PDA

View Full Version : Phương pháp lấy cách cục - Lương Tương Nhuận



thachmoc
25-04-14, 12:59
Trên diễn đàn, anh Nhật hoa đang giới thiệu quan điểm về Cách cục và Dụng thần của Thẩm Hiếu Chiêm được lão sư Lương Tương Nhuận phân tích qua tác phẩm "Trích Thiên Tủy, Tử Bình Chân Thuyên kim chú" trong loạt bài "Lưu ý khi đọc Tử Bình Chân Thuyên". Lang thang trên mạng Hoa ngữ, Thachmoc có thấy một bài đề cập tới phương pháp lấy cách cục của ông, xin đưa ra để mọi người cùng tham khảo.

Phương pháp lấy cách cục

I. Thiên thấu địa tàng lập cách

Nếu nguyên cục của bát tự trên Thiên can có một thập thần nào đó, mà can tàng trong Địa chi cũng có thập thần đó, thì được cho là "thiên thấu địa tàng". Ví dụ: Giáp nhật chủ sinh vào tháng Tân Dậu, Dậu địa chi tàng can Tân, Tân là Chính quan của nhật chủ, vì vậy thành Chính quan cách.

II. Phạm vi lấy cách

Trong việc lấy cách, có thể có Chính quan cách, Thất Sát cách, Thực thần cách, Thương quan cách, Chính Ấn cách, Thiên Ấn cách, Chính Tài cách, Thiên Tài cách, mà không có Tỉ Kiếp cách, Tỉ Kiên cách. Căn cứ nhận biết và phân biệt chính cách là lấy Nhật chủ theo ngũ hành bên ngoài mà định cách cục. Trừ các cách đặc biệt như tòng vượng, Dương Nhận, v.v... không thuộc phạm vi này.

III. Trình tự lấy cách

1. Nguyệt chi tàng can thấu thiên can nguyệt trụ, làm ưu tiên thứ nhất.
2. Nguyệt chi tàng can không thấu nguyệt can mà thấu thiên can trụ năm, giờ làm ưu tiên thứ 2.
3. Nguyệt chi tàng can không thấu, thì lấy thiên can nguyệt trụ tọa căn ở Địa chi niên, nhật, thời làm ưu tiên thứ 3.
4. Trừ 3 loại tình huống trên, chỉ cần có thập thần thiên thấu địa tàng, đã là cách cục rồi.
5. Nếu có 2 loại cách cục đồng thời cùng tồn tại, như cách cục mà ngũ hành đồng loại thì được coi là thiên cách. Cùng lúc Chính quan cách, lại vừa Thất Sát cách thì coi như Thất Sát cách mà luận. Đồng thời vừa Chính Tài cách, lại có Thiên Tài cách coi như Thiên Tài cách mà luận. Đồng thời là Thực thần cách, vừa là Thương quan cách, coi như Thương quan cách mà luận. Song song Chính Ấn cách, vừa có Thiên Ấn cách, coi như Thiên Ấn cách mà luận.
6. Nếu như đồng thời tồn tại 2 loại cách cục, như đã có Thực thần cách mà đồng thời có Thất Sát cách, thì trong hai cách đó ưu tiên lấy một cách đương lệnh, và trong tứ trụ sắp xếp vị trí trước sau phân ra mà luận.

IV. Địa chi hình thành tam hội tam hợp, hơn nữa không cách xa nhau thì có thể thủ cách, tuy nhiên đều là thiên cách. Ví dụ: Giáp nhật chủ, địa chi niên nguyệt nhật là Dần Ngọ Tuất hoặc Tị Ngọ Mùi thì lấy thành Thương quan cách.

V. Ví dụ:

Ví dụ 1: Quý Tị/ Canh Thân/ Nhâm Tý/ Mậu Thân
1) Thiên can có Mậu, Quý, Canh. Do Kiếp tài không phải cách cục thông thường nên không cần để ý Quý Kiếp tài, mà trực tiếp xem xét Canh, Mậu có căn dưới địa chi hay không.
2) Mậu là Thất Sát tại địa chi niên, nguyệt, thời bên trong đều có Mậu căn Thất Sát, có thể cho là Thất Sát cách.
3) Canh Thiên Ấn trong địa chi niên, nguyệt, thời cũng đều có Canh căn Thiên Ấn, có thể lấy Thiên Ấn cách.
4) Song song Mậu Thất Sát cách và Canh Thiên Ấn cách, cả hai đều có cơ hội thành cách, xét thiên thấu địa tàng trong nguyệt lệnh làm ưu tiên số một.
5) Ở đây, do nguyệt lệnh Canh Thân nên cách cục Thiên Ấn thiên thấu địa tàng
6) Chủ cách là Thiên Ấn, kiêm Thất Sát cách, đồng thời cũng là Dương Nhận cách vì Quý có căn tại Tý.

Ví dụ 2: Nhâm Thìn/ Giáp Thìn/ Tân Tị/ Nhâm Thìn
1) Thiên can có Giáp Chính tài, Nhâm Thương quan. Nếu địa chi có Giáp có thể trở thành Chính tài cách, có Nhâm thì có thể trở thành Thương quan cách.
2) Nhâm, Giáp ở 4 trong địa chi đều không tàng can, như thế thì sơ bộ kết luận là không có cách cục.
3) Không có thiên thấu địa tàng và tam hợp, tam hội chỉ có thể lấy bằng phương thức đồng loại gặp nhau, miễn cưỡng thủ cách cục.
4) Bát tự này thiên can nguyệt trụ có Giáp Chính tài, mà địa chi nguyệt trụ Thìn tàng Ất Thiên Tài, có thể lấy Tài cách.

Ví dụ 3: Kỷ Hợi/ Giáp Tuất/ Nhâm Thìn/ Canh Tuất
1) Thiên can có Kỷ Chính quan, Giáp Thực thần, Canh Thiên Ấn.
2) Trong Kỷ, Giáp, Canh chỉ có Giáp tàng trong niên trụ Hợi.
3) Kỷ Chính quan, Canh Thiên Ấn trong địa chỉ đều không có căn.
4) Cho nên chỉ có thể lấy Giáp Thực thần lập cách.
5) Tứ trụ này kiêm một cách đặc biệt là Khôi Cương cách.

Ví dụ 4: Ất Dậu/ Bính Tuất/ Tân Dậu/ Bính Thân
1) Thiên can có Bính Chính quan, Ất Thiên Tài, các thập thần này đều có thể trở thành cách cục.
2) Tuy nhiên ở bốn địa chi căn bản không có Ất Bính, vậy bát tự này sẽ không thể dựa vào nguyên tắc "thiên thấu địa tàng" để lấy và phân biệt cách cục.
3) Địa chi 3 trụ tháng ngày giờ liên tiếp hình thành tam hội Thân Dậu Tuất, do nhật chủ là Tân kim, địa chi tam hội Thân Dậu Tuất cũng là kim, căn cứ vào phạm vi thủ cách không thể lấy ngũ hành tương đồng với nhật chủ để thành lập cách cục, đó là nguyên tắc nhất quán, vì vậy cho dù có tam hội kim cũng không có cách gì để thủ cách.
4) Cho nên miễn cưỡng dùng lưỡng Bính ở thiên can và một can Đinh tàng dưới địa chi chấp nhận thành Thất Sát cách.

Ví dụ 5: Kỷ Sửu/ Ất Hợi/ Bính Tý/ Mậu Tý
1) Thiên can có Kỷ Thương quan, Ất Chính Ấn, Mậu Thực thần, các thập thần này đều có thể trở thành cách.
2) Ất Chính Ấn vô căn, không thể lập cách.
3) Kỷ Thương quan có căn tại trụ năm, đủ thành Thương quan cách.
4) Năm tháng ngày hình thành tam hội Thất Sát cách.
5) Tam hội chiếm nguyệt lệnh, cho nên bát tự này lấy Thất Sát cách làm chủ cách và kiêm cả Thương quan cách kèm theo.