PDA

View Full Version : Cách Cục



thiếu bá
25-05-12, 22:34
- kimcuong viết -

Môn Tử Bình có 1 câu quan trọng mà ai cũng thuộc lòng khi bắt đầu luận giải tứ trụ:

"Dụng thần chuyên tầm nguyệt lệnh, dĩ tứ trụ phối chi, tất hữu thành bại."

Có nghĩa là tìm dụng thần trong chi tháng là điều kiện thứ nhất, sau đó xem xét quan hệ của ngũ hành giữa các can chi còn lại, cách cục của tứ trụ từ đó mới biết là thành hay bại.

Thành tức là thành công, đạt được cách, còn gọi là nhập cách.

Bại là thất bại; cách cục của tứ trụ bị phá.

Giữa "Thành" và "Bại" còn xét được "Kị" và "Cứu Ứng".

Kị tức là cách cục không nên gặp, mức độ bị phá cách nhẹ hơn "bại".

Cứu ứng là khi gặp phá cách lại được giải thoát.

Lưu ý rằng các tài liệu chỉ dạy xét Cách Cục theo tứ trụ, mà rất hiếm khi nói rõ định đại vận ảnh hưởng như thế nào đến Cách Cục, vấn đề này có cần xét song song với sự thành bại của Cách Cục hay không. Các mệnh lý gia thời trước chỉ xét Cách Cục, sau đó mới luận đại vận nào sẽ tốt, đại vận nào sẽ xấu.

Quan niệm này là không cải được số mệnh. Mệnh có Cách gì thì nhất định sẽ diễn tiến theo chiều hướng đó. Cải được số hay không là một vấn đề khác, sẽ bàn ở một bài khác. Chúng ta chỉ nên học hỏi tại sao phải hiểu rõ Cách Cục của tứ trụ xét như thế nào.

Thí dụ như Quan cách.

Thành > Quan gặp Tài và Ấn, không bị hình, xung, phá, hại, không vong.

Bại > Quan gặp Thương quan, Quan bị khắc chế, bị xung mất, hợp mà trở thành kị thần, gặp không vong

Kị > Quan gặp Tài mà lại thêm Thương quan

Cứu ứng > Quan gặp Thương quan nhưng có Ấn giải. Khi Quan Sát hỗn tạp, Sát hay Quan được hợp. Quan bị hình, xung, nhưng được tam hội, tam hợp hiệp giải.

Chẳng hạn như Giáp mộc sanh tháng Dậu, tức Tân kim là Quan cách. Có can Đinh là Thương quan phá cách, vì Đinh khắc Tân. Cứu giải là nếu có Nhâm thấu ra, vì Nhâm hợp Đinh, nên Đinh không còn khắc chế Tân nữa.

lesoi
26-05-12, 16:40
-Kim cương viết-

Có 1 vấn đề quan trọng chúng ta nên nhớ rõ khi luận Cách:
1- Bản khí của chi tháng là Cách
2- Hay can tàng nào thấu ra là Cách?

Vấn đề này các bạn sẽ gặp phải khi đọc vài tài liệu khác nhau.

Theo KC thì Tử Bình trong thời gian xưa nhất dùng điểm 1 để luận Cách. Sau này dần dà mới thấy các tân phái cho rằng can tàng nào thấu ra thì lấy đó làm Cách.

Các bạn cũng thấy lý do rằng, khi nói "nguyệt lệnh" thì dĩ nhiên nói rõ là bản khí của chi tháng, như Dần có Giáp, Bính, Mậu, thì Giáp chính là Cách cục.

Vì "lệnh" thì chỉ có 1. Các can tàng khác chỉ là phụ. Nếu cho rằng vì Giáp không thấu mà Bính hay Mậu thấu ra, lại lấy Bính/Mậu làm Cách thì phải là quan niệm mới hơn, suy luận rộng thêm hơn ở thời gian sau này. Quan niệm rộng rãi này còn cho thấy giải quyết được rõ ràng khi thân vượng hay thân suy phải tòng. Nhất là về Quan/Sát cách, một trong những trọng điểm xét đoán của Tử Bình. Trước khi luận sâu hơn về sự phối hợp phức tạp của tứ trụ, vì dĩ nhiên có rất nhiều tứ trụ khó nhìn ra ngay Cách cục, chúng ta nên tìm hiểu khi nào gọi là Thành, Bại, Kị và Cứu ứng. Ở trên đã nói về Quan, dưới đây là những cách cục của những thập thần khác.

Cách cục thành:
- Thân cường vượng có SÁT chế ngự, gọi là Sát Cách.
- Ấn không nhiều, gặp Sát hay Quan thấu can, dụng được Thực Thương để tiết khí. Hoặc Ấn quá mạnh gặp được Tài tinh vượng khí; Ấn cách thành công.
- Thực thần là Cách, có Tài tinh. Thực thần gặp Sát, không có Tài tinh. Thực thần gặp Sát nhưng có Ấn; Thực cách thành công.
- Thương quan gặp Tài, tất có tiết khí để thành hữu dụng. Thương quan vượng, có Ấn cũng vượng. Thương quan mạnh, thân nhược, có Sát và Ấn. Thương quan gặp Sát nhưng không có Tài. Gọi là Thương quan cách thành.
- Tài tinh là để sinh Quan, có Tài cách gặp Quan là hữu dụng. Tài cách gặp Thực sinh, lại có Tỉ Kiếp thì thân cường vượng, gặp Ấn vượng.
- Nhật chủ gặp lệnh tháng là Kiếp gọi là Dương nhận cách (đế vượng). Nếu thấu Quan Sát hay Tài Ấn đều hữu dụng.
- Lệnh tháng là Lộc (lâm quan), thấu Quan lại có Tài, Ấn, hoặc thấu Tài có Thực Thương đi kèm. Thấu Sát được chế phục, như vậy Kiến lộc cách thành.

Thế nào là Bại:
- Sát cách gặp Tài tinh mạnh lại không có Ấn chế ngự.
- Ấn cách quá yếu lại gặp Tài. Hoặc thân cường vượng, Ấn cách quá mạnh, lại có Sát. Như vậy Ấn cách bị hỏng.
- Thực cách gặp Kiêu thần, hoặc Thực sinh Tài gặp Sát thấu.
- Thương quan cách gặp Quan. Thương quan sinh Tài gặp Sát thấu. Thương quan cách gặp Ấn trọng thì thân vượng mà Thương nhược, cũng đều làm cho Thương quan cách bị phá.
- Tài cách yếu mà gặp nhiều Tỉ Kiếp. Tài cách gặp Sát thấu.
- Dương nhận cách không có Quan hay Sát. - Kiến lộc cách không có Tài Quan, lại thấu Sát và Ấn là bại.

Cách cục kị khi gặp:
- Quan cách đương thành lại bị hợp
- Sát cách có Ấn lại thấu Tài tinh
- Sát cách có Thực chế lại gặp Ấn
- Ấn cách gặp Thực thần, kị gặp Tài vượng thấu can
- Thực cách có Sát hay Ấn không nên gặp Tài
- Thương quan cách sinh Tài, nhưng Tài bị hợp
- Tài cách sinh Quan, kị gặp Thương hay bị hợp

Thí dụ về Cứu ứng trong vài trường hợp:
- Tài cách gặp Tỉ Kiếp mạnh, có Thực tiết khí thân. Như Giáp sinh tháng tứ quí Thìn Tuất Sửu Mùi, có Ất thấu gọi là bị Tỉ Kiếp tranh Tài (Mậu Kỉ). Nếu thấu Bính, tức Tỉ Kiếp chuyển sang sinh Thực, Thực sinh Tài, như thế Tài cách đang bại trở thành có cứu ứng. Hoặc tứ trụ không có Bính, nhưng thấu Tân âm kim có thể khắc chế Ất Mộc cứu Tài.

- Bính sinh tháng Dậu, Tân kim là chính tài. Có Nhâm là Sát thấu. Tân kim sẽ sinh Nhâm thủy khắc Bính. Như thế gọi là Tài cách bị phá. Cứu ứng được là có Mậu chế ngự Nhâm, lại sinh cho Tân kim. Nếu không có Mậu lại thấu Đinh thì Đinh hợp Nhâm là hợp Sát. Như vậy Chính Tài cách vẫn gọi là thành cách.

- Ất âm mộc sinh tháng Hợi, nguyệt lệnh là Ấn, gọi là Ấn cách. Tứ trụ có Mậu hay Kỉ là Tài mà quá vượng hay thấu can, tất nhiên Tài tinh này phá Ấn, còn gọi là tứ trụ „có bệnh“. Thuốc trị cho bệnh là khi có Giáp thấu ra, Giáp là Kiếp khắc được Mậu để hộ Ấn. Nếu thấu Quí thì hợp được Mậu cứu Ấn. Qua đó, chúng ta thấy rằng thoạt tiên là Cách cục bị phá hỏng vì sự khắc chế quá mạnh, nhưng có ngũ hành khác thấu ra và vượng khí, một là chế, hai là hợp, thì cách cục ban đầu được cứu ứng. Giống như bịnh mà có thuốc vậy. Những trường hợp tương tự đều luận như trên. Nắm vững được sự cứu ứng như thế nào là hiểu được tất cả cách thành hay bại, kị. Đọan trên tôi viết chỉ nhấn mạnh ở điểm bản khí hay dư khí là Cách khi chúng thấu ra hoặc không thấu ra.

Xin nói rõ thêm, theo tôi, gọi là "Cách" không phải chỉ là đơn phương 1 thiên can nào, cho dù là bản khí hay dư khí. Quan trọng là chúng ta cần hiểu sự kết hợp của nguyệt lệnh và các thiên can địa chi khác trong tứ trụ. Nói là sự kết hợp, bởi vì như chúng ta cũng rõ, các sách vở tài liệu đều ghi.

Thí dụ như: "Thương quan dụng Tài, cần khứ Ấn; Thương quan dụng Ấn, cần khứ Tài" (Huyền Ki Phú) Có nghĩa rằng Thương quan là chữ trong nguyệt lệnh cho biết đầu mối đầu tiên để luận Cách, nhưng không phải một mình Thương quan lộ ra là làm xong nhiệm vụ, mà Thương quan phải kết hợp với thiên can nào khác, tổ hợp địa chi ra sao... thì mới gọi lại chung là "Cách" hay "Tượng". Vậy không phải chỉ có 1 Thương quan mà làm nên Cách gì, nó mới chỉ là 1 "nhân tố" tạo nên sự việc chung quanh nó (bát tự). Vì vậy mà nói chung thì bản khí của lệnh tháng là ưu tiên, nguyên tắc là như vậy. Bản khí này kết hợp với những gì thực tế lộ ra, dù ở thiên can hay tổ hợp địa chi thì đấy chính là CÁCH cuối cùng nhận định được.

lesoi
26-05-12, 19:07
-Kim cương viết tiếp-
Xem lại thì thấy thí dụ như "Thương quan dụng Tài, cần khứ Ấn" là ám chỉ nguyệt lệnh là Thương quan sinh Tài làm dụng, thì cần nhất là ấn tinh không được vượng quá mức. Điều "dụng" nói trên là sự "hữu dụng" mà Thương quan đạt được ở điều kiện cuối cùng sau khi xác định rõ ràng về Thương quan cách.

Điều gọi là "dụng thần" chính là sự hữu dụng đó (cả Thương quan và Tài trong điều kiện của bát tự), sau khi đã nhận ra Cách Cục. Nhưng do bấy lâu nay phần đông hiểu khác nghĩa của 2 chữ "dụng thần", nên mọi người phần lớn đều đi tìm Dụng Thần như là một ông thần nào đấy ở ngoài có tác dụng vào mình, mà không biết rằng, thực tế đấy chính là bản tính và khả năng của chính mình.

Vận hạn chính là thời điểm mà khả năng đó thực hiện ra được hay không, và chưa hề tính rõ ràng là thiện hay ác. Đây là 1 khía cạnh khác hẳn với "tượng", mà có thể nói là "chất". Bởi thế nên mới giải thích được 2 người có cùng một Cách Cục giống hệt như nhau, lại có thể khác hẳn nhau ở tính dụng thể hiện ra.

Tính chất đại biểu của thập thần quá ít, chúng chỉ tương đối nói lên phần nào ý nghĩa của tương tác ngũ hành mà thôi. Con người muôn mặt, tùy trong hoàn cảnh mà xử sự, vì thế không có mệnh nào giống hệt mệnh nào.

Tôi nghĩ, tìm hiểu được Cách Cục là hiểu được mệnh số khá tiêu biểu rồi. Nên cũng chẳng quá xem trọng vấn đề luận Cách, hoặc chỉ xoay quanh vấn đề luận Cách để chỉ tìm cho ra năm nào tốt, năm nào xấu. Không phải như thế. Dù là chúng ta ai ai cũng mong muốn biết trước sự kiện gì sẽ xảy ra...

Nhưng như vừa nói ở trên, khi nào chúng ta biết rõ Mệnh Cách của mình thì có thể tự giải được các chướng ngại hoặc yên lòng hưởng phúc mà không cần phải chờ một lực lượng thần bí nào đến giúp đỡ. Điều này nên càng phải khứ bỏ ra khỏi suy nghĩ học Mệnh Lý, vì chúng chỉ bó buộc mình một cách tiêu cực mà thôi.

kimcuong
05-08-12, 15:43
Lại nói thêm về Cách Cục/Dụng Thần mà chúng ta nên hiểu là những yếu tố trong tứ trụ làm cho tứ trụ nổi bật ở 1 khía cạnh. Từ ngũ hành dụng sự đó biểu đạt qua cung mệnh, thập thần, lục thân, đại vận... mà chúng ta có thể tiên đoán cát hung. Vì thế, việc lành hay việc hung phải chăng là từ các dụng sự đó mà ra?

Nếu nói chuyên về ngũ hành thì ta có Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ, Kim. Chuyển sang thập thần thì như Thủy là nhật chủ thì Kim gọi là Ấn. Ngũ hành cần đều hòa (tùy theo lệnh tháng), tức là các thập thần đạt xung, khắc đúng lý đúng chỗ. Vì thế không nên nhầm Chính Ấn, Thực thần, Thiên quan...v.v...là những "nhân vật" nào khác ta. Đấy là những mối quan hệ từ chính ta mà suy ra. Như Kim sinh Thủy là nói về ngũ hành. Kim là Ấn, Thủy là nhật chủ thì nói Ấn sinh Ta.

Tứ trụ phải "tòng" là ngũ hành quá lệch, trong đó vị trí của Ấn tinh là quan trọng nhất. Vì nhật chủ được Ấn sinh, nếu bị lệch, nhật chủ tất "chao đảo", lúc đó tự nhiên thiên lý tính là ngã theo 1 ngũ hành vượng nhất. Tâm tính của ngũ hành đó là chủ đạo, cương quyết thì cương rất mạnh, mà mềm yếu thì dễ bị lung lạc. Những tứ trụ thuộc dạng tòng chỉ thoát ra ở đại vận, lưu niên thích ứng với tâm tính đó. Vậy không thể nói thí dụ Tòng Ấn là Kim, hễ gặp vận hạn có Kim là tốt đẹp. Hiểu như thế là đúng nhưng cũng sai. Bởi vì "dụng sự" đó là tâm tính, ước muốn, thi hành, thể hiện ra của chính mình. Các sự việc này có thể là tốt hay xấu cho tha nhân tùy vào những gì TA thể hiện ra bằng hành động.

Một người lấy Ấn làm dụng, hẳn nhiên gặp đại vận Ấn là tốt, nhưng tốt thế nào? Chỉ là tốt nghĩa là thuận lợi cho chính anh ta biểu lộ, thực hiện được các điều mình muốn. Thế nhưng đối với người khác có khi là việc rất hung dữ, thực tế chúng ta gặp thường ngày ở xã hội!

Vậy, hai chữ "dụng thần" không khác gì là cá tính, nhân cách của mình, mà không phải là "thần" nào có tác "dụng" làm cho cuộc đời mình tốt đẹp lên. Và tuyệt đối cũng không phải dụng thần của mình khi làm cho mình hạnh phúc mà không cần quan tâm đến dụng thần/hữu dụng của người khác. Chuyện gì xảy ra khi 2 "dụng thần" của 2 người đụng nhau, khi 1 là Hỏa, 1 là Thủy?

Hiểu được điều này thì chúng ta thấy dễ thở ra! Vì mấu chốt là không quá mê tín vào những điều mơ hồ không thể nào kiểm chứng được; tin vào Dụng Thần ở ngoài chỉ làm mình càng hoang mang thêm, không biết lúc nào bị "gõ đầu"...! Ngược lại nếu biết rằng đó chỉ là những gì ta thể hiện ra qua cách ứng xử với người, qua sự vận dụng tâm, trí của mình với tha nhân trong điều kiện thuận lợi (thuật ngữ "ứng kì" chỉ là điều kiện không gian thời gian thuận lợi), thì ta sẽ chú ý tìm hiểu tứ trụ đúng nghĩa nhất.

lang_tu
06-08-12, 16:07
đầu óc em ngu muội nên đọc mà không hiểu đc nhiều cho lắm!!!

lesoi
06-08-12, 18:38
Hãy từ từ ngâm cứu sẽ ngộ ra thôi ... :102:

Thiên Cơ
22-10-12, 20:27
cảm ơn cô kimcuong và anh thiếu bá
em xin được hỏi thêm là :
cách cục thành thì được gì?
cách cục bại thì mất gì?


vd trường hợp: Quan gặp Thương quan ko có Ấn giải.
vậy là ko làm quan? hay làm quan rồi bị mất chức? về phương diện công danh và tài năng, tài lộc ra sao?

letung73
22-10-12, 22:40
nguyên văn thiên cơ viết:

cảm ơn cô kimcuong và anh thiếu bá
em xin được hỏi thêm là :
cách cục thành thì được gì?
cách cục bại thì mất gì?

vd trường hợp: Quan gặp Thương quan ko có Ấn giải.
vậy là ko làm quan? hay làm quan rồi bị mất chức? về phương diện công danh và tài năng, tài lộc ra sao?
Vấn đề thành cách thì bạn cần xem những bài viết của chị KC viết luận về cách cục và dụng thần, và cách cục thành bại cứu ứng.

Còn như bạn hỏi Quan gặp Thương quan ko có Ấn giải thì cũng ko thể ko làm quan hay mất chức, hoặc về phương diên tài năng, tài lộc ra sao?
ở đây có mấy trường hợp vd như:

1- Quan vượng mà Nhật nguyên yếu thì cần Thương quan đến khắc chế Quan bảo vệ Nhật nguyên. lúc này Thương quan lại có tác dụng tốt của tứ trụ.

2- Thân vượng Quan nhược cần có tài tinh sinh quan mới phát huy được Quan tinh. Nhưng trong trụ tài tinh lại nhược ko sinh trợ được quan tinh vậy lúc này phải cần Thương quan vÌ Thương quan là gốc của Tài tinh, lúc này tài tinh có lực mới sinh trợ Quan tinh được. Vậy Thương quan vẫn được dùng. hoặc như Quan gặp Thương ko có Ấn giải nhưng có tài tinh thông quan lúc này Thương và Quan vẫn có tình.

Còn trường hợp bạn hỏi ko rõ thân vượng hay nhược mà như bạn hỏi thì Ở đây Quan tinh là dụng thần phải ko? Nếu Quan tinh là dụng thần thì lúc này Nhật nguyên và quan tinh phải vượng thì khi dụng thần Quan tinh gặp Thương quan mà ko có ấn hoá giải thì mệnh cục trở lên ko tốt tới toàn thể mệnh cục. hoặc Thân nhược và Quan nhược khi gặp Thương ko có Ấn hoá giả cũng đều ảnh hưởng ko tốt đến toàn thể mệnh cục.
vd: Nếu lấy Mộc làm Quan tinh xung nhất định Là Kim, do đó xung là nghiêm trọng nhất. Dụng thần thành cách kị nhất hình xung, đã có hình xung nhất định có tổn hại.
Tôi cũng là người mới nhập môn hôm nay thử luận để bạn và chị KC cùng tất cả ace trong diễn đàn góp ý. xin chân thành cảm ơn.

kimcuong
23-10-12, 00:38
Nên có thí dụ tứ trụ cụ thể, không thì nói chung chung rất khó nhớ và cũng chẳng áp dụng thực tế gì.


vd trường hợp: Quan gặp Thương quan ko có Ấn giải.
vậy là ko làm quan? hay làm quan rồi bị mất chức? về phương diện công danh và tài năng, tài lộc ra sao?

Có rất nhiều trường hợp Quan gặp Thương quan không có Ấn!
- Quan là cách hay Thương là cách? (tức nói nguyệt lệnh)
- Nhật chủ là gì? (mùa sinh định vượng suy của cả nhật chủ lẫn các thập thần khác)
- Quan vượng hay Thương quan vượng?
- Ấn trong trường hợp nào hóa giải được? Lúc nào thì không?
- v.v...


vậy là ko làm quan? hay làm quan rồi bị mất chức? về phương diện công danh và tài năng, tài lộc ra sao?

"Làm quan" theo ý của bạn là gì? Chính trị gia? Hay là giám đốc công xưởng? Chủ tịch phường?
Tại sao mất chức? Chỉ vì thương quan khắc quan? Chắc là không phải nhất thiết như vậy.

Tôi có thí dụ này, các bạn ngẫm suy lại xem (nam, sinh 5.2.1966)



thương quan
quan
nc
thiên tài


bính
canh
ẤT
kỉ


ngọ
dần
mùi
mão


đinh, kỉ
giáp, bính, mậu
kỉ, đinh, ất
ất




đế vượng





Tứ trụ khuyết Thủy là Ấn của Ất mộc. Sinh tiết Lập Xuân, Ất mộc cần Bính hỏa là ưu tiên. Có Bính (thương quan) thấu can, nhưng thêm Quan tinh Canh cũng thấu. Vậy trong trường hợp này có xem là "thương quan khắc quan" không? Tứ trụ thiếu Ấn có "bị" gì không?

letung73
23-10-12, 09:51
e thưa chị KC theo theo e tứ trụ này có;
1-Ngo Dần hợp hoá thương quan thành công thương quan vượng và trong mệnh cục tỷ kiếp vượng sinh trợ Thương quan.
2-Mão Mùi hợp hoá mộc nhật chủ cường vượng lại sinh vào mùa xuân.
3- Canh sinh vào tháng dần là tuyệt địa cho lên quan trong mệnh cục yếu
4- Thiên tài kỷ thổ cũng ở vào tử địa nhưng lại thông gốc với Mùi của Nhật nguyên lại được Thương quan vượng sinh tài cho nên Tài có lực tứ trụ này có thể lấy Tài tinh làm Dụng thần thông quan sinh cho Quan.
5- Con nếu mệnh cục này xuất hiện Ân tinh thì cách cục bi phá. Vì mới nhìn thì thấy nếu có ấn thụ thì ngũ hành trong mệnh cục sinh hoá rất có tình nhưng Quan tinh ở đây tuy được sinh nhưng lại ko có gốc cho lên thế của Quan tinh rất lung lay. vậy nếu Ân thụ xuất hiện thì sẽ tiết tú khí của Quan tinh sinh nhật chủ mà nhật chủ ở đây là cường vượng rồi mà lúc này Ân thụ có thể còn khắc cả Thương quan mà Thương quan bị khắc thì ko làm nhiệm vụ tiết chế thân vượng được.
e xin cầu thị được chị KC và ace trong diễ đàn góp ý.

thiếu bá
23-10-12, 10:48
Trường hợp này Canh quan vô căn nên thành "Thương quan thương tận".

Thiên Cơ
23-10-12, 11:03
Thưa cô kimcuong


cháu thấy rằng: đã là mệnh lớn, thì sẽ có lúc phát. mệnh tầm thường, dù gặp vận tốt đẹp cũng chỉ là được cơn mưa mát mặt thôi.
vậy các tiêu chí về tài, quan đã có sẵn trong mệnh. sau khi xét mệnh, các câu trả lời có/không đã được minh bạch. rồi khi mệnh có tiêu chí thăng quan phát tài rồi, ta mới xét vận, xem đến khi nào thì phát.
quan điểm của cháu là vậy, nhưng năng lực còn hạn chế, chưa có câu trả lời chính xác cho câu hỏi có/không. rất mong cô và các anh chị chỉ bảo thêm.


với lá số trên, cháu xin đoán: vận Giáp Ngọ là làm quan lớn rồi.

kimcuong
23-10-12, 12:11
Theo tôi, letung73 luận từng chi tiết khá tốt, duy chỉ để ý hai chữ "hợp hóa", vì "hóa" nên để luận nhật chủ biến hóa trong những ngoại cách. Còn các khí trong tam hợp, tam hội, có thiên can dẫn xuất thì vẫn gọi là khí đó mạnh, là dụng hay kị trong tứ trụ. Như thế là biết được tính cách đó làm chủ bản thân mình được hay không.

Tứ trụ trên, như thiếu bá nói, đúng là đạt được cách "Thương quan thương tận", vì Canh kim thế suy, lại bị hợp bán, bản tính lấy tính cách của Thương quan là chủ đạo mà ta hay gọi là dụng thần đấy. Thương quan này tận diệt được Quan, có Tài thấu, lực khá mạnh nên được Thương sinh. Ấn tinh ở đây quả là không có tác dụng.

Ý kiến của Thiên Cơ đúng là cách nhận xét của Tử Bình. Tài hay Quan hay bất kỳ thập thần gì trong tứ trụ, hễ có mặt là đến đại vận thì phát tán ra tính cách đó. Vấn đề mà chúng ta đang học hỏi khi xét mệnh là tính cách đó hữu dụng hay bất lợi cho mình. Thuật ngữ gọi là "dụng thần" hay "kị thần", và có cả "nhàn thần" lúc thì giúp cho mình, lúc thì giúp cho kị thần, nôm na là một điều mang tính "cơ hội" để điều hòa sự việc.

letung73
23-10-12, 15:12
e cảm ơn sự góp ý của chị KC rất nhiều e mong sau này sẽ còn nhận được sự góp ý của chị và ace trong diễn đàn nhiều hơn nũa!
E thưa chị KC theo e mệnh này có thể phát tài vào vận Ất Mùi vì lúc này Kỷ thổ tài tinh trong mệnh thông căn với Mùi của đại vận được thấu xuất hoàn toàn. khi Tài phát thì thường phát Quan vì Tài là gốc của Quan.

kimcuong
24-10-12, 11:54
Tôi có thí dụ này, các bạn ngẫm suy lại xem (nam, sinh 5.2.1966)



thương quan
quan
nc
thiên tài


bính
canh
ẤT
kỉ


ngọ
dần
mùi
mão


đinh, kỉ
giáp, bính, mậu
kỉ, đinh, ất
ất



đế vượng






Tứ trụ khuyết Thủy là Ấn của Ất mộc. Sinh tiết Lập Xuân, Ất mộc cần Bính hỏa là ưu tiên. Có Bính (thương quan) thấu can, nhưng thêm Quan tinh Canh cũng thấu. Vậy trong trường hợp này có xem là "thương quan khắc quan" không? Tứ trụ thiếu Ấn có "bị" gì không?



Tứ trụ trên, như thiếu bá nói, đúng là đạt được cách "Thương quan thương tận", vì Canh kim thế suy, lại bị hợp bán, bản tính lấy tính cách của Thương quan là chủ đạo mà ta hay gọi là dụng thần đấy. Thương quan này tận diệt được Quan, có Tài thấu, lực khá mạnh nên được Thương sinh. Ấn tinh ở đây quả là không có tác dụng.

Vận: Tân Mão (10 tuổi), Nhâm Thìn, Quí Tị, Giáp Ngọ, Ất Mùi, Bính Thân, Đinh Dậu

Nói thêm về tứ trụ trên. Đây là mệnh của 1 người nổi tiếng về môn côn cầu (golf), quốc tịch Tây Ban Nha. Anh ta đoạt giải nhất từ năm 18 tuổi (vận Tân Mão), liên tiếp đoạt giải cho đến năm 2005 (vận Giáp Ngọ). Như vậy 2 vận có Nhâm và Quí là Ấn ở thiên can đều là vận tốt nhất của anh ta. Tôi có nói "Ấn tinh ở đây quả là không có tác dụng", thực sự là nói về cách ở nguyên cục tứ trụ. Ấn đại biểu lĩnh vực văn học là chính. "Không có tác dụng" là đối với cá nhân người này đã biểu lộ tài hoa của mình (Bính thương quan) ở lĩnh vực khác, đấy là sân đánh côn cầu. Nhưng Ấn vẫn là dụng hỉ thần của anh ta, vì Thủy kềm chế Hỏa bớt hung hăng, tạo nên được 1 thế quân bình.

Khi xưa xem Ấn và Quan đơn điệu ở khía cạnh "làm quan" (ấn là con dấu), nhưng ngày nay chúng ta có nhiều nơi chốn để phát huy sở trường. Vì thế nên mở rộng tầm nhìn đối với tất cả thập thần.

Khi xưa lại xem "thương quan gặp sát" là phát về võ, hoặc chính trị gia trong thời chiến, rất tốt. Nhưng ngày nay, cũng có thể xem sân thể thao là một "đấu trường" (Sát), có thắng có thua, nơi mà tài nghệ, tài năng, kỹ xảo của mình (Thương quan) phát tiết ra.

Cũng thế, đừng nghĩ thương quan luôn luôn chuyên phá hỏng quan, mà nên thấy rằng Thương Quan là 1 sự biểu lộ tài năng của mình; các sáng tạo cá nhân, bản lĩnh dị thường đều nằm ở Thương Quan vượng thịnh.

Ngoài ra, nếu là thân nhược, lại còn có 1 mẫu hình khác tận dụng được Quan, thay vì Thương quan, đó là có được Tài tinh. Vì như Kim khắc Mộc, Thủy xuất hiện kịp thời sẽ tiết Kim sinh Mộc, đôi khi tốt hơn là dùng Hỏa khắc Kim. Trong trường hợp này cũng là dùng tài hoa của mình để làm việc, kiếm được tiền và có chút danh lợi.

kimcuong
24-10-12, 12:20
Một điều tôi muốn nói và đã trình bày nhiều lần, đấy là chúng ta không nên quá chú trọng đến Tài và Quan và xem đấy là 2 mấu chốt để xác định giàu có và quan chức. Toàn bộ tứ trụ với các thập thần khác, nếu là sinh hóa đúng lúc đúng chỗ, vận hạn cũng đúng kỳ dụng hỉ thần có mặt, thì cuộc sống vẫn ấm no sung túc.

Quan niệm cổ xưa chỉ chuyên lấy Tài và Quan làm điểm tựa chứng tỏ 1 người có thành đạt trong cuộc đời, tất cả những thập thần khác đều phải xoay quanh Tài Quan làm phụ. Nhưng nay thì xã hội đổi khác, chúng ta nên có cách nhìn nhận "tài" và "quan" một cách rộng rãi hơn, không chỉ là các thập thần chính tài, chính quan hay thiên tài, thiên quan mới làm nên sự việc.

thucthan
24-10-12, 12:56
cháu thấy thực thần hay nhất, hì,

letung73
24-10-12, 16:01
Đúng là cách Thương quan thương tận lại được ấn chế hoá có tình như nhận xét của chị KC. cho nên người này rất giỏi thể thao vậy!

Hjmama
24-10-12, 17:56
Thưa các bạn! Vấn đề ở đây chính là Canh hợp Ất: Quan hợp Nhật can thì quan thuộc về mình, tránh (tị) được thương quan khắc, Quan nhựơc hư thấu chủ về danh khí. Có lẽ không bàn về thương tận nữa (thực ra chưa hẳn là thương tận vì còn đó Tài ở trụ giờ sinh, lại vận Ấn bảo hộ...) mà cách cục của nó chính là Thương quan sinh Tài. Ấn là hảo vận.

VũTham
24-10-12, 22:03
Lại nói thêm về Cách Cục/Dụng Thần mà chúng ta nên hiểu là những yếu tố trong tứ trụ làm cho tứ trụ nổi bật ở 1 khía cạnh. Từ ngũ hành dụng sự đó biểu đạt qua cung mệnh, thập thần, lục thân, đại vận... mà chúng ta có thể tiên đoán cát hung. Vì thế, việc lành hay việc hung phải chăng là từ các dụng sự đó mà ra?

Nếu nói chuyên về ngũ hành thì ta có Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ, Kim. Chuyển sang thập thần thì như Thủy là nhật chủ thì Kim gọi là Ấn. Ngũ hành cần đều hòa (tùy theo lệnh tháng), tức là các thập thần đạt xung, khắc đúng lý đúng chỗ. Vì thế không nên nhầm Chính Ấn, Thực thần, Thiên quan...v.v...là những "nhân vật" nào khác ta. Đấy là những mối quan hệ từ chính ta mà suy ra. Như Kim sinh Thủy là nói về ngũ hành. Kim là Ấn, Thủy là nhật chủ thì nói Ấn sinh Ta.

Tứ trụ phải "tòng" là ngũ hành quá lệch, trong đó vị trí của Ấn tinh là quan trọng nhất. Vì nhật chủ được Ấn sinh, nếu bị lệch, nhật chủ tất "chao đảo", lúc đó tự nhiên thiên lý tính là ngã theo 1 ngũ hành vượng nhất. Tâm tính của ngũ hành đó là chủ đạo, cương quyết thì cương rất mạnh, mà mềm yếu thì dễ bị lung lạc. Những tứ trụ thuộc dạng tòng chỉ thoát ra ở đại vận, lưu niên thích ứng với tâm tính đó. Vậy không thể nói thí dụ Tòng Ấn là Kim, hễ gặp vận hạn có Kim là tốt đẹp. Hiểu như thế là đúng nhưng cũng sai. Bởi vì "dụng sự" đó là tâm tính, ước muốn, thi hành, thể hiện ra của chính mình. Các sự việc này có thể là tốt hay xấu cho tha nhân tùy vào những gì TA thể hiện ra bằng hành động.

Một người lấy Ấn làm dụng, hẳn nhiên gặp đại vận Ấn là tốt, nhưng tốt thế nào? Chỉ là tốt nghĩa là thuận lợi cho chính anh ta biểu lộ, thực hiện được các điều mình muốn. Thế nhưng đối với người khác có khi là việc rất hung dữ, thực tế chúng ta gặp thường ngày ở xã hội!

Vậy, hai chữ "dụng thần" không khác gì là cá tính, nhân cách của mình, mà không phải là "thần" nào có tác "dụng" làm cho cuộc đời mình tốt đẹp lên. Và tuyệt đối cũng không phải dụng thần của mình khi làm cho mình hạnh phúc mà không cần quan tâm đến dụng thần/hữu dụng của người khác. Chuyện gì xảy ra khi 2 "dụng thần" của 2 người đụng nhau, khi 1 là Hỏa, 1 là Thủy?

Hiểu được điều này thì chúng ta thấy dễ thở ra! Vì mấu chốt là không quá mê tín vào những điều mơ hồ không thể nào kiểm chứng được; tin vào Dụng Thần ở ngoài chỉ làm mình càng hoang mang thêm, không biết lúc nào bị "gõ đầu"...! Ngược lại nếu biết rằng đó chỉ là những gì ta thể hiện ra qua cách ứng xử với người, qua sự vận dụng tâm, trí của mình với tha nhân trong điều kiện thuận lợi (thuật ngữ "ứng kì" chỉ là điều kiện không gian thời gian thuận lợi), thì ta sẽ chú ý tìm hiểu tứ trụ đúng nghĩa nhất.
Cứ như là đang nói đến mình! Cám ơn cô KC ạ!