PDA

View Full Version : Câu chuyện luận đàm với tiểu nhi



Hùng804
29-06-14, 20:33
Câu chuyện luận đàm với tiểu nhi

Khổng Tử tên Khâu, họ Trọng. Thuyết giáo ở phương Tây nước Lỗ. Một ngày dẫn rất nhiều đệ tử ngự xe đi chơi đến đất nước Tần, trên đường gặp nhiều trẻ em đang nô đùa, trong đó có một đứa bé không nô đùa.
Khổng Tử dừng xe lại hỏi: Chỉ có mình cháu là không nô đùa, sao vậy?
Tiểu nhi đáp: Phàm nô đùa là vô ích. Áo rách khó vá, ở trên là làm nhục cha mẹ, ở dưới tìm thầy để học, tất có chuyện đấu tranh. Nhọc mà vô công, sao thành việc tốt, cho nên là không chơi đùa. Liền cúi đầu để ngói vụn thành lò.
Khổng Tử hỏi rằng: Sao không tránh xe ư?
Tiểu nhi đáp rằng: Từ cổ chí kim đều là xe tránh ở tường thành, mà không phải tường thành tránh xe.
Khổng Tử thế là ghìm xe luận đạo, xuống xe mới hỏi: Nay cháu còn nhỏ, sao mà đa trá vậy?
Tiểu nhi đáp rằng: Sinh ra 3 tuổi, biết phân biệt cha mẹ, Thỏ sinh 3 ngày, tách khỏi ruộng đồng, cá sinh 3 ngày, chơi ở khắp nơi. Trời sinh tự nhiên, sao nói đa trá chứ?
Khổng Tử nói: Cháu sống ở thôn nào, xã nào, trên gì, họ gì, tựa gì?
Tiểu nhi đáp rằng: Tôi ở quê hèn đất tiện, họ Hạng tên Thác không có tựa vậy.
Khổng Tử nói: Ta muốn cùng chau đi chơi, ý cháu như thế nào?
Tiểu nhi đáp rằng: Nhà có cha nghiêm khắc, nên phải làm việc, nhà có mẹ hiền, nên phải chăm sóc, nhà có hiền huynh, nên phải thuận, nhà có đệ yếu, nên phải dạy dỗ, nhà có minh sư, nên phải học tập, sao nhàn rỗi mà cùng đi chơi vậy?
Khổng tử nói: Trong xe của ta có 32 con cờ, cùng người đánh cờ, ý người như thế nào?
Tiểu nhi đáp rằng: Thiên tử thích cờ bạc, khắp nơi không để ý tới, chư hầu thích cờ bạc, bản thân sợ kỷ luật, sĩ nho thích đánh bạc, học vấn bỏ đi, tiểu nhân thích cờ bạc, sinh kế thất bại, nô tỳ thích đánh bạc, tất bị roi đánh, nông phu thích đánh bạc, cày cấy thất thời, cho nên tôi không đánh cờ vậy.
Khổng tử nói: Ta muốn cùng người lại bình thiên hạ, ý người thế nào?
Tiểu nhi đáp rằng: Thiên hạ không thể bình vậy, hoặc có núi cao, hoặc có sông hồ, hoặc có vương hầu, hoặc có nô tỳ, lại bình núi cao, chim thú không có chỗ dựa, lại lấp sông hồ, cá ba ba không có chỗ quay về, lại trừ vương hầu, dân nhiều thị phi, lại đoạn tuyệt nô tỳ, vua sai khiến ai? Thiên hạ rong chơi, sao có thể bình chăng?
Khổng tử nói: Người biết thiên hạ, sao lửa không có khói, sao nước không có cá, sao núi không có đá, sao cây không có cành, sao người không có cha, sao nữ không có chồng, sao trâu không có bê, sao ngựa không có lừa, sao đực không có mái, sao mái không có đực, sao là quân tử, sao là tiểu nhân, sao là bất túc, sao là có dư, sao thành không có thị, sao người không có họ?
Tiểu nhi đáp rằng: Lửa đom đóm không có khói, nước giếng không có cá, đất núi không có đá, cây khô không có cành, người mất không có cha, Ngọc Nữ không có chồng, trâu đất không có bê, ngựa gỗ không có lừa, đựa cô đơn không có mái, mái cô đơn không có đực, hiền là quân tử, ngu là tiểu nhân, mùa đông bất túc, mùa hạ có dư, hoàng thành không có thị, tiểu nhân không có tự.
Khổng tử nói: Ngươi biết kỷ cương trời đất, âm dương chung thủy, sao là tả, sao là hữu, sao là biểu, sao là lý, sao là phụ, sao là mẫu, sao là phu, sao là phụ, gió từ đâu đến, mưa từ đâu đến, mây từ đâu ra, sương từ đâu rơi, khoảng cách trời đất là mấy nghìn vạn dặm?
Tiểu nhi đáp rằng: 9 lần 9 là 81, là kỷ cương trời đất, 8 lần 9 là 72, là âm dương chung thủy, trời là cha, đất là mẹ, mặt trời là chồng, mặt trăng là vợ, đông là tả, Tây là hữu, ngoài là biểu, trong là lý, gió từ Thương Ngô, mưa từ giao thị, mây ra từ núi, sương khởi từ đất, khoảng cách trời đất là có dư thiên thiên vạn vạn dặm, đều có gửi ở đông tây nam bắc mà thôi.
Khổng tử hỏi rằng: Người nói phụ mẫu là người thân, vợ chồng là người thân?
Tiểu nhi đáp rằng: cha mẹ là thân, vợ chồng không thân.

Hùng804
29-06-14, 20:35
Khổng tử nói: sinh vợ chồng thì cùng chăn, con thì cùng ổ, sao lại không thân?
Tiểu nhi đáp rằng: người sinh không cha, như xe không bánh, lại tạo không bánh, tất được cái mới, cha con chớ tìm, lại đước cái mới, con gái nhà lành, tất phối quý phu, ở giữa gian nhà, phải được trụ cột, ba song sáu cửa, không bằng ánh sáng một cửa, nhiều sao rực rỡ, không bằng ánh sáng một ánh trăng, ân cha mẹ sao có thể mất vậy.
Khổng tử vui mừng nói: tài quá, tài quá.
Tiểu nhi hỏi Khổng tử rằng: thích lai vấn thác, thác nhất nhất đáp chi, thác kim dục cầu giáo phu tử nhất ngôn, minh dĩ hối thác, hạnh thỉnh vật khí.
Tiểu nhi viết: ngỗng vịt tại sao nổi được, hồng nhạn tại sao có hót, tùng bách tại sao mùa đông xanh?
Khổng tử đáp rằng: ngỗng vịt có nổi được bởi vì chân vuông, hồng nhạn có hót được là vì cổ dài, tùng bách mùa đông xanh, là vì tâm cứng.
Tiểu nhi đáp rằng: Không phải, cá ba ba nổi được sao chân không vuông, cóc nhái có kêu sao không có cổ dài, lá trúc đông xanh sao không có tâm cứng.
Tiểu nhi lại hỏi rằng: lẻ tẻ trên trời có mấy vì sao?
Khổng tử đáp rằng: thích đến hỏi địa, sao tất nói thiên?
Tiểu nhi nói: dưới đất bình thường có mấy nhà?
Khổng tử nói: Còn luận việc trước mắt, hà tất nói thiên nói địa.
Tiểu nhi nói: nếu việc trước mắt, trong lông mi có mấy sợi?
Khổng tử cười mà không đáp, cho nên gọi các đệ tử nói: hậu sinh khả úy, làm sao có thể cầu không bằng hiện tại vậy.
Vì vậy lên xe mà đi.

Thi viết:

Hưu khi niên thiếu thông minh tử,
Quảng hữu anh tài trí quá nhân.
Đàm luận thế giới vô hạn sự,
Phân minh cổ thánh kiến kỳ thân.

(Trích từ nguồn : http://blog.sina.com.cn)

Lary
30-06-14, 15:17
Câu chuyện của bác hay quá. Không biết vị tiểu nhi kia là nhân vật nào mà đối đáp hay quá bác nhỉ, Khổng Tử ko chừng cũng phải thua.

Hùng804
01-07-14, 22:16
Câu chuyện của bác hay quá. Không biết vị tiểu nhi kia là nhân vật nào mà đối đáp hay quá bác nhỉ, Khổng Tử ko chừng cũng phải thua.

Theo câu chuyện thì người viết không nói rõ Tiểu nhi là ai, nhưng theo tôi đó là một vị Thiên Tử.

Lary
02-07-14, 07:46
Vâng, có lẽ là vậy, còn nhỏ mà xuất chúng lại ko được ghi rõ tên tuổi thì chắc là vua rồi :)

DND
02-07-14, 16:45
Chuyện này hư thực không biết thế nào nhưng ẩn chứa nhiều đạo lý ở trong đó... Tiểu nhi là bất cứ ai, chả cứ phải là Thiên Tử.

letung73
02-07-14, 23:16
Câu chuyện này được trích trong Sách Luân ngữ. Bên TQ coi luận ngữ là thánh kinh vì hàm chứa nhiều đạo lý từ thiên văn tượng số mệnh lý cho đến đạo lý làm người. Nhưng có một thời người trung quốc không coi trọng nó. Nhưng bây giờ nhiều học giả quay lại nghiên cứu nó. Bài trên mà anh hung804 dịch, nếu em không nhầm thì là trong một bài viết về đạo lý hiếu kính của con cái với cha mẹ. Vì em có một quyển sách trong mục Giáo thuận Phụ Mẫu thiên có bài viết này để răn dạy con người. Thực tế sách tàu cổ thì khi viết về chủ đề nào cũng vậy thì em thấy đều mang nặng tính triết lý phương đông cộng với liên hệ với vũ trụ thiên nhiên con người.
Em có vài lời chia sẽ cùng mọi người và anh hung804 nếu không phải mong mọi người thông cảm nhé.