View Full Version : Nhân vật lịch sử Việt Nam qua cách nhìn Nhân Tướng Học
Chào các anh chị,
Em tạo chủ đề này để chúng ta cùng nhau sưu tập những bài viết về các nhân vật trong lịch sử Việt Nam qua cách nhìn của Nhân Tướng Học.
Bài viết copy từ báo mạng vì vậy không thể tránh sai sót. Mong mọi người góp ý để chỉnh sửa.
Hy vọng các anh chị đóng góp thêm nhiều bài viết. Cám ơn mọi người.
1. Vua Quang Trung
Nguyễn Huệ (chữ Hán (http://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%AF_H%C3%A1n): 阮惠; 1753 (http://vi.wikipedia.org/wiki/1753) – 1792 (http://vi.wikipedia.org/wiki/1792)) sinh tại Bình Định, mất tại Phú Xuân. Ông con được biết đến là Quang Trung Hoàng đế (光中皇帝), vua Quang Trung hay Bắc Bình Vương (北平王), là vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn (ở ngôi từ 1788 tới 1792) sau Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc.
Ông là một trong những lãnh đạo chính trị tài giỏi với nhiều cải cách xây dựng đất nước, quân sự xuất sắc trong lịch sử Việt Nam với những trận đánh trong nội chiến và chống ngoại xâm chưa thất bại lần nào. Do có nhiều công lao, Nguyễn Huệ cũng được xem là người anh hùng áo vải của dân tộc Việt Nam.
Theo Hoa Bằng trong Quang Trung:' Nguyễn Huệ tóc quăn, da sần'
Theo Đại Nam Chính Biên Liệt truyện thì “Nguyễn Huệ tiếng nói sang sảng như tiếng chuông, cặp mắt sáng như chớp”.
Theo một Cung Nhân nói với mẹ vua Lê Chiêu Thống:'Hắn ra Bắc vào Nam, ẩn hiện như quỷ thần, không ai có thể lường biết. Hắn bắt Hữu Chỉnh như bắt trẻ con, giết Văn Nhậm như giết con lợn, không một người nào dám nhìn thẳng vào mặt hắn. Thấy hắn trỏ tay đưa mắt là ai nấy đã phách lạc hồn siêu, sợ hơn sợ sấm sét…
Giáo Hiến chỉ thấy “Nguyễn Huệ nhanh nhẹn, khỏe mạnh, can đảm, mắt như chớp sáng, tiếng như chuông vang”
Ngô Thì Nhậm nhận xét: “Quang Trung là người vốn tính ham học, dẫu trong can qua bận rộn cũng không quên giảng đạo lí. Ngày thường thì nghị luận, ý tứ rành mạch, khai mở được nhiều điều mà sách vở ngày xưa chưa từng biết”.
Vua Càn Long nhà Thanh gửi thư sang xin Quang Trung một đôi voi chiến. Tương truyền Quang Trung đã phê vào thư: "Thằng Kiền Long nó xin một đôi voi, chọn con nào cụt vòi cho nó một con".
Do những chiến tích vang dội, Nguyễn Huệ được các giáo sĩ Tây phương nể sợ và so sánh với Alexandre Đại Đế, và quân Xiêm đã run sợ coi Nguyễn Huệ như một ông "tướng nhà trời".
Chiến thắng 5 vạn quân Xiêm ở Trận Rạch Gầm, Xoài Mút
Cuộc chiến với 20 vạn quân nhà Thanh:
Trận Ngọc Hồi
Trận Đống Đa
2. Trần Hưng Đạo
Ông tên thật là Trần Quốc Tuấn (陳國峻) (1228 (http://vi.wikipedia.org/wiki/1228) - 1300 (http://vi.wikipedia.org/wiki/1300)), Ông còn có tên là Hưng Đạo Vương là con trai của An Sinh vương Trần Liễu, cháu gọi vua Trần Thái Tông bằng chú, sinh ra tại Kiếp Bạc, xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, nguyên quán ở làng Tức Mặc,huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Mất tại Vạn Kiếp, Đại Việt, an táng tại vườn An Lạc.
Nguyên ông Trần Thừa (Trần Thái Tổ) có 6 người con. Con trưởng là An Sinh Vương Trần Liễu, con thứ là Trần Cảnh (Trần Thái Tông).
Trần Cảnh không có con nối dõi, nhân thấy người vợ cả của anh (Trần Liễu) là Thuận Thiên đang mang thai, liền nhân đó cướp lấy.
Trần Liễu mang mối hận lòng, quyết mời thầy giỏi về dạy cho con(Trần Quốc Tuấn).Trước phút lâm chung, trối lại cho người con yêu là Trần Quốc Tuấn:
"Nếu con không vì cha mà lấy được thiên hạ thì ở nơi suối vàng, cha không sao nhắm mắt được"
Khi đã nắm chắc binh quyền, Tuấn hỏi hai gia tướng là Yết Kiêu và Giã Tượng" Nay ta muốn tuân lời cha, thừa cơ đoạt lấy giang san, ý các ngươi thế nào?"
Yết Kiêu thưa: Kế ấy nếu thành thì được phú quý một đời, nhưng để tiếng xấu nghìn năm. Đại vương phú quý chưa đủ hay sao? Chúng tôi thà chết già với kiếp gia nô chứ không mong làn quan nhỏ mà bỏ cả trung hiếu. Trọn đời chỉ xin tôn người bán thịt dê tên là Duyệt làm thầy mà thôi.
Tuấn nghe lời ấy, hổ thẹn mà khóc. Từ đó lại càng yêu quý hai kẻ gia bộc nhiều hơn
(Theo Đại Việt sử ký toàn thư)
- Lại có một hôm, vờ hỏi con là Hiển:" Xưa nay, ai cũng muốn có thiên hạ, con nghĩ sao?"
Hiển can: "Việc đó đối với người khác họ, còn không nên làm. Huống chi là người trong cùng một họ?"
Tuấn nghe lời cảm động lắm.
(Đại Việt sử ký toàn thư)
- Một lần khác, Con của Tuấn là Tảng, bàn với cha: "Như Tống Thái Tổ kia vốn là một lão nông, vậy mà còn có thể thừa cơ dấy lên, lấy được cả thiên hạ, huống chi là..."
Tuấn nghe giận lắm, định giết Tảng, may có tâm phúc can ngăn mới tha, nhưng nói: "Sau này ta chết, phải đợi đến khi đậy nắp quan tài rồi mới cho Quốc Tảng vào viếng"
(Đại Việt sử ký toàn thư)
- Chuyện kể rằng: thời ấy tại bến Đông, ông chủ động mời Thái sư Trần Quang Khải sang thuyền mình trò chuyện, chơi cờ và sai nấu nước thơm tự mình tắm rửa cho Quang Khải.
- Trần Quốc Tuấn là một bậc tướng gồm đủ tài đức.
Là tướng nhân: ông thương dân thương quân, chỉ cho họ con đường sáng.
Là tướng nghĩa: ông coi việc phải hơn điều lợi.
Là tướng trí: ông biết lẽ đời sẽ dẫn tới đâu.
Là tướng dũng: ông xông pha nơi nguy hiểm để đánh giặc, tạo những trận như Bạch Đằng oanh liệt nghìn đời.
Là tướng tín: ông bày tỏ trước cho quân lính theo ông sẽ được gì, trái lời ông thì gặp họa.
- Trong tác phẩm Hịch Tướng sĩ
“Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng cam lòng.”
2. Trần Hưng Đạo
Khi đã nắm chắc binh quyền, Tuấn hỏi hai gia tướng là Yết Kiêu và Giã Tượng" Nay ta muốn tuân lời cha, thừa cơ đoạt lấy giang san, ý các ngươi thế nào?"
Yết Kiêu thưa: Kế ấy nếu thành thì được phú quý một đời, nhưng để tiếng xấu nghìn năm. Đại vương phú quý chưa đủ hay sao? Chúng tôi thà chết già với kiếp gia nô chứ không mong làn quan nhỏ mà bỏ cả trung hiếu. Trọn đời chỉ xin tôn người bán thịt dê tên là Duyệt làm thầy mà thôi.
Tuấn nghe lời ấy, hổ thẹn mà khóc. Từ đó lại càng yêu quý hai kẻ gia bộc nhiều hơn
(Theo Đại Việt sử ký toàn thư)
- Lại có một hôm, vờ hỏi con là Hiển:" Xưa nay, ai cũng muốn có thiên hạ, con nghĩ sao?"
Hiển can: "Việc đó đối với người khác họ, còn không nên làm. Huống chi là người trong cùng một họ?"
Tuấn nghe lời cảm động lắm.
(Đại Việt sử ký toàn thư)
- Một lần khác, Con của Tuấn là Tảng, bàn với cha: "Như Tống Thái Tổ kia vốn là một lão nông, vậy mà còn có thể thừa cơ dấy lên, lấy được cả thiên hạ, huống chi là..."
Tuấn nghe giận lắm, định giết Tảng, may có tâm phúc can ngăn mới tha, nhưng nói: "Sau này ta chết, phải đợi đến khi đậy nắp quan tài rồi mới cho Quốc Tảng vào viếng"
(Đại Việt sử ký toàn thư)
- Chuyện kể rằng: thời ấy tại bến Đông, ông chủ động mời Thái sư Trần Quang Khải sang thuyền mình trò chuyện, chơi cờ và sai nấu nước thơm tự mình tắm rửa cho Quang Khải.
- Trong tác phẩm Hịch Tướng sĩ
“Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng cam lòng.”
Tướng tại tâm sinh, tướng tùy tâm diệt.
Hình tướng có thể khiếm khuyết nhưng tâm tướng thì sáng trong vằng vặc, đó mới là bậc vĩ nhân.
Vậy còn tướng mạo đại tướng Võ Nguyên Giấp thì sao? Ông là vị tướng nổi tiếng và chiến công lừng lẫy nhất lịch sử Việt Nam ta, có tầm ảnh hưởng rất lớn.
Bác nào giỏi tướng học xin hãy cho biết Đại tướng có quý tướng gì mà Phúc-Thọ song toàn như vậy, Tâm tài đều toàn vẹn?
Cảm ơn shanghai, Đại tướng quá toàn vẹn là điều không có gì đáng bàn. Chỉ có chút về hình hơi khiếm khuyết ở chiều cao...
Powered by vBulletin® Version 4.1.12 Copyright © 2024 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.