PDA

View Full Version : Bàn về phép dụng Điều Hậu



kimcuong
10-11-13, 14:00
Bài này nhằm để phân tích thêm về phương pháp dụng gọi là "dụng thần điều hậu" thông qua nhiều thí dụ điển hình trong các tài liệu. Đây là 1 trong những cách Phù, Ức, Điều Hậu, Thông Quan thường được biết đến và được xem là hễ có được những dụng thần này là đạt được mệnh tốt. Những phương pháp này có lý thuyết xem qua rất vững, nhưng vào thực tế thì cần chú ý thêm nhiều bất cập.

Thí dụ trong tài liệu "Mệnh Lý Trân Bảo" (khoitinh dịch, những chữ in nghiêng là chú thích thêm):


Ví dụ 1. Càn tạo, 23.1.1953, cung mệnh Mậu Thân

Kiêu............ấn..........NC............ kiêu
Nhâm thìn - quý sửu - giáp tuất - nhâm thân kv
.........suy..........q.đái.........dưỡng.... .... tuyệt
.................tiểu hàn...................................

Đại vận: Giáp dần/ ất mão/ bính thìn/ đinh tị/ mậu ngọ

Mệnh này thành lập xí nghiệp, vay món tiền rất lớn để lập xí nghiệp, trong mấy năm tựa hồ xí nghiệp kinh doanh đạt 100 vạn, nhưng thật ra xí nghiệp không lời đồng nào. Về sau mang theo món tiền trốn ra nước ngoài. Đến vận mậu ngọ, lưu niên mậu dần 1998 quy án. Bát tự này dụng thần rất kỳ lạ, giáp mộc sanh mùa đông dụng hỏa điều hậu, nhưng thân nhược tài tinh nhiều nên hỏa sanh thổ yếu, lại là kỵ thần. Cho nên đến vận hỏa thì trở nên làm giàu bất chính giống như bong bóng xà phòng, mộc non hư nhược vô căn. Tựa hồ bản thân có tài sản rất giàu, nhưng đều là biểu hiện bề ngoài, mậu thổ khắc mất ấn sanh nhật chủ, tất cả đều hóa thành bọt nước.

Vấn đề:
- Giáp sinh tháng Sửu, cho rằng cần Hỏa điều hậu. Trong tứ trụ chỉ có Đinh tàng ở Tuất, thấy vận Đinh Tị, Mậu Ngọ nên có thể cho rằng 2 vận này tốt vì dụng thần thấu ứng. Thế nhưng dù có trở nên giàu có là do suy đoán được đúng dụng thần (điều hậu tốt), cớ sao lại vì tiền của mà bị quy án vào tù? Vậy luận đúng dụng thần có ích lợi gì khi chỉ luận được đúng những thể hiện bề ngoài? Tại sao không đoán được tính cách là làm giàu bất chính qua dụng thần?

- Nói rằng "mộc non hư nhược" tức là Giáp vô căn, Ất mộc trong Thìn kể như bị ẩm ướt khá nặng, Hỏa nào sưởi ấm được đây?

- Vì vậy mới có kết luận sau khi nhận định "dụng hỏa điều hậu" rằng "hỏa sanh thổ yếu, lại là kỵ thần" (ý nói Thổ Tài là kị thần vì thân nhược). Vậy dụng và kị đều yếu? Rốt cục là không có Dụng, nên Kị lấn lướt. Điển hình là vận Mậu, năm Mậu bị khởi tố ra tòa. Tóm lại, luận được Dụng Thần Điều Hậu có ích lợi gì?

Hy vọng các bạn cùng phân tích với nhau để tiếp tục tra cứu và học hỏi.

sun-beam
10-11-13, 14:56
Chị KC, trong sách này ông Đoàn đã thừa nhận thiếu sót khi bàn về dụng thần ở chương 5 - Luận Dụng Thần (Polaris/Phuc Loc dịch ở TVLS.net) bằng một bài là "dụng thần chính giải".

VDTT đã viết:


... Nhưng tôi vì tò mò cũng đã đọc khá nhiều sách dạy lấy dụng thần, và tôi thấy về mặt thực dụng (học xong chiêu xài được liền) thì chưa sách nào qua được một quyển sách cũng của Đoàn Kiến Nghiệp nhưng được viết trước khi ông này chuyển sang manh phái. Đó là quyển "Mệnh lý chỉ yếu". Dĩ nhiên dịch càng nhiều sách càng tốt, cho độc giả được chọn lựa, đãi lọc, nhưng nếu chỉ có thời giờ dịch một quyển thì tôi đề nghị dịch quyển này.

Quyển này chỉ có một khuyết điểm là phần luận điều hầu phạm vài sai lầm (được chính ông Nghiệp vạch ra trong Mệnh lý trân bảo), khi dịch nên bỏ phần này để tránh gây hoang mang cho người đọc, hoặc là lấy phần điều hầu mà ông đã chỉnh sửa trong "mệnh lý trân bảo" đưa vào.

Điểm đáng lưu ý là sau khi ông Nghiệp chuyển hẳn sang manh phái thì ngay cả "mệnh lýchỉ yếu" ông cũng không lý đến nữa. Ông nói rõ điều này trên mạng mangpai.com. Thành thử sách "Mệnh lý chỉ yếu" không được manh phái tái bản ở Hoa lục.

sun-beam
10-11-13, 15:04
Điều hậu chính giải
(Giải thích lại về dụng thần điều hậu)

Dùng điều hậu để lấy Dụng-thần là nội dung trọng yếu khi chọn Dụng-thần trong Bát-tự, nhưng giải thích trong rất nhiều sách đều không được rõ ràng. Tôi từng viết một bài "Điều hậu thủ dụng" trong "Mệnh Lý Chỉ Yếu" vào năm 1995 nhưng chưa thật sự chuẩn xác và còn nhiều sai lầm, cho nên cần phải viết mới bài này để giải thích lại. Đầu tiên cần định nghĩa lại điều hậu, kế tiếp chỉnh lại điều kiện sử dụng điều hậu.

1. Điều hậu là phương pháp gặp lạnh lẽo thì làm cho ấm áp (hàn noãn), hanh khô thì làm ẩm mát (táo thấp) tức là áp dụng dựa theo mùa sinh, lấy tiết lệnh làm chủ, phối hợp tra khán với các Địa chi trong trụ. Nghĩa là chỉ có sanh mùa đông, hoặc sanh mùa hạ mới cần dùng hàn noãn điều hậu. Sanh tháng mùi, tuất lại gặp hỏa hoặc sanh tháng sửu, thìn lại gặp thủy mới dụng táo thấp điều hậu. Còn các trường hợp khác sanh mùa xuân, mùa thu thì không dùng điều hậu.

2. Điều hậu chỉ áp dụng giới hạn một số Thiên-can mà không thích hợp cho tất cả Thiên-can. Giáp Ất mộc đối với thời tiết hàn noãn mẫn cảm nhất, cho nên thông thường Giáp Ất mộc là nhật chủ, hoặc làm Dụng-thần, Kỵ-thần lại sinh mùa đông hoặc mùa hạ đầu tiên cần cân nhắc điều hậu. Tiếp theo Canh Tân kim đối với hàn noãn,táo thấp cũng rất mẫn cảm. Mậu Kỷ thổ đối với điều hậu không mẫn cảm. Về phần Bính Đinh Nhâm Quý bản thân chúng đối với hàn noãn cũng không mẫn cảm, nhưng nó dựa vào mộc sinh (Bính Đinh) và dựa vào mộc tiết (Nhâm Quý), cho nên khi cómộc thì cần điều hậu, không mộc thì không cần điều hậu.

3. Phương pháp điều hậu cần tách biệt cùng với dụng hỏa, dụng thủy, không thể nhập làm một được. Ví như tháng 3 là thìn, khi dụng hỏa thì thìn thổ hối hỏa (làm mờ hỏa) lại là thủy khố thì bất cát, nhưng nếu dụng điều hậu thì xuân tháng 3 ấm áp hoa nở khắp trời, dương khí bắt đầu phát triển, nên cát. Cũng có Bát-tự vừa dụng hỏa, cũng vừa dụng Noãn điều hậu; hoặc vừa dụng thủy, vừa dụng Hàn điều hậu; hoặc cũng có trường hợp dụng riêng lẻ một mình. Phải chú ý phân biệt phương pháp sử dụng từng loại một. Bây giờ chọn một ví dụ để bàn, trích từ sách "Dự trắc chân tung", trang 221 của tác giả Lý Hàm Thần:

Ví dụ, nữ mệnh:

Kỷ hợi / Đinh sửu / Đinh mùi / Nhâm dần

Đại vận: Mậu dần - Kỷ mão - Canh thìn - Tân tị - Nhâm ngọ

Đây là Bát-tự một thị trưởng Hàm Ninh tỉnh Hà Bắc. Lý Hồng Thành cho rằng thân nhược dụng hỏa, Lý Hàm Thần nói tòng Quan. Lời khẳng định của Lý Hàm Thần không đúng, tòng Quan tức Quan làm Dụng-thần, Quan-tinh Nhâm thủy nhược nên Hỷ-thần nhược, nhất định không làm Quan. Hơn nữa, hỏa Trường sinh tại dần mộc lại không gặp phá, Đinh hỏa hữu khí hữu sinh thì không thể tòng. Thực tế mệnh này cũng không Tòng Quan, cũng không phải Thân nhược dụng hỏa, mà là dùng Noãn điều hậu để làm ấm.

Bản thân Đinh hỏa đối với thời tiết không mẫn cảm, nhưng dần mộcmà nó dựa vào lại khá hàn (lạnh) không thể mọc lên được, cho nên cần gặp noãn địa (đất ấm áp), Đại vận liên tiếp gặp noãn địa cho nên cát lợi. Vận Canh thìn tuy thìn thổ hối hỏa (xấu), nhưng đối với điều hậu mà nói thì lại là cát, cho nên vận này nhất định không xấu, ngược lại đoán cát tường. Sẽ có người nói năm Ất hợi, tị hợi xung, khử đi tị hỏa thì sẽ xấu, nhưng thực tế Dụng-thần điều hậu còn có một đặc tính chính là không sợ hình-xung-phá-hại cũng như không sợ bị hợp hóa làm biến chất, bất cứ một loại ngũ hành hữu hình nào trong kim mộc thủy hỏa thổ đều rất sợ bị xung phá làm mai một, chỉ có điều hậu là thời tiết, một loại thời gian, coi như vô hình. Cho nên không sợ bị phá hoại.

Một ví dụ minh họa :

A) Lá số Triệu X (tức Triệu Vũ) :

Đinh mùi / Nhâm tý / Đinh tị / Tân hợi

B) Lá số của tôi (tức Đoàn Kiến Nghiệp) :

Đinh mùi / Tân hợi / Ất tị / Đinh sửu

Đại vận: Canh tuất - Kỷ dậu - Mậu thân

Bạn học của tôi và tôi đều hành vận giống nhau. Trụ anh ta Dụng-thần ắt hẳn là mộc hỏa; còn của tôi Dụng-thần lại là điều hậu. Chỗ này có sự khác biệt.

Vận Canh tuất thì anh ta hỏa được gốc, học giỏi luôn đứng top đầu; còn của tôi tại vận này vẫn trung bình.

Vận Kỷ dậu:

- Năm Giáp tuất, dụng thần hỏa của anh ta cực tốt, đây là năm khai trương cửa hàng lớn. Còn mệnh tôi dụng Giáp nhưng không cần Tuất, nửa năm đầu không may, qua hết tháng Giáp tuất kiếm được mấy ngàn đồng, khác biệt rất lớn.

- Đến năm Ất hợi, dụng hỏa của anh ta gặp Ất mộc có thể sanh hỏa, Dậu ở Đại vận kìmhãm Tị, Hợi xung Tị, cát hung lẫn lộn; tốt là do Hợi xung Tị khiến giải phóng Tị khỏi sự kìm hãm của Dậu, Dụng-thần (Tị) xuất xung nên tốt; hung do Hợi quá vượng nên cuối cùng cũng xung mất Tị, kết quả nửa năm đầu buôn bán lời hơn trăm ngànđồng, nửa năm sau vỡ nợ bắt buộc phải dẹp tiệm.

Đối với tôi thì năm này là một năm rất xui xẻo, thu nhập rất ít lại còn bị bệnh suốt năm.

- Từ năm 1998 là năm Mậu dần vốn đang chuyển dần sang ấm áp (noãn), mỗi năm tốt dần lên, trong khi anh ta lại không thấy khởi sắc.

- Đến năm 2000 Canh thìn, mệnh tôi càng ngày càng tốt, anh ta thì bình thường, cha anh ta mắc bệnh.

Vận Mậu thân: là thổ kim, đối với mệnh tôi dụng thần điều hầu rơi vào noãn địa là tốt còn anh ta vị tất tốt hơn mệnh tôi.


Bài tập :

1. Nữ mệnh:

Đinh mùi / Nhâm tý / Đinh tị / Tân sửu

Đại vận: Quý sửu - Giáp dần - Ất mão - Bính thìn

Mệnh này cùng Thiên can với mệnh của Triệu X. Cho biết tại sao không cùng trình độ học thức? Và mô tả tình cảnh các năm Ất Hợi, Bính Tý, Đinh Sửu, Mậu Dần, Kỷ Mão.


- Đáp án:

Đinh mùi / Nhâm tý / Đinh tị / Tân sửu

Đại vận: Quý sửu - Giáp dần - Ất mão - Bính thìn

Thực tế mệnh này tốt nghiệp Trung học, công việc là phân phối sản phẩm, năm 1994 (Giáp tuất) bị mất việc, năm 1995 (Ất hợi) ở nhà nghỉ, chồng cũng mất việc, cuộc sống hết sức khó khăn. Năm 1996 (Bính tý)một lần nữa tìm được việc làm, bắt đầu kiếm được tiền, vì nghề của cô ta là quản lý kế toán, lợi dụng chức vụ kiếm thêmchút đỉnh, cho nên năm 1996, 1997 (Đinh sửu), 1998 (Mậu dần) và 1999 (Kỷ mão) đều thu nhập rất nhiều. Năm 2000 (Canh thìn) Ất Canh hợp, Tài-tinh hợp Ấn, mua một căn nhà tốn 100 ngàn đồng, trước đó chỉ là thuê phòng ở trọ.

Tình hình thực tế của cô ta ở Lưu niên so với Triệu Vũ hoàn toàn trái ngược nhau (Bát tự Triệu Vũ: Đinh mùi / Nhâm tý / Đinh tị / Tân hợi ), nhưng thực tế Dụng-thần của hai người giống nhau. Sở dĩ có khácbiệt như vậy chính là kết quả tác động không giống nhau giữa Lưu niên, Đại vận và Bát-tự.

Thông qua nghiên cứu mệnh này giúp trình độ Mệnh-lý của học viên sẽ được nâng lên một cấp.


- Luận giải:

Trước tiên, vì sao trình độ học vấn cô ta không cao còn Triệu Vũ thì khác, nguyên dolà can giờ Tài-tinh đã đắc gốc mà Ấn-tinh không lộ, còn mệnh Triệu Vũ giờ Tân hợi thì Tài-tinh vô căn, Ấn lâm Trường sinh. Thân nhược, Tài là Kỵ thần nên cần Tài nhược không được sinh trợ thì chủ giàu có; Tài vượng lại có sinh phù ắt chủ nghèo. Nhưng mệnh này, mệnh cục tuy không giàu không vinh nhưng gặp đại vận Dụng-thần Ất mộc nâng trợ Nhật chủ nên tốt đẹp.

Năm Giáp tuất, Mão Tuất hợp, Thái-tuế kìm chế Mão không cho phù Nhật chủ, mà Mão là Ấn là công việc nên đã mất việc.

Năm này nhất thiết không nên giải thích thành Mão Tuất hợp hóa hỏa trợ nhật chủ, lụchợp khả dĩ lấy hợp là chính còn lực hóa của nó rất yếu, nếu như đoán vào năm Quý dậu, Dậu xung khử Mão, mất việc thì cũng chính xác, thực tế năm Quý dậu bị ngưng lương.

Năm Ất hợi thành Hợi Mão Mùi mộc cục, vốn giúp Đinh hỏa trợ Nhật chủ, thực tế sinh bất thành do Mùi ở vị trí của “Khách”, mộc cục Hợi Mão Mùi trợ cho can năm Đinh hỏa, không có quan hệ với Nhật chủ, cho nênnăm này vẫn nghỉ ở nhà. Tương phản với điều này là do Hợi xung Tị cung Phu nên chồng mất việc. Năm Bính tý, Bính hợp Tân còn Tý hợp Sửu là cảnh Thái-tuế hợp mất hai Kỵ-thần của trụ giờ, khử Kỵ-thần thì hưởng được Kỵ-thần, cho nên đắc tài sinh lợi.


Còn năm này, Triệu Vũ gặp đại vận Kỷ dậu, Kỵ-thần lâm vượng, việc hợp của Bính Tân không thể khử được Tân mà trái lại còn đánh động (hợp động) Kỵ-thần. Năm Đinh sửu cách kiếm tiền giống Triệu Vũ. Năm Mậu dần có Dần hình Tị, hình động Hỷ-thần chủ cát; còn mệnh Triệu vũ năm này Dần tham hợp Hợi thủy nên nhất sự vô thành. Năm Kỷ mão đúng năm Dụng-thần, sanh trợ hỏa nên cũng tốt đẹp.

kimcuong
10-11-13, 15:37
Chương "Điều hậu chính giải" đó là chương thứ 13 trong tài liệu Mệnh Lý Trân Bảo mà tôi nói đến. Thí dụ mà tôi chọn là ở chương 17 (Hiểu rõ về trò lừa đảo - Kỳ như hà thức phá phiến tử). Tức là cũng cùng tài liệu, ở trên gọi là "chính giải", ở chương dưới mới luận Giáp sinh tháng Sửu dùng điều hậu là chính. sun-beam xem lại nhé.


Giáp Ất mộc đối với thời tiết hàn noãn mẫn cảm nhất, cho nên thông thường Giáp Ất mộc là nhật chủ, hoặc làm Dụng-thần, Kỵ-thần lại sinh mùa đông hoặc mùa hạ đầu tiên cần cân nhắc điều hậu.

Vụ "thiếu sót" là luận Dụng thần điều hậu ở "Mệnh lý chỉ yếu" (1995), sang tài liệu "Mệnh Lý Trân Bảo" (2001) được lý giải rõ ràng hơn.

chung
10-11-13, 16:08
Ví dụ 1. Càn tạo, 23.1.1953, cung mệnh Mậu Thân Kiêu............ấn..........NC............ kiêu Nhâm thìn - quý sửu - giáp tuất - nhâm thân kv .........suy..........q.đái.........dưỡng.... .... tuyệt .................tiểu hàn................................... Đại vận: Giáp dần/ ất mão/ bính thìn/ đinh tị/ mậu ngọ Mệnh này thành lập xí nghiệp, vay món tiền rất lớn để lập xí nghiệp, trong mấy năm tựa hồ xí nghiệp kinh doanh đạt 100 vạn, nhưng thật ra xí nghiệp không lời đồng nào. Về sau mang theo món tiền trốn ra nước ngoài. Đến vận mậu ngọ, lưu niên mậu dần 1998 quy án. Bát tự này dụng thần rất kỳ lạ, giáp mộc sanh mùa đông dụng hỏa điều hậu, nhưng thân nhược tài tinh nhiều nên hỏa sanh thổ yếu, lại là kỵ thần. Cho nên đến vận hỏa thì trở nên làm giàu bất chính giống như bong bóng xà phòng, mộc non hư nhược vô căn. Tựa hồ bản thân có tài sản rất giàu, nhưng đều là biểu hiện bề ngoài, mậu thổ khắc mất ấn sanh nhật chủ, tất cả đều hóa thành bọt nước. Chào Cô và các anh chị, Giáp sinh tháng sửu ( kỉ,quí,tân) thuộc tài cách. Tài cách cần quan hay thực thương phối thành cục. Nhật chủ cần vượng để tài cách có thể phát huy. Trụ năm tháng giờ có kiêu ấn lộ can. Thân nhược nay lại được sinh phù quá mức dẫn tới phản sinh. Tài cách bại do kiêu ấn lộ quá nhiều, thân nhược, thực thương quan sát vô lực. Cũng có thế nói kiêu là bệnh của trụ. Tâm tính của Kiêu là chủ nghĩa cá nhân.Luôn có xu hướng tách rời tập thể. Tài cách bại nên chọn dụng thần theo hai phương án: Dụng thực thương (hỏa) sinh tài phá ấn trợ thân hay dụng tỷ kiếp (mộc) tiết tục kiêu ấn. Đại vận đinh tỵ: Đinh nhâm( kiêu trụ giờ) hợp mộc trợ thân. Tỵ hỏa thực sinh tài cách. Nhật chủ dẫn hóa kiêu ấn nên cát. ( Mất một kiêu ) Đại vận Mậu Ngọ : Mậu quý (Ấn trụ tháng) hợp hỏa trợ thực thương. Nhật chủ quá nhược không thể dẫn hóa kiêu. Dẫn tới thủy hỏa tương tranh. Lưu niên Mậu Dần. Dần Ngọ Tuất tam hợp hỏa. Tài tinh cường lực phá ấn dẫn đến tai biến. Trụ này không dụng điều hậu, mệnh tốt nhờ vận. Nhưng cũng chính chữ Kiêu là mầm bệnh.

sun-beam
11-11-13, 11:52
"Điều hậu vi khẩn yếu" : tức khi cần điều hậu thì đặt vấn đề này lên hàng đầu, tức cấp thiết như là "chữa cháy" và "chống lũ"...

Thông thường, sinh vào mùa đông và mùa hè thì hỏa và thủy ít nhất cũng là hỷ thần hoặc vệ thần; trừ khi nó bị phá một cách trực tiếp. Tức nó là thần hộ mệnh cho bát tự (giúp cho mệnh chủ tồn tại qua phong ba bão táp, hạn hán...), còn cái đem lại vinh hoa phú quý là dụng thần, có thể dụng thần điều hậu TRÙNG với dụng thần bát tự thì quá hoàn hảo, nhưng trường hợp thực tế ít xảy ra, còn đa số quay về bài toán muôn thuở là tìm DỤNG THẦN ở 4 can + 4 chi + đại vận;

Cứ thấy sinh mùa hè là nhăm nhe kiếm thủy, sinh mùa đông thì tìm hỏa là THIẾU SÓT.

Vài dòng góp vui.

VũTham
11-11-13, 22:29
Vấn đề:
- Giáp sinh tháng Sửu, cho rằng cần Hỏa điều hậu. Trong tứ trụ chỉ có Đinh tàng ở Tuất, thấy vận Đinh Tị, Mậu Ngọ nên có thể cho rằng 2 vận này tốt vì dụng thần thấu ứng. Thế nhưng dù có trở nên giàu có là do suy đoán được đúng dụng thần (điều hậu tốt), cớ sao lại vì tiền của mà bị quy án vào tù? Vậy luận đúng dụng thần có ích lợi gì khi chỉ luận được đúng những thể hiện bề ngoài? Tại sao không đoán được tính cách là làm giàu bất chính qua dụng thần?

- Nói rằng "mộc non hư nhược" tức là Giáp vô căn, Ất mộc trong Thìn kể như bị ẩm ướt khá nặng, Hỏa nào sưởi ấm được đây?

- Vì vậy mới có kết luận sau khi nhận định "dụng hỏa điều hậu" rằng "hỏa sanh thổ yếu, lại là kỵ thần" (ý nói Thổ Tài là kị thần vì thân nhược). Vậy dụng và kị đều yếu? Rốt cục là không có Dụng, nên Kị lấn lướt. Điển hình là vận Mậu, năm Mậu bị khởi tố ra tòa. Tóm lại, luận được Dụng Thần Điều Hậu có ích lợi gì?

Hy vọng các bạn cùng phân tích với nhau để tiếp tục tra cứu và học hỏi.
Cám ơn cô kimcuong đã mở một topic mới về điều hậu để chúng ta cùng dễ dàng thảo luận.
Nam mệnh sinh tiết tiểu hàn như trên đúng dụng thần điều hậu là Hỏa nhưng là Bính Hỏa chứ không phải Đinh, hay Tỵ hay Ngọ. Với những cấp độ cơ bản của người mới học Tử Bình thì chỉ cần dụng đúng Ngũ Hành là được. Nhưng cao hơn một tý thì thêm vào Âm dương (VD như dụng Bính Hỏa hay Đinh Hỏa). Cấp độ cao hơn một tý thì xét đến thiên can hay địa chi (VD như dụng Bính hay Đinh hay Tỵ hay Ngọ), rõ ràng có sự chọn lọc nhiều hơn là chỉ chọn dụng thần là Hỏa. Điều này Tử Bình Manh Phái đã làm khá hoàn chỉnh nhưng chưa đủ lắm. Sau khi chọn dụng thần (điều hậu) thì cũng cần xét thêm biến hóa hành vận, để "Thuận thiên thừa vận" với mệnh mình.
Trở lại với nam mệnh trên vận Định Tỵ và Mậu Ngọ đã có chiều hướng đi xuống. Vũ Tham phân tích mệnh để lấy dụng điều hậu như sau:
Nam mệnh giáp mộc sinh tiết tiểu hàn thấu Nhâm Quý, thấu Quý thì tốt nhưng thấu Nhâm thì xấu hoàn toàn (mệnh như đào hoa phiếm thủy) lênh đênh trôi dạt, không chắc chắn; may có thổ ướt khá dày nên mệnh tạm bợ được một thời gian. Vậy dụng điều hậu ở đây chỉ có thể là Bính hỏa, không phải Đinh (Đinh sinh thổ mạnh và dễ bị Nhâm hợp), không phải Tỵ, Ngọ (vì đó là vị trí của vượng hỏa cũng là vượng thổ). Cách làm giàu không thể chỉ suy ra dụng thần (dụng thần chỉ một phần) mà phải dựa vào toàn mệnh cục, Bính hỏa quang quang chính chính, nếu làm một việc nào mờ ám tức là không dụng Bính. Mệnh này khó dụng được Thổ tài, vì chỉ là tạm bợ. Đại Vận Bính Thìn chắc chắn hơn 2 đại vận kia nhiều.
Dụng thần điều hậu không chỉ đơn giản bổ cứu cho mệnh mà còn hỗ trợ cho dụng thần khác. (Vd: Thân nhược tòng tài cách, giả sử Tài là thủy sinh mùa đông, vẫn lấy dụng điều hậu là hỏa (hỏa gì thì tùy theo bát tự.))

shanghai
12-11-13, 12:22
Ví dụ 1. Càn tạo, 23.1.1953, cung mệnh Mậu Thân

Kiêu............ấn..........NC............ kiêu
Nhâm thìn - quý sửu - giáp tuất - nhâm thân kv
.........suy..........q.đái.........dưỡng.... .... tuyệt
.................tiểu hàn...................................

Đại vận: Giáp dần/ ất mão/ bính thìn/ đinh tị/ mậu ngọ

Tứ trụ này xem đi xem lại công nhận rất lý thú. Địa chi 3 thổ, 1 kim, tài nhiều ẩn dưới địa chi; Kiêu Ấn trùng trùng tuy tọa thổ nhưng bất nhược, lại được Thân chi sinh phù.Càng xem càng thấy hay, nhưng cũng thật là khó luận.:d

kimcuong
13-11-13, 12:37
Nam mệnh sinh tiết tiểu hàn như trên đúng dụng thần điều hậu là Hỏa nhưng là Bính Hỏa chứ không phải Đinh, hay Tỵ hay Ngọ. Với những cấp độ cơ bản của người mới học Tử Bình thì chỉ cần dụng đúng Ngũ Hành là được. Nhưng cao hơn một tý thì thêm vào Âm dương (VD như dụng Bính Hỏa hay Đinh Hỏa). Cấp độ cao hơn một tý thì xét đến thiên can hay địa chi (VD như dụng Bính hay Đinh hay Tỵ hay Ngọ), rõ ràng có sự chọn lọc nhiều hơn là chỉ chọn dụng thần là Hỏa.
Rốt ráo là dụng Bính hay Đinh? Theo tôi thì cấp nào cũng nên xác định là trong tứ trụ có gì thì dụng chính nó. Bởi vì "không có là không tính", như kiếm khuyết thì không sở hữu. Đã không sở hữu tính cách đó thì lấy làm dụng là hơi bị "hư cấu". Chỉ có thể hiện ra ở vận hạn, nếu chính vận hạn đó thực sự cường vượng.

Chúng ta đang nói đến nhiều khía cạnh, không riêng là luận máy móc thập thần hay ngũ hành, mà để ý đến tính cách, khả năng thể hiện của con người. Bính hay Đinh, Nhâm hay Quí chỉ là muốn nói 1 cách đơn giản là ta có được tính cách đó không? Như "lấy Hỏa làm dụng" mà Hỏa là Quan Sát thì phải chứng tỏ là người chịu đựng được các đối kháng với mình, từ đối kháng nhỏ đến cường độ cao hơn. Vậy cứ nên xét lại cá tính của mình, nếu không phải là người đối đầu với những hoàn cảnh thuận, nghịch khác nhau một cách tốt đẹp thì Hỏa (cho dù xác định cấp yếu điều hậu) cũng không phải là dụng thần.

shanghai
13-11-13, 17:27
Chị Kim Cương chọn dụng thần cho tứ trụ trên là gì thế? :d
Em thấy tứ trụ như người trên hình như có kinh doanh lĩnh vực bất động sản. Không biết trong MLTB của họ Đoàn có nói ông ta kinh doanh về lĩnh vực gì không?

VũTham
15-11-13, 10:13
Rốt ráo là dụng Bính hay Đinh? Theo tôi thì cấp nào cũng nên xác định là trong tứ trụ có gì thì dụng chính nó. Bởi vì "không có là không tính", như kiếm khuyết thì không sở hữu. Đã không sở hữu tính cách đó thì lấy làm dụng là hơi bị "hư cấu". Chỉ có thể hiện ra ở vận hạn, nếu chính vận hạn đó thực sự cường vượng.

Chúng ta đang nói đến nhiều khía cạnh, không riêng là luận máy móc thập thần hay ngũ hành, mà để ý đến tính cách, khả năng thể hiện của con người. Bính hay Đinh, Nhâm hay Quí chỉ là muốn nói 1 cách đơn giản là ta có được tính cách đó không? Như "lấy Hỏa làm dụng" mà Hỏa là Quan Sát thì phải chứng tỏ là người chịu đựng được các đối kháng với mình, từ đối kháng nhỏ đến cường độ cao hơn. Vậy cứ nên xét lại cá tính của mình, nếu không phải là người đối đầu với những hoàn cảnh thuận, nghịch khác nhau một cách tốt đẹp thì Hỏa (cho dù xác định cấp yếu điều hậu) cũng không phải là dụng thần.
Vậy theo cô kimcuong trong tứ trụ người này có Bính hay Đinh? Theo tôi thì thấy cả 2. Yêu tố dịch trong ngũ hành vẫn hoàn toàn đúng. Bính cực sinh Đinh, Đinh cực sinh Bính, cho dù không cực chúng vẫn tồn tại song song. Ấy thế mà triệt lý người xưa đưa ra khá đúng. Người xưa ví Bính như ánh sáng, ví Đinh như ngọn lửa. Đến tử bình hiện đại, chúng tôi áp dụng phương pháp luận và khoa học vào thì vẫn đúng! Mùa nắng nóng khô hanh, chính ánh sáng mặt trời gay gắt là nguyên nhân chính gây cháy rừng (Bính cực sinh Đinh). Nhưng người ta cũng dùng ngọn lửa để tạo ra ánh sáng từ những ngọn đuốc (Đinh sinh Bính). Do vậy Bính Đinh song hành, đó là 2 mặt của một ngũ hành Hỏa. Tôi thấy cô kimcuong và các bạn trên diễn đàn cũng thảo luận về vấn đề này rồi (có câu hỏi vì sao Thìn tàng Nhâm mà không tàng Quý hay gì khác nữa).
Trong tứ trụ rõ ràng thấy Bính, và thấy Bính từ Đinh. Do vậy dụng Bính từ Đinh là chính xác, tức không dụng Đinh cực điểm mà dụng Đinh yếu "sinh" Bính hỏa, yếu nên không sinh thổ nhưng nếu mạnh lại thành ra sinh thổ. Bính tuy yếu nhưng cũng giải quyết được vấn đề.

kimcuong
15-11-13, 11:31
Tôi thấy cô kimcuong và các bạn trên diễn đàn cũng thảo luận về vấn đề này rồi (có câu hỏi vì sao Thìn tàng Nhâm mà không tàng Quý hay gì khác nữa).
Ta nói về vấn đề này 1 lần nữa nhé.

Không phải trong địa chi chỉ có các can tàng đó mà thôi. Như trong Thìn tàng Mậu, Ất, Quí, không phải là không "tàng" Bính, Đinh, Giáp, Ất..v.v... mà chính là vì xác định Thìn theo tứ quý. Tứ quý là 4 tháng cuối mùa (Thìn, Tuất, Sửu, Mùi), bản khí Thổ là chính, tọa ở các cung có tính chất cường vượng (quan đái, mộ khố).

Tứ sinh là Dần Thân Tị Hợi nên lấy các cung trường sinh mà sử dụng cho 4 chi này, làm nổi bật lên tính cách tốt nhất của chúng. Trong Dần có Bính trường sinh, trong Thân có Nhâm trường sinh, trong Tị có Canh trường sinh, trong Hợi có Giáp trường sinh.

Chính phương Tí Ngọ Mão Dậu thì nói đến cơ bản cung Lâm Quan của địa chi đó.

Có nghĩa là 1 địa chi không phải chỉ chứa (tàng) 1, 2 hay 3 thiên can (gọi là can tàng) mà ý nghĩa là nói đến các ngôi vượng địa mà thôi. Vì vậy mà có nguyên lý dùng can tàng trong tháng sinh làm "dụng thần/cách cục", vì trong tháng đó, các can tàng đó có vị trí tốt.

kimcuong
15-11-13, 11:43
Còn về Bính hay Đinh như VuTham nói, tôi chưa muốn đi sâu vào tranh luận Dịch học ở đây. Ý của tôi chỉ muốn đề cập đến "chính" hay "thiên" của thập thần trong tứ trụ học. Thí dụ đối với Giáp nhật chủ, dụng Bính là dụng Thực thần, dụng Đinh là dụng Thương Quan. Bính là "thiên" (lệch) vì Bính cùng là Dương với Giáp. Dụng Đinh là "chính" vì Đinh đối với Giáp là khác ngôi Âm/Dương. Trong tứ trụ học, thiên can khác Âm Dương là hợp "đạo" (ý như nói đến đạo tình nghĩa vợ chồng, tức là có kết hợp giao thoa). Nếu cùng Âm hay cùng Dương thì gọi là đồng tính không giao thoa được, là "vô tình" vậy.

Theo tôi, trong tứ trụ có Bính tức là có tính cách "thiên", có Đinh tức là tính cách "chính". Chúng nói lên tính cách của mình, nên "có gì thì luận nấy", tức không có Bính thì không sở hữu tính chất này, có Đinh tức là sở hữu vậy.

Vì vậy mới có câu "thiên chính trọc loạn", tức là có cả Bính và Đinh và quan trọng là cùng vượng khí. Vì thế mới sợ "quan sát hỗn tạp" là ý này. Quan nhiều thành Sát, Sát vượng khử Quan, tức là tính cách bộc lộ "thiên lệch" nhiều hơn là "chính".

VuTham đã học quá phần nhập môn và giỏi rồi. Tôi viết nhiều ở trên là chỉ muốn giúp các bạn nhập môn phần nào mà thôi.

DND
15-11-13, 13:19
Bính như ánh sáng, Đinh như ngọn lửa là câu ví von về mặt âm dương, trong Trích Thiên tủy chẳng hạn đã có bàn về Bính, Đinh chủ yếu về mặt âm dương (chương 7).

Chị kimcuong nói đúng
"trong tứ trụ có Bính tức là có tính cách "thiên", có Đinh tức là tính cách "chính". Chúng nói lên tính cách của mình, nên "có gì thì luận nấy", tức không có Bính thì không sở hữu tính chất này, có Đinh tức là sở hữu vậy". Vậy mới nói tính cách thuộc về bản chất con người, non sông dễ đổi bản tính khó dời - không thể lấy cái không có ra mà luận về bản chất.