View Full Version : Kinh Dịch, đã có ai tìm hiểu
Đây là bài gửi đầu tiên, trân trọng cảm ơn những người đã tạo lập diễn đàn, trở thành nơi giao lưu cho những người đam mê môn học này.
1. Có tài liệu nào nghiên cứu về mối quan hệ giữa cách xem tử bình và 64 quẻ kinh dịch không?
2. Có tài liệu nào về mối quan hệ giửa mệnh theo cửu tinh (dùng trong phong thuỷ) và mệnh trong tử bình không?
Chân thành cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã trao đổi, có nhận xét rằng:
1. Dịch học là căn bản của các môn huyền học trong đó có môn tử bình, vì vậy bản thân chúng đã có sự liên hệ với nhau.
2. mệnh theo cửu tinh thường sử dụng là năm, mệnh trong tử bình thì khác - đủ cả năm tháng ngày giờ. Ý bạn hẳn là hiện có nhiều người dùng dụng thần cho phong thủy ? Đó là tiểu tiết của phong thủy.
Đúng như DND viết. Kinh Dịch là nói về ý nghĩa của 64 quẻ. Nếu muốn áp dụng quẻ thì có thể học môn Bát tự Hà lạc (trong diễn đàn đã có bài viết sơ khởi, chưa hoàn tất: Chuyển bát tự sang số Hà Lạc (http://kimtubinh.net/showthread.php?142-Chuy%E1%BB%83n-b%C3%A1t-t%E1%BB%B1-sang-s%E1%BB%91-H%C3%A0-L%E1%BA%A1c)).
Môn Tử Bình xem "Mệnh" từ nhiều yếu tố (năm tháng ngày giờ sinh, cung mệnh, đại vận, lưu niên, môi trường sống, hoàn cảnh xuất thân...) tạo nên tính cách của 1 con người, dụng tính cách đó mà sinh hoạt trong đời sống.
Đây là bài gửi đầu tiên, trân trọng cảm ơn những người đã tạo lập diễn đàn, trở thành nơi giao lưu cho những người đam mê môn học này.
1. Có tài liệu nào nghiên cứu về mối quan hệ giữa cách xem tử bình và 64 quẻ kinh dịch không?
2. Có tài liệu nào về mối quan hệ giửa mệnh theo cửu tinh (dùng trong phong thuỷ) và mệnh trong tử bình không?
Chân thành cảm ơn.
1/ Chào mừng bạn! Trước tiên Dịch ở đây không chỉ là quẻ dịch thôi đâu nhé bạn. Nó bao hàm nhiều thứ hơn. Nhưng nếu bạn muốn học về quẻ dịch thì mình sẽ giới thiệu nhiều sách cơ bản đến nâng cao như: Dịch lý phương pháp luận của Quảng Đức, Kinh Dịch đạo của người quân tử, Tăng San bốc dịch, Bốc phệ chính tông...
2/ Đó là những gì mà khoa Tử Bình và Phi Tinh hướng đến: Phong Thủy cải vận. Nếu bạn đã học Phi Tinh rồi thì hiện tại phương pháp cải vận này theo tôi được biết là không được viết thành sách, họa chăng có viết nhưng không phải hoàn toàn chính xác (nhất là khi tìm hiểu các sách của Lý Cư Minh).
Thật sự chữ DỊCH là nói đến cuốn sách gọi là KINH DỊCH.
Học DỊCH thì có 2 đường hướng chính, học GỐC (Thể) hay học NGỌN (Dụng).
Học Gốc là học khảo cứu nguồn gốc vũ trụ, vạn vật, trong đó có con người.
- Mục đích học ngọn nguồn để hiểu được căn cơ của sự vật mà tìm ra đúng thế nào là Chân, Thiện, Mỹ.
Học Ngọn là tìm hiểu về Âm Dương Ngũ Hành, lý lẽ sinh trưởng tử tuyệt của vạn vật.
- Các môn liên quan đến Số, Tượng đều là diễn giải cách học dụng thứ nhì, trong đó có khoa Tử Bình, Phi Tinh...v.v..., ý nghĩa là muốn biết được tương lai, tức là muốn đạt được khả năng tiên tri đoán được những gì sẽ xảy ra.
Học Gốc và học Ngọn tuy 2 nhưng là 1, vì thiếu GỐC sẽ không hiểu được, không lý giải được, không đoán được đúng huyền cơ của tạo hóa.
Giỏi về bói toán, tức là giỏi đoán được tương lai, quá khứ, nhưng nếu không dựa vào Chân Thiện Mỹ mà đoán thì chỉ là thức thời mà thôi.
Học dịch hay học gì cũng được, trước hết học làm người. Đó mới là khó nhất! Khi mình học "có một chút thành tựu " rồi, dễ sinh "tạp niệm" lắm: lòng tham, ích kỷ, tự cao tự đại,.... Theo mình, bạn cứ đọc các sách như: Liễu phàm tứ huấn, sách về đạo Nho-Lão-Khổng và Kinh phật. Sau đó, có "quan điểm" và "định hướng" của Tâm mình rồi thì hãy tìm hiều về Dịch.
Nếu bạn cần sách về Phong thủy, tử bình, dịch học, tướng học, trạch cát, y học cổ truyền kinh điển,.... mình sẽ gửi cho. Chỉ sợ không đủ sức đọc thôi. hi
Nếu bạn cần sách về Phong thủy, tử bình, dịch học, tướng học, trạch cát, y học cổ truyền kinh điển,.... mình sẽ gửi cho. Chỉ sợ không đủ sức đọc thôi. hi
Bạn có tấm lòng thật rộng mở, tôi nghĩ nếu được, bạn hãy cùng chia sẻ ở diễn đàn này để mọi người cùng nhau học tập. Đồng thời, giúp cho tủ sách của diễn đàn ngày càng nhiều tài liệu quý, giúp cho cộng đồng cùng phát triển.
Thật sự chữ DỊCH là nói đến cuốn sách gọi là KINH DỊCH.
Học DỊCH thì có 2 đường hướng chính, học GỐC (Thể) hay học NGỌN (Dụng).
Học Gốc là học khảo cứu nguồn gốc vũ trụ, vạn vật, trong đó có con người.
- Mục đích học ngọn nguồn để hiểu được căn cơ của sự vật mà tìm ra đúng thế nào là Chân, Thiện, Mỹ.
Học Ngọn là tìm hiểu về Âm Dương Ngũ Hành, lý lẽ sinh trưởng tử tuyệt của vạn vật.
- Các môn liên quan đến Số, Tượng đều là diễn giải cách học dụng thứ nhì, trong đó có khoa Tử Bình, Phi Tinh...v.v..., ý nghĩa là muốn biết được tương lai, tức là muốn đạt được khả năng tiên tri đoán được những gì sẽ xảy ra.
Học Gốc và học Ngọn tuy 2 nhưng là 1, vì thiếu GỐC sẽ không hiểu được, không lý giải được, không đoán được đúng huyền cơ của tạo hóa.
Giỏi về bói toán, tức là giỏi đoán được tương lai, quá khứ, nhưng nếu không dựa vào Chân Thiện Mỹ mà đoán thì chỉ là thức thời mà thôi.
Giả như có người trong diễn đàn biết Dịch như bạn CST thì quý hóa biết bao?
Diễn đàn chưa có đưa lên mục này, nếu như ai có tài liệu thì cũng nên cống hiến cho diễn đàn đầy đủ các môn "Ngũ thuật" huyền học thì quá tốt.
Tôi nghĩ người VN chúng ta quá ích kỷ, chỉ muốn người khác phục vụ cho mình, còn mình thì cứ giữ bo bo làm của riêng.
Tôi trao đổi điều này là muốn mọi người cùng chia sẻ với mọi người. Có như vậy, Dịch học ở nước ta mới ngày càng phát triển.
Rất mong các bạn cùng tham gia.
Tôi cũng có rất nhiều tài liệu về những môn học như vậy, nhưng toàn là tiếng Hoa, muốn dịch cống hiến cho mọi người, nhưng quả thật là lực bất tòng tâm.
Anh ơi, tài liệu về Dịch đã được chia sẻ nhiều rồi. Có một trang rất hay là nhantu.net , em đã xem nhưng cũng chưa có thời gian đọc hết tài liệu trên đó.
Anh ơi, tài liệu về Dịch đã được chia sẻ nhiều rồi. Có một trang rất hay là nhantu.net , em đã xem nhưng cũng chưa có thời gian đọc hết tài liệu trên đó.
Không chỉ có Dịch học, trang này anh đã xem. Nhưng ý anh là các học thuật khác như Mai Hoa dịch số, thuật số Lục Nhâm, Kỳ môn độn Giáp, Thiết bản thần số ... rất nhiều người biết nhưng ít khi chia sẻ cho diễn đàn. Anh rất muốn trang web chúng ta nên có thêm những thuật này cho phong phú.
Vạn vật đều biến đổi không ngừng. Chẳng có gì bất biến cả. Trời đất có lúc sáng, lúc tối, lúc nóng, lúc lạnh. Đời người cũng có lúc sướng, lúc khổ, lúc buồn, lúc vui. Lúc trời đất sáng nhất, cũng là lúc bắt đầu tối, lúc tối nhất, cũng là lúc bắt đầu sáng. Khi đời người sung sướng nhất, cũng là lúc bắt đầu khổ, khi khổ cực nhất, cũng là lúc bắt đầu vui. Hiểu được cái lý biến đổi của trời đất, thấu được cái lẽ thịnh suy của đời người, để khi giàu sang cũng không kiêu sa, lúc nghèo hèn cũng không tuyệt vọng.
(Đôi dòng suy nghĩ của mình về kinh dịch)
Powered by vBulletin® Version 4.1.12 Copyright © 2024 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.