kimcuong
09-11-13, 16:43
Lai Long: rồng đến, tức nói đến hướng long mạch đến
Long mạch: khí mạch ở đất (gọi là địa mạch) đi theo gò, núi, lúc ẩn, lúc hiện, quanh co, uốn lượn như hình thể con rồng, nên gọi là "Long". Ngoại hình là mặt đất nhấp nhô, sinh khí trong lòng đất mới là chính yếu.
Long mạch là những khí lành được tích tụ tại một địa điểm, tại địa điểm đó trường năng lượng tốt sẽ cao hơn nơi khác rất nhiều.
Sinh long: địa huyệt cát, nơi có trường năng lượng tốt
Tử long: địa huyệt hung, nơi có trường năng lượng xấu
(Địa lý trị soạn phú)
Câu 81: Tý lai long, Ngọ kỳ triển, hách dịch nhất thời.
Câu 82: Thủy Mão tụ, diện sơn cao, khanh tướng vạn cổ.
Dịch: (81) Tý long lai, Ngọ mở cờ, hách dịch một thời
Dịch: (82) Mão thủy tụ, mặt núi cao, vẻ vang muôn thuở.
Giải thích: (81) Long đến từ Tý và huyệt hướng Ngọ, tại Ngọ có núi như cờ mở là đất phát hách dịch một thời.
Giải thích: (82) cung Mão có thủy tụ lại có núi cao là đất kết vua biết mặt chúa biết tên. Nhưng phải cẩn thận, núi cao ở hướng Đông phải xa huyệt trường, còn núi cao ở hướng Đông lại sát huyệt trường mà huyệt trường lại thấp thì dù có tài giỏi cũng không được vua biết đến.
(Địa lý gia truyền bí thư đại toàn)
Câu 7: Cứ tổ tông nhi mạch tầm lạc, vấn thủy khẩu nhi định lai long - Thủy khẩu phóng Nam, mạch tầm Bắc. Thủy khẩu quy Đông mạch vọng Tây.
Giải thích: Cứ theo tổ tông tìm mạch lạc, hỏi thủy khẩu mà định lai long: Thủy khẩu phóng Nam thì long mạch từ Bắc đến. Thủy ra ở phía Đông thì Long mạch kiếm tìm ở phía Tây.
(La Kinh, Tầng 5: Xuyên sơn 72 long mạch)
Trong địa lý phong thủy có khái niệm xuyên sơn, tức là long mạch chạy trong lòng đất từ chỗ xuất phát đến chỗ nó dừng lại, nếu ta tìm được chỗ dừng lại thì tại chỗ đó có long mạch tụ hội để làm mồ mả thì long mạch mới dẫn vào huyệt mộ. Tại sao lại có 72 long mạch? Vì 24 sơn phối vào địa chi, mỗi sơn cần phải có đủ âm dương nên 24 x 2 = 48, đây là số âm dương của sơn ở địa chi, khi kết hợp với tứ duy và bát can thì thành ra 48 + 12 = 60, tức ứng với 1 vòng lục thập hoa giáp ứng với 12 vị trí địa chi. Vì cần phải có thiên khí ở trời nên cần phải có thêm tứ duy và bát can nên phải lấy 60 + 12 = 72. Tức là thành 72 xuyên sơn thấu địa.
Tầng này chuyên luận về lai long nhập mộ phần tại các vị trí long quá giáp hoặc long nhập thủ.
(La Kinh, Tầng 8: 60 long thấu địa)
Tầng này phải hiểu rõ 2 chữ xuyên sơn (xem tầng 5 ở trên). Thấu địa là do xuất xứ từ gốc Hà Đồ (tiên thiên bát quái) và Lạc Thư (hậu thiên bát quái) mà ra. Trong 1 vòng lục thập hoa giáp từ Giáp Tý đến Quý Hợi là cuối phần hậu thiên tại Hợi thì thuộc cung Càn , nhưng ở bát quái tiên thiên (Hà Đồ) thì thuộc cung Cấn , Cấn có nghĩa là sơn (núi) vì thế mới gọi là xuyên sơn, tức long mạch phải phát xuất từ núi cao và tỏa về các ngả xuống đồng bằng. Can Nhâm thuộc cung Khảm (thủy) thuộc hậu thiên, nhưng ở tiên thiên thì nó lại là vị trí của cung Khôn thuộc thổ, tức là có sự vận hành của thủy trong lòng đất (thổ) vì thế người ta gọi là thấu địa, tức là nước ngầm chảy khắp trong lòng đất. Người ta dùng chữ thấu nghĩa là thẩm thấu và chảy không hề ngừng nghỉ trong lòng đất, tức là thấu suốt trong lòng đất. Người ta không nói sơn mà nói địa vì địa nuôi sống vạn vật mà sơn cũng sinh ra từ địa (đất). Khí ngũ hành đều có chứa sẵn trong lòng đất.
Địa có cát khí (khí tốt) vì thế thổ (đất) tùy theo khí ngũ hành mà khởi phát ra có chỗ cao, chỗ thấp mà tạo thành các hình thể khác nhau trên bề mặt quả địa cầu. Sự tạo thành đồi, núi trùng điệp, mô đất, sống đất là do khí của ngũ hành luân chuyển thông thấu trong lòng đất mà tạo thành, nếu khí của ngũ hành mà vượng thì đất nổi lên cao, yếu thì đất nổi lên thấp hay bằng phẳng. Người ta thường nói tới long mà không nói tới hổ vì hổ là tĩnh lặng mà long thuộc động, đã động thì phải biến hóa không ngừng, long thuộc về khí biến đổi để làm cho hình hóa thành vạn vật, vì vậy địa lý phong thủy lúc nào cũng phải luận về long để tìm huyệt là vì lý do này. Long mạch là đầu mối của mọi sự biến hóa, mà sự biến hóa này lại xảy ra có gốc từ trong lòng đất nên mắt thường không thấy được; do đó phải bàn luận và tìm kiếm dựa vào hình tích, dấu vết, phương vị của long để lại trên mặt đất. Người ta dựa vào bát quái, dựa vào can chi mà phân làm 60 long mạch chuyển vận trong lòng đất, vì thế mới nói là 60 long thấu địa, trong đó có long tốt và long xấu, bỏ cái xấu và chọn cái tốt mà dùng là mục đích của tầng la kinh này.
Nhà địa lý Trung Quốc là Dương Quân Tùng đời nhà Đường có bàn về ngũ khí của 60 long thấu địa như sau: “Từ Giáp Tý đi một vòng đến Ất Hợi thì khí mạch là hư (xấu). Từ Bính Tý đi một vòng đến Đinh Hợi là chính mạch nên khí vượng và phải thu nạp nó mà dùng. Từ Mậu Tý đi một vòng đến Kỷ Hợi là khí mạch sát nên cần phải bỏ đi. Từ Canh Tý đi một vòng đến Tân Hợi là mạch khí vượng tướng, cần thâu lấy mà dùng. Từ Nhâm Tý đi một vòng đến Quý Hợi là mạch khí hư bại nên cần phải loại bỏ”.
Tóm lại cần nhớ là những long thuộc dương thì lấy can Bính – Canh, long âm thì lấy can Đinh – Tân, các can khác phải bỏ.
(xem thêm bài "Dã Đàm Tả Ao" của bác sĩ Nguyễn Văn Thọ giảng nghĩa)
Long mạch: khí mạch ở đất (gọi là địa mạch) đi theo gò, núi, lúc ẩn, lúc hiện, quanh co, uốn lượn như hình thể con rồng, nên gọi là "Long". Ngoại hình là mặt đất nhấp nhô, sinh khí trong lòng đất mới là chính yếu.
Long mạch là những khí lành được tích tụ tại một địa điểm, tại địa điểm đó trường năng lượng tốt sẽ cao hơn nơi khác rất nhiều.
Sinh long: địa huyệt cát, nơi có trường năng lượng tốt
Tử long: địa huyệt hung, nơi có trường năng lượng xấu
(Địa lý trị soạn phú)
Câu 81: Tý lai long, Ngọ kỳ triển, hách dịch nhất thời.
Câu 82: Thủy Mão tụ, diện sơn cao, khanh tướng vạn cổ.
Dịch: (81) Tý long lai, Ngọ mở cờ, hách dịch một thời
Dịch: (82) Mão thủy tụ, mặt núi cao, vẻ vang muôn thuở.
Giải thích: (81) Long đến từ Tý và huyệt hướng Ngọ, tại Ngọ có núi như cờ mở là đất phát hách dịch một thời.
Giải thích: (82) cung Mão có thủy tụ lại có núi cao là đất kết vua biết mặt chúa biết tên. Nhưng phải cẩn thận, núi cao ở hướng Đông phải xa huyệt trường, còn núi cao ở hướng Đông lại sát huyệt trường mà huyệt trường lại thấp thì dù có tài giỏi cũng không được vua biết đến.
(Địa lý gia truyền bí thư đại toàn)
Câu 7: Cứ tổ tông nhi mạch tầm lạc, vấn thủy khẩu nhi định lai long - Thủy khẩu phóng Nam, mạch tầm Bắc. Thủy khẩu quy Đông mạch vọng Tây.
Giải thích: Cứ theo tổ tông tìm mạch lạc, hỏi thủy khẩu mà định lai long: Thủy khẩu phóng Nam thì long mạch từ Bắc đến. Thủy ra ở phía Đông thì Long mạch kiếm tìm ở phía Tây.
(La Kinh, Tầng 5: Xuyên sơn 72 long mạch)
Trong địa lý phong thủy có khái niệm xuyên sơn, tức là long mạch chạy trong lòng đất từ chỗ xuất phát đến chỗ nó dừng lại, nếu ta tìm được chỗ dừng lại thì tại chỗ đó có long mạch tụ hội để làm mồ mả thì long mạch mới dẫn vào huyệt mộ. Tại sao lại có 72 long mạch? Vì 24 sơn phối vào địa chi, mỗi sơn cần phải có đủ âm dương nên 24 x 2 = 48, đây là số âm dương của sơn ở địa chi, khi kết hợp với tứ duy và bát can thì thành ra 48 + 12 = 60, tức ứng với 1 vòng lục thập hoa giáp ứng với 12 vị trí địa chi. Vì cần phải có thiên khí ở trời nên cần phải có thêm tứ duy và bát can nên phải lấy 60 + 12 = 72. Tức là thành 72 xuyên sơn thấu địa.
Tầng này chuyên luận về lai long nhập mộ phần tại các vị trí long quá giáp hoặc long nhập thủ.
(La Kinh, Tầng 8: 60 long thấu địa)
Tầng này phải hiểu rõ 2 chữ xuyên sơn (xem tầng 5 ở trên). Thấu địa là do xuất xứ từ gốc Hà Đồ (tiên thiên bát quái) và Lạc Thư (hậu thiên bát quái) mà ra. Trong 1 vòng lục thập hoa giáp từ Giáp Tý đến Quý Hợi là cuối phần hậu thiên tại Hợi thì thuộc cung Càn , nhưng ở bát quái tiên thiên (Hà Đồ) thì thuộc cung Cấn , Cấn có nghĩa là sơn (núi) vì thế mới gọi là xuyên sơn, tức long mạch phải phát xuất từ núi cao và tỏa về các ngả xuống đồng bằng. Can Nhâm thuộc cung Khảm (thủy) thuộc hậu thiên, nhưng ở tiên thiên thì nó lại là vị trí của cung Khôn thuộc thổ, tức là có sự vận hành của thủy trong lòng đất (thổ) vì thế người ta gọi là thấu địa, tức là nước ngầm chảy khắp trong lòng đất. Người ta dùng chữ thấu nghĩa là thẩm thấu và chảy không hề ngừng nghỉ trong lòng đất, tức là thấu suốt trong lòng đất. Người ta không nói sơn mà nói địa vì địa nuôi sống vạn vật mà sơn cũng sinh ra từ địa (đất). Khí ngũ hành đều có chứa sẵn trong lòng đất.
Địa có cát khí (khí tốt) vì thế thổ (đất) tùy theo khí ngũ hành mà khởi phát ra có chỗ cao, chỗ thấp mà tạo thành các hình thể khác nhau trên bề mặt quả địa cầu. Sự tạo thành đồi, núi trùng điệp, mô đất, sống đất là do khí của ngũ hành luân chuyển thông thấu trong lòng đất mà tạo thành, nếu khí của ngũ hành mà vượng thì đất nổi lên cao, yếu thì đất nổi lên thấp hay bằng phẳng. Người ta thường nói tới long mà không nói tới hổ vì hổ là tĩnh lặng mà long thuộc động, đã động thì phải biến hóa không ngừng, long thuộc về khí biến đổi để làm cho hình hóa thành vạn vật, vì vậy địa lý phong thủy lúc nào cũng phải luận về long để tìm huyệt là vì lý do này. Long mạch là đầu mối của mọi sự biến hóa, mà sự biến hóa này lại xảy ra có gốc từ trong lòng đất nên mắt thường không thấy được; do đó phải bàn luận và tìm kiếm dựa vào hình tích, dấu vết, phương vị của long để lại trên mặt đất. Người ta dựa vào bát quái, dựa vào can chi mà phân làm 60 long mạch chuyển vận trong lòng đất, vì thế mới nói là 60 long thấu địa, trong đó có long tốt và long xấu, bỏ cái xấu và chọn cái tốt mà dùng là mục đích của tầng la kinh này.
Nhà địa lý Trung Quốc là Dương Quân Tùng đời nhà Đường có bàn về ngũ khí của 60 long thấu địa như sau: “Từ Giáp Tý đi một vòng đến Ất Hợi thì khí mạch là hư (xấu). Từ Bính Tý đi một vòng đến Đinh Hợi là chính mạch nên khí vượng và phải thu nạp nó mà dùng. Từ Mậu Tý đi một vòng đến Kỷ Hợi là khí mạch sát nên cần phải bỏ đi. Từ Canh Tý đi một vòng đến Tân Hợi là mạch khí vượng tướng, cần thâu lấy mà dùng. Từ Nhâm Tý đi một vòng đến Quý Hợi là mạch khí hư bại nên cần phải loại bỏ”.
Tóm lại cần nhớ là những long thuộc dương thì lấy can Bính – Canh, long âm thì lấy can Đinh – Tân, các can khác phải bỏ.
(xem thêm bài "Dã Đàm Tả Ao" của bác sĩ Nguyễn Văn Thọ giảng nghĩa)