PDA

View Full Version : Xin hỏi về khí và thế



Vô Minh
12-03-14, 14:45
Theo Thiên lý mệnh cảo thì Khí là xem Can so với chi tháng, còn Thế là so Can (Hay ngũ hành) so với tiết khí của tháng.
Ví dụ: Ngày Nhâm suy ở tháng Sửu nên Khí suy, Nhâm sinh vào mùa đông thì Thế tối vượng.
Ngày Quý quan đái ở tháng Sửu nên khí thịnh, Quý sinh vào mùa đông thì Thế tối vượng.
Nếu là ngày Quý thì dễ dàng rồi, Khí và Thế đều mạnh thì tất nhiên can Quý sẽ rất mạnh. Vấn đề Vô Minh thắc mắc ở đây là nếu can Nhâm thì luận thế nào đây? Do mù mờ về Khí và Thế nên mong mọi người giải thích giúp.
Còn nữa, khi can tọa chi tháng ở Mộc dục thì luận là đắc lệnh hay không? Xin cám ơn.

menhly
12-03-14, 16:13
@Vô Minh: Khí ở Can; Thế ở địa chi. Vậy thôi.

Vô Minh
12-03-14, 16:24
@Vô Minh: Khí ở Can; Thế ở địa chi. Vậy thôi.
Câu trả lời này không thỏa đáng. Vì không thể giúp Vô Minh giải đáp được thắc mắc trên. Dù sao cũng cám ơn đã góp ý.

kimcuong
12-03-14, 17:29
Nói về Khí Thế, xem 2 chương Thiên Can và Địa chi trong Tích Thiên Tủy là rõ nhất. Các phái cận đại không giải thích khí thế ngũ hành như sách cổ.

menhly nói Khí ở Can, Thế ở Chi là đúng. Xem 1 đoạn trong Tích Thiên Tủy (bài ở tuvilyso):


Quý dậu - giáp tý - quý hợi - tân dậu

Đại vận: Quý Hợi, Nhâm Tuất, Tân Dậu...

Thử tạo thủy vượng gặp kim, tất thành thế thủy thịnh, khô mộc bị trôi dạt, không tiết được thủy sinh mộc, thủy vượng không nơi phát tiết tất thành thủy lưu, phản thành họa thủy, chẳng là điềm xấu hay sao. Sơ vận quý hợi, quý thủy sinh trợ dụng thần thủy vượng, sinh trợ có thừa; bước sang đại vận Nhâm Tuất thủy bất thông căn, khí thế nghịch hành, thủy bị hình phạt hao tán;...

Vận Nhâm Tuất nói là Thủy bất thông căn nên Khí và Thế nghịch hành, tức là khí thủy (Nhâm) không có căn ở Tuất, mà còn nghịch với bản khí Mậu ở Tuất. Vậy "thế" tức là lực tàng ở địa chi, khi thấu ra thiên can thì gọi là lộ "khí" tàng đó ra. Trong các địa chi đều tàng khí, chúng ta cũng rõ là có bản khí, trung khí và dư khí; nếu chúng không lộ thì hiểu là khí đó có nhưng còn tàng ẩn.

Cũng nên phân biệt khí tàng đó có lực mạnh yếu thế nào, như thành tam hợp thì tạo nên THẾ rất mạnh, lại còn lộ ra thì thường được diễn tả là KHÍ THẾ cường vượng.

Chúng ta thường đọc "cờ xí ngập trời, khí thế sung mãn", tức là mắt nhìn thấy cờ quạt rất nhiều là KHÍ, đông người tụ họp cùng một tư tưởng là THẾ, trong lòng cảm thấy khí thế buổi tụ tập như vậy thật là sung!

Trong Cùng Thông Bửu Giám cũng có giải đoán nhật chủ Nhâm sinh tháng Dần là tọa Bệnh, nhưng được giờ Tân Sửu thì đắc cái THẾ của Sửu mà chuyển sang vượng. Bởi vì trong Sửu tàng Tân Kim lộ ra ngay chính trụ, nên THẾ (lực) của Kim rất mạnh, khả dĩ sinh phù Nhâm nhật chủ mà chuyển nhược thành vượng.

Thập can Nhâm hay Quí đều là Thủy, trước tiên luận Thủy Khí, Thủy Thế trong trụ, sau luận từng thiên can cùng với các thập thần khác để biết rõ hơn.

kimcuong
12-03-14, 18:15
Ví dụ: Ngày Nhâm suy ở tháng Sửu nên Khí suy, Nhâm sinh vào mùa đông thì Thế tối vượng.
Riêng đối với cái lý thập can thì Suy mà luận theo tiết khí lại Vượng, rất nhiều người thắc mắc không biết giải thế nào cho chuẩn xác.

Thủy khí ở mùa đông là vượng thì rõ là nói chung, nhưng tháng mùa đông là Hợi, Tí, Sửu, không phải cùng vượng như nhau. Quan trọng là không vì 2 chữ "vượng, suy" làm ta chăm chú vào "cát lành" hay "hung ác", bởi vì cái THẾ mà quá cường vượng cũng là 1 điều bất thuận lợi, không hẳn là tốt lành. Nhất là Nhâm hay cả Quý mà sinh tháng mùa đông, gặp thêm Kim cục, tứ trụ thiếu Hỏa thì trở thành "kim hàn thủy lãnh", nghĩa là quá hàn lạnh, cuộc đời cô bần là khả năng lớn. Vì Hỏa là Tài tinh của Thủy; thiếu Tài là thiếu khả năng ứng đối với thế giới, tha nhân bên ngoài.

Nhận xét Nhâm sinh tháng Sửu tọa Suy, bước đầu là nhược, nhưng nếu có giờ sinh từ Dần trở đi, sang giờ có Hỏa thì không sợ cô hàn nữa. Đấy là cái dụng của điều hậu và cả vòng trường sinh của tất cả ngũ hành quy ra thập thần, không chỉ riêng luận nhật chủ suy, bệnh, tử ... là hết.

Vô Minh
12-03-14, 20:44
kimcuong kính mến!
Thứ nhất, Vô Minh không nói rằng menhly nói sai bởi vì Vô Minh cũng hiểu như thế. Chỉ là câu trả lời không giải quyết được vấn đề Vô Minh cần hỏi.
Thứ hai, những câu giải đáp của KC (kimcuong) đã rất rõ ràng và dễ hiểu.
Thứ ba, Vô Minh xin hỏi thêm KC và mọi người vấn đề nữa:
Lấy tháng Dần làm ví dụ: Trong Dần chứa Giáp, Bính, Mậu. Dư khí Mậu chiếm 5 ngày; trung khí Bính chứa 5 ngày còn lại 20 ngày là bản khí Giáp. Những người sinh tháng Dần, nếu chấp nhận cái lý đầu xuân thì thủy khí còn sót lại nên vẫn lạnh; vậy thì những người sinh vào thời điểm trung khí Bính sao Vô Minh không thấy luận như thế nào (đã xem khá nhiều ví dụ giải đáp ở các sách và các diễn đàn mà không thấy, có thể là xem chưa đủ) mà sau đó chỉ nói tiếp đến bản khí Giáp. Trong bài "Thế nào là Trung khí, Dư khí?" KC đã viết: "Trong thực tế, khi luận đoán, cứ dùng bảng Sinh vượng Tử Tuyệt mà luận đầu tiên, sau đó cân nhắc ngũ hành nói chung tiếp theo". Theo thiển ý của Vô Minh, bất kỳ sự vật, sự việc đều luôn tồn tại sẵn cái lý của nó. Đặc biệt là kinh nghiệm có hàng nghìn năm mà vẫn giữ lại thì không thể vô ích được. Vậy thì giải thích thế nào đây?
Còn nữa, Theo cách hiểu của Vô Minh, đối với một em bé: Khi trong bụng mẹ hấp thu tú khí ngũ hành, do căn cơ (số mệnh) mà chỉ hấp thu được theo các mức độ khác nhau (gọi là tiên thiên); khi chào đời (gọi là hậu thiên) tương tác với ngũ hành của nhiều yếu tố: Hoàn cảnh xung quanh, địa điểm, con người, ... mà cuộc cuộc đời có thể sai khác nhau (nếu sinh cùng thời điểm). Theo thời gian, thời tiết khí hậu cũng thay đổi dần, hoàn cảnh sống, con người cũng thay đổi dần; như chúng ta biết trái đất ngày một nóng lên. Ngoài ra, như miền Bắc nước ta, tính đến thời điểm bây giờ dù là sang tiết kinh trập nhưng vẫn còn lạnh lắm. Như vậy ngũ hành mật độ phân bố tự nhiên cũng thay đổi. Do đó, sự hấp thu hay tương tác tú khí ngũ hành cũng thay đổi. Nhưng lý thuyết của tử bình theo nguyệt lệnh là không đổi, làm gì có ví dụ nào nói tháng Mão khí trời còn lạnh đâu? Vẫn có câu, lý tuyết là vật chết người sử dụng phải biết cái lý biến thông. Nhưng mà, mọi thứ biến thông cũng đều có chừng mực. Vô Minh nghiên cứu theo phương pháp "cách vật", cũng không ngại tỏ cái dốt, do mới tìm hiểu Tử bình có nhiều thứ không hiểu. Hy vọng KC và mọi người ai biết thì giải thích giùm. Trân trọng!

galeria
12-03-14, 21:17
Lấy tháng Dần làm ví dụ: Trong Dần chứa Giáp, Bính, Mậu. Dư khí Mậu chiếm 5 ngày; trung khí Bính chứa 5 ngày còn lại 20 ngày là bản khí Giáp.
Theo tôi hiểu thì trong Dần có đủ cả 10 thập can! không phải chỉ có giáp bính mậu. Chính là vòng trường sinh chỉ nêu ra cho tháng Dần những thời điểm khí tàng nào có lực nhất, mà cụ thể là Giáp Lâm Quan ở Dần, Bính Trường sinh ở Dần và Mậu cũng giống như Bính, còn các vị trí khác không nhắc tới, nhưng chính là các thập thần đó thôi:
- nếu là Nhâm nhật chủ, Giáp là Thực Thần, mà sinh tháng Dần thì Thực thần lâm quan
- trong khi đó, Ất là Thương Quan thì được Đế vượng
- Bính là Thiên Tài, trong tháng Dần được trường sinh, Mậu là Sát tinh cũng là trường sinh
- Đinh là Chính Tài trong tháng Dần thì Tử, Kỉ cũng tử
- Canh là Thiên ấn trong tháng Dần thì Tuyệt khí
- Tân là Chính Ấn trong tháng Dần là Thai
- Nhâm là nhật chủ tọa Bệnh, Quí là Kiếp thì Mộc dục

Cứ thế mà tính là ra đủ 10 thần trong tháng, can tàng là những cái tốt được nêu danh ra mà thôi, cho nên, phái Cách Cục cho là chính những thứ tốt này lấy làm dụng thần cơ bản cái đã!


Những người sinh tháng Dần, nếu chấp nhận cái lý đầu xuân thì thủy khí còn sót lại nên vẫn lạnh; vậy thì những người sinh vào thời điểm trung khí Bính sao Vô Minh không thấy luận như thế nào
Thế thì chẳng phân biệt bản khí với trung khí và dư khí rồi. Theo tôi thì sinh vào thời điểm trung khí vẫn là thấp hơn bản khí, dư khí thì còn thấp giá trị hơn. Hình như trong Uyên hải tử bình hoặc Tam mệnh thôn ghội có ghi những ngày hành quyền này, nhưng khi luận tứ trụ thì không dùng làm cơ sở....!?

VũTham
12-03-14, 23:22
Trong Dần chứa Giáp, Bính, Mậu. Dư khí Mậu chiếm 5 ngày; trung khí Bính chứa 5 ngày còn lại 20 ngày là bản khí Giáp. Những người sinh tháng Dần, nếu chấp nhận cái lý đầu xuân thì thủy khí còn sót lại nên vẫn lạnh; vậy thì những người sinh vào thời điểm trung khí Bính sao Vô Minh không thấy luận như thế nào
Rõ ràng ở đây cách viết của cổ nhân làm cho nhiều hậu bối bối rối! Như bạn nói Giáp chiếm 20 ngày, Bính chứa 5 ngày còn Mậu chứa 5 ngày vậy các ngày đó sẽ phân bố như thế nào? 20 ngày của Giáp rồi đến 5 ngày của Bính rồi đến 5 ngày của Mậu sao? Hay 5 ngày Bính rồi đến 20 ngày Giáp... sao?
Tất nhiên là không phải vậy! Các can tàng trong Nguyệt chi cho thấy cái "thế" mà ngũ hành (biểu thị qua thập can) đang được lợi (tôi đồng ý với Galeria). Và đó chỉ là cái "thế". Giả sử nếu Giáp thấu căn thì lấy Giáp làm trọng, nếu chỉ Bính thấu căn thì lấy Bính làm trọng, tương tự vậy... Vậy là từ "Thế" đã lên thành khí!

menhly
13-03-14, 11:10
Vạn vật phát sinh từ khí, khí từ dưới mà khởi lên...
Dựa vào thế mà biết được hữu khí hay vô khí, khí có thể ẩn mình trong thế vậy...

thachmoc
13-03-14, 11:16
Quan điểm của Galeria về can tàng trong địa chi tôi cũng cho là hợp lý. Tuy nhiên không phải chỉ là "cách viết" của cổ nhân như Vũ Tham nhận định, mà bản thân "Nhân nguyên tư lệnh ca quyết" khi được tiền nhân định ra vẫn được ứng dụng trong luận đoán Tử Bình. Tôi đơn cử hiện nay có Vương Khánh là người sử dụng bảng này để xác định thần nào nắm lệnh đồng thời xét có thấu can hay không mà định cách cục thành bại (tham khảo mục Vương Khánh giải tứ trụ (http://kimtubinh.net/showthread.php?104-V%C6%B0%C6%A1ng-Kh%C3%A1nh-gi%E1%BA%A3i-t%E1%BB%A9-tr%E1%BB%A5)).

Trong Trích Thiên Tủy bình chú, chương 15 Nguyệt lệnh cũng đề cập tới việc xét nhân nguyên nào nắm lệnh, ở đây có đoạn viết: "Tóm lại, nhân nguyên cần phải tư lệnh (nắm lệnh) thì có thể dẫn cát chế hung, tự lệnh phải xuất hiện (thấu xuất) mới có thể trợ cách phụ dụng". Luận điểm này so với Vương Khánh là tương đồng. Nhậm tiên sinh khi bình chú có đưa ra một ví dụ như sau:



Giáp Tuất, Bính Dần, Mậu Thìn, Canh thân

Đinh Mão/ Mậu Thìn/ Kỷ Tị/ Canh Ngọ/ Tân Mùi/ Nhâm Thân

Ngày Mậu thìn, sinh sau tiết Lập Xuân sáu ngày, Mậu thổ đương lệnh, tháng thấu Bính hỏa, sanh hóa hữu tình, nhật chủ Mậu thổ tọa Thìn, thông căn thân vượng, lại đắc Thực thần chế Sát. Theo tục luận tất mệnh trên rất đẹp, chẳng biết mộc còn non yếu, thổ lạnh mừng có hỏa, nên cần mộc vượng sanh hỏa, không nên chế mộc. Hiềm giờ Thân chẳng những tiết khí nhật chủ, mà còn Bính hỏa lâm tuyệt địa, mới biết thư hương khó thành, cả đời thất bại vất vả không yên, nửa đời khó tránh khỏi hình tang vậy



Trong Cùng Thông Bảo Giám, khi luận Giáp mộc trong mùa xuân, ở tháng Thìn Từ Nhạc Ngô bình chú cũng nêu: tháng 3, thổ mộc đương vượng, lúc Ất mộc nắm lệnh, vẫn xem là Dương Nhận cách (như tháng 2).

Như vậy, thực tế thì "Nhân nguyên tư lệnh ca quyết" vẫn được các nhà mệnh lý sử dụng, nhưng lúc dùng lúc không, lúc dùng mà không nói... làm hậu học khó mà phân biệt. Vì vậy mỗi người nghiên cứu Tử Bình đều phải tự tìm hiểu và rút ra kinh nghiệm cho chính mình.

thachmoc
13-03-14, 11:31
Vạn vật phát sinh từ khí, khí từ dưới mà khởi lên...
Dựa vào thế mà biết được hữu khí hay vô khí, khí có thể ẩn mình trong thế vậy...

Sư huynh menhly cho Thachmoc hỏi thêm: khí là gì? "vạn vật phát sinh từ khí" thì khí ở đâu ra?

jone
13-03-14, 11:41
Anh mệnhly cho em hỏi thêm là : nếu có thế mà không thấu ra can (nghĩa ra o có khí) thì tác dụng của nó như thế nào ? Xin cảm ơn . Theo quan điểm của em nó chỉ có ý nghĩa tương sinh và trợ lực cho Ngũ hành mà có lộ can .

kimcuong
13-03-14, 13:43
Tất nhiên là không phải vậy! Các can tàng trong Nguyệt chi cho thấy cái "thế" mà ngũ hành (biểu thị qua thập can) đang được lợi (tôi đồng ý với Galeria). Và đó chỉ là cái "thế". Giả sử nếu Giáp thấu căn thì lấy Giáp làm trọng, nếu chỉ Bính thấu căn thì lấy Bính làm trọng, tương tự vậy... Vậy là từ "Thế" đã lên thành khí!
Chính thế, điều này thì đã được luận qua phương pháp "thấu gì thì lấy đó làm Cách", mà không phải chỉ dùng bản khí làm Cách. Qua đó, chúng ta cũng thấy các can tàng trong tháng sinh đều có thể hữu dụng.

Vì sao chỉ dùng tháng sinh gọi là "nguyệt lệnh" mà không dùng năm sinh, ngày sinh, giờ sinh? Vấn đề là thu hẹp lại sự ảnh hưởng của ngũ hành vào 1 cá nhân. Sách viết Từ Tử Bình đổi từ "niên lệnh" sang "nguyệt lệnh" để cho thấy rõ Tiết Khí (mùa) là cơ bản.

menhly
13-03-14, 14:45
Sư huynh menhly cho Thachmoc hỏi thêm: khí là gì? "vạn vật phát sinh từ khí" thì khí ở đâu ra?

thachmoc đọc bài này của bác Hà Uyên, bài này menhly lưu lại từ lâu bên tvls giờ không rõ mục nào !?

THUYẾT VỀ "KHÍ" CỦA TRƯƠNG TÀI

HÀM NGHĨA CHUNG VỀ KHÍ

Khí là nguồn gốc hoặc là bản thể của vạn vật trong thế giới tự nhiên. Khí là thứ vật chất tinh vi, chuyển động không ngừng, Khí là cơ sở thống nhất của Thiên Địa vạn vật, là nguồn gốc sinh thành vạn vật. Lý luận này có liên quan đến thuyết sinh – thành vũ trụ cổ đại. Khí là nguyên nhân sự tồn tại của thiên địa vạn vật, cho nên Khí không là hình thái vật chất cụ thể nào, nó không có hình thể, không có âm thành và hình thái. Như vậy, những người đưa ra và theo thuyết Khí bản thể luận đã loại bỏ ý kiến cho rằng Lý, Thái cực, Đạo có trước Khí, và chúng ngự ở trên Khí để chi phối Khí; họ chỉ rõ: Khí là bản thể cao nhất. Mặt khác, họ thuyết minh mối liên kết giữa Khí với Thái hư, và nêu rõ: Khí là phạm trù thông thường mang nội dung trừu tượng.

Khí là nguyên tố hoặc chất liệu của tồn tại khách quan. Chất liệu này, nguyên tố này hoặc hữu thể, hữu hình, có thể thấy được, có thể nghe được; hoặc là vô hình, vô thể, không thấy được, không nghe được. Khí là hiện tượng vật chất vi nhỏ, là thứ hỗn độn chưa có hình chất, sau khi ngưng tụ mới trở thành có hình có tượng. Nghiên cứu Khí sẽ nhận thấy tính thống nhất của vạn vật trên thế giới, nghĩa là thấy được bản chất chung của những hiện tượng và của vạn vật. Những học gia theo quan điểm Khí bản thể luận, thì coi Khí là phạm trù cao nhất của kết cấu logic triết học lý luận mà họ tin theo. Các học gia theo quan điểm Lý học bản thể luận và Tâm thức bản thể luận cũng cho rằng: Khí có tính vật chất và tính năng động, Khí nhập vào Đạo, vào Lý, vào Thái cực, và vào Tâm, đó là nguyên tố, chất liệu hoặc khâu trung gian để cấu tạo nên thế giới muôn vật.

Khí là thực thể khách quan có động thái công năng. Khí không ngừng chuyển động biến hóa, lúc thì tụ vào, lúc thì tản ra, nghi ngút, khi bay bổng, khi trầm lắng, lúc co đặc, lúc dàn mỏng, … Chuyển động biến hóa chính là hình thức và điều kiện tồn tại của Khí. Nếu Khí không có công năng động thái này thì Khí không tồn tại và chẳng có giá trị gì. Khí hàm chứa cặp âm dương đối lập thống nhất, Khí là bản chất của vật, cho nên Khí chuyển động biến hóa không ngừng thì mọi vật luôn chuyển động và biến hóa. Vai trò của Khí trong một hệ thống được xem như thứ vật chất trung gian môi giới, chuyển động biến hóa của Khí mà tạo tác nên muôn vật, thuộc tính của Khí cũng ảnh hưởng đến muôn vật.

Khí là sinh mạng của con người. Con người sống thọ hay chết yểu, đức tính con người thiện hay ác, đời sống vật chất giầu hay nghèo, sang hay hèn, địa vị tôn quý hay ti tiện, đều liên quan đến Khí. Khí chuyển động ở cơ thể con người thực hiện đạo dẫn thần khí, đấy chính là công pháp nhằm điều chỉnh cơ năng sinh lý cơ thể con người, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, tăng cường sinh lực và khả năng miễn dịch, trị bệnh kiện thân, kéo dài tuổi thọ. Vì thế Khí là đồng hồ sinh học mang nội dung những thông tin về sinh mệnh cơ thể người, bởi vì con người bẩm thụ khí mà sinh ra. Khí có Khí trong sạch và Khí vẩn đục, Khí u ám, Khí quang minh, Khí thành hiền, Khí thô bỉ, do bẩm thụ Khí khác nhau mà từng con người có tư chất, thọ yểu, quý tiện khác nhau.

Khí là vật chất môi giới hoặc môi thể đầy ắp trong vũ trụ. Trong khoảng không vũ trụ, các hành tinh như nhật nguyệt trăng sao, cùng chuyển động trong một trật tự hài hòa, mọi sự vật tương hỗ cùng tồn tại trong một hệ thống, giữa các sự vật đó có một dòng Khí quán thông với nhau, làm cho các vật thể có sức hút để giữ lấy nhau, và có lực đẩy để khỏi va chạm vào nhau. Sức hút ấy, lực đẩy ấy, gọi là “ái cự lực”. Nó làm cho mọi vật trong vũ trụ vừa cự nhau vừa dựa vào nhau mà tồn tại. Khí chính là môi giới hoặc môi thể làm cho ánh sáng, âm thanh được phát ra và truyền đi lan tỏa rộng khắp. (Khí hút nhau gọi là “ái lực”, khí đẩy nhau gọi là “cự lực”, cái gọi là “ái cự lực” tạo nên sự chuyển động trong mâu thuẫn tự thân của Khí)

Khí là phẩm cấp đạo đức. Khí là do tụ nghĩa mà sinh thành một lý tưởng đạo đức, Khí này đầy ắp giữa khoảng trời đất, nó quán thông với Khí của đất trời. Thứ Khí này, không phải thứ huyết khí cụ thể, mà là tri Khí, thần Khí, là một loại tinh thần, ý thức hoặc ý chí, đó cũng là sự tu dưỡng đạo đức.

Khí hàm nghĩa vừa là thực thể của tồn tại khách quan, vừa là tinh thần đạo đức của chủ thể. Khí là phàm trù bao trùng cả thế giới tự nhiên cùng toàn bộ đời sống xã hội, sự sống của con người, Khí cũng là phạm trù mà mọi dòng phái, mọi học phái triết học cùng sử dụng chung trong suốt chặng đường phát triển của lịch sử. Khí có hàm nghĩa rất sâu rộng, khó mà lý giải một cách phiến diện và đơn nhất.

menhly
13-03-14, 14:47
THÁI HƯ TỨC LÀ “KHÍ”

Trương Tải (1020-1077) là triết gia thời Bắc Tống, Ông sáng lập ra học phái Quan học, với tư tưởng Khí là bản thể của vũ trụ, xây dựng logic kết cấu Khí nhất nguyên luận, ông cho rằng: Thái hư vô hình là trạng thái bản nhiên (vốn có) của Khí, Khí là nguồn gốc và quá trình biến hóa của muôn vật trong vũ trụ. Khí với hư, hữu với vô, âm với dương, coi Khí hóa là Đạo, Đạo với Lý gắn bó chặt chẽ với nhau, quan điểm Lý khách thể thật rõ ràng.

Trương Tải cho rằng, Khí tức là hư, hư tức là Khí; Khí tụ thành hình, Khí tan biến thì hình mất, Khí trở về nguồn, quay về Thái hư. Thái hư là tên gọi khác của Khí, hàm nghĩa của Khí và Thái hư tương đương nhau, chúng khác nhau ở chỗ, Thái hư là Khí vô hình, trạng thái hữu hình là muôn vật. Thái hư không có thuộc tính của hữu hình. Chính mông - Thái hòa, Trương Tải chỉ rõ: "Thái hư không thể không có Khí, Khí không thể không tụ thành muôn vật, muôn vật không thể không tản ra thành Thái hư, theo đó mà quay vòng không bao giờ dứt". Thái hư vô hình và muôn vật hữu hình là quá trình chuyển hóa lẫn nhau, bởi vì chúng cùng chung nguồn gốc là Khí.

Từ quan điểm "Thái hư vô hình là bản thể của Khí", Trương Tải cho rằng Thái hư cũng là bản nguyên của vũ trụ. Trương tử ngữ lục - trung viết: "Hư là tổ tông của trời đất, trời đất sinh từ hư không" (Hư giả, thiên địa chi tổ, thiên địa tòng hư trung lai). Quan điểm "hư có thể sinh ra khí", coi hư là bản nguyên của vũ trụ, coi Khí do Thái hư sinh ra, quan điểm này trái ngược với lý luận "Thái hư tức là Khí" của Trương Tải. Ông chỉ rõ, quan điểm "Hư sinh Khí" thực chất là quan điểm "Hữu sinh ra từ Vô" của Lão Tử, đó là lối tư duy hư cấu, một thứ bản thể mang tính quan niệm, thoát ly thế giới vật chất, sau đó lại từ cõi "Hư" hoặc "Vô" sinh ra thế giới vật chất. Trương Tải kiên trì quan điểm: Khí là gốc, khẳng định vật chất là tính bản nguyên và là tính chất thứ nhất của Khí. Thật rõ ràng !
Đạo thể hiện quy luật mang tính cương lĩnh định hướng; Lý thể hiện quá trình mang tính nguyên tắc thực thi. Đạo và Lý thể hiện sự chuyển động biến hóa của Khí , chúng không phải bản thể ở trên Khí, mà thống nhất trong hệ thống triết học Khí bản thể luận. Ông nói: "Bởi Thái hư nên mới có tên gọi là Thiên, bởi Khí hóa nên mới có tên gọi là Đạo". Trương Tải cho rằng Đạo là "Do Khí hóa mà có tên là Đạo", tức là quá trình chuyển động biến hóa của Khí mang tính vật chất, xa rời Khí là xa rời chuyển động của Khí, như vậy sẽ không có cái gọi là Đạo. Khi nói về phạm trù Lý, ông viết: "Khí trời đất tuy hàng trăm ngả tụ và tản, được và mất, nhưng chúng vẫn thuận theo Lý, không rối loạn", đều tuân theo quy luật và trật tự, đó chính là Lý. Đạo và Lý không thể tách rời khỏi Khí mà tồn tại riêng.

"Thái hư là thể của Khí" đã giải quyết đúng mối quan hệ Thái hư với Khí, Thái hư vô hình và muôn vật hữu hình được đặt thống nhất trong Khí.
Trên cơ sở "Thái hư tức là Khí", Trương Tải nêu quan điểm Khí vừa là 'hữu' vừa là 'vô'. "Khí năng nhất hữu vô" tức là Khí có thuộc tính thống nhất 'hữu - vô' ngay trong bản thân Khí. Chính mông - Thái hòa viết: "Nếu nói vô vàn tượng là sự vật thấy được trong Thái hư, thì đó là vật với hư không tồn tại mối liên hệ trợ giúp nhau. Hình độc lập với Hình, Tính độc lập với Tính. Hình và Tính, trời và người không tồn tại mối qua hệ qua lại với nhau; kiến giải như vậy là sa vào thuyết sai lầm, coi trời đất núi sông là hệ quả ảo hóa". Thái hư là vô hình, muôn tượng là hữu hình, tuy Trương Tải xây dựng mối liên hệ giữa chúng, thông qua thuyết Khí tụ tán, nhưng giữa chúng vốn có sự khác biệt. Ông chỉ rõ, nếu không nhận ra sự khác biệt đó, sẽ không thể hiểu được muôn vật sinh ra như thế nào, tách rời bản nguyên với muôn vật, coi chúng là tồn tại độc lập riêng rẽ, không liên quan với nhau, thì sa vào quan điểm sai lầm của Phật giáo, coi thế giới Càn Khôn là ảo hóa.

Trương Tải nói: "Biết hư không tức là Khí, hữu vô, ẩn hiện, thần hóa, tính mệnh quan hệ trong sự thống nhất vô nhị. Nhìn vào những chuyển động tụ tán, xuất nhập, có hình và không có hình, có thể biết được gốc sinh ra chúng, hiểu biết đó chính là đi sau vào Dịch".
"Bản" tức là lấy Khí làm gốc, hữu vô, ẩn hiện, tụ tản, có hình hoặc không có hình đều bắt nguồn ở Khí, chúng là hai loại hình thái biểu hiện khác nhau của Khí bản thể. Khi Khí tản, chúng là Thái hư vô hình, biểu hiện của chúng là: vô, ẩn, u tối, không có hình, hư. Khi Khí tụ, chúng là muôn vật hữu hình, biểu hiện của chúng là: hữu, hiển, minh, hình, và thực. Đạo và Dịch phản ánh chuyển động biến hóa của Khí.

Hoành cừ dịch thuyết - Hệ từ thượng viết: "Khí tụ lại, hiện ranh giới rõ ràng thì đó là hữu hình. Khí tản ra, không thấy ranh giới rõ ràng thì đó là vô hình. Vậy, khi mà Khí tụ lại, sao lại không gọi chúng là Hữu ? Khi mà Khí tản ra, sao lại không theo đó gọi chúng là Vô ?". "Từ vô sinh ra hữu, biểu hiện thành vật. Từ hữu chuyển thành vô, đó là quá trình ẩn mà biến đi...đại ý là không vượt quá giới hạn hữu vô, vật tuy là thực mà gốc của thực ở cõi vô" (vật tuy thị thực, bản thị hư lai). Trương Tải cho rằng, Khí kiêm hai thuộc tính hữu và vô, đây là thuộc tính của tự nhiên. Hai thuộc tính của tự nhiên dựa vào nhau, trợ giúp nhau, không thể khuyết một trong hai thuộc tính đó. Chính mông - Càn xưng viết: "Những gì có thể tạo nên hình dạng đều là Hữu, mọi cái là Hữu đều là Tượng, mọi Hình Tượng đều là Khí".
Từ Khí hóa nên Tượng, từ Tượng hóa thành Hữu. Khi Khí tản chưa tụ lại thì đó là Vô. "Thái Hư là gốc của Khí, thì trong suốt vô hình". Từ Khí hóa hư, hư thì vô hình. Thuộc tính "vô" của Khí không phải tuyệt đối hư vô, đó chính là chỉ về Thái hư vô hình, mắt không nhìn thấy được, khi so sánh với muôn vật hữu tượng hữu hình thì Thái hư là vô hình, cho nên gọi đó là Vô, nhưng Thái hư vô hình không phải tuyệt đối hư vô, mà trong cái "hư" hàm chứa cái "thực", trong cái "vô" hàm chứa cái "hữu".

Trương tử ngữ lục - trung - Trương Tải nói: "Đạo của trời đất lấy cực hư làm thực, con người cần tìm lấy cái thực trong cái hư" (Thiên địa chi đạo vô phi dĩ chí hư vi thực, nhân tu hư trung cầu xuất thực). Muôn vật hữu hình tuy là thực hữu, nhưng sự vật cụ thể chung quy phải tiêu vong.
So sánh với sự vật cụ thể biến hóa mất đi, thì Thái hư vô hình là vĩnh hằng. Hữu và Vô luôn chuyển hóa lẫn nhau, sự vật hữu hình chuyển hóa thành Thái hư vô hình, Thái hư vô hình chuyển hóa thành sự vật hữu hình. Thế giới vật chất biến hóa theo quy luật Khí hóa tụ tán, hữu và vô liên hệ với nhau. Vô không phải tuyệt đối hư vô, mà chỉ là vô hình của Thái hư. Trương tử ngữ lục - Trung viết: "Kim loại sắt thép cũng đến lúc phải mục ruỗng, núi đồi cũng đến lúc phải đổ nát. Mọi vật hữu hình đều dễ hoại, chỉ có Thái hư là không lay chuyển, cho nên, Thái hư là thực nhất". Chính mông - Thái hòa - Trương Tải nhấn mạnh: "Biết Thái hư là Khí, không phải là Vô". Trong hư không mênh mông vô cùng vô tận, đâu đâu cũng là Khí mịt mù. Bản thân Thái hư chính là Khí, Khí của Thái hư là vô hình. Hiểu được đạo lý này, thì không có cái gọi là Vô; Dịch - Hệ từ: "Thánh nhân ngẩng lên và cúi xuống, rồi nói biết hàm nghĩa của 'u minh', mà không nói biết hàm nghĩa của 'hữu vô'. 'U' tức là 'vô', 'minh' tức là 'hữu'. Dùng khái niệm 'u' thay thế cho khái niệm 'vô', để tránh ngộ nhận 'vô' là khẳng định tuyệt đối hư vô vậy".

Khí là thứ vật chất mang tính liên tục, tính tự có khiêm thuộc tính hữu và vô. Đây thuộc về phạm trù tính hữu hạn và tính vô hạn, tính tạm thời với tính vĩnh hằng, tính gián đoạn với tính liên tục trong sự tồn tại của thế giới vật chất. Sự cầu thị trong thế giới Càn Khôn.
Trương Tải cho rằng, mâu thuẫn tồn tại trong nội bộ của sự vật là căn nguyên làm cho sự vật chuyển động. Khí âm dương cảm ứng nhau, biến hóa co dãn không ngừng, sự chuyển động này ở trong nó hàm chứa biến hóa, là tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý chí của con người. Sự biến hóa đó gọi là "Thần", có nghĩa là biến hóa thần diệu khôn lường. Khí âm và Khí dương tác động lẫn nhau là căn nguyên của mọi biến hóa. Như vậy, sự biến hóa tồn tại trong cả âm lẫn dương, tồn tại ngay trong cả động và tĩnh, tồn tại trong cả thực và hư; đó là thuộc tính cố hữu của Khí, thuộc tính này được bộc lộ ra muôn vàn sự vật cụ thể, Khí chỉ là một mà biến hóa của Khí có nhiều vẻ khác nhau. Khí là bản nguyên của "vô" và sự vật, Khí là một, bản nguyên của vô vàn sự vật cũng chỉ là một. Nhưng nhất Khí phân chia âm dương, âm dương đối lập thể hiện trong muôn vàn sự khác biệt. Cho nên, Trương Tải đề xuất quan điểm biện chứng "nhất vật lưỡng thể".

menhly
13-03-14, 14:47
Hoàng cừ dịch thuyết - Hệ từ hạ viết: "Khí Thái hư là một vật có âm có dương, nhưng lại có lưỡng thể thuận trong sự thống nhất" (Thái hư chi Khí, âm dương nhất vật dã, nhiên hữu lưỡng thể kiện thuận nhi dĩ). Khí Thái hư là một, Khí có âm có dương, đó là hai. Hai tồn tại trong cái một, biểu hiện thành hai mặt đối lập, "nhất" (một) là chỉ sự thống nhất của hai mặt đối lập.
Khí là bản nguyên của vũ trụ, là sự đối lập thống nhất của âm dương. Nếu không có đối lập sẽ không có thống nhất. Nếu không thống nhất thì không có đối lập, "nhất" và "lưỡng" cùng dựa vào nhau, chuyển hóa lẫn nhau, muôn vật trong trời đất giao cảm cùng biến hóa, sinh sôi và phát triển. Hoành cừ dịch thuyết - Thuyết quẻ viết: "Nhất vật lưỡng thể" là quy luật phổ biến trong vũ trụ, tất cả mọi sự vật đều tồn tại hai mặt vừa đối lập vừa thống nhất. "Nhất" đó là "Thần"; "lưỡng" nghĩa là biến hóa khôn lường, có "lưỡng" cho nên tự nó biến hóa phát triển cái "nhất", có nghĩa là trời cùng tham dự trong quá trình biến hóa".

Hư thực, động tĩnh, tụ tản, trong đục là biểu hiện cụ thể của hai mặt đối lập, cũng là nội hàm cụ thể của nhất Khí âm dương, hai mặt đối lập âm dương cùng hợp thành thể thống nhất của Khí, chúng là căn nguyên của mọi biến hóa chứa đựng trong sự chuyển động, đồng thời mọi vật cũng được sinh ra trong quá trình biến hóa đó. Trương Tải viết: "Nếu không có hai mặt đối lập thì không thấy sự thống nhất, nếu không thấy sự thống nhất thì không có sự sống của hai mặt đối lập. Biểu hiện của lưỡng thể trong sự thống nhất hư thực, động tĩnh, tụ tản, trong đục" (Lưỡng bất lập tắc nhất bất khả biến, nhất bất khả biến tắc lưỡng chi dụng tức. Lưỡng thể giả, hư thực dã, động tĩnh dã, tụ tán dã, thanh trọc dã, kỳ cứu nhân chi dĩ).
"Khí có âm dương, chuyển động dần đó là biến hóa, hợp nhất khôn lường thì gọi là thần" (Khí hữu âm dương, thôi hành hữu tiệm vi hóa, hợp nhất bất trắc vi thần). Trong quá trình chuyển động biến hóa, "có biến thì có tượng" (hữu biến tắc hữu tượng).

Hoành cừ dịch thuyết - Hệ từ thượng viết: "Trời chuyển động nhất Khí làm cho muôn vật sinh sôi". Khí chuyển động sinh ra muôn vật, mặt khác, muôn vật là thể vật chất chứa đựng quá trình chuyển động. Quá trình biến hóa được chia làm hai giai đoạn: biến hóa dần dần và biến hóa rõ rệt: "Biến là mô tả sự chuyển hóa rõ rệt, hóa là mô tả sự chuyển hóa dần dần". Cái bên ngoài thực hữu thấy được, thì đó là sự biến; cái bên trong thực có mà không thấy được sự chuyển hóa dần dần, đó là sự hóa. Nên nói: "trong hóa ngoài biến, trong chậm ngoài nhanh, trong âm ngoài dương, trong hư ngoài thực". Trương Tải cho rằng, sự vật chuyển hóa dần dần, để đạt tới chuyển hóa nhanh rõ rệt. Biến và Hóa chuyển hóa lẫn nhau. Chính mông - Thần hóa viết: "Biến chuyển lên hóa, chuyển từ thô đến tinh. Hóa để mà sắp xếp, chọn lọc thì gọi là biến, biến rõ rệt tinh tế" (Biến tắc hóa, dẫn thô nhập tinh dã. Hóa nhi tài chi vị chi biến, dĩ trữ hiển vi dã). Tư tưởng nhận thức về quá trình biến hóa trong chuyển động của vạn vật thật sâu sắc !
Hoành cừ dịch thuyết - Thượng kinh Quan viết: "Có âm dương thì nhất định chúng cảm ứng nhau. Vậy, cảm ứng của trời có liên quan gì đến tư duy ? Đó là tự nhiên". Cảm ứng nghĩa là ảnh hưởng lẫn nhau, tác động lẫn nhau, có khác nhau thì có cảm ứng, những điều này đã xác định mối liên hệ giữa các sự vật với nhau, khi có cảm ứng âm dương. Sự cảm ứng âm dương phát sinh một cách tự nhiên, không liên quan đến tư duy của con người. Chính mông - Càn xưng viết: "Muôn vật vốn có cùng một nguồn gốc, cho nên một gốc có thể gắn hợp những mặt khác nhau, hiện tượng có gọi là cảm, âm dương cảm ứng lẫn nhau, vì chúng có cùng một nguồn gốc. Muôn vật do trời đất sinh ra, tuy chúng thụ Khí khác nhau nhưng đều luôn cảm ứng lẫn nhau".

"Ham muốn của con người giảm đi theo tuổi già, đấy là sự việc cảm ứng nhau. Cảm cũng như ảnh hưởng, không có lặp lại trước sau, có chuyển động là có cảm ứng, tất cả mọi cảm đều ứng, vậy nói mọi cảm ứng đều diễn ra nhanh chóng". Muôn vật trong vũ trụ cảm ứng lẫn nhau, bất kể cùng loại hay khác loại, sự vật của thế giới tự nhiên hay của xã hội loài người, chúng đều cảm ứng có mối liên hệ với nhau một cách phổ biến; đó là quy luật phổ biến của vũ trụ.
Trương Tải trình bày mô thức tồn tại "nhất vật lưỡng thể", khẳng định Khí âm dương cảm ứng lẫn nhau, và chuyển động biến hóa cấu tạo nên Khí hóa lưu hành. Nguyên nhân làm cho sự vật chuyển động biến hóa là nội lực bản thân của sự vật. Chính mông - tham lưỡng viết: "Tất cả mọi chuyển động quay tròn nhất định phải có động cơ, đã gọi là động cơ thì không thể từ bên ngoài đưa tới". Động cơ, đó chính là tác động tương hỗ của nhị Khí âm dương. Biến hóa vô cùng tận của Khí âm dương thúc đẩy cả vũ trụ biến hóa.

Mối liên hệ giữa Thái hư với Khí, chỉ rõ Thái hư là trạng thái vô hình và bản nhiên của Khí, Khí là bản thể của vũ trụ, Khí có thuộc tính tương phản: hữu vô, hư thực, ẩn hiện. Khí âm dương tác động lẫn nhau, làm cho thế giới vật chất không ngừng chuyển động và biến hóa. Đối với Trương Tải, Khí là phạm trù cao nhất. Mệnh đề Khí có âm dương, nhất vật lưỡng thể, có ảnh hưởng sâu rộng với hậu thế. Ông nói: "Rất khó nhận ra đâu là mối tiếp giáp cái hữu với cái vô; tiếp giáp hữu hình với vô hình. Cần hiểu là Khí bắt đầu từ đây, thì Khí kiêm cả hữu và vô, vô thì Khí sinh ra một cách tự nhiên, sự sống của Khí tức là Đạo là Dịch".

Trương Tải nói: “Khí năng nhất hữu vô. Hữu sinh hình, vô sinh dụng.”

menhly
13-03-14, 14:49
Phong thủy cũng lấy cơ sở từ Khí mà tạo ra lý luận (Táng thư...), thachmoc có thể tham khảo thêm.

menhly
13-03-14, 14:51
nếu có khí mà không thấu ra can (nghĩa ra o có thế) thì tác dụng của nó như thế nào ? Xin cảm ơn .

Câu hỏi của jone hình như có nhầm về khí và thế mà mình đề cập. jone kiểm tra lại.

thachmoc
13-03-14, 15:40
Bài viết của bác Hà Uyên hay quá, mừng là sư huynh menhly đã ghi lại tại đây. Nghiên cứu cái "bao la" cuối cùng vẫn quay về vấn đề "bản thể", đúng là Vạn pháp quy tông.

galeria
13-03-14, 16:08
Bài của cụ Hà Uyên thuộc học giả cấp cao, bình thường đọc rất khó thâm nhập lĩnh hội, cần có giải thích giản dị và cụ thể hơn...

menhly
13-03-14, 16:41
Bài viết của bác Hà Uyên hay quá, mừng là sư huynh menhly đã ghi lại tại đây. Nghiên cứu cái "bao la" cuối cùng vẫn quay về vấn đề "bản thể", đúng là Vạn pháp quy tông. thachmoc nếu khi nào có time rảnh sưu tầm các bài bác Hà Uyên viết về Dịch rất hay. Mình chỉ cảm nhận được một phần trong đó nên chỉ biết chia sẻ nguyên văn bài viết, tuy nhiên đúng là cuối cùng thì Vạn pháp quy tông.
Trên chỉ là quan niệm của Trương tiên sinh, còn nhiều quan niệm nữa về Khí thachmoc à...

jone
13-03-14, 16:57
Câu hỏi của jone hình như có nhầm về khí và thế mà mình đề cập. jone kiểm tra lại.


Anh mệnhly cho em hỏi thêm là : nếu có thế mà không thấu ra can (nghĩa ra o có khí) thì tác dụng của nó như thế nào ? Xin cảm ơn . Theo quan điểm của em nó chỉ có ý nghĩa tương sinh và trợ lực cho Ngũ hành mà có lộ can .

Em nhầm em vửa edit lại rồi !!

Vô Minh
14-03-14, 10:34
Vô Minh xin hỏi menhly thế nào là vô hình, thế nào là hữu hình? Vạn vật có thứ nào không có đặc tính: hữu vô, hư thực, ẩn hiện?

menhly
14-03-14, 14:55
@ Vô Minh: Câu hỏi rất rộng, tùy vào điểm lập cực lại có cái nhìn riêng, menhly thấy không nên trao đổi về vấn đề này...
Chúng ta nên trở lại vấn đề liên quan trực tiếp Tử bình.

menhly
14-03-14, 15:07
Anh mệnhly cho em hỏi thêm là : nếu có thế mà không thấu ra can (nghĩa ra o có khí) thì tác dụng của nó như thế nào ? Xin cảm ơn . Theo quan điểm của em nó chỉ có ý nghĩa tương sinh và trợ lực cho Ngũ hành mà có lộ can .
@ jone: thấu là là lộ, là minh. Tàng thì ẩn, ngấm ngầm không rõ... Phần này tính chất can chi đã nói rõ rồi mà.
jone có thể đọc thêm chương 1 TBCTBC rồi chúng ta trao đổi thêm.

galeria
14-03-14, 15:27
Tính tình con người lộ ra thì rõ, ẩn là không thấy rõ, suy ra có Thế mà không có điều kiện để phát thì không có Khí lực;
không có điều kiện phát cũng tương tự như người giầu mà tiêu ít, hà tiện, nên không biết họ giàu,
người nghèo mà hay tiêu hoang phí thì là không có Thế mà cứ tỏ ra có Khí :hes:
không có điều kiện phát Tử Bình hay nói là kho của Tài cần xung mới phát!
càng nghĩ càng hiểu Thế và Khí = bản chất và hiện tượng, thực chất và hư ảo...

Vô Minh
14-03-14, 17:12
Vậy thì cho Vô Minh hỏi về vấn đề này vậy:

Trường hợp 1:
Ngày Nhâm tháng Dần sinh vào giờ Tân Sửu
Trường hợp 2:
Ngày Nhâm tháng Dần sinh vào giờ Tân năm Sửu
Trong 2 trường hợp thì can Tân ở trường hợp nào có lực hơn?

DND
14-03-14, 17:21
Trường hợp 1:
Ngày Nhâm tháng Dần sinh vào giờ Tân Sửu
Trường hợp 2:
Ngày Nhâm tháng Dần sinh vào giờ Tân năm Sửu
Trong 2 trường hợp thì can Tân ở trường hợp nào có lực hơn?

Bỏ qua tất cả tương tác (kể cả ảnh hưởng NL), thì Tân tọa Sửu thời hữu lực hơn. Chỉ cần đề cập đến quan hệ Cận Viễn.
Lực: theo ý của Vô Minh.

Hjmama
15-03-14, 06:22
Hiểu đơn giản tôi cho rằng Khí tạo ra Thế, ngươc lại Thế không thể tạo ra Khí.
Tôi cử một ví dụ để hiểu rõ hơn về Khí và Thế : so sánh tứ trụ có 3 canh, 1 thân với 3 thân, 1 canh ,bạn thấy Canh trong trụ nào mạnh hơn. Tôi cho rằng khí 1 Canh mạnh và đẹp. hơn khí 3 Canh.
3 Canh tuy tạo Thế nhưng lực (khí) phân tán, tạp; 1 Canh khí tụ thấu ra dũng mãnh.

sun-beam
15-03-14, 11:32
Theo Thiên lý mệnh cảo thì Khí là xem Can so với chi tháng, còn Thế là so Can (Hay ngũ hành) so với tiết khí của tháng.
Ví dụ: Ngày Nhâm suy ở tháng Sửu nên Khí suy, Nhâm sinh vào mùa đông thì Thế tối vượng.
Ngày Quý quan đái ở tháng Sửu nên khí thịnh, Quý sinh vào mùa đông thì Thế tối vượng.
Nếu là ngày Quý thì dễ dàng rồi, Khí và Thế đều mạnh thì tất nhiên can Quý sẽ rất mạnh. Vấn đề Vô Minh thắc mắc ở đây là nếu can Nhâm thì luận thế nào đây? Do mù mờ về Khí và Thế nên mong mọi người giải thích giúp.
Còn nữa, khi can tọa chi tháng ở Mộc dục thì luận là đắc lệnh hay không? Xin cám ơn.


@Vô Minh: Khí ở Can; Thế ở địa chi. Vậy thôi.

1. Thuật ngữ tử bình xem thiên can ngũ hợp thành cách là "HÓA KHÍ CÁCH" chứ không gọi là "Hóa Thế cách" tức xem ở THIÊN CAN, rõ ràng suy ngẫm về chữ KHÍ ta phải liên hệ đến CAN; Khi KHÍ tồn tại rồi (CAN xuất hiện) thì xem xét độ mạnh yếu của nó, tức là nói đến THẾ, tức xem trọng ĐỊA CHI.

Nói đơn giản lại là : KHÍ tức là CAN, còn làm cho nó cường vượng thì là THẾ.

2. Điều này cũng nói rõ trong nguồn gốc của THẬP CAN (trong Hà Đồ), thập can chỉ là hình tượng hóa của ngũ khí kim mộc thủy hỏa thổ, phân ngũ khí thành âm dương mà có thập can.

Trong Địa chi lại có Can, tức nhân nguyên, tức ở đây lần Chi là Thể, nhân nguyên tàng Chi này là Dụng, tức nhân nguyên biểu thị cho sự lưu chuyển ngũ khí (CAN) tương ứng với CHI này. Nói thẳng ra, can tàng chi là thế lực chống lưng cho Thiên Can thấu xuất. Khi chi là nguyệt lệnh (biểu thị cho tiết khí) thì Địa chi và Can tàng có vai trò rất quan trọng... nói rõ CAN có KHÍ (CAN tàng trong nguyệt lệnh) và có THẾ (tương quan giữa nguyệt lệnh và nhân nguyên của nguyệt lệnh) hay không, nên Nhâm sinh tháng Hợi (bản khí Nhâm, Giáp không phải là bản khí) rõ ràng là hữu khí và hữu thế (không bàn đến 3 chi còn lại tàng Nhâm hay không); chứ Giáp sinh tháng Hợi thì công năng của Giáp không mạnh, vì Giáp là thấp mộc khó hiển kỳ công năng, có thể luận là Giáp sinh tháng Hợi hữu khí mà không đắc thế (chưa vội bàn đến các chi khác có Giáp hay không và hình xung hợp glữa các địa chi với nhau).

Nhân nguyên giống nhau, nhưng lại khác nhau về thể chất, như Thìn Tuất cùng có nhân nguyên Mậu, nhưng Mậu trong Thìn là thấp thổ (đất ướt), còn Mậu trong Tuất là táo thổ (đất hanh khô) - tức là đi một bước nữa làm rõ KHÍ, điều này dẫn đến "cái thế" của thiên can Mậu thấu xuất bên trên.

3. Nói đến đây thì đã rõ , thì mới có thể suy ngẫm và từ từ hiểu được câu quyết trong Trích Thiên Tủy:


Ngũ dương tòng khí bất tòng thế, ngũ âm tòng thế vô tình nghĩa

Ngũ dương do thụ cái khí dương, mà thành thế dương cương, chẳng sợ Tài Sát; ngũ âm do thụ cái khí âm, mà thành thế âm thuận, thế cho nên mộc thịnh thì tòng mộc, hỏa thịnh thì tòng hỏa, thổ thịnh thì tòng thổ, kim thịnh thì tòng kim, thủy thịnh thì tòng thủy. Do theo tình nghĩa mà nương náu, gặp thế suy yếu thời hung kị, như người con gái theo chồng vậy. Thế cho nên, khi đặng cái khí thuận chính, mà tòng thế bỏ nghĩa, tuy tòng nhưng cũng thuận chính đó.

Nhâm thị viết: Ngũ dương khí tán, có cái tượng sáng sủa hanh thông; ngũ âm khí hợp, bao hàm ẩn dấu khó lường. Khí ngũ dương tính cương kiện, chẳng sợ Tài Sát nên có lóng trắc ẩn, xử thế không cẩu thả; khí ngũ âm tính nhu thuận, theo lợi quên nghĩa, nên có cái lòng bỉ lận, xử thế nhiều kiêu căng nịnh nọt. Cái khí âm nhu này có thể khắc chế cái khí dương cương, chứ cái khí dương cương đó không thể khắc chế cái khí âm nhu được. Nói chung lệ là: “âm khí là hạng người thấy lợi quên nghĩa; còn dương khí là hạng người hào hiệp khẳng khái”. Như trên trong dương có âm, trong âm có dương, lại có ngoài dương mà trong âm, ngoài âm mà trong dương, theo đó mà luận bàn. Như ngoài thì dương mà bên trong thì âm tức hạng người ngoài thì nhân nghĩa mà lòng thì gian trá, tất có cái họa ẩn chứa bên trong; còn ngoài thì âm nhu mà trong thì dương cương tức hạng người ngoài thì trông có vẻ gian trá nhưng lòng thì nhân nghĩa bao dung cương trực. Cứ theo đó chẳng lẽ nào mà không biết được nhân phẩm đoan chính hay gian tà sao? Cho nên không thể không biện biệt cho tường tận vậy. Thiết yếu tại khí thế thuận chính, tứ trụ ngũ hành bình hòa, không nên thiên lệch không có chỗ nương tựa, không làm lợi mình hại người. Phàm con người muốn giữ được cái đạo thiệp thế, xu cát tị hung trước hết phải biết người, xưa có câu “nên phân biệt được cái thiện để mà theo”, là như vậy đó.