lịch của Hồ Ngọc Đức thì đúng là giờ Bính Tí (23:11 tại Hà Nội, 23:07 tại Sg) ngày 3.2.2013 bắt đầu năm Quí Tị. Nhưng đấy là lịch chung nhất cho thiên văn. Tính theo từng tứ trụ thì vận của Hữu Duyên bắt đầu từ tháng 3 hàng năm. Như vận Bính Dần bắt đầu từ tháng 3.2009. Vậy năm Quí Tị của Hữu Duyên bắt đầu từ tháng 3.2013. Qua đó, bạn có thể biết năm Bính Tuất cũng bắt đầu từ tháng 3.2006, vận Ất Sửu.
Con có thắc mắc thế này muốn trao đổi cùng cô với mọi người:
Tính vận không phải là qua năm mới sẽ qua vận mới hay sao, ví dụ như qua lập xuân thì tính là tháng dần của năm mới, không còn tính tháng cũ của năm cũ nữa?????
Tại sao lại tính vận dựa trên số dư như vậy, nguyên lý dựa vào đâu?? Nếu con nhớ không lầm thì tết nguyên đán năm nay bắt đầu từ ngày 6/2/2013, tại sao vận của Hữu Duyên lại bắt đầu vào tháng 3 mới tính là tháng Dần, vậy còn những người lẻ nửa năm, không lẻ phải chờ tới tháng 6 âm lịch mới gọi là họ bước vào niên vận mới?????
Thêm một thông tin nữa để các bác nghiệm lý năm Nhâm Thìn vừa rồi là một năm vô cùng bế tắc, từ công việc đến tinh thần. Mội thứ cứ như địa ngục với HD vậy. Sức khỏe năm nhâm thìn bình thường, các thứ khác tồi tệ.
Hữu Duyên đã từng đọc qua trích thiên tủy, vậy bạn nghĩ gì về đoạn này:
Ất mộc tuy nhu, khuê dương giải ngưu. Hoài đinh bão bính, khóa phượng thừa hầu.
Hư thấp chi địa, kị mã diệc ưu. Đằng la hệ giáp, khả xuân khả thu
Can Ất thuộc mộc, sinh vào mùa thu như đào lý, mùa hạ như lúa mạ, mùa thu như cây đồng cây quế, mùa đông như hoa thơm cỏ lạ. Tọa Sửu Mùi có thể chế khắc nhu thổ, dễ như giết dê mổ trâu, chủ yếu là có can Bính Đinh, tức tuy sinh vào tháng Thân Dậu, cũng chẳng lo chi; sinh vào tháng Tý mà trên can lại thấu xuất Nhâm Quý thủy, mặc dù nhật chủ tọa Ngọ cũng không có thể phát sinh được. Cho nên biết rằng tọa tháng Sửu Mùi thật là tốt đẹp vậy. Can Giáp cùng chi Dần xuất hiện nhiều trong trụ, thuận tòng theo huynh đệ, lấy dây cột vào cây cầu mà làm thí dụ, chẳng sợ bị chặt vậy.
Hữu Duyên đã từng đọc qua trích thiên tủy, vậy bạn nghĩ gì về đoạn này:
Ất mộc tuy nhu, khuê dương giải ngưu. Hoài đinh bão bính, khóa phượng thừa hầu.
Hư thấp chi địa, kị mã diệc ưu. Đằng la hệ giáp, khả xuân khả thu
Can Ất thuộc mộc, sinh vào mùa thu như đào lý, mùa hạ như lúa mạ, mùa thu như cây đồng cây quế, mùa đông như hoa thơm cỏ lạ. Tọa Sửu Mùi có thể chế khắc nhu thổ, dễ như giết dê mổ trâu, chủ yếu là có can Bính Đinh, tức tuy sinh vào tháng Thân Dậu, cũng chẳng lo chi; sinh vào tháng Tý mà trên can lại thấu xuất Nhâm Quý thủy, mặc dù nhật chủ tọa Ngọ cũng không có thể phát sinh được. Cho nên biết rằng tọa tháng Sửu Mùi thật là tốt đẹp vậy. Can Giáp cùng chi Dần xuất hiện nhiều trong trụ, thuận tòng theo huynh đệ, lấy dây cột vào cây cầu mà làm thí dụ, chẳng sợ bị chặt vậy.
Đồng ý với Shanghai, Ất sinh mùa đông dụng Bính hỏa điều hậu, sau đó dụng thêm Giáp mộc anh cả mà tương trợ, do đó chẳng ngại Thổ. Một khi thân đã vượng thì ắt gánh được Tài Quan (Kim Thổ)
Cảm ơn VuTham nhưng về việc dụng Hỏa thì tôi vẫn đang phân vân, chưa dám nói nó là hữu dụng. Nhưng Lấy Mộc làm đầu là chắc chắn đầu tiên.
Vấn đề bàn về hỷ dụng khiến cho biết bao các nhà mệnh lý xưa nay đau đầu. Ngay cà dụng thần tôi đưa ra là Mộc- Kim đầu tiên cũng không chắc là đúng.
Có gì sai mong bạn và mọi người diễn giải thêm.
Con có thắc mắc thế này muốn trao đổi cùng cô với mọi người:
Tính vận không phải là qua năm mới sẽ qua vận mới hay sao, ví dụ như qua lập xuân thì tính là tháng dần của năm mới, không còn tính tháng cũ của năm cũ nữa?????
Tại sao lại tính vận dựa trên số dư như vậy, nguyên lý dựa vào đâu?? Nếu con nhớ không lầm thì tết nguyên đán năm nay bắt đầu từ ngày 6/2/2013, tại sao vận của Hữu Duyên lại bắt đầu vào tháng 3 mới tính là tháng Dần, vậy còn những người lẻ nửa năm, không lẻ phải chờ tới tháng 6 âm lịch mới gọi là họ bước vào niên vận mới?????
Tính Tết thì theo tiết Lập Xuân, đúng rồi, nhưng mỗi người có đại vận riêng, tùy theo tứ trụ, nhất là có giờ sinh rõ ràng thì mới định được tháng vào đại vận. Việc này đã có nhiều bài nói đến lâu rồi.
Căn bản là theo công thức "3 ngày=1 năm", ta có thêm:
1 ngày= 4 tháng
1 canh giờ= 10 ngày (chú ý: canh giờ là 2 tiếng đồng hồ, như giờ Dần, giờ Mão... đều có 2 tiếng)
1 giờ= 5 ngày
Ngoài ra phải có lịch tiết khí, như của Hồ Ngọc Đức là tiện dụng nhất. Dùng lịch tiết khí để biết tiết lệnh tháng sinh cũng như tính đại vận.
Tắc Minh xem thêm bài này:
Tính ngày tháng bắt đầu nhập đại vận (http://kimtubinh.net/showthread.php?241-C%C3%A1ch-t%C3%ADnh-ng%C3%A0y-v%C3%A0o-v%E1%BA%ADn-cho-t%E1%BB%A9-tr%E1%BB%A5)
Can Ất thuộc mộc, sinh vào mùa thu như đào lý, mùa hạ như lúa mạ, mùa thu như cây đồng cây quế, mùa đông như hoa thơm cỏ lạ. Tọa Sửu Mùi có thể chế khắc nhu thổ, dễ như giết dê mổ trâu,...
Lúc đầu tôi đọc những đoạn thế này mà thấy thế giới tốt đẹp vô ngần như vậy, sao có những người cũng thuộc cảnh "cây đồng cây quế, "hoa thơm cỏ lạ", v.v... mà cuộc đời vẫn cứ chật vật, phú quí là điều gì không vói tới được! Thật là chẳng dễ dàng "giết dê mổ trâu"...
Về sau, học tới những chương khác mới hiểu được thêm rằng, thượng mệnh đẹp đẽ như vậy mà bị xung, khắc, chế thì còn ích lợi gì? Hoa thơm cỏ lạ hay cây đào cây lý như bị sâu mọt ăn khoét, nhìn ở ngoài thì làm sao thấu được cảnh tình bên trong?
Thế cho nên, luận thiên can và địa chi rành rẽ riêng biệt thì đọc cho hiểu tính cách biểu dụ của chúng, luận vào từng trường hợp lại hoàn toàn phải thích ứng với tứ trụ, cung mệnh, kể cả môi trường sống và phát triển của cá nhân đó.
Nhật chủ Ất sinh tháng Hợi mà không dùng Hỏa điều hậu đầu tiên liệu có hợp lý?
Nếu có dùng điều hậu thì chỉ có tháng Tí hay tháng Ngọ mới xét thêm việc này, theo tôi là như vậy. Ngoài ra, cũng cùng 1 nguyên lý đơn giản cơ bản, có được điều hậu trong trụ mà lại bị xung, khắc, chế, phá thì sức của "dụng thần điều hậu" này giảm quá nửa. Vì vậy, Bính Tân mà hóa thủy thật thì tai hại, Bính là dụng thần điều hậu có ích gì? Chỉ có Đinh Nhâm mà thủy suy, hỏa mộc có lực thì mới gọi là yếu tố điều hậu (Đinh) thực dụng.
Sinh tháng Hợi, Ấn có lực, đột nhiên cũng vì muốn điều hậu mà bỏ Ấn lấy Thực Thương làm dụng, chưa phải là lý lẽ vững chắc. Dụng Thực là để chế Sát, mà Ấn thì dựa Sát để hóa, thế mà bỏ cả Ấn lẫn Sát thì ... là thế nào? Nói chung, muốn dụng Thực Thương thì phải có hình thái tương ứng, nhưng không phải vì vậy mà chuyển sang thành "dụng thần điều hậu".
Tóm lại, luận Cách và luận theo phương pháp dụng thần bổ cứu, điều hậu... hoàn toàn giống như là 2 ngã từ 1 điểm xuất phát chia ra.
Nếu có dùng điều hậu thì chỉ có tháng Tí hay tháng Ngọ mới xét thêm việc này, theo tôi là như vậy. Ngoài ra, cũng cùng 1 nguyên lý đơn giản cơ bản, có được điều hậu trong trụ mà lại bị xung, khắc, chế, phá thì sức của "dụng thần điều hậu" này giảm quá nửa. Vì vậy, Bính Tân mà hóa thủy thật thì tai hại, Bính là dụng thần điều hậu có ích gì? Chỉ có Đinh Nhâm mà thủy suy, hỏa mộc có lực thì mới gọi là yếu tố điều hậu (Đinh) thực dụng.
Sinh tháng Hợi, Ấn có lực, đột nhiên cũng vì muốn điều hậu mà bỏ Ấn lấy Thực Thương làm dụng, chưa phải là lý lẽ vững chắc. Dụng Thực là để chế Sát, mà Ấn thì dựa Sát để hóa, thế mà bỏ cả Ấn lẫn Sát thì ... là thế nào? Nói chung, muốn dụng Thực Thương thì phải có hình thái tương ứng, nhưng không phải vì vậy mà chuyển sang thành "dụng thần điều hậu".
Tóm lại, luận Cách và luận theo phương pháp dụng thần bổ cứu, điều hậu... hoàn toàn giống như là 2 ngã từ 1 điểm xuất phát chia ra.
Điều hậu thì tại sao lại phận biệt chỉ có 2 tháng Tí Ngọ thôi? Nếu theo chủ kiến của cô kimcuong là như vậy thì xin cô đưa ra ví dụ minh họa.
Đầu tiên, muốn Ấn Hợi có lực thì phải điều hậu trước. Ví như mùa đông nước đóng băng, đã đóng băng rồi làm sao mà nuôi dưỡng được cây cối. Do đó điều hậu thực chất ở đây là dụng Ấn.
Thứ 2, chính vì Bính Hợp Tân sinh nên ban đầu Vũ Tham mới nói rằng Dụng Lộc của Bính đó là Tỵ hỏa, chứ không thực chất dụng Bính.
Thứ 3, Tỵ Hợi tuy xung nhau nhưng do Tỵ bị Không Vong nên lực xung không đáng kể, xem như dụng thần diều hậu bị xung động giải phần nào KV.
Thứ 4, TVH và các môn đệ lại có một phân biệt, điều hậu thì không cần xét có lực hay không trong Tứ trụ, chỉ cần sinh vào 2 tháng mùa đông Hợi Tý là phải điều hậu. Rất giống quan điểm TB hiện đại (lấy khí hậu điều hòa là chính) điều hòa bằng Bính tốt hơn Đinh.
Tiện đây lại bàn tiếp. Cùng Thông Bảo Giám là cuốn sách chủ trương rõ nhất việc điều hòa hai khí nóng lạnh, đặc biệt là trong 2 mùa hạ đông. Có lẽ quan điểm thứ tư trên của thầy Thiệu cũng dựa vào điều trên kết hợp thêm thực tế chăng?
Lại bàn thêm về tứ trụ trên:
Đương sự đang hành vận Bính Dần. Sát áp chế thân nhưng lại tọa chi Tị tàng Bính hỏa, kèm theo vận trình Bính nên càng trở nên mạnh mẽ. Sát ở đây trở nên hữu dụng, vô hại với Ất mộc.
Lại bàn tiếp về 3 trụ đầu Mậu thìn- Quý Hợi- Ất Mùi. Mùi là Mộc khố, ất mộc tọa căn mộ tàng Ất nên phải nói là có gốc sâu. Thìn thổ là đất ẩm, gặp Hợi tháng Thủy cũng khó mà ngăn được thế thịnh của Hợi Thủy đương lệnh. Thìn cũng là nơi nhật chủ vượng tướng.
Xét ra vậy chỉ còn: Can Mậu và Mùi là còn có thể tác động mạnh đến Thủy và nhật chủ Ất. Sở dĩ cần trích dẫn câu trong Trích thiên tủy để cần tham vấn thêm về ý kiến đưa ra: Ất mộc hoàn toàn khắc chế được căn khố Mùi thổ khiến Mùi trở nên hữu dụng.
Câu hỏi đặt ra: nếu can Quý không thấu xuất tọa trên căn Hợi thủy đương lệnh thì Thủy thế có còn cường vượng nữa không? trả lời được câu hỏi này tất sẽ biết Thủy là hữu dụng hay vô tình.
Vũ Tham và shanghai bàn luận rất tốt, tôi rất cảm kích. Những câu hỏi của Vũ Tham thì cơ bản tôi thường nói là những chương viết trong sách thường nêu ý cơ bản, và chúng ta cần kết hợp lại. Như ban đầu tôi cũng hiểu là sinh tháng mùa đông cần Hỏa điều hậu, nhưng đấy mới chỉ là 1 câu căn bản. Xét tiếp tục về tiết khí thì tiết Lập Đông Hợi thuộc cung Càn, chưa hẳn là thuần thủy tính. Tiết Đại Tuyết Tí mới là thuần thủy vì thuộc cung Khảm có đủ Nhâm Tí Quí. Còn Sửu thì một là thuộc cung Cấn, chứa Kỉ, Giáp nên cũng không thuần thủy, hai là xét Sửu ngoại lệ vì thuộc tứ quí cần có suy luận riêng. Xét cho tiết Mang chủng Ngọ cũng tương tự như vậy.
Ngoài ra, theo tôi, hai chữ "điều hậu" mà áp dụng cho cả tháng Hợi và tháng Sửu thì chính là vì sinh trong tháng mùa đông mà tứ trụ quá hàn. Tức là Thủy tính quá nhiều, nên dĩ nhiên rất cần Hỏa để thân bớt hàn. Như tôi có ngưòi quen, cháu trai sinh ngày 1.12.1972, giờ Tí. Vừa xem qua là biết đã sinh tháng 12 tiết Lập Đông Hợi, lại giờ Tí, năm Nhâm Tí thì quả là nhật chủ dù là Bính hỏa (không sợ Nhâm) cũng phải khiếp sợ hàn lạnh.
Nhưng khổ nỗi là tứ trụ nói trên gặp cả Tân kim nên Bính Tân hóa Thủy, tức không còn cách nào điều hậu gì cả. Nếu nói là ưu tiên điều hậu thì tất dụng được hỏa mộc, nhưng vận hành hiện thời là Ất Mão hỉ thần, tại sao cuộc đời vẫn không khá được? Bản chất thì yếu mềm, đã có lần tự tử, công việc không trôi chảy, sống độc thân. Sang vận sau là Bính Thìn, nếu là hóa thủy, tất gặp nhiều điều không may mắn. Trước mắt là hạn lưu niên Giáp Ngọ, cả nhà đều đang rất lo cho anh ta...
Câu hỏi đặt ra: nếu can Quý không thấu xuất tọa trên căn Hợi thủy đương lệnh thì Thủy thế có còn cường vượng nữa không? trả lời được câu hỏi này tất sẽ biết Thủy là hữu dụng hay vô tình.
Đầu tiên xét đề cương thấu can, dĩ nhiên Quí xuất ra là rất cường vượng. Nhưng bị Mậu hợp mất rồi! Nếu dụng Thổ thì gọi là lấy Tài phá Ấn. Nếu Quí không thấu, thì lại dĩ nhiên không phải là tháng Hợi trong năm Mậu Thìn, nên khó mà có được cái nhìn hoàn toàn về vấn đề (quí thấu hay không thấu).
Tuy nhiên, nếu nói chung chung, thì có câu thí dụ là "Tài sợ Kiếp", tức là Tài tinh tàng thì tốt hơn là thấu, vì thấu ra thì rất sợ bị Kiếp phá mất. Như Giáp là kiếp tài của Ất, Mậu Tài thấu ra bên cạnh Giáp thì không còn đẹp nữa. Vì vậy mới có chữ "Kiếp" nghĩa là "cướp". Nói chung, dụng thần nào mạnh mà thấu thì phải thực sự mạnh, có khi tàng mà tốt hơn, như tính tình bộc trực quá thì người khác biết rõ nhược điểm của mình.
Cảm ơn chị kim cương đã giảng giải thêm. Em vẫn đang còn phân vân nên dụng Hỏa hay không,còn về dụng Mộc Kim thì em vẫn chọn. Nếu không dụng được Hỏa thì có nhất thiết phải chọn Thủy không?
Vũ Tham và shanghai bàn luận rất tốt, tôi rất cảm kích. Những câu hỏi của Vũ Tham thì cơ bản tôi thường nói là những chương viết trong sách thường nêu ý cơ bản, và chúng ta cần kết hợp lại. Như ban đầu tôi cũng hiểu là sinh tháng mùa đông cần Hỏa điều hậu, nhưng đấy mới chỉ là 1 câu căn bản. Xét tiếp tục về tiết khí thì tiết Lập Đông Hợi thuộc cung Càn, chưa hẳn là thuần thủy tính. Tiết Đại Tuyết Tí mới là thuần thủy vì thuộc cung Khảm có đủ Nhâm Tí Quí. Còn Sửu thì một là thuộc cung Cấn, chứa Kỉ, Giáp nên cũng không thuần thủy, hai là xét Sửu ngoại lệ vì thuộc tứ quí cần có suy luận riêng. Xét cho tiết Mang chủng Ngọ cũng tương tự như vậy.
Ngoài ra, theo tôi, hai chữ "điều hậu" mà áp dụng cho cả tháng Hợi và tháng Sửu thì chính là vì sinh trong tháng mùa đông mà tứ trụ quá hàn. Tức là Thủy tính quá nhiều, nên dĩ nhiên rất cần Hỏa để thân bớt hàn. Như tôi có ngưòi quen, cháu trai sinh ngày 1.12.1972, giờ Tí. Vừa xem qua là biết đã sinh tháng 12 tiết Lập Đông Hợi, lại giờ Tí, năm Nhâm Tí thì quả là nhật chủ dù là Bính hỏa (không sợ Nhâm) cũng phải khiếp sợ hàn lạnh.
Nhưng khổ nỗi là tứ trụ nói trên gặp cả Tân kim nên Bính Tân hóa Thủy, tức không còn cách nào điều hậu gì cả. Nếu nói là ưu tiên điều hậu thì tất dụng được hỏa mộc, nhưng vận hành hiện thời là Ất Mão hỉ thần, tại sao cuộc đời vẫn không khá được? Bản chất thì yếu mềm, đã có lần tự tử, công việc không trôi chảy, sống độc thân. Sang vận sau là Bính Thìn, nếu là hóa thủy, tất gặp nhiều điều không may mắn. Trước mắt là hạn lưu niên Giáp Ngọ, cả nhà đều đang rất lo cho anh ta...
Cảm ơn co kimcuong đưa ra những vấn đề khá cơ bản, nhân đây xin Hữu Duyên cho phép Vũ Tham bàn luận một chút ngoài lề để có thể làm rõ hơn về vấn đề điều hậu.
Được biết cô kimcuong là một cao thủ về Huyền Không Phi Tinh. Và việc vận dụng cách phân chia 24 sơn hướng theo không gian và áp dụng vào thời gian vẫn đúng. Nhưng cho phép Vũ Tham hỏi cô kimcuong một số câu hỏi rất cơ bản như sau:
1/ Như ta đã biết Bát quái có 8 cung, mỗi cung chia làm 3 sơn tạo thành 24 sơn, vậy xin hỏi tại sao chỉ có 4 cung Càn Cấn Tốn Khôn là có quái được làm sơn (vd như: tại sao Có Tuất Càn Hợi trong quái Càn mà lại không hề sơn Khảm trong quái Khảm vốn chỉ có 3 sơn Nhâm Tý Quý)?
2/ Theo VT được biết, Cô kimcuong thường không sử dụng kiêm hướng trong Phi tinh... vì lý do gì? Không chính xác tùy trường hợp?
3/ Cô có biết gì về khái niệm "lai long", "khứ long"?
Vũ Tham sẽ rất cảm kích cô kimcuong nếu cô cho biết những nhận định của mình, có thể bàn luận cùng Vũ Tham về các vấn đề này. Thật sự nó có liên quan đến điều hầu.
Cháu xin hỏi cô Kim Cương cung mệnh tứ trụ của cháu là Đinh Sửu
Vậy nó có ảnh hưởng gì khi áp vào tứ trụ này:
Mậu Quý Ất Tân Mệnh Đinh
Thìn Hợi Mùi Tỵ Sửu
Được biết cô kimcuong là một cao thủ về Huyền Không Phi Tinh. Và việc vận dụng cách phân chia 24 sơn hướng theo không gian và áp dụng vào thời gian vẫn đúng. Nhưng cho phép Vũ Tham hỏi cô kimcuong một số câu hỏi rất cơ bản như sau:
1/ Như ta đã biết Bát quái có 8 cung, mỗi cung chia làm 3 sơn tạo thành 24 sơn, vậy xin hỏi tại sao chỉ có 4 cung Càn Cấn Tốn Khôn là có quái được làm sơn (vd như: tại sao Có Tuất Càn Hợi trong quái Càn mà lại không hề sơn Khảm trong quái Khảm vốn chỉ có 3 sơn Nhâm Tý Quý)?
Đầu tiên tôi xin nói là tôi không phải là cao thủ bất kỳ môn gì, kể cả Huyền Không Phi Tinh. Bởi vì 2 chữ Cao Thủ này là phải rất giỏi và tinh tế các môn huyền học, như TVH, Hoàng Đại Lục, Đoàn Kiến Nghiệp...., những người mà ta nghe tên biết tiếng thường xuyên. Lại có những cao thủ ẩn mình, không viết sách, nên chúng ta không biết đến. Nhưng các bạn cũng thấy đó, "cao thủ" phải có lập luận riêng của họ một cách có hệ thống để giải thích 1 vấn đề cơ bản. Tôi thì chưa hề đến mức này nên không dám nhận hai chữ siêu đẳng này.
Thứ nhì, qua câu hỏi của VũTham, tôi chợt nghĩ không phải bạn đang hỏi đố tôi đấy chứ? Vì những câu này thuộc cơ bản, ai học HKPT đều biết rõ cả mà? Với câu 1 là căn bản nhất, cho dù bạn hỏi đố tôi cũng được, tôi xin trả bài:
Trong "Thanh Nang Tự" có viết rằng:
Tiên thiên la kinh thập nhị văn, hậu thiên tái dụng kiền dữ duy. Giá lý sở chỉ bát kiền tứ duy gia thập nhị chi, cộng nhị thập tứ sổ, tựu thị chỉ la kinh thượng đích nhị thập tứ sơn, tức nhị thập tứ phương vị. Giá nhị thập tứ phương vị nhân ngũ hành, quái lý, dĩ cập kiền chi đích hội hợp tương trùng, nhi hữu cát hung chi biệt.
Hiểu là 24 sơn bày bố trên la kinh dựa vào tứ chính (4 phương chính) và 12 địa chi cùng thiên can lập thành 24 sơn vị. Qui tắc là các hướng chính Đông Tây Nam Bắc do TÍ NGỌ MÃO DẬU đại diện, vì thế :
- TÍ ở phương bắc chính là KHẢM
- NGỌ ở phương nam chính là LY
- MÃO ở phương đông chính là CHẤN
- DẬU ở phương tây chính là ĐOÀI
Càn, Cấn, Tốn, Khôn thì để y nguyên trong các cung tương ứng (tây bắc, đông bắc, đông nam, tây nam).
Cho nên ta thấy ở các cung không thấy ghi Khảm, Ly, Chấn, Đoài mà ghi Tí, Ngọ, Mão, Dậu thay thế làm chính vị vậy. Còn 2 bên tả, hữu của các chi này thì theo qui tắc "Khảm vị khai thủy" mà tính. Đó là sau cung Khảm (Tí) là Sửu, Dần, Mão Thìn, Tị, Ngọ, Mùi...v.v... Các thiên can thì theo ngũ hành mà ghi vào cung tương ứng, như Giáp Ất thuộc Mộc nên ghi vào cung Chấn phương Đông. Giáp ở bên trái, Ất ở bên phải của Mão cũng là qui tắc "dương tả, âm hữu", chúng ta thường nói là "nam tả, nữ hữu" là lý do này.
Tóm lại thì chỉ là quy ước đặt ra, và không phải là không dùng các quái KHẢM, LY, CHẤN, ĐOÀI, mà dùng đại biểu là Tí, Ngọ, Mão, Dậu. Vì thế mà chúng ta thấy can tàng của các địa chi này chỉ có 1 là Quí, Đinh, Ất, Tân (ngoại trừ Ngọ thêm Kỉ, là do Đinh Kỉ tọa cùng 1 phương trên địa bàn là cung Ly). Chính phương thì không dùng tạp khí như các phương khác, ý nghĩa là vậy.
Tôi đã từng đưa những bài cơ bản về La kinh thế này vào lớp học nhập môn Tử Bình. Các bạn đã học qua ở diễn đàn NTH ắt hẳn còn nhớ rõ. Qua địa bàn hậu thiên với 24 phương vị, chúng ta hiểu rõ vì sao có Xung, Tam hợp, Tam hội, Hình, Phá...v.v...
Cháu xin hỏi cô Kim Cương cung mệnh tứ trụ của cháu là Đinh Sửu
Vậy nó có ảnh hưởng gì khi áp vào tứ trụ này:
Mậu Quý Ất Tân Mệnh Đinh
Thìn Hợi Mùi Tỵ Sửu
Tôi tính thêm về ngũ hành thổ, hỏa, can chi xung khắc hợp thế nào với 4 trụ năm, tháng, ngày, giờ (giống như ta luận 5 trụ thay vì 4 trụ).
Thứ nhì, qua câu hỏi của VũTham, tôi chợt nghĩ không phải bạn đang hỏi đố tôi đấy chứ? Vì những câu này thuộc cơ bản, ai học HKPT đều biết rõ cả mà? Với câu 1 là căn bản nhất, cho dù bạn hỏi đố tôi cũng được, tôi xin trả bài:
Tóm lại thì chỉ là quy ước đặt ra, và không phải là không dùng các quái KHẢM, LY, CHẤN, ĐOÀI, mà dùng đại biểu là Tí, Ngọ, Mão, Dậu. Vì thế mà chúng ta thấy can tàng của các địa chi này chỉ có 1 là Quí, Đinh, Ất, Tân (ngoại trừ Ngọ thêm Kỉ, là do Đinh Kỉ tọa cùng 1 phương trên địa bàn là cung Ly). Chính phương thì không dùng tạp khí như các phương khác, ý nghĩa là vậy.
Xin lỗi cô kimcuong, Vũ Tham không hề có ý muốn hỏi đố cô cả chỉ vì những câu hỏi của Vũ Tham giúp chúng ta suy nghĩ ít nhiều về vấn đề này. Thường Vũ Tham có tật xấu là không sử dụng, cũng như không tin vào những lý thuyết của tiền nhân mà không hiểu rõ hay chứng minh được nó.
Trở lại với vấn đề điều hậu, cô kim cương đã nói chỉ dùng điều hậu đối với cung Khảm của thời gian (Nhâm Tý Quý) mà quên mất rằng với thời gian người ta không chia 24 sơn đơn giản như không gian. 12 tháng trong năm không có tháng nào là Nhâm hay Quý cả. Mà rõ ràng ở đây chúng ta phải nhìn nhận rằng trong 12 tháng đó các khí nối tiếp nhau theo một đường liên tục (gọi là Long, không chỉ để chỉ mỗi long mạch). Tháng Tý tàng quý, Tháng Hợi tàng Nhâm đều mang Hình và khí của Khảm cung cả. Trong khi sơn hướng thì phân biệt rõ ràng nhưng với thời gian Nhâm Tý Quý có Nhâm khí tàng trong Hợi và tất nhiên tháng Hợi có một phần khảm cung.
Như một đứa con nít, Vũ Tham tính rợ như vầy: Bát quái chia trong 360 độ thời gian được 45 độ mỗi quái, trong khi 12 địa chi chia trong 360 thời gian được 30, vậy rõ ràng Khảm cung trong thời gian sẽ lấn qua một phần tháng Hợi. Nhưng do những lý thuyết Vũ Tham nói ở trên tất cả các khí nối tiếp nhau (Địa khí lẫn thiên khí đều như vậy) nên rõ ràng tháng Hợi cũng phải cần điều hậu.
VũTham không tin gì cả và muốn tự chứng minh các lý thuyết của tiền nhân thì tốt quá, mong rằng bạn sẽ thành công.
Tôi chỉ muốn nói thêm rằng, hai chữ "điều hậu" cũng nên hiểu rộng hơn là chỉ tính tháng mùa đông hay tháng mùa hè. Trong Tích Thiên Tủy, có những đoạn nói về "điều hậu" mà không nhất thiết phải là 2 mùa sinh này, thí dụ:
thủy mộc thương quan ,sanh vu xuân lệnh ,điều hậu vi cấp ,tối hỉ kiến tài noãn cục nhi sanh ki bồng bột ,cẩu băng vượng thái quá ,diệc hỉ kiến quan ,duy dĩ tài tinh vi chủ yếu dụng yên 。
Hiểu là Nhâm, Quí nhật chủ gặp Giáp, Ất, Dần, Mão là Thương Quan cách, tức sinh vào mùa Xuân, cần điều hậu là dụng Bính Đinh Tài tinh. Thế nhưng chung quy cũng chỉ là 1 câu căn bản, mà còn phải xem trong tứ trụ mọi thứ xoay quanh Tài tinh này: thân vượng? tài tinh khuyết hay thừa? ấn tinh vượng hay nhược? quan tinh cường hay suy? đại vận có Mộc, Hỏa hay không...v.v... Lại nữa, Mộc gặp Hỏa là tiến khí, có gì phải sợ Thủy? Vậy nói là "điều hậu" không phải là ám chỉ trường hợp Thủy vượng mà Mộc vượng sao? Vì lúc này thân vượng dụng Tài là tốt rồi. Thứ nhì, đây là Thương Quan cách, thành cách là được kết hợp thành công với Ấn hoặc với Tài.
Có nghĩa là, nếu chỉ thuần túy nói đến 2 chữ "điều hậu" là vì thời tiết hoặc không gian cần có đối lực (mùa hè dụng thủy, mùa đông dụng hỏa) thì tôi chỉ xét Hỏa hay Thủy mạnh nhất hay không mà thôi, đấy là giữa mùa hè và giữa mùa đông (Tí và Ngọ).
Vậy, nên hiểu rộng hơn về 2 từ điều hậu này, tức là tứ trụ "nóng" quá hay "lạnh" quá, thuật ngữ là thí dụ như "hỏa táo mộc khô", "kim hàn thủy lãnh"... thì gọi là dụng thủy tưới hỏa, dụng hỏa làm ấm thủy, mà không cứng ngắc chỉ xét mùa hè hay mùa đông.
Powered by vBulletin® Version 4.1.12 Copyright © 2024 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.