View Full Version : dhhhvn- hỏi về thực thần chế sát gặp vận ấn (can của ấn hợp với can của thực thần)
Kính mong các cô bác giải đáp giúp cháu thắc mắc về lá số này.
Số này thân nhược sát là kỵ thần không có ấn hóa sát nên hay gặp hạn, may có thực thần ở can tháng chế bớt sát ở can năm và chi giờ nên họa nhẹ bớt. Các năm tháng thủy vượng như Nhâm thìn hay Quý tỵ đều k phải là các năm tốt do thực thần mang hành hỏa bị chế hoặc bị hợp.
Mong các cô bác giải đáp giúp cháu về Kiêu vận(kiêu thần đoạt thựcthần) và ấn vận(can ấn hợp với can thực) mức độ xấu của 2 vận này là ntn ạ. Lẽ ra vận ấn kiêu với thân nhược là tốt, nhưng mệnh cục có sát và thực chế sát, thủy vận thành ra lại là họa.
http://dichvu.lyso.vn/lasotutru/3M4P1DTO.jpg
dhhhvn chịu ảnh hưởng của TVH nhiều quá, khó mà thay đổi một sớm một chiều...
dạ, do cháu học về tứ trụ theo cảm nhận riêng, k có ai chỉ dạy, lại k có hệ thống từ đầu nên dễ bị tẩu:102:
Có 2 vấn đề mong là dhhhvn ghi nhớ: Khi luận theo phương pháp Cách Cục, như khi nói ra "Thực thần chế sát" là ai cũng hiểu nói về Cách. Còn luận hoàn toàn theo Vượng Nhược (nhược dụng Ấn, Tỉ; vượng dụng Thực Tài Quan) lại rất khác biệt. Nên cần đứng hẳn ở một vị trí, không thì sẽ giải loạn mà không giải luận.
"Thực thần chế Sát" là nói về Sát cách có Thực thần chế. Như thí dụ trên là đúng như vậy, vì Tân kim nguyệt lệnh là Sát tinh của Ất, lộ ra trụ năm, thêm giờ Dậu, rõ ràng là thế lực của Kim rất mạnh. Nhưng được Đinh hỏa có căn ở Tị thấu ra chế Tân kim, nên đáng lý ra mệnh này rất quý, không có gì lo sợ cả. Tuy nhiên, ta có suy luận thêm rằng, Tị Dậu là bán hợp kim, nên Tị mà bị tam hợp thì mất ngay lực chế kim, lúc này mới chuyển thành hung họa (như năm 2009 Tị Dậu Sửu thành hình, kiểm lại chính xác năm này thế nào?)
Nếu có trắc trở từ đầu vận là do vận Bính Thân, Thân kim vẫn còn lực của Quan Sát khắc thân. Sang vận Ất Mùi phải có chuyển biến khá hơn từ năm 2011. Nói chung vấn đề của tứ trụ này là ĐINH hỏa không có đủ thực lực chế Sát, chỉ nhờ vào vận có hỏa mới tốt đẹp. Thứ nhì là dụng thần chuyển biến như tứ trụ này rất là khó tính, bởi vì Tị hỏa một mặt sẽ biến thành Kim, mặt khác lại biến thành Hỏa (Tị Ngọ Mùi), nên thực tế phải kiểm lại về khả năng, cách giao tiếp của người này.
Nếu gọi là "có bịnh" thì đôi khi không thấy bịnh tật ở ngoài thì lại chính là có bịnh ở trong tâm. Nếu là bạn bè, anh em của dhhhvn mà được phép của họ thì dhhhvn mới nói ra những bịnh tật này.
Lẽ ra vận ấn kiêu với thân nhược là tốt, nhưng mệnh cục có sát và thực chế sát, thủy vận thành ra lại là họa.
Câu này thì rõ là luận Vượng/Nhược, không phải luận theo Cách Cục từ cơ bản là thấy "Thực chế Sát cách", vì thế mà cảm thấy bắt đầu loạn vì "thủy vận".
Tóm lại, Ấn tinh là dụng hay không là dụng? Đứng ở vị trí thân nhược thì cần Ấn, ở vị trí lấy Thực hỏa chế Sát thì Ấn thủy là kị.
Trên gọi là Cách : sát-Thực thần chế (nguyệt lệnh Sát), gọi thế để phân biệt cách"Thực thần chế Sát" (nguyệt lệnh thực thần).
"sát-thực thần chế" nếu Thân vượng thì cách thành cao, Thân nhược dụng Ấn hóa Sát càng hay. Cách cục trên dụng thực thần chế sát mà thân nhược nên cách thấp.
Vận kiêu ,ấn có thể khí (bỏ) Thực thần hóa sát sinh thân nhưng với điều kiện là lực kiêu ấn phải mạnh để sau khi khứ Thực còn có dư mà hóa sát sinh thân nữa chứ. Nếu Lực kiêu ấn dứt khoát không mạnh mà can thiệp vào cách e rằng sẽ vào thế "chế hóa lưỡng lập" mà phá cách.
Thực thần chế Sát, có thể gọi chung cho cả 2 lệnh tháng Sát hay Thực, nhưng tùy nguyệt lệnh mà nhận ra công năng của chúng:
Thất Sát cách > nguyệt lệnh là Sát, cần có Thực chế > lấy Thực chế Sát hộ thân, nhưng cần có Sát, Ấn, Tỉ Kiếp cùng mạnh ngang nhau
Thực thần cách > nguyệt lệnh là Thực, có Sát > Sát nhẹ chế trọng, cần Tài tinh; Sát trọng chế nhẹ cần Tỉ Kiếp
dhhhvn có thể tham khảo ví dụ gọi là "Thực chế Sát" sau:
...Sát..........Thực.........nc.........Thươn g
..Tân............Đinh........Ất...........Bín h
..Dậu............Dậu........Mão.........Tý
vận: bính thân - ất mùi - giáp ngọ - quý tị - nhâm thìn
Cháu xin cảm ơn các cô các bác đã tư vấn giúp cháu rất nhiệt tình, giúp cháu học hỏi thêm được rất nhiều điều bổ ích
Cháu xin phép được hỏi thêm lá số trên về vận Quý Tỵ khi Kiêu thần đoạt thực thần.
Theo cháu tìm hiểu ở mục hỏi đáp thì được biết kiêu đoạt thực chỉ xảy ra khi thực thần ở lệnh tháng,
Lấy ví dụ 1 trường hợp khác nếu thực thần k ở can tháng mà lại ẩn tàng trong nguyệt chi mà can của thực thần là can bản khí của nguyệt chi(đề cương) thì có xảy ra kiêu đoạt thực k ạ?
Có 2 vấn đề mong là dhhhvn ghi nhớ: Khi luận theo phương pháp Cách Cục, như khi nói ra "Thực thần chế sát" là ai cũng hiểu nói về Cách. Còn luận hoàn toàn theo Vượng Nhược (nhược dụng Ấn, Tỉ; vượng dụng Thực Tài Quan) lại rất khác biệt. Nên cần đứng hẳn ở một vị trí, không thì sẽ giải loạn mà không giải luận.
"Thực thần chế Sát" là nói về Sát cách có Thực thần chế. Như thí dụ trên là đúng như vậy, vì Tân kim nguyệt lệnh là Sát tinh của Ất, lộ ra trụ năm, thêm giờ Dậu, rõ ràng là thế lực của Kim rất mạnh. Nhưng được Đinh hỏa có căn ở Tị thấu ra chế Tân kim, nên đáng lý ra mệnh này rất quý, không có gì lo sợ cả. Tuy nhiên, ta có suy luận thêm rằng, Tị Dậu là bán hợp kim, nên Tị mà bị tam hợp thì mất ngay lực chế kim, lúc này mới chuyển thành hung họa (như năm 2009 Tị Dậu Sửu thành hình, kiểm lại chính xác năm này thế nào?)
Nếu có trắc trở từ đầu vận là do vận Bính Thân, Thân kim vẫn còn lực của Quan Sát khắc thân. Sang vận Ất Mùi phải có chuyển biến khá hơn từ năm 2011. Nói chung vấn đề của tứ trụ này là ĐINH hỏa không có đủ thực lực chế Sát, chỉ nhờ vào vận có hỏa mới tốt đẹp. Thứ nhì là dụng thần chuyển biến như tứ trụ này rất là khó tính, bởi vì Tị hỏa một mặt sẽ biến thành Kim, mặt khác lại biến thành Hỏa (Tị Ngọ Mùi), nên thực tế phải kiểm lại về khả năng, cách giao tiếp của người này.
Nếu gọi là "có bịnh" thì đôi khi không thấy bịnh tật ở ngoài thì lại chính là có bịnh ở trong tâm. Nếu là bạn bè, anh em của dhhhvn mà được phép của họ thì dhhhvn mới nói ra những bịnh tật này.
Cho con hỏi vài ý bôi đậm trong bài của Cô Kim Cương với ạ ? Tạo sao tranh hợp với Tỵ lại làm bị bệnh và lưu ý khả năng giao tiếp .
Câu này thì rõ là luận Vượng/Nhược, không phải luận theo Cách Cục từ cơ bản là thấy "Thực chế Sát cách", vì thế mà cảm thấy bắt đầu loạn vì "thủy vận".
Tóm lại, Ấn tinh là dụng hay không là dụng? Đứng ở vị trí thân nhược thì cần Ấn, ở vị trí lấy Thực hỏa chế Sát thì Ấn thủy là kị.
Cho con hỏi tại sao luận theo cách cục và vượng nhược lại ra kết quả dụng thần khác nhau điều này đôi khi làm con hơi rối .
Hay ví dụ như lá số của con cô Kim Cương trước có luận
là thân nhược nhưng vẫn dụng là tài .
Canh Ngọ - Tân Tị - Đinh Dậu - Giáp Thìn
tạm chưa xét đến việc thân vượng hay nhược , nhưng cô đã xác định nhưng dụng thần là tài trong khi xác định là thân nhược có phải là do Tài tinh lộ ra ở lệnh tháng lấy làm cách thì chọn Tài làm dụng đúng o ạ .
Cho con hỏi thêm 1 câu nửa là vai trò của dụng thần điêu hầu trọng trụ . Ví dụ chẳng hạn Thân Ất mộc cực Nhược có tài lộ thành cách và vượng lại trong trụ toàn là hỏa thổ vậy xác định dụng thần là tài thổ , vậy theo 1 cách luận mà con thấy anh lesoi hay luận đại loại là Hỏa vượng quá nung nấu thổ làm đất bị đổ vỡ o dùng được , hay hoặc là Kim bị hỏa nung nấu quá nhiều không có thủy thì o luyện thành kim khí ............. là ý nghĩa thế nào ạ ? Con hơi mơ hồ vấn đề này .
Tị trong tứ trụ này là Thực Thần. Jone xem lại những bài viết về đại biểu Thực Thương. Nói chung đây là thập thần đại diện cho sáng tạo, biểu cảm của người, thí dụ như tính vui vẻ, tinh nghịch, mơ mộng, giàu trí tưởng tượng; ở dạng khác là hay thay đổi suy nghĩ, kém về mặt tổ chức, kịch tính thái quá, kém nhận thức về kỷ luật...
Về bệnh tật thường là do Thất Sát khắc thân thái quá, nhất là Kim khắc Mộc.
Thật ra, nếu không đúng với tứ trụ này ở thời điểm đầu đời cho đến nay thì lại chỉ đang nói tới những gì chung chung thuộc nguyên lý vậy. Vả lại, các bạn nên lưu ý khi đưa ra 1 tứ trụ, một là để học hỏi, hai là để kiểm chứng lại các nguyên lý áp dụng vào tứ trụ cụ thể, vì thế cần phải trung thực biết rõ ngày giờ sinh và nhân vật.
Cho con hỏi tại sao luận theo cách cục và vượng nhược lại ra kết quả dụng thần khác nhau điều này đôi khi làm con hơi rối .
Tôi có viết rất nhiều lần về vấn đề trên. jone nên chịu khó tìm xem lại các bài viết đó. Vả lại, nếu đọc kỹ Tử Bình Chân Thuyên Bình Chú hoặc Tích Thiên Tủy, Uyên Hải Tử Bình... sẽ hiểu ngay, không có gì lạ.
Tóm tắt thì 2 chữ "dụng thần":
- không phải là "thần thánh", tức không nên chủ ý chỉ tìm kiếm ở bên ngoài tác động vào mình
- DỤNG là HỮU DỤNG (sử dụng được, dùng được), là ưu điểm cần khai thác
Cái "Dụng" đó trong tứ trụ vậy có thể là bất kỳ ngũ hành quy ra thập thần gì cùng phối hợp nhau để tạo ra sự thuận lợi cho cá nhân và xã hội. Nếu vì bất kỳ lý do gì mà một thập thần không hoàn toàn là điều hữu dụng thì mức độ kém nhất là vô dụng dẫn đến quyết định của chính ta trong mọi sinh hoạt cuộc sống.
jone nên hiểu là có nhiều phương pháp tìm điều hữu Dụng đó, không phải chỉ có 1, như các bạn thường nghĩ là có 1 dụng thần vậy!
Cái chữ "thần" vì thế đôi khi tôi loại bỏ ra hẳn để khỏi phải nghĩ lệch hướng và phụ thuộc hoàn toàn vào việc xem số mệnh tức là nhờ đến tha lực mơ hồ không rõ.
Lại nữa, jone cần suy nghĩ thêm rằng, mỗi người có 1 sự hữu dụng của mình, nhưng cái Dụng này cũng có 2 mặt, tạm gọi là thuận và nghịch tính. Vì vậy, thí dụ cũng là Thất Sát, nhưng người này thì biểu lộ là 1 anh hùng, người khác lại là 1 tên trộm. Tài tinh cũng vậy, nếu nói về việc làm ra tiền, thì có người nhanh chóng, có người chậm hơn, khó khăn hơn, v.v... Tức là Dụng của mình nghĩa là mình đạt Cách của mình, không có nghĩa là luôn luôn tốt.
Chính vì vậy mà nên có cái nhìn rõ ràng, chính xác hơn về 2 chữ "dụng thần".
Dạ cô ơi cháu có đọc sách của TVH có đoạn: Thiên ấn khi k gặp thực thần thì gọi ngược là thực, thiên ấn gặp thực thần thì gọi là kiêu.
Lá số của cháu có Thiên ấn ở trụ năm mà khuyết thực thương, lúc đó có phải ví như thực thần k ạ.
Bản tính của cháu có tính cách của thực thần, nhưng nó ẩn chứ k lộ, hình như càng lớn nó càng ẩn, hồi nhỏ thì chính xác luôn...nên chỉ người chơi thân thiết với mình mới nhận ra.
thiên ấn gặp thực thần thì gọi là kiêu.
Câu này đúng, vì Thiên Ấn và Thực Thần cùng dương tính hay âm tính, nên sự khắc chế nhau càng mạnh. Về ngũ hành là 2 hành đối nghịch nhau nên tính cách sát phạt càng rõ. Gọi là "Kiêu" cũng thường để biết ngay là Thiên Ấn, không phải là Chính Ấn. Có nhiều sách viết như thế mà không cứ phải nói về "kiêu đoạt thực" mới đổi Thiên Ấn thành Kiêu. Giống như Thất Sát là Thiên Quan vậy, chúng ta thường gọi Sát và Quan để phân biệt 2 thập thần này.
Nếu không có Thực đứng kề bên, hoặc có tính chất xung đối khắc liệt, gọi Thiên Ấn là đúng, tuy rằng gọi là "Kiêu" cũng không sai phạm, bởi vì lý do phân biệt tên gọi 2 thập thần như nói trên.
Chẳng nên quá sợ hãi vì Kiêu đoạt Thực, không phải luôn luôn đều xảy ra tai họa nặng, vấn đề là Kiêu mạnh hay Thực mạnh hơn? Có cứu giải khi cả Kiêu và Thực cùng xuất hiện không?
Vậy cô Kimcuong con hiểu đại loại là người kia sẽ có 2 hướng phát triển 1 là dụng ấn (học hành bằng cấp) , 2 là dụng thần chế sát (võ nghiệp) làm công an..... thì tốt đúng o ạ .
Có 2 vấn đề mong là dhhhvn ghi nhớ: Khi luận theo phương pháp Cách Cục, như khi nói ra "Thực thần chế sát" là ai cũng hiểu nói về Cách. Còn luận hoàn toàn theo Vượng Nhược (nhược dụng Ấn, Tỉ; vượng dụng Thực Tài Quan) lại rất khác biệt. Nên cần đứng hẳn ở một vị trí, không thì sẽ giải loạn mà không giải luận.
Mong chị KimCuong và mọi người có bài luận về phân tích giữa Cách cục và Vượng Nhược của TVH, vì những người mới học thường theo sách TVH mà 2 cách đối lập thế này thì luận thật khó. Càng học càng thấy rối.
Về sách TVH em thấy có mấy vấn đề:
- Ưu điểm: Dễ tiếp cận, dễ lập tử vi, có phần dễ luận giải nếu thuộc các đặc điểm đã được nêu ở từng mục (ví dụ: mục phát tài: tài tinh ở trụ ngày là được nhờ vợ ......).
- Khuyết điểm: có nghiền ngẫm sách tới nơi tới chốn thì phát sinh ra bế tắc. Không thể phát triển được, cũng ko đào sâu suy nghĩ được, chỉ là học gạo. Mà nhiều phần học như học vẹt rất khó chịu. Hơn nữa những bài phân tích tổng hợp và chi tiết của TVH thì lại ko hiểu ở đâu ra phân tích đó.
papillon: Xin nói lại cho rõ, "dụng thần" đều là mục đích chung của cả nhiều phương pháp diễn giải Tử Bình, kể cả TVH, Từ Nhạc Ngô, Manh phái...v.v..., mỗi phương pháp thì nhấn mạnh cách thức tìm kiếm, tức là nêu ra quy luật chung và nguyên tắc riêng của mình. Tôi sẽ trở lại vấn đề này sau, vì viết phải có đầu có đuôi và thí dụ.
Vấn đề ở đây(cụ thể trong lá số này cô ạ) kiêu thần nhìn thấy thực thần là phải tấn công trước, nếu như Ấn vận thì sẽ có cân nhắc hơn, theo cháu hiểu là như vậy. Cũng giống như là thương quan, cứ gặp quan là đi thương tận cái đã, k tận được quan thì họa k kể siết.
Trường hợp này cứ cho là thực mạnh hơn, thì thực cũng k khỏi bị tổn thương, bị chiết giảm khả năng chế sát.
Cũng giống như là thương quan, cứ gặp quan là đi thương tận cái đã, k tận được quan thì họa k kể siết.
Câu này nói chơi quen miệng thì được, chứ mang tính khai quát thì không đúng đâu dhhhvn. hi
Vấn đề ở đây(cụ thể trong lá số này cô ạ) kiêu thần nhìn thấy thực thần là phải tấn công trước, nếu như Ấn vận thì sẽ có cân nhắc hơn, theo cháu hiểu là như vậy. Cũng giống như là thương quan, cứ gặp quan là đi thương tận cái đã, k tận được quan thì họa k kể siết.
Trường hợp này cứ cho là thực mạnh hơn, thì thực cũng k khỏi bị tổn thương, bị chiết giảm khả năng chế sát.
Cẩn thận! Hãy tìm hiểu lại cho kỹ trước khi phát biểu!
- Tứ trụ thuộc cách cục gì? - Thập thần nào là hữu dụng? Thập thần nào nên tránh?
Không phải "nhìn thấy là tấn công trước, cân nhắc sau" !!! Thật là giống như đánh một cách vô ý thức rồi xin lỗi. Kiểu suy nghĩ này tôi xin chào thua...
hì...cháu thấy k tứ trụ thật k dễ hiểu chút nào, giống như đang trong phòng thí nghiệm, nghiên cứu phản ứng hóa học vậy, nếu k nắm rõ nguyên lý của từng chất, k hiểu tương tác của các chất với nhau, k hiểu dc cấu tạo chi tiết cái vật mà ta đang nghiên cứu ...và thế là "bùm", khói bụi mù mịt...nhà nghiên cứu đã bị tẩu:d
Luận trụ là luận tính cách, giờ cháu nghĩ thông chỗ này rồi.
Powered by vBulletin® Version 4.1.12 Copyright © 2024 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.