PDA

View Full Version : Vì sao ngày Nhật Nhận thường là khắc vợ



Hùng804
25-06-14, 23:04
Theo Lôi Minh Hạ đại sư luận về ngày Nhật Nhận như sau (Theo sách Kiến giả Tử Bình)


Nhật Nhận cách


Bính Mậu thiên nguyên chi tọa Ly,
Lại thêm Nhâm Tý suy giống nhau.
Sát tinh mang hợp đến Quan lộc,
Tài Ấn tương xung họa hoạn theo.
Tính ngạo tâm hùng không cảm thông,
Mưu cao gan lớn có thi hành.
Cách gặp Sát Nhận phân thanh bạch,
Vạn lý nắm quyền vây quanh lớn.
Ý dịch: Nhật Nhận cách có ba ngày: Bính Ngọ, Mậu Ngọ và Nhâm Tý. Cách cục hỉ mừng có Sát tinh hợp Nhận hay chế Nhận, có Sát tinh thì có quan lộc, nếu như có Tài tinh xung Nhận thì có họa hoạn. Nhập cách này tính cách cao ngạo, có tâm mạnh mẽ thậm chí tâm không có cảm thông, lòng có mưu kế, gan lớn thấu trời, dám nói dám làm. Nếu như trong cách có Sát Nhận cùng thấu ra, thì phần đa là nắm binh quyền.
Bình chú: Nhật Nhận cách hỉ nhất có Sát tinh, tối kị nguyên cục và tuế vận có địa chi xung Nhận ở chi ngày, bị xung thì có họa. Có Sát thì hành vận hỉ nhất là vào đất Quan Sát vượng địa. Như không có Sát tinh, can đầu có Quan Ấn cũng có thể dụng. Nguyên thơ nói "Tài ấn tương xung họa hoạn tùy", nên là gặp "Tài Quan tương xung". Bởi vì ngày Bính Ngọ sợ Tý xung, trong Tý tàng Quý là Quan của Bính, ngày Mậu Ngọ sợ gặp Tý xung, Tý là Tài của Mậu; ngày Nhâm Tý sợ gặp Ngọ xung, trong Ngọ tàng Kỷ Đinh cũng là Tài Quan của Nhâm vậy.
Bản cách lợi ở mệnh nam, nhưng nhập cách này phần đa là khắc thê, bởi vì chi ngày là cung hôn nhân bị xung Chính Tài là thê tinh vậy.


Ở Manh phái có một bí quyết luận một trụ như sau:

Loại phép luận mệnh một trụ này rất là đặc sắc, chính là nó dựa vào yếu quyết 12 cung trường sinh, dưới đây là để chúng ta tham khảo.



Quý
Nhâm
Tân
Canh
Kỷ
Mậu
Đinh
Bính
Ất
Giáp



Mão
Thân

Tị
Dậu
Dần
Dậu
Dần
Ngọ
Hợi
Trường sinh


Dần
Dậu
Hợi
Ngọ
Thân
Mão
Thân
Mão
Tị

Mộc dục


Sửu
Tuất
Tuất
Mùi
Mùi
Thìn
Mùi
Thìn
Thìn
Sửu
Quan đới



Hợi
Dậu
Thân
Ngọ
Tị
Ngọ
Tị
Mão
Dần
Kiến Lộc


Hợi

Thân
Dậu
Tị
Ngọ
Tị
Ngọ
Dần
Mão
Đế Vượng


=
=
=
=
=
=
=
=
=
=
=



Bên dưới tiếp theo là các cung Suy Bệnh Tử Mộ Tuyệt Thai Dưỡng thì không nói thêm cho rườm rà.
Có 6 tổ can chi gọi là "Nhật Nhận", phân biệt là Mậu Ngọ, Bính Ngọ, Nhâm Tý, Đinh Tị, Kỷ Tị lấy cùng Quý Hợi, 6 tổ can chi này tuyệt đối không thể lấy xuất hiện ở trụ ngày, xuất hiện ở trụ ngày thì gọi là "Nhật Nhận", như vậy xuất hiện ở trụ tháng, ứng gọi là " Nguyệt Nhận". Ở lúc xem bát tự, chỉ cần trụ ngày có can chi xuất hiện Nhật Nhận, như vậy bạn hầu như cũng có thể một hơi nói rõ là "Hôn nhân không tốt, sớm dễ ly hôn", cho nên người có Nhật Nhận cách cần nhất là nên kết hôn muộn, chỗ gọi là Vãn hôn ( kết hôn muộn) hẳn là không tốt ở 30 tuổi mới gọi là Vãn hôn.
Nhưng mà tại sao bát tự có Nhật Nhận cách thì nhất định là dễ ly hôn? Đây là nguyên nhân ư, chẳng lẽ chỉ bởi vì can chi Nhật Nhận, tất cả đều là Nhật chủ tọa ở dưới là Kiếp tài Đế vượng, dạng này thì sẽ ly hôn sao? Cung Phu thê tọa Kiếp tài, ngoài biểu hiện cá tính cố chấp, mạnh mẽ, có thể sẽ lừa gạt mất tiền của ta mà thôi, như vậy sẽ ly hôn, thế cũng không tránh khỏi lý do quá miễn cưỡng.
Thực ra nguyên nhân rất quan trọng chính là ở "Ám khắc", cũng chính là ở trong tứ trụ nhìn không rõ hiện tượng, nhưng xác thực là nó sẽ sản sinh ảnh hưởng bất lợi, cũng chính là nói bạn chỉ nhìn theo bề ngoài của bát tự, bạn nhìn không ra cung Phu thê có cái gì xung khắc, kết quả lại gặp ly hôn, mặt trái của nguyên nhân này chính là ở "Ám khắc".
Nhưng mà như thế nào là "Ám khắc" ? Mậu tọa Ngọ là đế vượng, vợ của Mậu là Nhâm thủy hoặc là Quý thủy, Nhâm tọa Tý là đế vượng, cũng là cực kỳ mạnh mẽ mà có lực, cho nên Mậu Ngọ và Nhâm Tý là vợ chồng, Mậu là chồng còn Nhâm là vợ, mà địa chi có Tý Ngọ tương xung, đại biểu Thê Lộc vượng khử xung cung Phu Thê, chỗ này gọi là "Thê Lộc xung ( Phu ) Thê cung", ám chỉ có thể bị sinh ly hoặc tử biệt. Cho nên Nhật chủ là Mậu Ngọ với nam mệnh là khắc vợ, nhưng Nhật chủ Mậu Ngọ với nữ mệnh thì không khắc, bởi vì chồng của Mậu thổ là Giáp mộc, Giáp Lộc ở Dần, Dần và Ngọ không có tương xung, cho nên không khắc phu.
Nhưng mà, người có Nhật chủ là Nhâm Tý, thì bất luận là nam hay nữ đều sẽ khắc riêng một nửa, bởi vì vợ của Nhâm là Bính hỏa, mà chồng của Nhâm là Mậu thổ, bất luận là Bính hay là Mậu đều là đế vượng ở Ngọ, do đó Tý Ngọ xung, cũng đều là "Phu ( thê ) Lộc xung phu ( thê ) cung", cho nên đều là Ám khắc, cho nên mà người có ngày sinh Nhâm Tý, bất luận là nam hay nữ đều rất dễ ly hôn.
Chỗ giải thích người có Nhật Nhận cách nêu ở trên, nó chỉ cần xuất hiện ở ba trụ đều có tượng xấu là hôn nhân bất lợi, thì việc ly hôn hầu như là tất nhiên.

gemini
26-06-14, 00:53
quá hay :D... Gemini cũng hiểu được rất nhiều !

DND
26-06-14, 09:38
Cách giải thích Nhật nhận theo truyền thống chính là ở thuyết "Ám xung" đã đăng đâu đó trong diễn đàn này. Thực ra rất dễ hiểu:
- vì sao nói ngày Nhâm Tý kị cả nam lẫn nữ vì Nhâm thì lấy Đinh là Tài, lấy Kỷ làm Quan, Đinh Kỷ lộc tại Ngọ bị Tý xung nên nói là kỵ cả nam lẫn nữ.
- còn như chẳng hạn ngày Mậu Ngọ, Mậu lấy Quý làm Tài, lấy Ất làm Quan. Vậy nên nói Nam thì kỵ hơn nữ thì không kỵ ngày này vậy.
Vốn dĩ quan hệ Chính hay Thiên đã có sự khác nhau trong cách dụng. Nhâm lấy Bính Đinh đều là Tài tinh nhưng biểu hiện nhiều khi khác nhau, ngoài ra còn phải quan tấm tới yếu tố "Vị" nữa.
Ám xung, Ám hợp vốn là đặc sản truyền thống, manh phái khai thác khá sâu về mảng này... Tuy nhiên luận trụ không nên tách rời từng trụ mà nên tổ hợp chúng để có cái nhìn tổng quan nhất.

PhuocLoc
26-06-14, 17:09
Nếu ám xung thì trong này có nói.

Trích Thiên Tủy - chương 8 - Địa Chi (http://kimtubinh.net/showthread.php?53-Ch%C6%B0%C6%A1ng-8-%C4%90%E1%BB%8Ba-Chi)


Ám xung ám hội ư vi hỷ, bỉ xung ngã hề giai xung khởi

Như tứ trụ cách cục không bị khuyết hãm, nhân đấy chọn ám xung ám hội, xung khởi ám thần mà lại hội hợp ám thần, người minh xung với ta minh hợp với ta đều như thế, như địa chi Tý thủy đến xung khắc địa chi Ngọ hỏa, địa chi Dần mộc cùng với Tuất thổ tam hợp hóa hỏa cục. Ấy thế nhật chủ là ta, lệnh tháng là người; đề cương là ta năm là người; tứ trụ là ta lưu niên đại vận là người; vận đồ là ta năm tháng là người. Như ta thuộc địa chi Dần mộc người thuộc địa chi Thân kim, Thân kim có thể xung khắc Dần mộc, tức là người đến xung ta; như ta thuộc địa chi Tý thủy người thuộc địa chi Ngọ, Tý thủy có thể xung khắc địa chi Ngọ hỏa, tức là ta đến xung người. Đó đều là xung khởi vậy.

Nhâm thị viết: Địa chi gặp xung vốn chẳng là điều tốt đẹp, điều đó tất nhiên dẫn đến bát tự khuyết hãm cùng cực, tứ trụ mất cân bằng. Mộc hỏa vượng, kim thủy tất không đủ; kim thủy vượng tất mộc hỏa không đủ. Bằng như nhật chủ vượng mà còn thừa lệnh thì cần nên xung mất đi bớt, nhật chủ suy nhược mà còn thiếu thì cần nên hội hợp mà sinh phù nhật chủ. Nếu như tứ trụ không gặp hợp xung, gặp tuế vận đến ám xung ám hợp lại càng hay. Tứ trụ có bệnh mà được cứu thì tốt. Tuy nhiên cần nên phân biệt cái ta xung và cái xung ta, cái lý của hội hợp cũng có đến có đi vậy. Người và ta bất tất phân chia năm tháng là người ngày giờ là ta, cũng chẳng nên phân chia tứ trụ là mình, tuế vận là người, tóm lại là khi luận đoán cần nên biết hỷ thần thuộc về ta, kỵ thần thuộc về người. Như hỷ thần là địa chi Ngọ hỏa, gặp Tý xung tức là người đến xung ta, rất mừng cùng với địa chi Dần Tuất tam hợp hỏa cục phù trợ dụng thần; lại như dụng thần là địa Tý thủy, gặp Ngọ xung tức là ta đến xung người, tối kỵ cùng với địa chi Dần Tuất tam hợp hỏa cục khắc chế dụng thần. Như hỷ thần là địa chi Tý thủy có địa chi Thân cùng với địa chi Thìn đến tam hợp hóa thủy cục trợ giúp dụng thần tất mệnh số gặp nhiều may mắn tốt đẹp; hỷ thần thuộc địa chi Hợi có địa chi Mão Mùi đến tam hợp hóa mộc tiết khí dụng thần tất tứ trụ có nhiều thương tổn tất gặp nhiều hung hiểm. Khá nên ta đến xung người chớ nên người đến xung ta. Ta đến xung người tất xung khởi; người đến xung ta tất xung không khởi lên được. Thủy hỏa tương xung tương hợp đều như thế, dư các loại đều suy luận như thế cả.

Canh Tuất / Ất Dậu / Giáp Dần / Canh Ngọ
Đại vận: Bính tuất / đinh hợi / mậu tý / kỷ sửu / canh dần / tân mão.

Tứ trụ can thấu lưỡng Canh, mùa thu kim đương lệnh, địa chi hội hỏa cục, tuy chế Sát có công, mà khắc tiết nhật chủ không nên có. Với lại Canh kim khí uy mãnh một phương, lấy hỏa khí khắc chế cái uy của nó, sao bằng tiết khí nó mà sinh phù nhật chủ. Hóa khí đó có công năng làm ích lợi cho nhật chủ; còn lấy hỏa chế khắc kim khí thì nhật chủ bị tiết khí sinh hỏa. Do đó mà suy luận, không nên hội hỏa cục, nếu hội hỏa cục trở lại làm kỵ thần. Đại vận Tý lưu niên Thìn đại khôi thiên hạ. Tý vận xung phá hỏa cục, xung khứ Ngọ vượng thần dẫn thông Canh kim, làm lợi ích nhật chủ; Thìn niên thuộc thấp thổ có thể tiết khí hỏa, củng phò Tý thủy đủ sức sinh bồi nhật chủ vậy.

Đinh Tị / Quý Sửu / Đinh Mão / Bính Ngọ
Đại vận: Nhâm tý / tân hợi / canh tuất / kỷ dậu / mậu thân / đinh mùi.

Nhật nguyên Đinh hỏa tuy sinh vào quý đông, Tỷ kiếp trùng trùng, Quý thủy thoái khí không đủ lực chế kiếp, do đó không thể lấy làm dụng thần. Cho nên lấy Tân kim tàng trong địa chi Sửu làm dụng thần, tiết khí Tỷ kiên sinh Tài, là hỷ thần phụ cho dụng thần. Ngại hiềm ở đây là địa chi Mão mộc sinh Kiếp đoạt Thực, do đấy mà tuổi niên thiếu hình thê khắc tử. Sơ vận Nhâm Tý Tân Hợi, ám xung Tị Ngọ hỏa, ấm tí có thừa. Đại vận Canh Tuất trở lại ám hợp Ngọ hỏa, dẫn đến hình thương tai kiếp; đến đại vận Kỷ Dậu hội kim cục xung khứ Mão mộc khắc thần, phát tài thập vạn. Từ đó cho thấy, ám xung kỵ thần, ám hội kỵ thần, phát phúc không ít; ám xung hỷ thần, ám hội kỵ thần tai họa khôn lường. Cái lý ám xung ám hội, khá nên sao nhãng ư?

Canh Dần / Tân Tị / Bính Dần / Tân Mão
Đại vận: Nhâm ngọ / quý mùi / giáp thân / ất dậu / bính tuất / đinh hợi.

Nhật nguyên Bính hỏa sinh vào mạnh hạ, địa chi hai Dần một Mão, Tị hỏa đương quyền, dẫn xuất Bính hỏa trong Dần, thiên can tuy gặp Canh Tân, nhưng Canh Tân hư nhược không căn gốc. Sơ vận Nhâm Ngọ Quý Mùi thủy không có nguồn, không thể tiết kim khí, địa chi Ngọ Mùi nam phương hỏa địa lại phù trợ vượng hỏa, tài tinh bị khắc tiết đến cạn kiệt, tuy tổ nghiệp sung túc, mà sớm tiêu tan. Đại vận Giáp lâm địa chi Thân vốn không có đại nạn, nhưng do lưu niên mộc hỏa tương sinh mà hình thê khắc tử gia kế tiêu điều. Giao vận Thân ám xung Dần mộc đang vượng, thiên can phù trợ tài tinh thông căn ví như cỏ cây lâu ngày bị hạn mà gặp mưa, đột nhiên hưng phát. Gặp đại vận Ất Dậu mười lăm năm phát tài gấp bội hơn trước, Thân vận Dịch mã gặp Tài tinh, xuất ngoại đại lợi, kinh doanh phát tài hơn thập vạn. Đến đại vận Bính Tuất lưu niên Bính Tý, hung nhiều cát ít, bị bệnh phong mà không trỗi dậy được, đó là do Tỷ kiên tranh Tài, Tài còn lâm tuyệt địa, Tý thủy một mình đơn độc chẳng những không thể nào khắc chế Bính hỏa vượng, mà ngược lại còn sinh Dần Mão mộc trợ hỏa vậy.

DND
27-06-14, 14:25
Đúng vậy bác PL, Trích Thiên Tuỷ có nhắc đến Ám xung khá nhiều chỗ. Chính chuyển từ truyền thống qua Manh phái nên Đoàn tiên sinh vẫn luôn nhắc học trò ổng phải gối đầu giường TTT...