PDA

View Full Version : Hiểu về Long mạch-Phong thủy truyền thống



kimcuong
09-11-13, 16:43
Lai Long: rồng đến, tức nói đến hướng long mạch đến
Long mạch: khí mạch ở đất (gọi là địa mạch) đi theo gò, núi, lúc ẩn, lúc hiện, quanh co, uốn lượn như hình thể con rồng, nên gọi là "Long". Ngoại hình là mặt đất nhấp nhô, sinh khí trong lòng đất mới là chính yếu.
Long mạch là những khí lành được tích tụ tại một địa điểm, tại địa điểm đó trường năng lượng tốt sẽ cao hơn nơi khác rất nhiều.
Sinh long: địa huyệt cát, nơi có trường năng lượng tốt
Tử long: địa huyệt hung, nơi có trường năng lượng xấu

(Địa lý trị soạn phú)
Câu 81: Tý lai long, Ngọ kỳ triển, hách dịch nhất thời.
Câu 82: Thủy Mão tụ, diện sơn cao, khanh tướng vạn cổ.

Dịch: (81) Tý long lai, Ngọ mở cờ, hách dịch một thời
Dịch: (82) Mão thủy tụ, mặt núi cao, vẻ vang muôn thuở.

Giải thích: (81) Long đến từ Tý và huyệt hướng Ngọ, tại Ngọ có núi như cờ mở là đất phát hách dịch một thời.
Giải thích: (82) cung Mão có thủy tụ lại có núi cao là đất kết vua biết mặt chúa biết tên. Nhưng phải cẩn thận, núi cao ở hướng Đông phải xa huyệt trường, còn núi cao ở hướng Đông lại sát huyệt trường mà huyệt trường lại thấp thì dù có tài giỏi cũng không được vua biết đến.

(Địa lý gia truyền bí thư đại toàn)
Câu 7: Cứ tổ tông nhi mạch tầm lạc, vấn thủy khẩu nhi định lai long - Thủy khẩu phóng Nam, mạch tầm Bắc. Thủy khẩu quy Đông mạch vọng Tây.

Giải thích: Cứ theo tổ tông tìm mạch lạc, hỏi thủy khẩu mà định lai long: Thủy khẩu phóng Nam thì long mạch từ Bắc đến. Thủy ra ở phía Đông thì Long mạch kiếm tìm ở phía Tây.

(La Kinh, Tầng 5: Xuyên sơn 72 long mạch)
Trong địa lý phong thủy có khái niệm xuyên sơn, tức là long mạch chạy trong lòng đất từ chỗ xuất phát đến chỗ nó dừng lại, nếu ta tìm được chỗ dừng lại thì tại chỗ đó có long mạch tụ hội để làm mồ mả thì long mạch mới dẫn vào huyệt mộ. Tại sao lại có 72 long mạch? Vì 24 sơn phối vào địa chi, mỗi sơn cần phải có đủ âm dương nên 24 x 2 = 48, đây là số âm dương của sơn ở địa chi, khi kết hợp với tứ duy và bát can thì thành ra 48 + 12 = 60, tức ứng với 1 vòng lục thập hoa giáp ứng với 12 vị trí địa chi. Vì cần phải có thiên khí ở trời nên cần phải có thêm tứ duy và bát can nên phải lấy 60 + 12 = 72. Tức là thành 72 xuyên sơn thấu địa.

Tầng này chuyên luận về lai long nhập mộ phần tại các vị trí long quá giáp hoặc long nhập thủ.

(La Kinh, Tầng 8: 60 long thấu địa)
Tầng này phải hiểu rõ 2 chữ xuyên sơn (xem tầng 5 ở trên). Thấu địa là do xuất xứ từ gốc Hà Đồ (tiên thiên bát quái) và Lạc Thư (hậu thiên bát quái) mà ra. Trong 1 vòng lục thập hoa giáp từ Giáp Tý đến Quý Hợi là cuối phần hậu thiên tại Hợi thì thuộc cung Càn , nhưng ở bát quái tiên thiên (Hà Đồ) thì thuộc cung Cấn , Cấn có nghĩa là sơn (núi) vì thế mới gọi là xuyên sơn, tức long mạch phải phát xuất từ núi cao và tỏa về các ngả xuống đồng bằng. Can Nhâm thuộc cung Khảm (thủy) thuộc hậu thiên, nhưng ở tiên thiên thì nó lại là vị trí của cung Khôn thuộc thổ, tức là có sự vận hành của thủy trong lòng đất (thổ) vì thế người ta gọi là thấu địa, tức là nước ngầm chảy khắp trong lòng đất. Người ta dùng chữ thấu nghĩa là thẩm thấu và chảy không hề ngừng nghỉ trong lòng đất, tức là thấu suốt trong lòng đất. Người ta không nói sơn mà nói địa vì địa nuôi sống vạn vật mà sơn cũng sinh ra từ địa (đất). Khí ngũ hành đều có chứa sẵn trong lòng đất.

Địa có cát khí (khí tốt) vì thế thổ (đất) tùy theo khí ngũ hành mà khởi phát ra có chỗ cao, chỗ thấp mà tạo thành các hình thể khác nhau trên bề mặt quả địa cầu. Sự tạo thành đồi, núi trùng điệp, mô đất, sống đất là do khí của ngũ hành luân chuyển thông thấu trong lòng đất mà tạo thành, nếu khí của ngũ hành mà vượng thì đất nổi lên cao, yếu thì đất nổi lên thấp hay bằng phẳng. Người ta thường nói tới long mà không nói tới hổ vì hổ là tĩnh lặng mà long thuộc động, đã động thì phải biến hóa không ngừng, long thuộc về khí biến đổi để làm cho hình hóa thành vạn vật, vì vậy địa lý phong thủy lúc nào cũng phải luận về long để tìm huyệt là vì lý do này. Long mạch là đầu mối của mọi sự biến hóa, mà sự biến hóa này lại xảy ra có gốc từ trong lòng đất nên mắt thường không thấy được; do đó phải bàn luận và tìm kiếm dựa vào hình tích, dấu vết, phương vị của long để lại trên mặt đất. Người ta dựa vào bát quái, dựa vào can chi mà phân làm 60 long mạch chuyển vận trong lòng đất, vì thế mới nói là 60 long thấu địa, trong đó có long tốt và long xấu, bỏ cái xấu và chọn cái tốt mà dùng là mục đích của tầng la kinh này.

Nhà địa lý Trung Quốc là Dương Quân Tùng đời nhà Đường có bàn về ngũ khí của 60 long thấu địa như sau: “Từ Giáp Tý đi một vòng đến Ất Hợi thì khí mạch là hư (xấu). Từ Bính Tý đi một vòng đến Đinh Hợi là chính mạch nên khí vượng và phải thu nạp nó mà dùng. Từ Mậu Tý đi một vòng đến Kỷ Hợi là khí mạch sát nên cần phải bỏ đi. Từ Canh Tý đi một vòng đến Tân Hợi là mạch khí vượng tướng, cần thâu lấy mà dùng. Từ Nhâm Tý đi một vòng đến Quý Hợi là mạch khí hư bại nên cần phải loại bỏ”.

Tóm lại cần nhớ là những long thuộc dương thì lấy can Bính – Canh, long âm thì lấy can Đinh – Tân, các can khác phải bỏ.

(xem thêm bài "Dã Đàm Tả Ao" của bác sĩ Nguyễn Văn Thọ giảng nghĩa)

chung
10-11-13, 10:16
Chào Cô và các anh chị,

Em xin đóng góp vài bài viết về chủ đề này.

TỔNG LUẬN (Bảo Ngọc Thư - Việt Hải)
Muốn điểm trúng huyệt cần căn cứ vào tất cả Long Hổ; Minh Đường; Triều Sơn; Án; Quan; Quỉ; Lộc; Diệu; Dư khí; Thủy Khẩu dù không đúng hết nhưng cũng được nửa.

1. LONG HỔ:

-Là hai sa hộ vệ bên tả và bên hữu huyệt.Có cái thì long hổ cùng ở bản thân phát xuất; Có cái thì bên không ,bên có; Có cái thì ở bản thân đều không, mượn cái ngoại sơn (là núi nơi khác) mà hộ huyệt,những cái sơn sa mượn này,không tốt bằng cái ở bản thân sinh xuất.

-Sách có câu:"Vô long yếu thủy triều tả biên,vô hổ yếu thủy hữu bạn";" Mạc phạm thủy,vi định cách,đãn cầu huyệt lý tàng phong".( Nghĩa là: Không có long sa, thì phải có nước ôm vòng,vây ở bên tả; Không có hổ sa, thì cần có nước bao bọc bên hữu; Không bị thủy phạm, thì định là được, nhưng phải tìm huyệt trong chỗ kín gió).

-Ý nói: Long hổ là hộ vệ huyệt,mà không có sa che gió thì dầu có nước cũng vô ích.

-Long hổ thì cốt phải phục tòng,không nên kình quyền ngang đầu, tức là nghển đầu khi chủ; phải lấy cái hoàn bão, như khủy tay ôm vào, thì mới là tốt, lành; Nếu trực nghạnh phản bối là hung xấu; đấy là phép thường vậy.Còn như cái nó buông rủ như cái đai thõng (gọi là la đới),cái bãi ra như tay áo múa lên (gọi là vũ tụ),Cái thẳng như gọng kìm( gọi là trực kiềm),Cái như hai tay áo thu vát nhọn ( gọi là duệ liễm),những cái hình thể như vậy là biến cách của long hổ,như bay nhảy mà giương ra vậy.


2. HẠ SA:

-Là cái sa ở phía tay dưới nó nghịch chuyển lại.Có hai cái: Một cái thu thủy, cái còn lại thu khí; Có cái vừa thu khí, vừa thu thủy mà vẫn là 1 cái sa.Như cái long theo bên tả lại, thì cái bên hữu là hạ sa;Cái long theo từ bên hữu lại,thì cái bên tả là hạ sa.Nếu cái mà long thế đi thẳng, long nhập thủ hẳn là thiểm quy tả,hữu, nghĩa là giấu giếm không rõ là bên nào,thì hai cái sa cũng như nhau cả, cái ấy gọi là thu khí đấy.Nếu không có cái sa ấy,thì đoán là bất kết địa; Nếu chỉ lấy cái thu thuỷ mà nói, thì cái long nghịch tòng,tức là hồi long,và chẳng lẽ những cái chi nhánh sa nói ở trên đều là hạ sa à? Trong kinh nói:" Cái kết tác của nghịch long tất thuận, mà nói nhập thủ tất chuyển, chuyển thì tự có cả thu khí, thu thủy ở đấy, há lại cứ phải lấy cái sa thu thủy làm hạ sa sao?

- Cái sa thu thủy thì cố nhiên không nên thiếu, nhưng cái sa thu khí thì quan trong hơn.

- Không có sa thu thủy thì không phát tài; Tóm lại phát phúc cũng không được thập phần phú hậu.

-Nếu là hồi long ("có kiểu đất hồi long cố tổ ") không có hạ sa ấy thì cái nhập thủ trước đã đắc thủy rồi, không phải bàn ở cái này nữa.

-Diệp Cửu Thăng nói:" Hạ sa có hai thứ, có cái hạ sa thu thủy, có cái thu khí; Cái hạ sa thu thủy ấy là: Thủy tòng tả lai, thì bên hữu là hạ sa;Thủy tòng hữu lai, thì bên tả là hạ sa.Tức sa với thủy nghịch nhau. Cái hạ sa thu khí, thì long khí hướng về bên tả, lấy cái sa bên tả làm hạ sa; Long khí hướng về bên hữu, thì lấy cái sa bên hữu làm hạ sa, tức là sa với long huyệt ngược lại nhau. Cái sa thu thủy thì người thường đều biết, chứ cái sa thu khí thì ít người biết.Chỉ có bậc danh sư cao rộng mới rõ.

-Cái bản văn này bàn về hạ sa , chú trọng ở cái thu khí: Một sa thu khí,một sa thu thủy ấy là: Thủy tòng tả lai; long khí nghịch chuyển khai diện hướng về bên tả, thì cái sa bên tả thuận thủy ấy làm cái hạ sa thu khí; cái sa bên hữu nghịch thủy ấy, làm cái hạ sa thu thủy, thế là một bên thu khí, một bên thu thủy).

-Còn cái vừa thu khí vừa thu thủy cùng ở một sa ấy: Thủy tòng tả lai, long huyệt cũng theo thuận thủy ở bên hữu, đã cùng với thủy nghịch, lại cùng với long khí nghịch, thì thu khí và thu thủy đều cùng ở hữu sa, thế là vừa thu khí vừa thu thủy cùng ở một sa.

- Xét ra: không có hạ sa thu thủy thì phần nhiều có kết tác, không có hạ sa thu khí, thì đoán không kết huyệt.Đất lấy hạ sa làm trọng, ấy là nói cái hạ sa làm thu khí.

-Cái hạ sa thu thủy hẳn là nghịch thủy; Cái hạ sa thu khí thì hẳn là thuận thủy, phần nhiều thấy như vậy.Ý là địa đúc kết, là long với thủy cùng đi đôi, đến chỗ kết huyệt, thì long va thủy cùng quay đầu nghịch trở lại.Long đã cùng với thủy nghịch lại; vậy cái sa thu khí với cái long tương nghịch, thì với cái thủy tương thuận; cho nên cái hạ sa thu khí phần nhiều là thuận thủy.

-Cái bản ý bài này là không được khái niệm, lấy cái sa thu thủy làm hạ sa, lý thuyết rất rõ ràng.Thường tục chỉ trọng thu thủy, đến cái thu khí thì lại bất luận.Thật buồn thay.

chung
10-11-13, 10:20
3. MINH ĐƯỜNG:

- Là chỗ thấp có nước tụ hội trước huyệt. Gồm có 3 dạng: Nội minh đường, trung minh đường và ngoại minh đường.

- Nội minh đường: Là phần ở trong tay long ,hổ. Yêu cầu cần gần huyệt , hẹp và kín gió.

- Trung đường:Là khoảng ngoài long hổ tới án.

- Ngoại đường: Phần ngoài án sơn tới triều sơn.

(Trung và ngoại đường thì nên khoan thư và nạp khí tức là rộng rãi và bình tĩnh.)

- Minh đường lấy cái tròn chĩnh, ngay ngắn, rộng lớn làm cát.Nếu nghiêng lệch, thiên thẹo vỡ lỡ, tán loạn hoặc trường trực thì hung.

- Long sơn lớn thì minh đường cần rộng lớn và ngược lại.( Vì: Long sơn nhỏ mà cục rộng lớn, thì đường khí không thu; Long sơn lớn mà cục nhỏ thì quy mô chật hẹp, dầu long chân, huyệt đích cũng là minh đường không hợp pháp nhưng cũng không hại tới đại thể . Nhưng long chân huyệt đích là cái chí tôn cũng cần có minh đường tương xứng.

-Tóm lại minh đường chỉ là cái tụ thủy triều hướng về huyệt, không có cái gì bất thiện. Nhưng không có không được.



4. TRIỀU ÁN:

- Triều án là cái âm, dương tương phối. Ở gần gọi là án, ở xa là triều.

- Án thì nên thấp, Triều nên cao; Cao là tề mi, Thấp là ứng tâm hay gọi là yếm tâm.

- Lấy cái bản thân xuất làm án, Và cái cố tổ sơn đặt làm triều là thượng cách; cái sơn ở chỗ khác bay ngay ra là thứ cách.

-Chân long tất có cái đặt án chân triều, như loại thư (khối đất nhô lên hình chữ nhật như phong thư) hùng tương ứng hợp. Có chỗ có cận án mà không có viễn triều; Cũng có chỗ có viễn triều mà không cận án; không có viễn triều thì nên có thủy trừ tụ ( lấy thủy tụ triều về để thay thế). Ngọai đường không có án, thì nên có thủy loan hoàn nội cục ( gồm các dòng nước nhỏ qua lại những tụ thủy nhỏ bên trong ) .

- Cái triều, cái án tuy lấy cái sơn nhọn, tròn vuông, ngay ngắn làm quý nhưng vẫn cần xem nó hữu tình hay vô tình. Chứ không nên câu nệ tròn vuông. Hễ thấy triều bão mới cho là hữu tình, mới tốt. Triều án nên có quý, có tiện; Nhưng long thân vẫn tự nhiên, chứ không biến hung hay biến cát gì cả.

Phần tô xanh là chú thích riêng; nên có thể sai sót.Nhờ mọi người sửa lại nếu thấy sai. Cám ơn mọi người.



5. QUAN, QUỶ, LỘC, DIỆU:

-Hoành long thì quý có Quỷ, hoành án thì quý có Quan; Nếu hoành long mà tiền hậu đối phân( như chia bày ) thì không phải là Quỷ, Hoành án mà tiền hậu đối phân thì không phải là Quan, ngắn và nhỏ, lại hoàn bão thì mới tốt, chớ nên dài quá!

- Dương Công luận về :

- Quỷ: Lấy cái tả chuyển là" Ngọc bàn tứ tướng"; hữu chuyển là "kim bàn tứ tướng";

- Lộc, Diệu thì ở bên tả hoặc bên hữu long thân; cũng có chỗ ở ngoài long hổ; Cái tròn là Lộc, cái nhọn là Diệu.Nếu có là đất phú quý song toàn.

DND
11-11-13, 16:34
Cảm ơn chị kc, bạn chung, tầm long quả khó thật, ra thực tế mới biết có duyên với môn này hay không.

jone
11-11-13, 17:11
Dù có tầm long xong o biết có mua nổi không :)) với lại thời buổi đất đai loạn lạc long mạch rất dể bị phá .

chung
01-12-13, 07:27
Dù có tầm long xong o biết có mua nổi không :)) với lại thời buổi đất đai loạn lạc long mạch rất dể bị phá .

Hi jone,

Mua đất là một chuyện khác mà, đôi khi có tiền mua được đất tốt mà âm đức không đủ để hưởng đất đó thì cũng mệt đó.

Chúng ta chỉ tìm hiểu khái niệm chung, chứ không chuyên sâu nên cũng không cần có cái nhìn tiêu cực quá đâu.

chung
01-12-13, 08:12
Trong Địa Lý Vi Sư Pháp của tác giả Cao Trung biên soạn

Chương 6 : Chu Tước

Tác giả đưa ra vài luận điểm sau :

Một số tài liệu cho rằng Minh Đường cũng là Chu Tước vì Minh Đường và Chu Tước đều ở trước huyệt ?

Tác giả cho rằng : Chú trọng nhất của Chu Tước là Án và Sa và những gì chầu vào Án. Án và Sa nằm trước huyệt và chúng thuộc thành phần của Chu Tước.

Án : Gò hay phần đất nhô cao nằm trước huyệt.

Sa: Dải đất nhô cao ôm chầu hay hộ tống huyệt. Gồm hai loại thu khí và thu thủy. Hình dạng như Long Hổ nhưng nó thuộc nội cục.

Án có nhiều hình dạng như : cây bút đứng, cây bút nằm, cái ấn, hình yên ngựa, liên châu (nhiều quả gò liền nhau), tam thai (núi có 3 ngọn), hình bán nguyệt, quần hếch.....

(phần chữ nghiêng thuộc giải thích cá nhân nên có thể sai, mong mọi người góp ý lại)

chung
01-12-13, 08:43
Sách Bảo Ngọc Thư -Cụ Việt Hải và Địa Lý Vi Sư Pháp - Cao Trung

Hình Thể Kết Huyệt

Gồm 4 hình thể chính : Oa, Kiềm, Nhũ, Đột

1. Oa : Chỗ đất đương bình, tự nhiên có một chỗ lõm xuống như chôn hay đáy cái nồi. Tác giả Cao Trung biện giải : Thường xuất hiện khi Long từ núi xuống đồng
bằng đền chỗ nào thấp trũng xuống như lòng chảo và hai bên cao (che gió cho huyệt trường)

2. Kiềm :Chỗ đất đương bằng phẳng, có chỗ mở tách khe, phân ra như hình hai gọng kìm.

3. Nhũ : Chỗ huyệt sơn tự nhiên rủ xuống hoặc thè ra nảy nở như vú đàn bà. Tác giả Cao Trung biện giải : Nhũ là nổi lên hình dài tròn như cái vú quả mướp của
đàn bà có con.

4. Đột : Đương bình tĩnh, tự nhiên thấy khởi dựng như cái nấm tròn, vuông, hình chữ nhật hay dài......đột khởi cao hơn.

Ngoài 4 hình thể này còn nhiều biến thể khác, tuy không rõ ràng như tựu trung cũng thuộc 4 loại này.

Thường ở trong khoảng Oa, Kiềm lớn rộng lại có Đột, Nhũ nhỏ hơn hoặc ở trong khoảng Đột lại có khai Oa, Kiềm, Đột, Nhũ nhỏ hơn thì thật là quý, đích là chân khí mạch.

Như câu về Điểm Huyệt : "Oa trung hữu Đột, Đột trung tựu Oa. Tĩnh trung tầm Động, Động trung cầu Tỉnh"

Tĩnh: Là bằng phẳng một thể tức là bình tĩnh. Ví dụ như mặt đất bằng phẳng tức là bình địa.

Động: Đương bình tĩnh có chỗ đột cao lên, lõm xuống, khai kiềm hay thè lè nhú ra.

jone
01-12-13, 23:57
Những bức ảnh này có ý nghĩa gì về mặc phong thùy

Ngọn núi đá cát thạch anh mang tên “Cột trụ trời Nam” sừng sững với độ cao khoảng 1.074m so với mực nước biển, nằm trong Công viên rừng quốc gia


http://2travel.vn/sites/default/files/upload_image/29-11-2013/cong-vien-quoc-gia2.jpg

Đầu năm 2010, ngọn núi này được đổi tên thành "Avatar Hallelujah", dựa theo bộ phim "Avatar" lúc đó đang làm mưa làm gió trên màn ảnh thế giới. Cột trụ cao 1.080 m và 3.000 cột đá tương tự ở Công viên Rừng quốc gia Trương Gia Giới và đã truyền cảm hứng cho những đỉnh núi treo thần kỳ trong bộ phim của đạo diễn James Cameron, sau khi một thợ ảnh Hollywood bỏ thời gian săn lùng ở đây năm 2008.

http://2travel.vn/sites/default/files/upload_image/29-11-2013/arizona.jpg

Những con sóng ngoạn mục trên núi đá ở biên giới hai bang Arizona và Utah (Mỹ). Sau hơn 190 triệu năm hình thành, những đụn cát biến thành núi đá gặp sự bào mòn bền bỉ của gió đã hình thành vô số đường cong mềm mại như những con sóng.

http://2travel.vn/sites/default/files/upload_image/29-11-2013/song-odeleite.jpg

Bạn có thấy dòng sông này trông hệt như một con rồng xanh không? Đây là một con sông có thật ở Bồ Đào Nha. Tên thật của nó là sông Odeleite nhưng vì hình dáng uốn lượn như một con rồng nên người dân địa phương mới gọi nó bằng tên gọi Blue Dragon (Rồng Xanh).

http://2travel.vn/sites/default/files/upload_image/29-11-2013/voi-rong.jpg
Vòi rồng xuất hiện cạnh cầu vồng. Hình ảnh được chụp bởi nhà săn bão Eric Nguyễn vào năm 2005 ở Kansas - tiểu bang miền Trung Tây Hoa Kỳ.