kimcuong
14-03-14, 12:51
Công năng của thập thần còn gọi là chức năng, là quan hệ giữa nhật chủ và các thập thần khác trong tứ trụ. Chúng ta chú trọng đến chữ "quan hệ", vì nếu không có sự liên hệ lẫn nhau, và sự liên hệ này không thoát lộ ra rõ ràng thì chức năng của thập thần không được hình thành đúng cách. Cần "rõ ràng" tức là minh bạch, thanh thuần, tức không có điều trở ngại nào, hoặc không bị trở ngại thái quá làm lệch chức năng của thập thần. Trong trường hợp này, sự phối hợp của "Dụng" trong tứ trụ rất dễ dàng trở thành "Kỵ". Đó là những thời điểm ở vận hạn mà "Dụng" bị chuyển hóa.
Thập thần có 5 loại:
- Tỉ Kiếp (Tỉ kiên và Kiếp tài), thí dụ nhật chủ là Mộc
- Thực Thương (Thực thần và Thương quan), đối với nhật chủ là Hỏa
- Tài (Chính Tài và Thiên Tài), đối với nhật chủ là Thổ
- Quan Sát (Chính Quan và Thiên Quan), đối với nhật chủ là Kim
- Ấn (Chính Ấn và Thiên Ấn), đối với nhật chủ là Thủy
Công năng của từng loại:
1. Tỉ Kiếp: chủ yếu là đối đầu ngang sức với Tài
- phù trợ nhật chủ
- chịu lực đối nghịch của Quan Sát
- cảm hóa, tiêu xài năng lực bởi Thực Thương
- nhật chủ nhược cần có Tỉ Kiếp bang trợ (Giáp nhược cần có thêm 1 trong 4: Giáp, Ất, Dần, Mão)
- nhật chủ nhược có Tỉ Kiếp không ngại Quan Sát đối đầu
- nhật chủ nhược có Tỉ Kiếp không sợ bị hóa tiết bởi Thực Thương
- nhật chủ vượng có Tỉ Kiếp thì đoạt (sở hữu) Tài dễ dàng hơn nhật chủ nhược
2. Thực Thương: chủ yếu là hóa tiết nhật chủ (do nhật chủ sinh ra)
- Thực chế phục Sát, Thương quan chế ngự Quan
- Thực Thương nhiều, tính của Thương quan rõ rệt hơn: buông trôi thả lỏng nhật chủ, không theo pháp luật chung
- nhật chủ vượng có Tài Quan nhược: Thực Thương làm nhiệm vụ hóa tiết thân rõ rệt (Mộc cường, Thổ và Kim nhược, Hỏa tiết Mộc)
- nhật chủ vượng mà Tài nhược, có Thực Thương xuất hiện là sẽ chủ lực sinh Tài (Mộc cường, Thổ nhược, Hỏa sinh Thổ)
- nhật chủ nhược, Quan Sát trọng, cần có Thực Thương chế Sát tổn Quan (Mộc nhược, Kim cường, Hỏa khắc Kim)
3. Chính/Thiên Tài: chủ yếu là chịu sự khắc chế của nhật chủ, là tâm ý của nhật chủ
- Tài tinh là sự mong cầu của người, không phải đương nhiên là sự đạt thành cuối cùng của mọi việc
- Tài có chức năng đậm nét hơn các thập thần khác, chính vì Tài biểu thị lòng mong muốn của người, do đó nên chức năng Sinh, Tiết, Chế của Tài cần phải được minh bạch (Tài sinh Quan Sát, tiết Thực Thương, chế Kiêu, phá Ấn)
- nhật chủ vượng, Quan Sát nhược, cần có Tài để sinh Quan Sát (Mộc vượng, Kim nhược, Thổ sinh Kim)
- nhật chủ vượng, Tài nhược, Tài sẽ dành chủ lực tiết Thực Thương (Mộc vượng, Thổ nhược, Thổ tiết Hỏa)
- nhật chủ vượng, Thiên Ấn vượng, dụng Thiên Tài chế (Giáp vượng, Nhâm vượng, lấy Mậu khắc Nhâm)
- nhật chủ vượng, Chính Ấn vượng, dụng Chính Tài giảm lực Chính Ấn (Giáp vượng, Quí vượng, dụng Kỉ khắc Quí)
4. Quan Sát: chủ yếu là lực khắc chế nhật chủ
* cả Chính Quan và Thất Sát đều sinh Ấn, công phá thân, tiết Tài
* Chính Quan: giữ gìn thiện chí của người, thí dụ như tuân theo pháp luật quản thúc
* Thiên Quan (Thất Sát): lực phá hỏng nhật chủ, làm cho nhật chủ suy nhược
* Chính Quan giữ Tài, còn Thất Sát thì háo Tài: 2 chức năng này khác biệt nhau, tuy là cùng gọi "Tài sinh Quan Sát"
- nhật chủ vượng, Tài nhược, dụng Chính Quan sinh Ấn (Mộc cường, Thổ nhược, Kim sinh Thủy)
- nhật chủ vượng, Chính Quan câu thân (Mộc vượng thì đắc được Kim, tức được Kim dẫn dắt thay vì phá toái, vì lực ngang sức nhau)
- nhật chủ vượng, Kiếp nhiều, dụng Chính Quan chế Kiếp (Giáp Ất cùng nhiều, tốt nhất là dụng Canh hợp Ất), hoặc dụng Thất Sát chế Kiếp (Tân khắc Ất)
- nhật chủ vượng, Tài nhược, Thất Sát sẽ chủ lực làm tiêu hao Tài nhanh chóng (Mộc cường, Thổ nhược, Kim tiết Thổ)
- nhật chủ vượng, Ấn khinh (kém lực), Thất Sát là Dụng sẽ sinh Ấn (Mộc cường, Thủy nhược, dụng Kim sinh Thủy)
- Ấn khinh mà Tài trọng, Thất Sát sẽ công phá thân (Thủy kém lực, Thổ mạnh, Kim vây đánh Mộc)
5. Ấn (Thiên Ấn, Chính Ấn): chủ yếu là lực phò trợ nhật chủ
* Ấn tinh cùng làm nhiệm vụ phò thân, tiết Quan Sát, ngặn chặn Thương, áp chế Thực
* Thiên Ấn gặp Thực Thần danh xưng là "Kiêu đoạt Thực", trường hợp nặng gọi là "Kiêu thần đoạt Thực, phi bần tắc yểu" (không nghèo thì tổn thọ)
- nhật chủ nhược, Quan Sát cường, dụng Ấn tiết Quan Sát (Mộc nhược, Kim vượng, lấy Thủy tiết Kim)
- nhật chủ nhược, Thực Thương trọng, dụng Chính Ấn ngăn lại hoặc Thiên Ấn áp chế (tính cách phân biệt là Chính bao giờ cũng dụng với "chính nghĩa" tức là giáo hóa, còn Thiên thì dùng áp lực ngay, không e ngại điều gì).
Thập thần có 5 loại:
- Tỉ Kiếp (Tỉ kiên và Kiếp tài), thí dụ nhật chủ là Mộc
- Thực Thương (Thực thần và Thương quan), đối với nhật chủ là Hỏa
- Tài (Chính Tài và Thiên Tài), đối với nhật chủ là Thổ
- Quan Sát (Chính Quan và Thiên Quan), đối với nhật chủ là Kim
- Ấn (Chính Ấn và Thiên Ấn), đối với nhật chủ là Thủy
Công năng của từng loại:
1. Tỉ Kiếp: chủ yếu là đối đầu ngang sức với Tài
- phù trợ nhật chủ
- chịu lực đối nghịch của Quan Sát
- cảm hóa, tiêu xài năng lực bởi Thực Thương
- nhật chủ nhược cần có Tỉ Kiếp bang trợ (Giáp nhược cần có thêm 1 trong 4: Giáp, Ất, Dần, Mão)
- nhật chủ nhược có Tỉ Kiếp không ngại Quan Sát đối đầu
- nhật chủ nhược có Tỉ Kiếp không sợ bị hóa tiết bởi Thực Thương
- nhật chủ vượng có Tỉ Kiếp thì đoạt (sở hữu) Tài dễ dàng hơn nhật chủ nhược
2. Thực Thương: chủ yếu là hóa tiết nhật chủ (do nhật chủ sinh ra)
- Thực chế phục Sát, Thương quan chế ngự Quan
- Thực Thương nhiều, tính của Thương quan rõ rệt hơn: buông trôi thả lỏng nhật chủ, không theo pháp luật chung
- nhật chủ vượng có Tài Quan nhược: Thực Thương làm nhiệm vụ hóa tiết thân rõ rệt (Mộc cường, Thổ và Kim nhược, Hỏa tiết Mộc)
- nhật chủ vượng mà Tài nhược, có Thực Thương xuất hiện là sẽ chủ lực sinh Tài (Mộc cường, Thổ nhược, Hỏa sinh Thổ)
- nhật chủ nhược, Quan Sát trọng, cần có Thực Thương chế Sát tổn Quan (Mộc nhược, Kim cường, Hỏa khắc Kim)
3. Chính/Thiên Tài: chủ yếu là chịu sự khắc chế của nhật chủ, là tâm ý của nhật chủ
- Tài tinh là sự mong cầu của người, không phải đương nhiên là sự đạt thành cuối cùng của mọi việc
- Tài có chức năng đậm nét hơn các thập thần khác, chính vì Tài biểu thị lòng mong muốn của người, do đó nên chức năng Sinh, Tiết, Chế của Tài cần phải được minh bạch (Tài sinh Quan Sát, tiết Thực Thương, chế Kiêu, phá Ấn)
- nhật chủ vượng, Quan Sát nhược, cần có Tài để sinh Quan Sát (Mộc vượng, Kim nhược, Thổ sinh Kim)
- nhật chủ vượng, Tài nhược, Tài sẽ dành chủ lực tiết Thực Thương (Mộc vượng, Thổ nhược, Thổ tiết Hỏa)
- nhật chủ vượng, Thiên Ấn vượng, dụng Thiên Tài chế (Giáp vượng, Nhâm vượng, lấy Mậu khắc Nhâm)
- nhật chủ vượng, Chính Ấn vượng, dụng Chính Tài giảm lực Chính Ấn (Giáp vượng, Quí vượng, dụng Kỉ khắc Quí)
4. Quan Sát: chủ yếu là lực khắc chế nhật chủ
* cả Chính Quan và Thất Sát đều sinh Ấn, công phá thân, tiết Tài
* Chính Quan: giữ gìn thiện chí của người, thí dụ như tuân theo pháp luật quản thúc
* Thiên Quan (Thất Sát): lực phá hỏng nhật chủ, làm cho nhật chủ suy nhược
* Chính Quan giữ Tài, còn Thất Sát thì háo Tài: 2 chức năng này khác biệt nhau, tuy là cùng gọi "Tài sinh Quan Sát"
- nhật chủ vượng, Tài nhược, dụng Chính Quan sinh Ấn (Mộc cường, Thổ nhược, Kim sinh Thủy)
- nhật chủ vượng, Chính Quan câu thân (Mộc vượng thì đắc được Kim, tức được Kim dẫn dắt thay vì phá toái, vì lực ngang sức nhau)
- nhật chủ vượng, Kiếp nhiều, dụng Chính Quan chế Kiếp (Giáp Ất cùng nhiều, tốt nhất là dụng Canh hợp Ất), hoặc dụng Thất Sát chế Kiếp (Tân khắc Ất)
- nhật chủ vượng, Tài nhược, Thất Sát sẽ chủ lực làm tiêu hao Tài nhanh chóng (Mộc cường, Thổ nhược, Kim tiết Thổ)
- nhật chủ vượng, Ấn khinh (kém lực), Thất Sát là Dụng sẽ sinh Ấn (Mộc cường, Thủy nhược, dụng Kim sinh Thủy)
- Ấn khinh mà Tài trọng, Thất Sát sẽ công phá thân (Thủy kém lực, Thổ mạnh, Kim vây đánh Mộc)
5. Ấn (Thiên Ấn, Chính Ấn): chủ yếu là lực phò trợ nhật chủ
* Ấn tinh cùng làm nhiệm vụ phò thân, tiết Quan Sát, ngặn chặn Thương, áp chế Thực
* Thiên Ấn gặp Thực Thần danh xưng là "Kiêu đoạt Thực", trường hợp nặng gọi là "Kiêu thần đoạt Thực, phi bần tắc yểu" (không nghèo thì tổn thọ)
- nhật chủ nhược, Quan Sát cường, dụng Ấn tiết Quan Sát (Mộc nhược, Kim vượng, lấy Thủy tiết Kim)
- nhật chủ nhược, Thực Thương trọng, dụng Chính Ấn ngăn lại hoặc Thiên Ấn áp chế (tính cách phân biệt là Chính bao giờ cũng dụng với "chính nghĩa" tức là giáo hóa, còn Thiên thì dùng áp lực ngay, không e ngại điều gì).