View Full Version : Lưu ý khi đọc Tử Bình chân thuyên
Tử Bình chân thuyên (của Thẩm Hiếu Chiêm) là tác phẩm kinh điển, ví như Tử Bình kinh thánh của người học mệnh lý. Tuy nhiên, nếu không có dẫn nhập, hướng dẫn, ghi chú thì sẽ bỡ ngỡ, nhất là chữ "Dụng Thần".
Thực ra, câu "Dụng thần chuyên cầu nguyệt lệnh" thì "dụng thần" ở đây thực chất là "cách cục".
"Dỹ Tài vi dụng" thực chất là "Tài Cách".
Nhưng bài viết sau (tác phẩm dịch) là những chú thích nhỏ về sách Tử Bình chân thuyên (của Thẩm Hiếu Chiêm), không phải nói về Tử Bình chân thuyên BÌNH CHÚ (Từ Nhạc Ngô bình chú).
Phần 1. Điểm chính yếu
"Thẩm thị dụng thần" này là chỉ phạm vi hỷ/kị "cách cục" của Thẩm Hiếu Chiêm, vì vậy ngoài việc suy lý "cách cục" ra thì phải cân nhắc tham khảo thêm (tài liệu khác) khi sử dụng.
a) Nguyên văn "Thẩm thị" vốn là "Cách cục" và "Đại vận", cả hai gắn kết nối liền nhau, hậu nhân lại đem phân tách ra mà chú thích, xem thêm ở phần sau có bàn về "ngộ dụng" (dùng sai).
b) Ở phần "thủ cách" (chọn cách cục) của "Thẩm thị" là lấy địa chi "nguyệt lệnh" làm ưu tiên số một; còn can tàng trong địa chi nguyệt lệnh có thấu hay không thì không quan trọng. Điểm này tương tự với "chọn cách" trong Tam Mệnh Thông Hội. Các sách mệnh lý điển tích từ thời nhà hậu Thanh đến nay đều không chú ý đến chi tiết nhận biết cách cục này, thông thường chọn cách là cứ tìm Can thấu ra từ nguyệt lệnh làm ưu tiên. Đây chính là một loại chú thích lý luận cơ bản, là nguyên tắc tương đồng với Tam Mệnh Thông Hội, chẳng qua có khác chút chỉ là vấn đề "trình tự/ lớp lang" thể hiện.
VD như: ngày Giáp sinh tháng Dậu, trong có Tân Chính quan không thấu ra can, còn trụ giờ là giờ Mậu Thìn, cũng không nhập cách nào, thường pháp cho là Thời thượng Thiên Tài cách. Còn ở "Thẩm Thị" thì Giáp sinh Dậu nguyệt bất luận Tân Chính quan thấu hay không thấu và tứ trụ có hay không nhập một cách nào khác thì vẫn là CHÍNH QUAN CÁCH, tức là không luận theo Thời thượng Thiên tài cách mà phải nhận định là "Quan phùng Tài sinh".
Giả như trong chi tháng tàng hai, ba can thì nhận biết cách cục cũng tương đồng như trên. VD: Quý sinh tháng Dần, Dần tàng Giáp Bính Mậu, bất luận thấu hay không thấy Giáp/ Bính/ Mậu thì đều phải luận theo THƯƠNG QUAN CÁCH. Cách chọn này là so vượng vị của nhật chủ với chi tháng. Nếu như sau lại thấy "Giáp / Bính / Mậu" thấu ra can thì Giáp thấu là đúng "Thương Quan cách"; Bính thấu là "Thương quan sinh Tài" ; Mậu thấu là "Thương quan kiến Quan".
c) Về vđ nhật chủ cường nhược, không đơn thuần là "nhật chủ nhược, phù nhật chủ; cách cục nhược, phù cách cục...". "Thẩm thị" cho rằng cường nhược của nhật chủ có thể ảnh hưởng đến "cao, thấp" của bát tự nhưng đó không phải là ưu tiên duy nhất. Độ quan trọng của vđ "nhật chủ cường nhược" đối với "bát tự" thì là "một phần sáu".
Thí dụ như: Thất sát cách có Thực thần, tối kị Tài, Ấn xuất can, cho nên Tài Ấn có xuất can hay không quan trọng hơn nhiều so với nhật chủ cường nhược.
d) Vấn đề THÔNG QUAN, thường pháp chịu ảnh hưởng của Từ Nhạc Ngô và nhầm lẫn khi đem quan điểm của Trương Thần Phong gán ghép vào tác phẩm của Thẩm Hiếu Chiêm, mà thành "nhị thần tương chiến, trung gian chi thần tất khả thông quan".
Thí dụ : Thương quan kiến Quan, quan niệm thành "Thương quan sinh Tài, Tài sinh Quan" nên lấy Tài làm "Thông Quan", thường bỏ qua bát tự "nhị thần tương chiến" có thích hợp hay không.
Lưu ý: một phép của "Thẩm Thị" là "tam liên sinh khắc chế" nhìn sơ qua giống "Thông quan", mà không phải vì còn căn cứ vào chữ "Trung" mới "thông quan" hay không. Thẩm Thị căn cứ vào chữ "Trung" vị tất phải có khả năng "thông quan", VD như: Thương quan cách kiến Quan, Tài có khả năng thông quan; Chính quan cách kiến Thương quan, Tài không thể thông quan.
e) "Mệnh học" không nên dùng cách "thống kê" làm dẫn chứng rồi đi đến kết luận, vì giả sử có một danh nhân thống kê thì có cả mười ngàn bát tự, trước mắt đã thấy tỷ lệ 1/1000. Thống kê dẫn chứng cát hung chỉ nên dùng xung, hình, hợp, hội trong mệnh/ vận/ tuế cùng bộ thần sát, không nên dùng phần mềm máy tính tính toán hoặc "đa biên dụng thần" (dụng thần nhiều phía).
f) Tác phẩm của "Thẩm Thị" bị thói quen, quan điểm cá nhân của Từ Nhạc Ngô giải thích sai (xuyên tạc) về nguyên ý. Bởi vì Từ Nhạc Ngô thích trích dẫn một chút các vị bô lão đại thần sống cùng thời Hậu Thanh với ông ta để lồng ghép, đồng thời cũng đưa vào các câu chuyện đồn thổi thú vị của một số diễn viên, nghệ sĩ thời đó, gán ghép vào tác phẩm của tiên hiền Thẩm Hiếu Chiêm; ngày xưa đối với các tin đồn này thì ít nhiều còn cảm thấy thú vị, chứ ngày nay mọi người sẽ cho đó chỉ là các tiết mục phụ, việc này sẽ bị cho là chẳng có ý nghĩa gì. Cho nên chúng ta chỉ nên nghiên cứu nguyên văn của "Thẩm Thị, không cần phải để tâm đến ghi chú của Từ Nhạc NGô.
Phần 2. Tự bàn về Thường pháp
Thẩm thị dụng thần lấy sách TBCT làm gốc, lấy "cách cục" làm chủ (để) luận "dụng thần". Thuật ngữ "dụng thần", trong vòng 50 năm trở lại đây hầu như đã trở thành loại "khẩu đầu thiện" (niệm Phật chỉ ở đầu môi chót lưỡi). Về mặt quan niệm, là dùng "trung dung" hoặc gọi khác đi là khái niệm "trung hòa", đại để đơn giản là "Nhật chủ nhược tắc phù nhật chủ, cách cục nhược tắc phù cách cục. Nhật chủ cường tắc khắc nhật chủ, cách cục cường tắc khắc tiết cách cục".
Đây là khái niệm "cân bằng", rất dễ hiểu; song, ngoài khái niệm này ra sẽ nảy sinh nhiều thứ vụn vặt không biết xử trí thế nào. Nay hai vấn đề này nhập làm một để giới thiệu:
a) Nhật chủ nhược, phù nhật chủ - tức phù trợ nhật chủ cho kiện vượng lên; đây không chỉ có một.
VD như: "Tỷ, Kiếp, Lộc, Nhận, Ấn, Trường sinh, Khố" cũng có thể khiến nhật chủ biến cường. Trong 7 loại này đối với nhật chủ thì mục đích chính là phù nhật chủ thì giống nhau. Nhưng mà trong 7 loại kể trên, ở mặt cách cục thì mang ý nghĩa khác nhau. Đưa ra vd như sau:
- Tài cách --> không nên dùng Tỷ / Kiếp / Nhận phù nhật chủ.
- Chính quan cách --> không nên dùng Dương Nhận phù nhật chủ.
- Thực thần cách --> không nên dùng "Ấn" phù nhật chủ.
b) Nhật chủ cường, khắc tiết nhật chủ - cái có thể "khắc tiết" nhật chủ là "Quan Sát" và "Thực Thương"; song, nhật chủ cường là có 7 loại "Tỷ, Kiếp, Lộc, Nhận, Ấn, Trường sinh, Khố" giả như nhật chủ có Ấn phù làm cho mạnh, nếu dùng Quan Sát chế nhật chủ thì "Quan Sát" sinh "Ấn", "Ấn" càng sinh "Nhật chủ", ngược lại tăng ích cho cường.
Các thứ nghi hoặc rất nhiều, đọc mà thấy đã thành "Tử Bình bát cổ" (rỗng tếch), khiến người ta chán ngán. Trong thiên ngôn vạn ngữ, chỉ dùng hai câu, đầu tiên là "Trung hòa vi tiền đề chi hạ, kiêm cố bất thương hại cách cục chi tự diện" (trung hòa là tiền đề cho các lý luận sau, chú ý chữ không làm hại cách cục" và sau là chỉ cần biết "trung hòa" mà thôi. Về phần "làm sao để trung hòa, làm sao vừa trung hòa vừa không hại cách cục"? thì câu chữ khó đoán, vì sao khó đoán phải từng bước làm rõ. Người nghiên cứu Tử Bình hai ba năm, sau chỉ thấy dậm chân tại chổ.
Câu "trung hòa" làm nhức cả đầu, vẫn biết là "trung hòa mà xong thì dụng thần cũng xong", có khả năng đây chỉ là khái niệm trừu tượng, kiểu như "hàng mẫu" mà thôi. Rất có thể điều này vốn không phải là một loại quy tắc duy nhất bất kể đến loại hình bát tự.
Chúng ta giờ có thể đặt vấn đề chẳng cần cân nhắc "trung hòa", mà còn có thể vượt "trung hòa" là chỉ ưu tiên quy tắc mệnh lý.
VD như: nhật chủ Ất sinh vào tháng "Tý, Sửu", thì tứ trụ nhất định không thể thiếu mất chữ Bính, chữ Bính này đương nhiên là "tiết" nhật chủ. Song nhật chủ Ất sinh vào tháng "Tý, Sửu" thì có thể chẳng cần quan tâm chữ Ất nhật chủ cường hay không cường, để tiết hay không tiết. Không "trung hòa" là chuyện nhỏ, còn thiếu Bính là chuyện lớn. Điều này mọi người thường đọc thấy "điều hậu vi cấp", như vậy, chúng ta lại hỏi, "điều hậu" đến mức nào mới là "cấp", mới vượt "trung hòa" đây? Đây là điểm chính của đáp án, đại để là tại hai mùa đông, hè thì cần thiết điều hậu là rõ ràng nhất.
Điều đó thấy tựa như rất hữu "lý", dù tình hình là "lý còn loạn". Đại khái phép Tử Bình bao gồm 8 phần "Tự đồng nhi bất khả hợp dụng, tự phi nhi khả dĩ chước tình kiêm luận" (dường như giống mà không thể dùng chung, dường như khác mà khả dỹ xem xét chung được).
Mục đích chính của chúng ta là bàn về phần "Thẩm thị dụng thần" trong 8 phần Tử Bình Chân Thuyên. Bất kể sách nào, khi nghiên cứu, ngoài nội dung ra chúng ta cần biết đến "nhân, thời, địa" của tác phẩm. Cho nên ta cần biết "Thẩm thị" là người nào, sống ở thời đại nào, thân phận ra sao, sách xuất bản khi nào,...
(tham khảo Lời đề tựa của TBCT bình chú)
(tiếp theo)
Thẩm Hiếu Chiêm là người thời Khang Hy, cùng thời với người chú thích Trích Thiên Tủy là Nhậm Thiết Tiều, chẳng qua chỉ khác là Nhậm Thiết Tiều hơn Thẩm Hiếu Chiêm 40 tuổi. Là hai người cùng thời đại, hẳn suy luận mệnh lý phải giống nhau, nhưng quan điểm về lý luận mệnh lý của hai họ Thẩm, Nhậm thuộc hai chí hướng khác nhau, có hai nguyên nhân:
- Thứ nhất, đầu thời nhà Thanh, sách mệnh lý lưu thông không phải các sách ta thấy hiện nay, sách lưu hành khi đó ngoài Tam Mệnh Thông Hội, Thần Phong Thông Khảo ra thì có Quảng Tín Tập, Thần Bạch Kinh, Chúc Thần Kinh, Lý Ngu Ca, Tam Xa Nhất Lãm, Nguyên Tủy Ca, Tam Mệnh Linh, Chỉ Mê Bân, Kim Thư Mệnh Quyết, v.v... hiện nay chỉ còn những bản không đầy đủ, vì thế chúng ta không thể cầu chứng được quá trình và phạm vi chọn lọc trong lý luận mệnh lý của hai họ Thẩm, Nhậm.
- Thứ hai, thân phận của hai họ Thẩm, Nhậm cũng khác nhau, Thẩm Hiếu Chiêm là tiến sĩ quan chức; Nhậm Thiết Tiều lại có nghề luận mệnh coi số, cho nên lập trường tất có chổ khác nhau. Thẩm Hiếu Chiêm ở "Chân Thuyên" ông chú trọng vào "dụng thần", "bát cách" và "thủ vận", sách này có 13 tiết đầu như "Thập can thập nhị chi, can chi phương vị phối quái, thập can nghi kị, âm dương sinh khắc, tứ thời ngũ hành,..." đều không có trong nguyên văn tài liệu của Thẩm Hiếu Chiêm mà do hậu nhân ghi thêm vào.
Theo như quyển Chân Thuyên năm đầu thời Dân quốc thì có 44 tiết, còn bản do Từ Nhạc Ngô bình chú có 54 tiết, thành thử 13 tiết đầu tiên của quyển sách thì tối đa chỉ có 3 tiết là tương đối giống với tác phẩm của Thẩm Hiếu Chiêm, trong đó phần phụ lục rõ ràng nhất là thêm vào "Phụ Trích Thiên Tủy thiên can nghi kị" và "Phụ luận tứ thời ngũ hành". Hai tiết này rõ ràng được Từ thị thêm vào chữ "phụ", tức chỉ rõ không phải nguyên văn của Thẩm Hiếu Chiêm, mà ngoài ra còn có hai lý do khác chứng minh hai tiết này chẳng phải nguyên tác phẩm của ông.
- Một là, trong Trích Thiên Tủy phần luận "Thập thiên can hỷ kị" có nội dung như "Giáp mộc tham thiên, thoát thai yếu hỏa, xuân bất dung kim, thu bất dung thổ, hỏa sí thừa long..." theo như ta đã biết là nguyên văn trong Trích Thiên Tủy của Nhậm Thiết Tiều, vậy là Thẩm Hiếu Chiêm đã dẫn cứ văn bút từ Nhậm Thiết Tiều, loại giả thuyết này không vững. Căn cứ vào hai người sống thời với nhau, cho dù Nhậm Thiết Tiều xuất bản sách Trích Thiên Tủy ngay từ khi còn trai trẻ thì Thẩm cũng không chọn trích dẫn, do Thẩm đương là tiến sĩ quan triều đình không thể dẫn lại câu chữ vụn vặt của một người làm nghề đoán mệnh, thêm nữa, Trích Thiên Tủy cũng chẳng phải do Nhậm Thiết Tiều viết. Theo tác phẩm sử nhà Minh là Nghệ Văn Chí ghi chép rõ ràng Trích Thiên Tủy nguyên danh là "Tam mệnh đàm Trích Thiên Tủy" do Lưu Bá Ôn thời nhà Minh soạn. Thời Tiền Thanh có thể là vì kị bình phẩm đề cập đến cái tên Lưu Bá Ôn cho nên bỏ đi ba chữ Tam Mệnh Đàm, chỉ còn ba chữ sau Trích Thiên Tủy mà xuất bản.
- Hai là, tiết "Luận tứ thời ngũ hành" lại là nguyên văn trong Tam Mệnh Thông Hội, cái này kiểm tra được. Tuy nhiên, ở "Chân thuyên", Từ Nhạc Ngô tại tiết 54 chú thích là trích dẫn trong Cùng Thông Bảo Giám. Theo tên sách Cùng Thông Bảo Giám này thì đừng nói là trong hai thời nhà Thanh Ung Chính, Càn Long không có sách này mà ngay cả thời kỳ "Đạo, Đồng" cũng không có sách này. Cho nên khả dỹ kết luận hai tiết này đều được Từ Nhạc Ngô phụ thêm vào.
Từ Nhạc Ngô trong hai mươi mấy năm Dân quốc đã chú thích nhiều bản sách mệnh lý, hay hoặc dỡ đều có sự đánh giá khác nhau, mỗi người một ý, nhưng mà thói quen chú thích của Từ Nhạc Ngô thường thấy là thích đem bát tự danh nhân cuối thời nhà Thanh đầu thời Dân quốc để khăng khăng dẫn nhập chèn vào nguyên văn, đây là điều kiện tiên quyết của họ Từ. Không phải là bát tự danh nhân không dùng, trong tay ông có khoảng một hai trăm bát tự danh nhân, trong các sách của ông hết lần này đến lần khác lấy ra sử dụng, đem bát tự đó thành bát tự "mệnh tốt", chẳng cần biết bát tự ra sao đều một mực cứng nhắc giải thích mệnh tốt thì phải như vầy, như vầy.
Thí dụ như:
Giáp Tý/ Bính Tý/ Bính Dần/ Bính Thân. Bát tự này Tý Thân cách vị cũng có thể hợp, cho nên Dần Thân không xung.
Quý Mùi/ Nhâm Tuất / Canh Tuất / Canh Thìn. Một Mùi không hình hai Tuất, do đã biết tứ trụ này làm quan.
Đến phần "hai Mão không hình một Tý, hai Tý không hình một Mão, một Ngọ không xung hai Tý,..." đều là đã biết đương số là danh nhân, cho nên nhất định phải giải thích như vậy, như vậy... thậm chí "cách vị" cũng có thể hợp, v.v... đều là lý luận gượng ép.
Chú thích của Từ Nhạc Ngô thường dẫn đọc giả đến lý luận nước đôi, "ban đầu thì nhất nhất, sau thì cắt bỏ không đoán, càng thêm loạn".
Tác phẩm của Thẩm Hiếu Chiêm nguyên văn đều rõ ràng dễ hiểu, chỉ có chút khó khăn là ông chỉ dùng câu chữ tự thuật, không có bát tự để minh chứng. Từ Nhạc Ngô mặc dù đều có đem bát tự chèn vào mỗi nguyên văn của họ Thẩm, nhưng thực tế mà nói thì họ Từ không giải thích một cách hoàn toàn chính xác và đưa bát tự theo nguyên ý của họ Thẩm. lại còn thích tùy ý xen vào khi đúng khi sai một số bát tự danh nhân cuối Thanh đầu Dân quốc. Tuy mang tính chất duyệt đọc nhưng để lĩnh hội nguyên văn của "Thẩm Thị" thì e thiếu sót.
Và vì vậy hình thành hai cái rắc rối:
- Một là, nguyên văn dễ hiểu, nhưng không dễ dựa vào để đưa ra một bát tự hoàn toàn phù hợp nguyên văn để xem xét, bởi trong nội dung họ Thẩm có một số bát tự có miêu tả, chúng ta rất dễ dàng dựa vào đó để tìm ra bát tự, có một số thì tương đối "trộn lẫn". Không phải là các nhân sĩ đều tâm đắc bát tự bịa, rất khó nương theo nguyên văn bịa ra được một loại bát tự mong muốn. Điều mà dễ dàng tạo ra một bát tự bịa, như: "Làm sao thành cách, như Quan phùng Tài Ấn, lại không có hình, xung phá hại, Quan cách thành cách", đây là một loại bát tự hành văn, hầu như các nhân sĩ có nền tảng Tử Bình đều có thể đưa ra được một bát tự, như:
Tài Quan nhật Ấn
Mậu Tân Giáp Quý
Dần Dậu Tý Dậu
Điều khó khăn dựa vào nguyên văn để bịa ra một bát tự, như "Thực thần đới sát nhi vô Tài, khí Thực tựu Sát nhi thấu Ấn".
Quan Thực nhật Ấn
Tân Bính Giáp Quý
Tị Thân Tuất Dậu
+ Tam hội Thất Sát
+ Nguyệt can Bính thành Thực thần cách
+ Bính Tân hợp khử Thực thần
+ Năm và giờ cũng thành Chính Quan cách
Cho nên trong ba cách Chính quan, Thất Sát, Thực thần, lấy Chính Quan cách hợp Thực thần nhập thành một thành "Thất Sát cách nhi dụng Ấn".
Loại bát tự văn cú này na ná nhau gọi là "trộn lẫn", trong nguyên văn của Thẩm Thị thấy khắp mọi nơi. Chúng như: "Dương nhận thấu Quan sát nhi lộ Tài ấn bất kiến Thương quan"; "Thương quan vượng Thân chủ nhược nhi thấu Sát ấn"; v.v... khiến không dễ lĩnh hội toàn cảnh.
- Hai là,
Phần 1. Điểm chính yếu
Giả như trong chi tháng tàng hai, ba can thì nhận biết cách cục cũng tương đồng như trên. VD: Quý sinh tháng Dần, Dần tàng Giáp Bính Mậu, bất luận thấu hay không thấy Giáp/ Bính/ Mậu thì đều phải luận theo THƯƠNG QUAN CÁCH. Cách chọn này là so vượng vị của nhật chủ với chi tháng. Nếu như sau lại thấy "Giáp / Bính / Mậu" thấu ra can thì Giáp thấu là đúng "Thương Quan cách"; Bính thấu là "Thương quan sinh Tài" ; Mậu thấu là "Thương quan kiến Quan".
Như trên thì làm sao có biến hoá ? Ví dụ như Kỉ sinh tháng Thân vốn là Thương quan. Tàng chứa Canh mà thấu Nhâm, tất hóa ra Tài và tên gọi là "Tài cách được Thương sinh" (gọi thuận tai thì Thương quan sinh Tài Cách). Phàm như thế đều là biến hóa của dụng thần vậy. Tức nguyệt lệnh dụng thần vốn là Thương quan nhưng không thấu mà thấu Nhâm nên từ Thương quan biến Tài cách.
Ví dụ trên Quý sinh tháng Dần: nếu chỉ thấu Giáp thì đích thực là Thương quan cách;chỉ thấu Bính thì: Thương quan sinh tài cách; chỉ thấu Mậu thì: Thương quan kiến quan cách.
Biến hóa tức là cái gì biến (hóa) ra thành cái gì? a biến hóa thành b nhưng a vẫn là a, dùng b để luận. Nó hoàn toàn nhất quán với quan niệm thấu-tàng...
Nguyên nhân là bởi 2 chữ "biến hóa" của Tử Bình Chân Thuyên. Một bát tự có thể định nhiều cách cục, đôi khi cũng không có một cách cục nào được thành lập. Nhiều cách cục thì lựa chọn một cách cục tiêu biểu nhất để luận. Về cơ bản lập cách dựa trên bản khí nguyệt lệnh, sau thì áp dụng nguyên tắc "thiên thấu địa tàng"...
(tiếp theo)
- Hai là, về mặt chú thích của Từ Nhạc Ngô đối với nguyên văn của họ Thẩm, xuất hiện hai loại chú sau:
+ Không chú thích từng câu, từng chữ nguyên văn, mà là cách sau một đoạn thì đưa ra một bát tự. Thường sau nguyên văn không đưa câu chữ cho đoạn này, vd như tại đoạn "Thành trung hữu bại", đưa ra bát tự của Ngũ Chiêu Quyền rồi bình: "Tài Quan tịnh thấu, nhưng tháng 5 Nhâm thủy hưu tù, Tài Quan thái vượng, thân nhược bất năng dụng "Tài Quan", hỷ phùng Hợi lộc, Dậu ấn phù thân vi dụng, chính là bại trung hữu thành", trớt quớt!
Đinh Hợi / Bính Ngọ / Nhâm Dần / Kỷ Dậu
Đoạn bình chú này có cái lý của nó, nhưng đã nhầm chổ, tiết "Bại trung hữu thành" nằm sau tiết "Thàhn trung hữu bại", vậy là không phải tiện tay ghi luôn mà do sắp xếp nhầm chổ. Thử tìm hiểu xem có phải họ Từ muốn đưa đại ý để dẫn mạch, ta thấy "Bại trung hữu thành" ở phần "Tài cục", họ Thẩm nguyên ý giải thích chỉ là "Quan phùng Thương thấu Ấn" cùng với "Tài phùng Sát nhi Thực Thần chế chi", không nói gì đến "Tài kị Quan". Cho nên, những điều này trong suy lý (ví dụ mà họ Từ đưa ra) thì có thể dùng được, chứ lập luận bình chú chưa đưa ra điểm đặc sắc của nguyên văn họ Thẩm.
+ Từ dùng trường phái của các nhà mệnh lý để giải thích câu chữ của Thẩm, vd như Thẩm nói ""Phàm nhân bát tự bài định, tất hữu nhất chủng nghị luận, nhất chủng tác dụng, nhất chủng hỷ thủ. Lâm địa hoán hình, nan dĩ hư nghĩ, học mệnh giả, kỳ khả hốt chư" (Phàm bát tự an định, tất chỉ có một phép luận, một loại tác dụng, một loại hỷ khí để chọn, tùy nơi mà thay hình, khó mà hư cấu, người học mệnh không nên vì thế mà xem nhẹ), ở đây Thẩm chỉ nói đến một chữ là "Dụng thần" mà Từ lại đem Điều hậu Dụng thần của Dư Xuân Đài gán ghép vào đó. Còn giải thích Mậu Tuất/ Giáp Tý/ Kỷ Tị/ Mậu Thìn, nguyệt lệnh Thiên Tài là Tài của ta, vốn lấy Tài làm dụng. Nhưng sinh tháng 11, thủy hàn thổ đóng băng cần nhất là điều hậu, cho nên dùng Bình hỏa trong Tị làm dụng thần, nhưng mà Tỷ Kiếp nhiều, tranh Tài thành bệnh, Giáp mộc Quan tinh hạn chế Tỉ Kiếp khiến bầy Kiếp không thể đoạt Tài. Đạon này Từ hoàn toàn dùng của "Dư thị dụng thần", vốn ghi rằng Kỷ sinh tháng tý dùng Bính và Giáp làm dụng thần. Ta không quá nghiêm khắc phê phán, nhưng ở đây là sự trung thực của ý văn, cần phải ghi rõ nguồn tham khảo, lấy trung thực làm đầu.
Quan niệm cơ bản "Dụng thần" của Thẩm
Dụng thần là một thuật ngữ được trích dẫn nhiều nhất trong sách mệnh lý, khi luận thì tác giả thường tập hợp các quan điểm của nhiều nhà mệnh lý học và từ đó có quan điểm riêng của tác giả đó; một lối lập luận như "theo quan điểm một người là..." thì có thể chẳng phải là chủ trươgn của người đó mà là "quan điểm đương thời", mà quan niệm này lại biến động theo năm tháng, theo lịch sử mệnh lý thì có biến động "đại chu kỳ" và "tiểu chu kỳ". Đại chu kỳ khoảng 200-300 năm. Ví dụ như:
1) Triều Minh trọng "nạp âm", còn triều Thanh trọng "ngũ hành chính" (ngũ hành can chi theo Lạc Đồ).
2) Nói đến chữ "Cách" thì triều Minh dùng ẩn dụ rất phong phú trong thi ca, vd như ""Côn sơn phiến ngọc, mã phiếu thiên đình, tử quy mẫu phục"; còn triều Thanh thì gọi rõ ra "Chính quan / Thất sát / Thực thần,..."
3) Triều Minh trọng "nhân nguyên ti lệnh" trong Can tàng Chi, vd như Dần tàng Giáp, Bính, Mậu thì sau lập xuân Mậu vượng 7 ngày, Bính vượng 7 ngày sau, Giáp vượng 16 ngày. Còn triều Thanh thì nghiêng về "Thấu xuất thiên can giả vi vượng" (Thiên can thấu ra [từ nguyệt lệnh] thì mới vượng).
4) Triều Minh thì "Dụng thần" là tên riêng chỉ "cách cục". Thì dụ như: dỹ "Tài" vi "Dụng" tức chỉ cách "Chính tài".
5) "Cách cục" quan trọng ở nhật chủ, "tính chất ngũ hành" quan trọng ở "cân bằng" (trung dung bình hành).
v.v...
Triều Minh từ thời Thần Tông (1573-1620) đến thời triều Thanh Càn Long (1711-1799) là một "đại chu kỳ" chuyển biến, còn từ thời Thanh mạt, Minh sơ là các "tiểu chu kỳ", tiểu chu kỳ chẳng cần chú ý đến các mặt của đại chu kỳ, cũng chính là có thể hoàn toàn loại bỏ việc luận kèm vào "nạp âm ngũ hành", "nhân nguyên ti lệnh", v.v... còn việc làm thế nào phiên dịch thuật ngữ triều Minh thành thuật ngữ tiều Thanh thì có thể bảo lưu. Nếu như không thể thêm các thuật ngữ phù hợp "Hà đồ hóa" thì vứt bỏ không luận.
Các vấn đề về "Dụng Thần" của Thẩm Hiếu Chiêm.
1) Về "dụng thần", nó cũng chẳng phải là thuật ngữ chuyên dụng của mệnh học, mà là dùng xuất phát từ thuật ngữ của "Pháp gia" (một phái thời Tiên Tần), "dụng thần" xuất hiện trong tác phẩm Hàn Phi Tử - thiên Giải Lão, rằng: "Chúng nhân chi "Dụng thần" dã táo, táo tắc đa phí, đa phí chi vị xỉ. Thánh nhân chi dụng thần dã tĩnh, tĩnh tắc thiểu phí".
2) Họ Thẩm sinh ở thời Thanh Khang Hy, chúng ta không nên dùng quan niệm ngày nay để hiểu quan điểm mệnh lý thời họ Thẩm, mà là từ tác phẩm của họ Thẩm để giải thích các khái niệm đương thời chúng ta. Ông ta dường như tiếp cận với Tam Mệnh Thông Hội và Trích Thiên Tủy, còn "Dư thị Điều hậu Dụng thần" (thí dụ như: Giáp nhật sinh dần nguyệt, dùng Bính, Quý làm dụng) ngày nay thì hoàn toàn không liên quan. Do tại thời Ung Chính, Càn Long căn bản không có "điều hậu vi cấp", xem bát tự quan niệm trên hết là nhật chủ cường nhược.
3) Thẩm chọn "cách cục" bằng "nguyệt lệnh địa chi", tương đồng với Tam Mệnh Thông Hội. Dùng thiên thấu địa tàng nguyệt trụ làm "chính cách"; thiên thấu địa tàng can chi của năm, giờ và nhật chi làm "ngoại cách".
4) Nguyệt chi là Lâm quan của nhật chủ thì gọi là [cách] Nguyệt Nhận, ngày nay gọi cách này là cách "Phùng Lộc" (Kiến Lộc).
5) Nguyệt chi bán tam hợp hoặc bán tam hội, cũng khả dĩ thành cách.
6) Hàm nghĩa đầu tiên của "Dụng thần" là chỉ "cách cục", "cách cục" cũng có nghĩa là "dụng thần", tức cùng nghĩa nhưng khác tên, không có khác biệt gì.
7) Cách cục Dụng thần luôn có tám cách, hai cách dùng, là thuận dụng và nghịch dụng. Nghĩa là, như "Tài Quan Ấn Thực", "Dụng thần" này "Thiện" là thuận dụng, "Sát Thương Kiêu Nhận", là "Bất thiện mà nghịch dụng".
Cách cục Dụng thần của họ Thẩm là đại nguyên tắc mà đại khái từ đây sinh ra cách cục độc lập là "cát, hung, hỷ, kị, thành, bại, ứng dụng tình, vô tình, thuận dụng, nghịch dụng, chính cách, ngoại cách, hành vận biến cách, v.v..."
(hết phần 2)
Như trên thì làm sao có biến hoá ? Ví dụ như Kỉ sinh tháng Thân vốn là Thương quan. Tàng chứa Canh mà thấu Nhâm, tất hóa ra Tài và tên gọi là "Tài cách được Thương sinh" (gọi thuận tai thì Thương quan sinh Tài Cách). Phàm như thế đều là biến hóa của dụng thần vậy. Tức nguyệt lệnh dụng thần vốn là Thương quan nhưng không thấu mà thấu Nhâm nên từ Thương quan biến Tài cách.
Ví dụ trên Quý sinh tháng Dần: nếu chỉ thấu Giáp thì đích thực là Thương quan cách;chỉ thấu Bính thì: Thương quan sinh tài cách; chỉ thấu Mậu thì: Thương quan kiến quan cách.
Tiếng Việt nói xuôi, tiếng Hoa nói ngược.
"Thương quan sinh Tài Cách" nghĩa là cách Thương Quan sinh Tài, chứ ko phải ý nói "Thương Quan cách" biến thành "Tài cách", hoặc cũng chẳng có ý gì bàn đến "Tài cách" cả.
Powered by vBulletin® Version 4.1.12 Copyright © 2024 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.