thiếu bá
02-06-12, 12:01
- kimcuong viết -
1. Bỉ Kiếp bang thân: -比劫帮身-
Bỉ là Bỉ Kiên, thường gọi là Tỉ. Kiếp là Kiếp Tài, thường nói gọn là Kiếp. Tỉ Kiếp là nhật can và can đồng ngũ hành với nhau, như Giáp là nhật can gọi là Tỉ, Ất là Kiếp. Cả 2 đều thuộc ngũ hành Mộc. Địa chi Dần và Mão cũng được gọi là Tỉ Kiếp của nhật chủ Giáp, vì Dần tàng Giáp, Bính, Mậu, trong đó Giáp là bản khí cùng là dương mộc như nhật chủ; Mão tàng Ất, chính là Kiếp tài của Giáp.
Tỉ Kiếp còn gọi là huynh đệ anh em. Nhật can suy nhược, không thể đảm trách Tài Quan Thương Thực, nếu gặp được Giáp Ất Dần Mão trong tứ trụ thì có được anh em phù trợ (bang thân). Tứ trụ mừng gặp anh em tức là mệnh có cứu:
- Tài đa thân nhược, có thêm Tỉ Kiếp để khắc bớt Tài, thí dụ như Giáp Ất chế ngự được Mậu Kỉ -财多身弱,富屋贫人-
- Quan Sát vượng thân nhược, nên có Tỉ Kiếp để chống cự lại, như Canh Tân khắc Giáp Ất, có thêm Dần Mão đồng hành Mộc các loại như có thêm người trợ lực, không bị đơn thân độc mã.
- Thực Thương vượng, thân nhược, Tỉ Kiếp xuất hiện để không bị tiết khí quá sức, lực lượng cân bằng hơn.
Huynh đệ hữu tình, không bị khắc phá hình hại như có anh em đắc trợ, quan hệ xã hội tốt đẹp.
Ngược lại, thân đã cường vượng, lại gặp thêm Tỉ Kiếp, tất tự mình mang thêm tai họa, vì phạm vào cách đoạt Tài như sau.
2. Bỉ Kiếp đoạt Tài / Tỉ Kiếp tranh Tài: -比却夺财-
Vật cực tất phản. Do nhật can cường thịnh, các trụ lại nhiều Tỉ Kiếp, như Giáp sinh tháng Dần, tháng Mão, lại toàn gặp ngũ hành Mộc các loại, vượng quá hóa suy.
Trụ có Tài tinh, Tỉ Kiếp quá nhiều tranh đoạt khứ tài, như lòng tham không đáy, tính tình lãng phí, lòng dạ bất nhất, huynh đệ vô tình.
Cứu giải nhờ vào Quan Sát hữu dụng.
3. Tài đa thân nhược / Tài vượng thân suy: -财多身弱-
Mệnh có thiên tài, chính tài cường vượng, nhật chủ suy yếu, không thể hưởng thụ hoặc làm việc lâu bền.
- Tài nhiều, thân nhược, lại gặp Quan Sát, tất Tài sinh Quan Sát khắc chế nhật can.
- Tài nhiều, thân nhược, lại gặp Thực Thương, nhật chủ bị tiết khí quá độ, họa cũng khôn lường.
Phạm phải cách này mới gọi là thân nhược cần Tỉ Kiếp, Kiêu Ấn. Nếu trong nguyên cục có sẵn, tất nhiên có cứu. Nếu Tỉ Kiếp Kiêu Ấn khuyết hãm, hành vận Tỉ Kiếp thì gặp phúc, gặp Ấn tinh thì cát lợi, tuy nhiên sức công thành vẫn kém.
4. Tham Tài phôi Ấn / Tài tinh phá Ấn: -财多身弱-
Nhật can suy nhược, cần Kiêu Ấn sinh trợ, tất nhiên không dụng Tài tinh quá nhiều, vì Tài sẽ phá Ấn. Như Giáp nhật chủ nhược, cần Thủy tương trợ, trong trụ có quá nhiều Mậu Kỉ, Thổ các loại sẽ khắc chế Thủy, thân càng nhược. Phạm cách này có nhiều khó khăn xảy ra:
- ly hương, xa gia đình, phụ mẫu bất toàn
- nghề nghiệp luôn thay đổi
- thi cử bất thành, kéo dài không mục đích
- tài năng khó dùng
- thân thể nhuốm bệnh
- tính khí yếu nhược, vô tổ chức
Tài tinh phá Ấn, nhất định dùng Tỉ Kiếp chế tài, có sẵn trong trụ là có giải, nếu không tọa trong nguyên cục, phải nhờ hành vận.
5. Ấn thụ hộ thân: -印绶护身-
Nhật can suy nhược, có được Kiêu Ấn xuất hiện cứu giải, kị Tài tinh khắc Ấn, cần có Quan Sát sinh Ấn.
Nhật can cường vượng, lại có thêm Kiêu Ấn sinh trợ, gọi là phản bất vi cát, không thể cát lợi, phải nhờ Tài tinh khắc chế bớt. Lưu niên đại vận có Tài tinh cũng được gọi là thuận lợi.
6. Quan Ấn tương sinh / Sát Ấn tương sinh: -官印 相 生- 杀印相生 -
Căn bản là tứ trụ có Quan Sát khắc chế nhật can, cần có Kiêu Ấn tiết khí Quan Sát phò thân.
- Nhật chủ vượng, Ấn nhược, vận Quan sinh Ấn thì đạt phú quí song toàn.
- Sát bất ly Ấn, Ấn bất ly Sát, tức là nói cả hai đều thấu lộ hoặc không bị khắc chế, công danh sẽ được hiển đạt.
7. Tài vượng sanh Quan: -财旺生官-
Nhật chủ vượng, Tài vượng, Quan hay Sát kém thế hơn, chỉ cần có mặt, không bị chế ngự hình hại cái loại, dụng Quan nhờ Tài làm hỉ thần rất thuận lợi.
8. Quan tinh vệ Tài: -官星卫财-
Tứ trụ có Tài tinh bị Tỉ Kiếp cường vượng đoạt khứ, nên dụng Quan Sát chế ngự Tỉ Kiếp.
9. Quan Sát hỗn tạp: -官杀混杂-
Quan và Sát cùng thấu can, có gốc, đắc địa, đắc thế, đều không bị khắc chế, gọi là Quan Sát thành bè phái khắc chế nhật can, tứ trụ rất hung. Vì đây còn là quan niệm „thiên chánh trọc loạn“, Sát là thiên quan, Quan là chính quan, cả hai đều vượng, tất nhật chủ suy nhược, tính tình bất nhất, khí thế tiểu nhân, dùng thời mà thắng.
- Nhật can nhược, có Quan cùng Sát thấu và mạnh, mệnh bần tiện
- Nhật can nhược, có Kiêu Ấn hộ thân, không sợ Quan Sát hỗn, nhưng lại không nên có quá nhiều hoặc dụng Thực Thương
- Nhật can không quá nhược, Quan Sát cùng mạnh, nếu có Thực Thương hỉ dụng thì rất tốt
Nhật can mà vượng lại không kị cách này, chỉ có 2 trường hợp:
- Nhật can vượng, Tỉ Kiếp nhiều, hoặc Kiêu Ấn mạnh, không sợ Quan Sát hỗn tạp, vì Ấn tinh tiết khí Quan Sát, Tỉ Kiếp có thể chế ngự Quan Sát.
- Nhật can vượng, có Quan cùng Sát, nếu khứ được Quan lưu Sát hoặc khứ Sát lưu quan, tùy theo mức độ gọi là có giải, phản thành quí cách.
10. Quan biến vi Quỷ / Thân suy ngộ Quỷ: -官变为鬼-
Nhật can suy nhược, quá nhiều Quan tinh khắc chế nhật chủ, gọi là "Quỷ" chỉ là một khái niệm cho sự hung tai vì ngũ hành nào cũng cần phải hiểu quá vượng tất chóng trở thành suy. Nếu có Ấn tinh thì được cân bằng trở lại. Tối kị gặp Tài đắc thế, đắc địa, Tài sinh Quỷ, vận hạn mà gặp tất có đại họa.
11. Thương Thực tiết tú: -伤食泄秀-
Nhật can cường, nhiều Tỉ Kiếp, không có Quan Sát, cần có Thực Thương tiết bớt khí nộ, trở nên trung hòa. Được cách này, lại có Tài tinh, tất nhiên Tỉ Kiếp sinh Thực Thương, Thực Thương sinh Tài tinh, mệnh phú.
Nhật can nhược, lại không thể gặp Thương Thực quá mạnh, gọi là bị „đạo tiết“. Thân nhược không thể tiết khí nhiều, như thân thể suy yếu không thể làm việc nặng nhọc. Cần có Tỉ Kiếp bang thân, hoặc có Ấn tinh chế khứ bớt Thực Thương.
12. Thiên Ấn đoạt Thực / Thực thần phùng Kiêu: -枭神夺食-
Nhật can cường vượng, không có Quan Sát, cần có Thực thần tiết khí, trở nên cân bằng. Gặp phải Thiên Ấn mạnh khắc khứ Thực thần, phản cách thành hung. Có thêm Tài tinh là phúc đức, vì Tài tinh chế bớt Kiêu thần. Tứ trụ không có, phải chờ đến vận hạn.
13. Thương Quan kiến Quan: -伤官见官, 为祸百端-
Tứ trụ đang dụng Thương Quan, hoặc Thương Quan đắc khí, gặp phải Quan tinh cũng mạnh là tương chiến, Như Giáp lấy Đinh làm Thương quan, Tân là Quan cùng vượng hoặc thấu lộ, Hỏa âm bị Kim âm đắc khí cản trở, không thể thành cách, đó là dụng theo nguyên lý Âm khắc Âm, Dương khắc Dương.
14. Thực thần chế Sát: -食神制煞-
Nhật can suy nhược, Thất Sát mạnh có thể khắc thân càng nhược thêm, cần có Thực thần đắc khí chế Sát phò thân.
Nhật can vượng, Thất Sát cũng cường, lại không có Ấn tinh, phải cần có Thực thần chế ngự, mệnh hóa Quyền cách.
Cổ thư đều nói: „Thiên quan hữu chế hóa vi quyền“, nhưng phải phân biệt thân suy hay vượng, nếu không thì chỉ là tính cách tạm thời, nhờ thế thời mà thành tựu, không phải là tính cách cố định.
Đặc biệt, cùng ý nghĩa “hóa quyền”, Thương quan cùng Sát cũng là 1 cách tốt, giống như Thực thần chế Sát vậy. Lưu ý rằng Thực và Sát cùng Âm hay Dương, Thương quan và Sát là Âm Dương tương ứng, bởi vì phá được cách Thương quan kiến Quan. Hãy nhớ suy luận Âm Dương tùy cách cục cho kỹ.
Duy chỉ khi nào nhật can và Thất sát đều cường, có Thực thần chế, lại thêm Thương Thực quá nhiều, Thất sát trở nên bị chế quá sức, phản cách thành hung, không thể phát đạt, công danh bị cản trở.
15. Dương nhận giá Sát: -羊刃驾杀-
Nhật can cường lại gặp Dương nhận, như Giáp gặp Mão, Bính gặp Ngọ, rất nên có Thất Sát, vì Canh khắc Giáp, Nhâm khắc Quí là chế ngự đuợc sự cường vượng thái quá của nhật chủ. Binh quyền quí hiển là đạt được cách này.
Phá cách là Thất Sát lại quá nhiều, hoặc Ấn Kiêu cũng trọng, không thể tự chế ngự, lúc đó mới thực sự Vượng quá hóa Suy, mệnh bất hảo.
16. Quan tinh đái Nhận: -官星带刃-
Giống như trên, nhật can cường, gặp Dương nhận, lại thấy Chính quan thông căn đắc khí. Quan tinh có thể chế phục dương nhận, mệnh đạt Quyền cách.
Chính quan mà nhược, cần có Tài sinh Quan.
Dương nhận tại địa chi bị xung lại là hung cách. Như Giáp gặp Mão là Nhận, không nên có Dậu xung Mão. Bính gặp Ngọ là Nhận, gặp Tí xung cũng là hung cách.
1. Bỉ Kiếp bang thân: -比劫帮身-
Bỉ là Bỉ Kiên, thường gọi là Tỉ. Kiếp là Kiếp Tài, thường nói gọn là Kiếp. Tỉ Kiếp là nhật can và can đồng ngũ hành với nhau, như Giáp là nhật can gọi là Tỉ, Ất là Kiếp. Cả 2 đều thuộc ngũ hành Mộc. Địa chi Dần và Mão cũng được gọi là Tỉ Kiếp của nhật chủ Giáp, vì Dần tàng Giáp, Bính, Mậu, trong đó Giáp là bản khí cùng là dương mộc như nhật chủ; Mão tàng Ất, chính là Kiếp tài của Giáp.
Tỉ Kiếp còn gọi là huynh đệ anh em. Nhật can suy nhược, không thể đảm trách Tài Quan Thương Thực, nếu gặp được Giáp Ất Dần Mão trong tứ trụ thì có được anh em phù trợ (bang thân). Tứ trụ mừng gặp anh em tức là mệnh có cứu:
- Tài đa thân nhược, có thêm Tỉ Kiếp để khắc bớt Tài, thí dụ như Giáp Ất chế ngự được Mậu Kỉ -财多身弱,富屋贫人-
- Quan Sát vượng thân nhược, nên có Tỉ Kiếp để chống cự lại, như Canh Tân khắc Giáp Ất, có thêm Dần Mão đồng hành Mộc các loại như có thêm người trợ lực, không bị đơn thân độc mã.
- Thực Thương vượng, thân nhược, Tỉ Kiếp xuất hiện để không bị tiết khí quá sức, lực lượng cân bằng hơn.
Huynh đệ hữu tình, không bị khắc phá hình hại như có anh em đắc trợ, quan hệ xã hội tốt đẹp.
Ngược lại, thân đã cường vượng, lại gặp thêm Tỉ Kiếp, tất tự mình mang thêm tai họa, vì phạm vào cách đoạt Tài như sau.
2. Bỉ Kiếp đoạt Tài / Tỉ Kiếp tranh Tài: -比却夺财-
Vật cực tất phản. Do nhật can cường thịnh, các trụ lại nhiều Tỉ Kiếp, như Giáp sinh tháng Dần, tháng Mão, lại toàn gặp ngũ hành Mộc các loại, vượng quá hóa suy.
Trụ có Tài tinh, Tỉ Kiếp quá nhiều tranh đoạt khứ tài, như lòng tham không đáy, tính tình lãng phí, lòng dạ bất nhất, huynh đệ vô tình.
Cứu giải nhờ vào Quan Sát hữu dụng.
3. Tài đa thân nhược / Tài vượng thân suy: -财多身弱-
Mệnh có thiên tài, chính tài cường vượng, nhật chủ suy yếu, không thể hưởng thụ hoặc làm việc lâu bền.
- Tài nhiều, thân nhược, lại gặp Quan Sát, tất Tài sinh Quan Sát khắc chế nhật can.
- Tài nhiều, thân nhược, lại gặp Thực Thương, nhật chủ bị tiết khí quá độ, họa cũng khôn lường.
Phạm phải cách này mới gọi là thân nhược cần Tỉ Kiếp, Kiêu Ấn. Nếu trong nguyên cục có sẵn, tất nhiên có cứu. Nếu Tỉ Kiếp Kiêu Ấn khuyết hãm, hành vận Tỉ Kiếp thì gặp phúc, gặp Ấn tinh thì cát lợi, tuy nhiên sức công thành vẫn kém.
4. Tham Tài phôi Ấn / Tài tinh phá Ấn: -财多身弱-
Nhật can suy nhược, cần Kiêu Ấn sinh trợ, tất nhiên không dụng Tài tinh quá nhiều, vì Tài sẽ phá Ấn. Như Giáp nhật chủ nhược, cần Thủy tương trợ, trong trụ có quá nhiều Mậu Kỉ, Thổ các loại sẽ khắc chế Thủy, thân càng nhược. Phạm cách này có nhiều khó khăn xảy ra:
- ly hương, xa gia đình, phụ mẫu bất toàn
- nghề nghiệp luôn thay đổi
- thi cử bất thành, kéo dài không mục đích
- tài năng khó dùng
- thân thể nhuốm bệnh
- tính khí yếu nhược, vô tổ chức
Tài tinh phá Ấn, nhất định dùng Tỉ Kiếp chế tài, có sẵn trong trụ là có giải, nếu không tọa trong nguyên cục, phải nhờ hành vận.
5. Ấn thụ hộ thân: -印绶护身-
Nhật can suy nhược, có được Kiêu Ấn xuất hiện cứu giải, kị Tài tinh khắc Ấn, cần có Quan Sát sinh Ấn.
Nhật can cường vượng, lại có thêm Kiêu Ấn sinh trợ, gọi là phản bất vi cát, không thể cát lợi, phải nhờ Tài tinh khắc chế bớt. Lưu niên đại vận có Tài tinh cũng được gọi là thuận lợi.
6. Quan Ấn tương sinh / Sát Ấn tương sinh: -官印 相 生- 杀印相生 -
Căn bản là tứ trụ có Quan Sát khắc chế nhật can, cần có Kiêu Ấn tiết khí Quan Sát phò thân.
- Nhật chủ vượng, Ấn nhược, vận Quan sinh Ấn thì đạt phú quí song toàn.
- Sát bất ly Ấn, Ấn bất ly Sát, tức là nói cả hai đều thấu lộ hoặc không bị khắc chế, công danh sẽ được hiển đạt.
7. Tài vượng sanh Quan: -财旺生官-
Nhật chủ vượng, Tài vượng, Quan hay Sát kém thế hơn, chỉ cần có mặt, không bị chế ngự hình hại cái loại, dụng Quan nhờ Tài làm hỉ thần rất thuận lợi.
8. Quan tinh vệ Tài: -官星卫财-
Tứ trụ có Tài tinh bị Tỉ Kiếp cường vượng đoạt khứ, nên dụng Quan Sát chế ngự Tỉ Kiếp.
9. Quan Sát hỗn tạp: -官杀混杂-
Quan và Sát cùng thấu can, có gốc, đắc địa, đắc thế, đều không bị khắc chế, gọi là Quan Sát thành bè phái khắc chế nhật can, tứ trụ rất hung. Vì đây còn là quan niệm „thiên chánh trọc loạn“, Sát là thiên quan, Quan là chính quan, cả hai đều vượng, tất nhật chủ suy nhược, tính tình bất nhất, khí thế tiểu nhân, dùng thời mà thắng.
- Nhật can nhược, có Quan cùng Sát thấu và mạnh, mệnh bần tiện
- Nhật can nhược, có Kiêu Ấn hộ thân, không sợ Quan Sát hỗn, nhưng lại không nên có quá nhiều hoặc dụng Thực Thương
- Nhật can không quá nhược, Quan Sát cùng mạnh, nếu có Thực Thương hỉ dụng thì rất tốt
Nhật can mà vượng lại không kị cách này, chỉ có 2 trường hợp:
- Nhật can vượng, Tỉ Kiếp nhiều, hoặc Kiêu Ấn mạnh, không sợ Quan Sát hỗn tạp, vì Ấn tinh tiết khí Quan Sát, Tỉ Kiếp có thể chế ngự Quan Sát.
- Nhật can vượng, có Quan cùng Sát, nếu khứ được Quan lưu Sát hoặc khứ Sát lưu quan, tùy theo mức độ gọi là có giải, phản thành quí cách.
10. Quan biến vi Quỷ / Thân suy ngộ Quỷ: -官变为鬼-
Nhật can suy nhược, quá nhiều Quan tinh khắc chế nhật chủ, gọi là "Quỷ" chỉ là một khái niệm cho sự hung tai vì ngũ hành nào cũng cần phải hiểu quá vượng tất chóng trở thành suy. Nếu có Ấn tinh thì được cân bằng trở lại. Tối kị gặp Tài đắc thế, đắc địa, Tài sinh Quỷ, vận hạn mà gặp tất có đại họa.
11. Thương Thực tiết tú: -伤食泄秀-
Nhật can cường, nhiều Tỉ Kiếp, không có Quan Sát, cần có Thực Thương tiết bớt khí nộ, trở nên trung hòa. Được cách này, lại có Tài tinh, tất nhiên Tỉ Kiếp sinh Thực Thương, Thực Thương sinh Tài tinh, mệnh phú.
Nhật can nhược, lại không thể gặp Thương Thực quá mạnh, gọi là bị „đạo tiết“. Thân nhược không thể tiết khí nhiều, như thân thể suy yếu không thể làm việc nặng nhọc. Cần có Tỉ Kiếp bang thân, hoặc có Ấn tinh chế khứ bớt Thực Thương.
12. Thiên Ấn đoạt Thực / Thực thần phùng Kiêu: -枭神夺食-
Nhật can cường vượng, không có Quan Sát, cần có Thực thần tiết khí, trở nên cân bằng. Gặp phải Thiên Ấn mạnh khắc khứ Thực thần, phản cách thành hung. Có thêm Tài tinh là phúc đức, vì Tài tinh chế bớt Kiêu thần. Tứ trụ không có, phải chờ đến vận hạn.
13. Thương Quan kiến Quan: -伤官见官, 为祸百端-
Tứ trụ đang dụng Thương Quan, hoặc Thương Quan đắc khí, gặp phải Quan tinh cũng mạnh là tương chiến, Như Giáp lấy Đinh làm Thương quan, Tân là Quan cùng vượng hoặc thấu lộ, Hỏa âm bị Kim âm đắc khí cản trở, không thể thành cách, đó là dụng theo nguyên lý Âm khắc Âm, Dương khắc Dương.
14. Thực thần chế Sát: -食神制煞-
Nhật can suy nhược, Thất Sát mạnh có thể khắc thân càng nhược thêm, cần có Thực thần đắc khí chế Sát phò thân.
Nhật can vượng, Thất Sát cũng cường, lại không có Ấn tinh, phải cần có Thực thần chế ngự, mệnh hóa Quyền cách.
Cổ thư đều nói: „Thiên quan hữu chế hóa vi quyền“, nhưng phải phân biệt thân suy hay vượng, nếu không thì chỉ là tính cách tạm thời, nhờ thế thời mà thành tựu, không phải là tính cách cố định.
Đặc biệt, cùng ý nghĩa “hóa quyền”, Thương quan cùng Sát cũng là 1 cách tốt, giống như Thực thần chế Sát vậy. Lưu ý rằng Thực và Sát cùng Âm hay Dương, Thương quan và Sát là Âm Dương tương ứng, bởi vì phá được cách Thương quan kiến Quan. Hãy nhớ suy luận Âm Dương tùy cách cục cho kỹ.
Duy chỉ khi nào nhật can và Thất sát đều cường, có Thực thần chế, lại thêm Thương Thực quá nhiều, Thất sát trở nên bị chế quá sức, phản cách thành hung, không thể phát đạt, công danh bị cản trở.
15. Dương nhận giá Sát: -羊刃驾杀-
Nhật can cường lại gặp Dương nhận, như Giáp gặp Mão, Bính gặp Ngọ, rất nên có Thất Sát, vì Canh khắc Giáp, Nhâm khắc Quí là chế ngự đuợc sự cường vượng thái quá của nhật chủ. Binh quyền quí hiển là đạt được cách này.
Phá cách là Thất Sát lại quá nhiều, hoặc Ấn Kiêu cũng trọng, không thể tự chế ngự, lúc đó mới thực sự Vượng quá hóa Suy, mệnh bất hảo.
16. Quan tinh đái Nhận: -官星带刃-
Giống như trên, nhật can cường, gặp Dương nhận, lại thấy Chính quan thông căn đắc khí. Quan tinh có thể chế phục dương nhận, mệnh đạt Quyền cách.
Chính quan mà nhược, cần có Tài sinh Quan.
Dương nhận tại địa chi bị xung lại là hung cách. Như Giáp gặp Mão là Nhận, không nên có Dậu xung Mão. Bính gặp Ngọ là Nhận, gặp Tí xung cũng là hung cách.