PDA

View Full Version : Tiểu vận nên sử dụng như thế nào?



son4t
22-07-14, 09:56
K/g các anh chị,

Trong luận đoán thì đa số các sách và người đoán chỉ sử dụng: nguyên mệnh, đại vận, lưu niên.
Nhưng cũng có người sử dụng tiểu vận với quan điểm lưu niên là năm chung của mọi người, tiểu vận là riêng biệt của từng người.

Vậy xin hói chúng ta nhìn nhận tiểu vận như thế nào khi luận đoán tứ trụ.

(Sợ nhất câu trả lới là " Đồng chí A nói:....", như vậy là nghe theo đồng chí A chứ ko theo lý lẽ)

Cám ơn các anh chị.

thiếu bá
22-07-14, 10:09
Quan điểm đa phần các học trò chị kimcuong không dùng Tiểu vận khi luận hạn tứ trụ, mời mọi người.
kính!

moonie
28-06-15, 07:59
Tiểu vận , đại vận và lưu niên kết hợp lại thành hướng đi . Lưu niên đại vận bát tự kết hợp thành kết quả . Bây giờ đa số nhìn kết quả chứ ít người nhìn tới hướng ra sao nữa .

kimcuong
04-04-22, 12:57
Các bạn thích thử luận tiểu vận để rút kinh nghiệm bản thân, hãy thử 2 cách sau:

1. -Tiểu vận nam, cứ tính từ Bính Dần thuận tới: 1 tuổi Bính Dần, 2 tuổi Đinh Mão, 3 tuổi Mậu Thìn..v.v..
-Tiểu vận nữ: tính nghịch sổ, 1 tuổi Nhâm Thân, 2 tuổi Tân Mùi, 3 tuổi Canh Ngọ..v.v...

2. -Tính theo giờ sinh, nam sinh năm dương, nữ sinh năm âm tính thuận; nam sinh năm âm và nữ sinh năm dương tính ngược.


* Theo phép tính 1: Thí dụ nam, Bính Dần 1 tuổi tiểu vận, 33 tuổi là Mậu Tuất (tất cả nam đều như tính giống nhau).

* Theo phép tính 2: Thí dụ nam sinh năm Mậu Thìn là năm dương, giờ sinh Tân Tị, vậy thuận từ Tân Tị là 1 tuổi, năm 2022 (33 tuổi) là Quí Sửu.

2 tiểu vận khác nhau, định phép nào là đúng? Các bạn hãy thử tính các sự kiện trong đời mình đã qua để chiêm nghiệm.

* Can Chi của Tiểu vận so với Thái Tuế và Đại Vận; không nhất thiết phải tính với bát tự và cung mệnh. Vì ý nghĩa của các vận hạn là những sự việc sẽ xảy ra trong 1 khoảng thời gian và sẽ qua, còn bát tự là định hình tướng cả đời người.

* Với thí dụ nam sinh Mậu Thìn, qua phép tính thứ nhì, nhật chủ Ất Mùi, gặp đại vận Quí Hợi và tiểu vận Quí Sửu, lưu niên Nhâm Dần, xét lục thân và thần sát của những hạn vận này. Người này năm nay có thể gặp vấn đề đối với Quí Thiên Ấn, Nhâm Chính Ấn. Xét thần sát có Vong Thần ở Hợi, Mã-Vong Thần-Kình Dương ở Dần. Đây là vấn đề "sinh tử". (Bàn về "tử", không phải chỉ ẩn dụ cái chết; tử còn có thể là cắt đứt mối quan hệ nào đó, như chia tay với bạn gái, li thân, li dị, cha mẹ bị bịnh, hoặc chính bản thân cũng bị dày vò khổ não.)

Với phép tính thứ nhất, cũng có can Mậu ở tiểu vận, vậy có thể thấy đối với nhật chủ Ất, vấn đề với Tài tinh là rõ.

* Phép tính 1 xem như đơn giản quá, có vài người không thấy "khoa học". Thật sự thì lý thuyết này giải thích rất rõ ràng trong Tam Mệnh Thông Hội; nam là dương hỏa, nữ là âm thủy. (Xem thêm ở cuốn 2, chương luận Tiểu Vận)

* Phép tính 2 giống như tính đại vận, nhưng lại là dùng giờ sinh để tính. Ai không biết giờ sinh chính xác, không thể biết tiểu vận.

* Đối với những đại vận bắt đầu từ 9 tuổi chẳng hạn, những năm từ 1 tuổi - 8 tuổi có thể tìm hiểu vận hạn qua tiểu vận.

* Thái tuế lưu niên vẫn chiếm ưu tiên khi xét hạn xảy ra 1 năm trong đại vận. Tiểu vận bổ sung thêm cho hạn cục xảy ra.

*** Lý thuyết nào trong bói toán cũng đều tương đối. Theo tôi, sau khi tìm hiểu được các sự kiện xảy ra qua những lý thuyết trên và biết chính xác quyết định của mình trong những sự kiện đó thế nào, mối quan tâm duy nhất cho tương lai sẽ không còn lệ thuộc quá nhiều vào vận hạn sẽ ra sao, mà phải là ta sẽ sử xự, hành động thế nào khi chúng lại xảy ra.

sherly
06-04-22, 15:21
Chào chị KC
Vai trò tiểu vận, tính đến nay tôi vẫn thấy mờ nhạt, và cũng chính vì mờ nhạt như vậy cộng thêm việc không thống nhất cách lấy tiểu vận, cho nên nghiệm lý nó gần như là không thể.
Về phép xem vận hạn, sách trích thiên tuỷ thì lấy can chi lưu niên thái tuế sinh khắc với đại vận, nếu tổ hợp này sinh trợ dụng thần, khắc hại kỵ thần thì cát, sinh trợ kỵ thần, khắc hại dụng thần thì hung.
Sách dự đoán theo tứ trụ thì chủ yếu luận vận hạn tai hoạ dựa theo thiên khắc địa xung, nhìn chung cứ đến năm nào mà xảy ra thiên khắc địa xung với tứ trụ và đại vận thì mình hoặc người thân gặp tai hoạ.
Nếu TKĐX nhật trụ, thì có thể giải thích được. Nguyên do nếu TKĐX nhật trụ thì ắt năm đó thiên can phải là Sát. Lưu niên thái tuế chủ về việc động trong năm, tức những cát hung thần của thái tuế năm đó sẽ là điều nổi bật nhất, nay sát lâm tuế quân thì dễ gặp phiền não, tai nạn, hình pháp...
Ngoài ra, sách dự đoán theo tứ trụ cho rằng
Đại vận tốt, lưu niên xấu: tốt nhiều xấu ít
Đại vận xấu, lưu niên tốt: tốt ít xấu nhiều
Cứ chiếu theo điều này mà nói, thì ắt hẳn không bao giờ có chuyện gì tốt trong 10 năm đại vận xấu, hoặc quá tốt đến mức người ta phải cảm thán vui mừng.
Vô hình chung, ta nên tự hỏi tại sao các sách cổ kim đều luận đại vận là chính, luận năm hạn gần như là không nói tới. Có thể tiền nhân họ không giấu, mà thực ra là luận năm hạn không quan trọng.
Kinh dịch nói chung là đạo của người Quân tử, và Quân tử thì không chú trọng tiểu tiết, tức không xem trọng lưu niên, tiểu vận.

kimcuong
07-04-22, 13:31
Kinh dịch nói chung là đạo của người Quân tử, và Quân tử thì không chú trọng tiểu tiết, tức không xem trọng lưu niên, tiểu vận. Ý kiến này có hơi nặng nề về giá trị con người không?

Đồng ý là 10 năm hạn xấu, thí dụ vậy, nhưng bạn không cần biết khi nào xảy ra để tránh, hoặc tránh cả 10 năm? Chẳng phải ở một năm nào đó sẽ gặp hạn, hay vài năm liên tiếp, nhưng toàn bộ 10 năm hoàn toàn tệ hại thì hơi quá? Có năm thiên địa đổi chiều trong đại vận như vận Giáp Tí gặp năm Mậu Ngọ, Canh Ngọ, sẽ xấu vừa hay xấu ít?

Thật tế càng tiến lên cao thì mọi sự chung nhất, quả là vậy, nhưng hiện thời phải nhất thời nhất bàn là hợp lý lẽ tự nhiên ở hoàn cảnh ta đang sống.