PDA

View Full Version : Vượng Suy Cường Nhược?



thachmoc
31-05-12, 21:54
Thạch Mộc có một câu hỏi rất mong được các bác trong diễn đàn giải đáp. Đó là: Vượng, Suy, Cường, Nhược của Nhật chủ là gì? Có những trường hợp nào mà nhật chủ được xác định là thân vượng, thân nhược? Xin cảm ơn.

tuhynhan
01-06-12, 09:17
Trở lời nhanh:

A. Vượng suy

1) Vượng: đắc lệnh

2) Suy: thất lệnh

B. Cường nhược:

Tương tác của nhật chủ với tứ trụ, sẽ định được (thân)cường hay (thân)nhược.

kimcuong
01-06-12, 10:40
Giải thích câu hỏi của thachmoc cũng có thể đơn giản mà cũng hoàn toàn không dễ. Vì lối luận Tử Bình hiện nay đã làm chúng ta thấm nhuần 1 hệ thống tư tưởng khác biệt với nguyên tắc luận giải xưa kia. Tôi xin nhắc lại điểm phân biệt này.

Các tác giả cận đại cho rằng luận Vượng Nhược là luận nhật chủ, như đạt các tiêu chí đắc lệnh, đắc địa, được phò, được trợ là thân vượng hay cường, ngược lại là thân suy hay nhược. Cách này là chỉ nhắm vào nhật chủ, vì cho rằng khi nhật chủ vượng thì gánh được Tài Quan, không vượng thì dụng Kiêu Ấn, Tỉ Kiếp.

Điều này làm ta hiểu rằng trong bát tự chia ra làm "2 phe", một phe là "ta" (Tỉ kiếp và Kiêu ấn) và phe kia là "Thực, Tài, Quan" rõ rệt. Thập thần Tài hay Quan cũng được đại biểu là vợ, cha mẹ, chồng, con...v.v... nên đột nhiên ngày giờ sinh của ta, trong đó không chỉ có ta mà còn có đủ mặt người thân, bạn bè, chủ tớ trong đó. Nhiều người lại cứ ngỡ rằng Tài chỉ là Tiền bạc, hoặc Quan chỉ là chức phận.

Vấn đề này hiểu sâu xa hơn chính là hiểu về quan hệ ứng xử của ta đối với các khía cạnh của đời sống, như ta đối với các quan hệ khắc ta hay giúp ta như thế nào. Bát tự tứ trụ với 8 chữ năm tháng ngày giờ của ta thật sự chỉ là 1 người duy nhất, đấy chính là Ta. Luận tứ trụ là luận Tinh Thần, Tâm Tư, Khả Năng của mình, chứ không phải chỉ luận TA (Tỉ Kiếp) vượng hay nhược, còn Tài Quan Thực là người nào khác! Tóm lại nên nhận xét về Ngũ hành là tốt nhất, vì quan hệ ngũ hành là quan hệ có liên đới một cách tổng thể, không có hành nào độc lập mà tự duy trì được. Từ đó, sau khi nắm vững ngũ hành, suy ra quan hệ thập thần thì đỡ bị hiểu lầm cách suy luận về tứ trụ, mà cụ thể là Vượng hay Nhược.

Ở các tài liệu xưa như Tử Bình Chân Thuyên hay Trích Thiên Tủy, ta đọc kỹ lại sẽ thấy khi luận Vượng Nhược là luận cả ngũ hành/thập thần quan hệ với nhau, tức là luận thiên can trụ ngày trước đối với tháng sinh, sau là luận toàn bộ những gì hiển hiện lên tứ trụ, kể cả những can chi không có mặt trong tứ trụ. Các bạn hãy đọc lại Chương 6-TBCTBC và chương 17, 18 Trích Thiên Tủy sẽ nhận ra ngay, cũng như chương phụ mục "Tứ thời nghi kị" là căn bản cho vấn đề Vượng hay Nhược của tứ trụ.

kimcuong
01-06-12, 10:45
Vậy muốn xét vượng nhược của tứ trụ, chú ý các điểm sau:

1- Sinh Vượng Tử Tuyệt của thiên can trong mùa sinh, trước là nhật chủ, sau là các thiên can khác;
2- Ngũ hành trong tứ thời;
3- Tương tác của địa chi với nhau làm ảnh hưởng đến thiên can, tức Khí lộ ra, mà cũng chính là ngũ hành nói chung của cả Can Chi;
4- Tiến khí, thoái khí của đại vận.

Thí dụ chỉ nói về Giáp nhật chủ, nam, sinh tháng Dần:
1- tọa lâm quan
2- tiết Lập xuân, Mộc cần Hỏa khí, tức là hỉ Hỏa Thực Thương thấu can, hỉ Thủy Ấn nhưng không nên nhiều và tàng ẩn
3- Dần, Tị Ngọ không bị xung, Giáp cũng không bị Canh khắc hoặc bị Kỉ hợp
4- vận tiến khí là vận chuyển sang phương nam (Mão, Thìn, Tị, Ngọ), thoái khí là vận phương bắc (Sửu, Tí, Hợi)

Chỉ nói về nhật chủ Giáp như trên thì rõ là "thân vượng", nhưng sau đó tùy vào tứ trụ mà luận các thiên can địa chi khác ảnh hưởng đến Giáp nhật chủ thế nào. Có thể từ vượng chuyển sang nhược, quá vượng hay quá suy, hoặc suy mà lại có cứu ứng thì chuyển sang bình hòa. Mà lại mới chỉ nói về nam, chưa luận về nữ.

Trên đây quả là mới nói đến phần "nhập môn", tức là phải học thuộc lòng:
- Vòng trường sinh của thiên can
- Ngũ hành trong bốn mùa
- Tương tác Hợp Xung Hình Hại Phá của địa chi, tương tác Khắc chế của thiên can
- Đại vận tiến hay lùi

Từ những căn bản này mới có thể luận các biệt lệ, thay đổi, biến hóa khác.

tuhynhan
01-06-12, 12:08
Thử tham khảo bài viết của tác giả Trần Khang Ninh, viết trong Dự báo theo Tử Bình :

http://kimtubinh.net/images/avatars/trkhangninh/79.JPG
http://kimtubinh.net/images/avatars/trkhangninh/80.JPG
http://kimtubinh.net/images/avatars/trkhangninh/81.JPG
http://kimtubinh.net/images/avatars/trkhangninh/82.JPG
http://kimtubinh.net/images/avatars/trkhangninh/83.JPG

kimcuong
01-06-12, 12:18
Thử xem lại 1 thí dụ trong Tích Thiên Tủy, chương Lý Khí:



Thương
Sát
nhật chủ
Kiêu


Đinh
Canh
GIÁP
Nhâm


Hợi
Tuất
Thìn
Thân


trường sinh
dưỡng
suy
tuyệt



Vận: Kỉ Dậu, Mậu Thân, Đinh Mùi, Bính Ngọ, Ất Tị, Giáp Thìn, Quí Mão, Nhâm Dần

Xét từng điểm:
1. Giáp tọa Dưỡng tại Tuất, Đinh dưỡng, Canh suy, Nhâm quan đái (hiểu là tiến độ của Thủy khí là mạnh nhất)
2. Mộc mùa thu gọi là "khí kiến điêu linh", tức Mộc cực nhược (Giáp Ất thay nhau tọa Tuyệt ở Thân Dậu)
3. Canh khắc Giáp, Tuất xung Thìn
4. Đại vận chuyển từ Kim (Dậu, Thân) nghịch về Hỏa (Mùi, Ngọ, Tị)

Vậy ban đầu nhận rõ là thân cực nhược! Làm sao "gánh" nổi Tài Quan? Tưởng chừng như cuộc đời hoàn toàn bế tắc. Thế nhưng thực tế ngưòi này được công thành danh toại, như Trích thiên tủy luận sau đây:

"Giáp mộc hưu tù, Canh kim lộc vượng khắc can Giáp mộc, can năm Đinh hỏa khả dĩ chế sát hộ thân, tối hiềm Thìn Tuất hai chi Tài sinh Sát khắc thân, mệnh cục tựa chừng như Sát trọng thân khinh. Người thường không biết rằng Giáp mộc sinh tháng 9, khí Mộc đang tiến, Nhâm thủy cùng với Thân kim tương sinh nhật chủ, bất thương Đinh hỏa. Đinh hỏa tuy nhược nhưng thông căn Tuất thổ, Thìn thuộc thấp thổ, Mộc thuộc dư khí. Thiên can nhật chủ nhất sinh nhất chế, địa chi gặp trường sinh, tứ trụ sinh hóa hữu tình, ngũ hành bất tranh bất kị. Hạn hành Đinh hỏa vận khoa giáp liên đăng, dụng thần Hỏa chế Sát quá tỏ rỏ."

Giải nghĩa vài đoạn:
- Canh kim lộc vượng khắc can Giáp mộc: Canh có Thân trong trụ là gặp Lộc, vì Canh tọa lâm quan ở Thân
- can năm Đinh hỏa khả dĩ chế sát hộ thân: Đinh âm hỏa khắc Canh dương kim, tuy yếu, nhưng thấu lộ, lại có căn ở lệnh tháng Tuất nên lại là điểm cực tốt.
- Giáp mộc sinh tháng 9, khí Mộc đang tiến: Tháng 9 sau tiết Hàn Lộ, qua Lập đông, Đại tuyết, Tiểu hàn (mùa đông) rồi mới đến Lập xuân, đấy là khí tiến theo tứ thời. Trong thí dụ này thì âm nam chuyển nghịch vận, không thông qua mùa đông, mà sang Hỏa vận; nên đoạn này có thể hiểu là không phải khí Mộc đang tiến mà khí Hỏa "tiến" (theo tứ trụ).
- Nhâm thủy cùng với Thân kim tương sinh nhật chủ, bất thương Đinh hỏa: Nhâm không thể hợp Đinh hỏa vì quá xa trụ
- Thìn thuộc thấp thổ, Mộc thuộc dư khí: Thìn tàng Quí nên gọi là "thấp thổ"; Mộc dư khí ở Hợi và Thìn
- Thiên can nhật chủ nhất sinh nhất chế: Giáp sinh Đinh, Canh khắc Giáp
- địa chi gặp trường sinh: Giáp tọa Hợi được trường sinh

Như vậy từ Giáp cực nhược ở mùa Thu mà chuyển sang "sinh hóa hữu tình", nhờ đại vận Hỏa mà Canh kim được chế sang chiều hướng tốt; vậy nói về "thể ban đầu" khác với "chất" luận sau cùng.

Luận Vượng hay Nhược không phải là điều dễ, nhưng chỉ cần chăm chú tập trung đúng nguyên lý thì có thể hiểu được tứ trụ, mà cũng chính là hiểu được chính TA.

kimcuong
01-06-12, 12:57
Lối nhận xét tứ trụ của Nhậm Thiết Tiều như thế là nhắm vào toàn bộ tứ trụ, trong đó có mùa sinh và đại vận là 1 yếu tố rất quan trọng. Tuy hơi khó thâm nhập, nhưng đấy là nguyên lý của ngũ hành cần hiểu rõ.

Nếu ta lược giải hơn theo cách mới (của Thiệu Vĩ Hoa chẳng hạn) thì cũng nhận ra nhanh:
- Giáp tọa Dưỡng ở Tuất > nhược
- Giáp bị Canh khắc > nhược
- nhưng Giáp có căn ở Hợi và có Ất Kiếp dư khí ở Thìn > không quá nhược
- lại có Nhâm thấu, căn ở Hợi, dư khí ở Thìn và Thân > được phò trợ > không nhược
- kết luận thân từ nhược trở sang vượng
- thân vượng thì dụng thần có thể là Thực, Tài hay Quan.

Qua nhiều cách lý luận, các bạn dần dà cũng nhận ra mấu chốt vấn đề, nhưng nhất là làm thế nào mà có được 1 mẫu suy luận thống nhất, để khi gặp các tứ trụ khác lại không bị thắc mắc Vượng hay Nhược.

kimcuong
01-06-12, 13:17
Lại nói thêm về 4 chữ "Vượng", "Suy", "Cường", "Nhược".

Thật tế chỉ có luận "Vượng" hay "Nhược". Còn Suy và Cường là nói về cách tòng nhược và tòng vượng.

Tòng nhược (ý nói thân nhược phải chịu tòng)> tòng Tài, tòng Sát, tòng Nhi
Tòng vượng (thân vượng/ấn vượng)> tòng cường (ấn), tòng vượng (ngũ hành của nhật chủ, như ngoại cách vậy)

Tòng Tài, tòng Sát hay tòng Nhi thường "bị" gọi là tòng vượng khí, tức là nói Tài, Sát, Thực vượng. Những thuật ngữ nói trên cứ hay bị nhầm lẫn vào nhau!

Hy vọng thachmoc và các bạn nhập môn khả dĩ nắm được vấn đề.

lesoi
01-06-12, 14:55
lesoi chào các bạn!
Bài vượng suy, cường nhược cũng như tìm cách cục-dụng thần, không hề đơn giản chút nào. Vì liên quan đến toàn bộ hệ thống tương quan Can Chi, âm dương ngũ hành của tứ trụ với Đại vận và lưu niên. lesoi đọc rất nhiều về mối tương quan này nhưng tứ trụ biến hoá khôn lường cho nên dẫn đến người dự đoán dễ nhầm lẫn. Việc này, đòi hỏi chúng ta cần phải có nhiều kinh nghiệm nghiệm lý thực tế dần dần mới nắm bắt hết được.
Chúng ta cứ vừa học vừa thực hành, sau đó nhờ những người đi trước hướng dẫn thêm. lesoi cũng như Thạch Mộc cảm ơn bài viết rất hay của cô KC.

thachmoc
02-06-12, 15:30
Cảm ơn chị Kimcuong đã tận tình giải đáp! Qua bài viết của chị Thạch Mộc đã có "nhãn quan" khác về vấn đề thân nhược - thân vượng, không chỉ loanh quanh xem xét đắc thời, được lệnh nữa, mà sẽ nhìn tổng thể về ngũ hành trong mệnh và hành vận. Thạch Mộc nghĩ rằng với cách nhìn nhận này về mệnh cục thì việc chọn Dụng thần sau này không chỉ khô cứng khi xét riêng biệt thân nhược, thân vượng hay cách cục nữa.
@lesoi: Cảm ơn bạn đã nói hộ một phần của lòng mình, mong bạn luôn tinh tiến trên con đường học thuật.:emoticon-0115-inlov

lesoi
02-07-12, 11:39
.... nhưng nhất là làm thế nào mà có được 1 mẫu suy luận thống nhất, để khi gặp các tứ trụ khác lại không bị thắc mắc Vượng hay Nhược.

Vâng, đúng vậy. Chính vì thế mà mọi người khi học môn Tử Bình đến khi luận mệnh thì mỗi người luận mỗi khác. Hy vọng một tương lai gần sẽ có cao nhân thống nhất việc luận mệnh trong Tử Bình để hậu sinh tránh đi lệch hướng.

kimcuong
02-10-12, 14:40
Có bạn hỏi lại về Vượng, Nhược, Căn, thế nào là rõ ràng nhất? Thuyết Âm Dương Sinh Tử khác nhau áp dụng ra sao? Quả thật vấn đề này đề cập hoài không dứt...

Trong những điểm cần bàn ở trên, chủ chốt là Dương Sinh Âm Tử, Âm sinh Dương tử, mà cụ thể là qua 12 cung ở vòng trường sinh. Như Giáp trường sinh ở Hợi thì Ất tử; Giáp tử ở Ngọ thì Ất trường sinh. Thắc mắc đặt ra là Giáp Ất cùng là Mộc, tại sao có phân biệt Dương Âm sinh tử khác nhau? Có thật là chỉ cần dụng Dương (Giáp) là giải thích được cả Ất?

Xin nói ngay là không. Bởi vì cách nhìn nhận ngũ hành và âm dương tuy là 1 khí nhưng vẫn phân chia làm 2 tính chất. Nếu không thì ta không giải thích được các cặp phạm trù Ngày và Đêm, Nam và Nữ, Nóng và Lạnh, v.v... Đấy chính là Dương đối với Âm.

Như nói Ngày và Đêm, rõ ràng là nói về thời gian (gọi chung là 1 ngày, 24 tiếng đồng hồ), nhưng hết Ngày mới tới Đêm, qua Đêm lại sang Ngày, tất nhiên hiểu là Âm Dương khác nhau. Lại như Nam và Nữ, cùng gọi chung là con người, nhưng tất nhiên Nam (dương), Nữ (âm) khác biệt! Những điều vận dụng cùng ngũ hành, khác Âm Dương là cơ bản của phần nhập môn tất cả môn mệnh lý học. Kinh Dịch phân chia lưỡng tính, rồi tứ tượng, đấy không phải là chia ra Càn Khôn cho vui, mà chính là nói đến có sự vận dụng của Âm và Dương.

Nếu Âm Dương cùng sinh, cùng tử thì ngày đêm giống nhau, ta không biết nóng lạnh là gì, cũng không có con trai, con gái, không có tính cương trực và lòng mềm yếu. Tất cả đều là Dương thì hẳn là một thế giới khác nào ở đâu đó trong vũ trụ...

Ý của "thông căn" trong tứ trụ cũng giống như thế. Nếu Bính là thiên can thì tìm ngũ hành của Hỏa trong các địa chi là đúng. Ngũ hành Hỏa là bính, đinh. Điều này rõ. Vậy trong các địa chi Dần, Ngọ, Tuất, Tị và Mùi đều tàng trữ Bính hoặc là Đinh.

Thế nhưng, Bính khác Đinh. Bính là duơng hỏa, Đinh là âm hỏa. Nếu không chấp nhận điều này thì hệ thống Thập Thần lập ra không có mục đích gì cả. Vì nếu Giáp là nhật chủ, mộc sinh hỏa đó là nói chung, như Bính gọi là Thực thần, Đinh gọi là Thương Quan. Nếu không chấp nhận Âm Dương khác nhau thì tại sao lại phải có 2 danh từ khác nhau? Tại sao không gọi Bính Đinh cùng là Thực thần?

Điều đó nói lên rằng thuyết Âm Dương Sinh Tử nghịch chiều nhau là đúng đắn. Bởi vì khi Giáp đến cung Ngọ là tử địa, hiểu như khi ngày đến giờ Ngọ là đỉnh cao nhất của 1 ngày, tự nhiên sẽ chuyển sang chiều tối. Đó là giải thích Ất âm (chất của Mộc) bắt đầu được sinh trưởng, nghịch chiều về Tị, Thìn, Mão... và cuối cùng là đến Dậu, Thân, cả 2 Giáp Ất đều cùng tọa Tuyệt ở đây. Đó là nói lên tính chất của Mộc tuyệt ở Kim là như vậy. (xem hình dưới đây)





TS
MD

LQ
ĐV
Suy
Bệnh
Tử
Mộ
Tuyệt
Thai
Dưỡng


Giáp
hợi

sửu
dần
mão
thìn
tị
ngọ
mùi
thân

dậu

tuất


Ất
ngọ
tị
thìn
mão
dần
sửu

hợi
tuất
dậu

thân
mùi




Hình thể của Mộc (Giáp) tàn thì chất bắt đầu lộ (Ất), ta cũng có thể hiểu nôm na qua hình ảnh một người bệnh. Khi ta thấy biểu lộ của một người có sắc mặt không mạnh khỏe, tất nhiên ta nghĩ ngay rằng họ đang cảm mạo, hoặc nhuốm bệnh nào đấy. Như vậy, "bệnh" ở đây là đang "sinh", tức là có khởi đầu. "Bệnh" ở đây là chất của hình thể, mà Đông Y Học và cả Tây Y Học một phần khám phá ra được ở xuất thần lộ diện của chúng ta.

Như thế, các bạn đừng vì chữ "tử" hay "trường sinh" làm hoang mang, vì chỉ nghĩ đơn giản là "chết" hay "sống". NGŨ HÀNH là một hệ thống giải thích ÂM DƯƠNG không phức tạp, nhưng khái niệm và biểu thị của chúng rất phong phú, đa dạng, chúng ta nên tìm hiểu sâu sắc hơn.

Vậy khi dương "tử", âm "trường sinh" là nói lên hình ảnh cùng một phạm trù mà tính chất khác biệt. Khi nhìn toàn thể thì rõ ràng là chúng vẫn cùng 1 giai đoạn vận hành vậy (như thí dụ ngày-đêm nối tiếp nhau). Thí dụ ở người đang bị bệnh thì tuổi tác của họ, con người của họ không thay đổi, đó là 1 chiều tiến tới, nhưng chỉ có sự khác biệt là thân suy yếu mà bệnh thì tăng trưởng.

Vì thế, xin trở lại "thông căn". Căn của Mộc là Giáp hay Ất trong trụ. Chúng tàng ở địa chi nào mà lại thấu ra thiên can thì gọi là có khí (hữu khí). Có KHÍ là một lẽ, lại xem khí dương hay khí âm, tức là Giáp lộ hay Ất lộ. Nếu Giáp lộ thì ngại Canh khắc, nếu Ất lộ thì ngại Tân khắc; Giáp gặp Kỷ thì hợp, Ất gặp Kỷ thì khắc, vì thể hiển nhiên là không thể xem chung là "mộc" không khác biệt được.

Chúng ta sẽ nói thêm về Vượng Nhược sau. Các bạn có thắc mắc gì thêm về Âm Dương Sinh Tử thì bàn luận ở đây.

Hjmama
02-10-12, 17:26
TS
MD

LQ
ĐV
Suy
Bệnh
Tử
Mộ
Tuyệt
Thai
Dưỡng


Giáp
hợi

sửu
dần
mão
thìn
tị
ngọ
mùi
thân

dậu

tuất


Ất
ngọ
tị
thìn
mão
dần
sửu

hợi
tuất
dậu

thân

mùi





Hình thể của Mộc (Giáp) tàn thì chất bắt đầu lộ (Ất),
...................
Tôi từ lâu có vướng mắc để mãi trong đầu không sao giải thích được: tại sao Nhâm đi từ Thân đến Tí rồi Thìn nhập khố thì lẽ ra trong Thìn phải tàng Nhâm, cớ sao lại tàng Quí. Tương tự dư khí trong Thìn sao không là Giáp mà là Ất?
Nay thì đã rõ, có phải vì là: "hình thể của Mộc (Giáp) tàn thì chất bắt đầu lộ (Ất)".
Cám ơn chị Kimcuong nhiều lắm.

thiếu bá
02-10-12, 18:39
Hình thể của Mộc (Giáp) tàn thì chất bắt đầu lộ (Ất), ta cũng có thể hiểu nôm na qua hình ảnh một người bệnh. Khi ta thấy biểu lộ của một người có sắc mặt không mạnh khỏe, tất nhiên ta nghĩ ngay rằng họ đang cảm mạo, hoặc nhuốm bệnh nào đấy. Như vậy, "bệnh" ở đây là đang "sinh", tức là có khởi đầu. "Bệnh" ở đây là chất của hình thể, mà Đông Y Học và cả Tây Y Học một phần khám phá ra được ở xuất thần lộ diện của chúng ta.


Thái cực có từ Vô cực, có Âm Dương rồi sinh Ngũ hành. Luận Ngũ hành lại phân âm dương, chẳng hạn với Mộc thì Giáp là dương, Ất là âm. Giáp là khí của Ất - là cái thể hiện ra của Ất, Ất là chất của Giáp - là cái thu vào của Giáp... Nói "Hình thể của Mộc (Giáp) tàn thì chất bắt đầu lộ (Ất)" cũng chính là Dương tử thì Âm sinh.



Vì thế, xin trở lại "thông căn". Căn của Mộc là Giáp hay Ất trong trụ. Chúng tàng ở địa chi nào mà lại thấu ra thiên can thì gọi là có khí (hữu khí). Có KHÍ là một lẽ, lại xem khí dương hay khí âm, tức là Giáp lộ hay Ất lộ. Nếu Giáp lộ thì ngại Canh khắc, nếu Ất lộ thì ngại Tân khắc; Giáp gặp Kỷ thì hợp, Ất gặp Kỷ thì khắc, vì thể hiển nhiên là không thể xem chung là "mộc" không khác biệt được.


Vậy nên khi can tàng ẩn thì khí chất không lộ rõ, còn can thấu ra thì khí chất đã rõ ràng...

kimcuong
03-10-12, 13:06
Tôi từ lâu có vướng mắc để mãi trong đầu không sao giải thích được: tại sao Nhâm đi từ Thân đến Tí rồi Thìn nhập khố thì lẽ ra trong Thìn phải tàng Nhâm, cớ sao lại tàng Quí. Tương tự dư khí trong Thìn sao không là Giáp mà là Ất?
Chúc mừng Hjmama đã ngộ ra 1 điều quan trọng, và cũng cám ơn bạn, vì đôi khi tôi không thể nói hết ý của một vấn đề được. Bởi thế nên các bạn cần giúp sức thêm để chúng ta cùng qua được cái "ải" ngũ hành vượng tướng sinh tử! Từ đó là mọi việc sẽ tự nhiên được khai phá.