View Full Version : Tú khí lưu thông
-kimcuong viết-
Xem bát tự Tử bình có câu "sở dụng chi vật vi dụng thần“, hiểu là tìm kiếm điều hữu dụng cho tứ trụ. Một trong những phương pháp suy đoán sự thuận lợi đó là đoán Khí lưu hành trong tứ trụ ra sao.
Giả dụ như Kỉ nhật can sinh vào tháng Dậu, tiết Bạch lộ, thiên can thấu Tân, tức nhiên thấy khí tiết thoát lên ở lệnh tháng. Tân là Thực thần của Kỉ, gọi là Thực thần cách. Kỉ thổ sinh Tân Kim, hướng thuận sinh đã có, nhưng thật sự còn rất nhiều điều phải xét để biết rằng dụng khí tiết đó như thế nào.
Thí dụ bát tự (1):
năm: (thiên tài) Quí Mùi
tháng: (thực) Tân Dậu
ngày: Kỉ Tị
giờ: (kiếp) Mậu Thìn
Vận nữ: Nhâm Tuất, Quí Hợi, Giáp Tí, Ất Sửu, Bính Dần, Đinh Mão
Kỉ được trường sinh ở tháng Dậu, tú khí tiết ra là Tân kim. Tị Dậu là bán hợp Kim, nhật chủ phải tiết khí khá nhiều. Phải xem thân nhật chủ vượng hay nhược và tú khí đó bị cản trở hay sinh thuận hữu tình ra sao. Ấn tinh là Tị giao tình với Dậu, vừa sinh cho nhật chủ vừa tiếp sức tú khí Thực thần. Kỉ thổ đắc địa ở Mùi, Dậu, Tị, có Mậu phò, thân vượng.
Kỉ thổ có Kiếp phò, trong Thìn lại xuất Quí thiên tài. Tân kim tú khí có thể tiếp tục sinh cho Tài tinh, như vậy tú khí đã được lưu thông. Dụng thần chính là Tài tinh. Cách cục gọi là „Thực thần sinh Tài cách“. Hành vận Hợi Tí Sửu là vận tốt nhất.
Cũng cùng là Kỉ thổ sinh tiết Bạch lộ, có Tài thấu, nhưng sự khác biệt rất lớn là tú khí không gọi là lưu thông hoàn mỹ được, như thí dụ bát tự nam mệnh sau đây (2):
năm: (thiên tài) Quí Hợi
tháng: (thực) Tân Dậu
ngày: Kỉ Dậu
giờ: (thương) Canh Ngọ
Vận nam: Canh Thân, Kỉ Mùi, Mậu Ngọ, Đinh Tị, Bính Thìn, Ất Mão
Kỉ thổ gặp tú khí Tân kim tiết ra quá nhiều, không có Mậu phò thấu can, thân trở nên suy nhược. Tất phải tìm đến Tỉ Kiếp và Kiêu Ấn ở các trụ. May nhờ có Ngọ tàng Kiêu thần và Tỉ kiên, tuy không thấu can nhưng cũng không bị xung phá nên hữu dụng. Qua được vận Canh Thân là các vận sau đều thuận lợi, vận hỏa Ngọ Tị Thìn phát đại phúc.
Em xin được hỏi thêm chị kimcuong thiếubá và mọi người về tứ trụ thứ 2 của mệnh nam.
1. Xét về khía cạnh thân vượng nhược:
-Có nhật nguyên là Kỷ (can âm)
+ Xét theo SVTT: Kỷ đang trường sinh ở 2 Dậu, lâm quan ở Ngọ ==> được lệnh tháng, quá đắc địa ==> theo lý thuyết : phải là thân vượng.
+ Nhưng xét theo riêng ngũ hành: thì nhật nguyên là Kỷ (thổ) phải tiết khí quá nhiều để sinh cho Kim, lại ko đưỡc sinh phù mạnh.... ==> thân nhược (hơp lý hơn).
- Em đang rất băn khoăn giữa xét riêng ngũ hành và xét ngũ hành phối với âm dương (bảng SVTT), mong chị và mọi người bàn luận thêm phần này. Lúc nào thì tính theo riêng ngũ hành và lúc nào tính theo SVTT.
2. Về phần Thiên khắc địa xung em xin hỏi thêm là:
+ Trường hợp 1: Giữa Tân Dậu (01 trụ của mênh) khắc Ất Mão (lưu niên): thì đây là TKDX rõ rồi, vì can chi Tân Dậu đều khắc can chi Ất Mão.
+ Trường hợp 2: Giữa Kỷ Dậu (01 trụ của mệnh) khắc Ất Mão (lưu niên): có chi của trụ (là Dậu) xung khắc chi của lưu niên (là Mão). Nhưng can của trụ (Kỷ) lại bị can của lưu niên (Ất) khắc. Trường hợp này có tính là TKDX không và mức độ khắc hại của nó có mạnh như trường hợp 1 không.
Thanks chị và mọi người.
Link tứ trụ thứ 2: http://s1363.photobucket.com/user/papillonhn/media/Tu_Khi_Luu_Thong_zpsfb8785a7.png.html
Câu hỏi của papillon rất hay! Theo tôi thì đây cũng là thắc mắc chung cơ bản. Nếu chỉ tính theo lý giải của bảng SVTT gặp vượng địa thì quả là gặp nhiều mâu thuẫn, vì cuối cùng có khi tứ trụ vẫn phải gọi là thân nhược.
Lúc nào thì tính theo riêng ngũ hành và lúc nào tính theo SVTT.
Điểm này thì nói ngay là ngũ hành và bảng SVTT là 1, không phải là 2 tiêu chuẩn khác nhau. Nói "Kỉ trường sinh ở Dậu" là chính ra nói "Âm Thổ được sinh ở Dậu", trong khi "Dương Thổ tọa tử ở Dậu". Chỉ là tách biệt Âm Dương ngũ hành theo quy luật "Dương tử Âm sinh", tức là giải thích hiện tượng âm dương đối kháng và xoay chiều. (Ngoài ra còn nên nhận định Thổ được tính theo Hỏa, nên vị trí của Đinh/Kỉ giống nhau)
Tuy nhiên, theo SVTT là chưa đủ tính vượng nhược cuối cùng của cả tứ trụ (nhớ là ở trên chỉ mới nói đến KỈ nhật chủ, mà chưa suy tính các thập thần khác).
Vì thế, ban đầu khi nhận thấy nhật chủ tọa các vị trí tốt ở các trụ là chưa nên hoàn toàn xoa tay thỏa mãn. Vấn đề của Tứ Đắc được đặt ra chính là như vậy. Tức là mới chỉ đắc lệnh, đắc địa mà không đắc thế, vô tương trợ rõ ràng thì chuyển thành nhược. Bởi vì các thập thần khác khống chế thái quá thì trở nên suy lực. Thí dụ như dù mẹ có khỏe đến đâu mà có nhiều con cái phải lo ăn lo mặc thì sức khoẻ của mẹ không còn thật sự là tốt nữa. Hoặc như thí dụ chúng ta giỏi tay nghề bậc nhất, nhưng cũng lo lắng đến suy lực vì công việc dồn dập, lại phải đúng hẹn vậy.
Điều trên cần nhớ là trường hợp thái quá, còn nếu lực đối kháng hay tiết khí trung bình và có thêm ấn phù trợ thì thân không bị chuyển nhược.
Đôi khi các sách vở đều luận giải thông qua việc giải bày thêm SVTT, vì điều này thật ra mà nói là rất cơ bản, không cần phải nói rõ, trừ phi có điều gì liên can đến.
Kỉ thổ gặp tú khí Tân kim tiết ra quá nhiều, không có Mậu phò thấu can, thân trở nên suy nhược. Tất phải tìm đến Tỉ Kiếp và Kiêu Ấn ở các trụ.
Như vậy, tứ trụ luận nhược kể trên (quí hợi, tân dậu, kỉ dậu, canh ngọ), tức là nói đến KIM thái quá, rút tỉa sinh lực của Kỉ thổ và không có Mậu phò thêm nên gọi là trở nên suy nhược.
Tôi viết như thế với chữ "trở nên" là ý "vượng nhờ tọa TS và LQ nhưng chuyển nhược do lực tiết tú thái quá".
Đặc điểm khác cần chú ý là luận địa chi và can tàng (nhất là Ấn, Tỉ Kiếp) dù kém thế nhưng không bị khắc chế hợp nặng nề là vẫn có thể dụng được. Sau đó nhìn qua đại vận, thấy các ngũ hành dụng sự này thấu lộ thì gọi là "bệnh có cứu giải ở vận hạn". Nói nôm na rằng, tới thời vận thì tính khí hữu dụng của mình thoát ra mà thành công trong nhiều lĩnh vực.
Trong hình vẽ của papillon (photobucket) cũng nhận ra chỗ mầu xám là Thực Thương chiếm quá nhiều, mà Hỏa (mầu xanh trong hình) thì quá ít. Ban đầu có thể nhìn biểu đồ như thế để nhận ra sự thái quá hay kiếm khuyết của ngũ hành là đúng. Sau đó nhìn nhận thêm các yếu tố khác, như Dậu hình Dậu. Luận thêm cung mệnh là có bán hợp Dần-Ngọ, v.v...
Về Thiên Khắc Địa Xung thì phải xem lực xung nào mạnh hơn trong toàn tứ trụ hoặc vận hạn.
Tân Dậu # Ất Mão hay Kỉ Dậu # Ất Mão, về cấu trúc thì dĩ nhiên cũng thấy Ất Mão thua hoàn toàn, vì Kỉ sinh Tân trong Dậu, hay toàn Kim như Tân và Dậu khắc Mộc.
Tùy trường hợp mà xét, có khi Ất Mão lại được Giáp Dần thấu lộ thì Giáp hợp khứ Kỉ, Dần Mão cùng "phe", tất nhiên Kim không thể thắng.
Kỹ thuật là như thế, trong tứ trụ xét thập thần để còn rõ tính cách nào thua hay thắng có ý nghĩa gì? Vì nếu kị thần mà thắng thì nguy.
Cơ bản nói chung thì gặp TKĐX là có "động", tức là việc gì đấy xảy ra cho mình hoặc người nhà.
chị Kim cương cho em hỏin chút là thực thần tiết tú khác thực thần sinh tài ở chỗ nào ạ.
thanks chị nhìu
thực thần tiết tú khác thực thần sinh tài ở chỗ nào ạ
Không khác, là "thực thần tiết tú sinh tài"!
Nhiệm vụ chi tiết đầy đủ của Thực Thần là tiết Tỉ Kiếp, sinh Tài, khắc Quan Sát, chịu bị Ấn Kiêu chế ngự.
(Mộc tiết Thủy, sinh Hỏa, khắc Thổ, chịu bị Kim khắc.)
Bạn canon: vậy còn câu: Thực thần tiết tú thắng tài quan thì sao, theo mình hiểu thực thần tiết tú khác thực thần sinh tài
Thực thần tiết tú thắng tài quan
Câu này là Thực thần sinh được Tài và chế được Sát. "Thắng" là làm được những nhiệm vụ mà canon đã kể, nôm na là làm được việc. Muốn làm được việc thì Thực thần phải có khí lực và là dụng, hỉ thần trong tứ trụ.
Còn 2 câu "thực thần tiết tú" khác "thực thần sinh tài" thế nào thì thucthan cứ bày tỏ ý kiến.
Thưa chị Kim cương và các anh chị đồng môn. Theo em hiểu, thực thần tiết tú thắng tài quan ở đây ý người xưa muốn nói: Nếu mệnh không có tài quan hoặc tài quan vô dụng (đây là một điểm mà người xưa cho là mệnh kém), mà có thực thần hữu dụng (hữu dụng thì như các anh chị đã nói rồi ạ) thì vẫn có thể đạt được thành công, thực thần lúc này nở hoa (tiết tú) nên rực rỡ, gọi là thắng được tài quan, tức là không cần tài quan vẫn thành công.
Ý nhiều nhưng ngôn từ hạn chế, mong các anh chị đừng chê cười.
Em đang ở mức tìm hiểu về 10 thần, bắt đầu là thực thần, nên còn nhiều hạn chế về chuyên môn, nếu ý hiểu em có gì sai, mong các anh chị chỉ giáo.
theo em hiểu: Hữu dụng ở đây là: thân cường, thực mạnh. hết
Thưa chị Kim cương và các anh chị đồng môn. Theo em hiểu, thực thần tiết tú thắng tài quan ở đây ý người xưa muốn nói: Nếu mệnh không có tài quan hoặc tài quan vô dụng (đây là một điểm mà người xưa cho là mệnh kém), mà có thực thần hữu dụng (hữu dụng thì như các anh chị đã nói rồi ạ) thì vẫn có thể đạt được thành công, thực thần lúc này nở hoa (tiết tú) nên rực rỡ, gọi là thắng được tài quan, tức là không cần tài quan vẫn thành công.
Ý nhiều nhưng ngôn từ hạn chế, mong các anh chị đừng chê cười.
Hi thucthan,
Đồng ý với quan điểm của bạn. Thực thần tiết tú thắng tài quan mang ý thực thần hữu dụng.
Khi nhật chủ quá cường vượng cần có thực thần tiết tú sinh tài quan khi tài quan suy nhược. Khi tài quan quá cường vượng, thực thần mang ý nghĩa thông quan.
Khi nhật chủ suy nhược thực thần mang ý nghĩa hộ nhật chủ trước tài quan. Bạn có quan điểm gì về câu này không ? Nó mang ý nghĩa thắng tài quan không ? Còn tiết tú thì như thế nào?
Nói là "không cần Tài Quan" thật tế mà thành công, thì thử hỏi kết quả của Thực Thương tiết khí ra là gì? Có phải cũng là Tài (tiền của), là Quan (công việc)? Vậy nói không cần có mà cũng sản sinh ra chính nó thì thucthan ngẫm nghĩ có gì mâu thuẫn?
Thưa chị Kim Cương, anh Chung: nhất thời thucthan chưa có câu trả lời, nhưng thucthan nghĩ, câu thực thần thắng tài quan có ý khác câu thực thần sinh tài.
...nhưng thucthan nghĩ, câu thực thần thắng tài quan có ý khác câu thực thần sinh tài.
Thực thần đang tìm hiểu về thập thần chắc đã đọc qua Thiên Lý mệnh cảo, 4 công năng chủ yếu của Thực thần là: tiết thân, sinh Tài, chế Sát, tổn Quan. Nhật chủ (TA) sinh Thực Thuơng mà bị "tiết thân". Thực Thuơng sinh Tài, khắc Quan Sát mà bị tiết khí. Chữ "tiết" được hiểu theo nghĩa như vậy.
Trở lại vấn đề câu hỏi của thucthan, có lẽ bạn đã nêu nhầm, chính xác phải nói "Thực thần hữu khí thắng Tài Quan". Nghĩa là Thực thần vuợng khí, nhật chủ thân cuờng, mệnh cục dù không có Tài tinh cũng chủ phú quý (vì có Thực thần sinh Tài). Chữ "thắng" đuợc hiểu là mệnh cục vừa nêu sẽ hơn mệnh cục có Tài hay Quan mà không sử dụng đuợc. Tất nhiên Thực vuợng mà có Tài tinh tiết Thực cũng tốt, thành cách Thực thần sinh Tài.
Theo kinh nghiệm của thachmoc, khi xét thập thần bạn cần chú ý đến công năng chính của nó, nó vuợng hay nhuợc, sự sinh khắc với thập thần khác có hữu tình hay không...vv. Ngoài ra khi xét các nhận định như "Thực thần hữu khí thắng Tài Quan" nên đặt trong bối cảnh cụ thể để xét mới thấy rõ ý nghĩa của chúng.
Thực thần đang tìm hiểu về thập thần chắc đã đọc qua Thiên Lý mệnh cảo, 4 công năng chủ yếu của Thực thần là: tiết thân, sinh Tài, chế Sát, tổn Quan. Nhật chủ (TA) sinh Thực Thuơng mà bị "tiết thân". Thực Thuơng sinh Tài, khắc Quan Sát mà bị tiết khí. Chữ "tiết" được hiểu theo nghĩa như vậy.
Trở lại vấn đề câu hỏi của thucthan, có lẽ bạn đã nêu nhầm, chính xác phải nói "Thực thần hữu khí thắng Tài Quan". Nghĩa là Thực thần vuợng khí, nhật chủ thân cuờng, mệnh cục dù không có Tài tinh cũng chủ phú quý (vì có Thực thần sinh Tài). Chữ "thắng" đuợc hiểu là mệnh cục vừa nêu sẽ hơn mệnh cục có Tài hay Quan mà không sử dụng đuợc. Tất nhiên Thực vuợng mà có Tài tinh tiết Thực cũng tốt, thành cách Thực thần sinh Tài.
Theo kinh nghiệm của thachmoc, khi xét thập thần bạn cần chú ý đến công năng chính của nó, nó vuợng hay nhuợc, sự sinh khắc với thập thần khác có hữu tình hay không...vv. Ngoài ra khi xét các nhận định như "Thực thần hữu khí thắng Tài Quan" nên đặt trong bối cảnh cụ thể để xét mới thấy rõ ý nghĩa của chúng.
gửi Thachmoc: dòng bôi đậm đó, ý mình muốn nói đó
Có thể nói: Thực thần là một ông thần khá tốt bụng, :). Ông này béo tốt, bụng phệ, dáng người mập mập, da dẻ hồng hào, tính tình dễ chịu, mỗi cái tật xấu là ham ăn. haha
Trong tử vi có một sao, gọi là sao thiên trù, an theo can năm sinh, ( những sao an theo hàng can năm sinh là đại biểu cho tính thiên). theo một cao thủ thì thiên trù ứng với thực thần trong tứ trụ.
Có thể nói: Thực thần là một ông thần khá tốt bụng, :). Ông này béo tốt, bụng phệ, dáng người mập mập, da dẻ hồng hào, tính tình dễ chịu, mỗi cái tật xấu là ham ăn. haha
Hi thucthan,
Trong tử bình thực thần là thọ trù (thiên trù ) nó mang ý nghĩa thần bếp, về hình dáng thì không như bạn miêu tả.
bạn có thể hiểu người thuộc thực thần cách thường có xu hướng thụ hưởng những gì do bản thân mình làm ra. Tâm tính không cầu tiến, thích tự do, không chịu sự gò ép. Nếu muốn dạng này phát huy năng lực phải tạo môi trường khuôn khổ, gò ép.
Vài ý với bạn. Thân ái
Chung nói đúng, Thực thần có vai trò đặc biệt đối với Thất Sát (Thực chế Sát), nên được xem là do tính cách hạn chế bớt sự hung mãn của Sát, nên khó cầu tiến. Suy đoán thêm về Thực và Sát thì cũng thấy Thất Sát là dễ dàng vượt qua luật pháp, hành động tự tại, nên Thực thần đối với bản thân chính là nỗi ám ảnh sợ phạm tội. Đối với bên ngoài thì lại muốn chứng tỏ thực lực của mình nên Thực thần trong nhiệm vụ này phải có năng lực, nghĩa là Thực thần có khí và vượng.
Nhân tiện trong bài nói về các phương pháp luận của Manh Phái, ta thấy có thí dụ về một nữ luật sư danh tiếng (trong bài ghi can trụ giờ Bính là sai, tyty đã sửa lại đúng là Giáp)
Thực........Thực....................Quan
Tân Dậu - Tân Mão - Kỉ Sửu - Giáp Tí
Chúng ta đoán theo mệnh cách thì đây là Thất Sát cách (Ất trong Mão). Các đặc điểm trong tứ trụ trên:
- khuyết Hỏa Ấn
- lệnh tháng bị xung (Dậu # Mão)
- Giáp Kỉ và Tí Sửu hợp lại thành khí Thổ vượng
- Sửu là khố của Kim, lộ Tân là khố vượng hữu dụng
- không có Ấn, Kỉ bệnh ở Mão, tuyệt ở Tí, nhưng được trường sinh ở Dậu
- 2 khí lực của Thổ Kim rất lớn, Tài (Quí) và Quan (Giáp, Ất) đều bị hợp, xung, tức là Tài Quan chịu sự sai khiến của Tỉ Kiếp và Thực
- tính cách của Thực vượng được biểu lộ mạnh mẽ nên tư chất thông minh, linh hoạt, nổi tiếng
- như đã nói, cách cục là Thực chế Sát nên làm việc trong môi trường có liên quan đến pháp luật
Đoán nghề nghiệp cũng chỉ tương đối mà thôi. Vì không phải ai như thế cũng đều là luật sư có tiếng. Đoán theo Cách Cục thường rất khiêm nhường là thế, vì không nói được rõ ràng là nghề gì.
Các trường phái khác truyền thống dĩ nhiên là có ưu điểm hơn vì theo thời điểm cận đại tạo được nhiều phương pháp luận tương ứng, như xét hình tướng, đoán qua giọng nói, văn phong, nơi sinh sống...v.v... Những người không trông thấy (Manh Phái) thì họ phải vận dụng nhiều phương pháp luận khác nhau, kể cả ưu điểm mạnh ở thính giác, khứu giác...v.v..., điều này là hiển nhiên.
Chị Kim cương cho em hỏi chút, em làm kiểm toán xây dựng, chuyên kiểm tra hồ sơ pháp lý của 1 dự án, thì có thể coi là hợp số với dụng thần canh kim trong tứ trụ của em không ạ,
cảm ơn chị
Chào chị KC
Chị cho hỏi là bát tự thứ nhất là có nguồn chính xác không ạ? Và thực tế cuộc sống của người này ra sao?
Quý mùi- tân dậu- kỷ tị- mậu thìn
Tị dậu hợp hoá kim, thìn thổ cũng có ý hoá kim. Vậy kỷ thổ sinh tháng dậu là nhược, lấy Mùi thổ trụ năm làm dụng thần (tàng hoả thổ trợ thân).
Lấy mùi thổ làm dụng thần, lại là cung Điền trạch (chi năm là cung điền), có thể luận là tổ nghiệp phong phú.
Tuy nhiên hành vận tý, vận Sửu là xung hại Mùi thổ này, là tổn hại dụng thần tôi e là cuộc sống không có ổn.
Bài viết này từ năm 2012, tới nay đúng 10 năm, quả thật tôi không còn nhớ vị nào sinh 1943 đó. sherly luận dụng thần Mùi, tôi nhìn lại thì ban đầu cũng cho là như vậy, nhưng giờ Mậu Thìn tỉ kiếp trợ lực khá mạnh, nên mệnh không thực sự nhược. Hợi, Tí, Sửu là bắc phương, hỗ trợ Tài Quan, và làm thăng bằng tứ trụ, nên tôi đoán thân vượng có tú khí lưu thông.
Powered by vBulletin® Version 4.1.12 Copyright © 2024 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.