PDA

View Full Version : Luận Hỉ thần



thachmoc
15-09-14, 23:00
Luận Hỉ thần
Tác giả: Hoàng Đại Lục
Nguồn: http://blog.sina.com.cn/s/blog_4d4f37290100095l.html

Gọi là Hỉ thần, chính là ngũ hành mà Nhật chủ và mệnh cách ưa chuộng và yêu quý.

Dụng thần là nguyệt lệnh hoặc là thứ có thể sử dụng trong mệnh cục, đồng thời cũng là vật định cách; Tướng thần là chữ phụ trợ cho Dụng thần thành cách, cả hai với phù ức Nhật chủ không có quan hệ trực tiếp. Chỉ có Hỉ thần mới cùng phù ức Nhật chủ tồn tại quan hệ trực tiếp.

Hỉ thần có 3 tác dụng:
1) Phù ức Nhật chủ;
2) Phụ trợ Tướng thần;
3) Điều hậu.

Một cách ví von, nếu Nhật chủ là hoàng đế thì Dụng thần (cách cục) chính là giang sơn của ngài, Tướng thần chính là Tể tướng phụ tá hoàng đế xử lý giang sơn, còn Hỉ thần ư, chính là vừa làm phụ tá hoàng đế vừa là mưu thần thị vệ tương trợ Tể tướng.

Tử Bình Chân Thuyên xưa khi luận Hỉ thần giải thích như thế này: "Như thế nào là hỷ? Trong mệnh nơi một thần làm hỷ, ta có sự trợ giúp của thần đó là khi:
- Quan dụng Ấn chế Thương, mà vận trợ Ấn;
- Tài sinh Quan mà thân khinh, mà vận trợ thân;
- Ấn đới Tài coi là kị mà vận Kiếp tài;
- Thực đới Sát lấy thành cách, thân khinh mà vận gặp Ấn, Sát trọng mà vận trợ Thực;
- Thương quan bội Ấn, mà vận hành Quan sát;
- Dương nhận dụng Quan, mà vận trợ Tài hương;
- Nguyệt Kiếp dụng Tài, mà vận hành Thực Thương."

Ý tứ của đoạn bàn luận kể trên được giải thích là:
- Nếu như Chính quan cách có Thương quan phá cách, nhưng có Tướng thần Ấn tinh chế Thương, hành vận lại gặp chữ sinh trợ Ấn tinh, chữ này chính là Hỉ thần;
- Tài cách gặp Quan, cách cục vô phá, nhưng nhật chủ thân khinh, không còn chút sức lực nào mà đảm đương nổi Tài Quan, vận hữu Ấn Tỉ trợ thân, Ấn Tỉ lúc này chính là Hỉ thần;
- Chánh Ấn cách gặp Tài phá cách, vận hành Kiếp tài tới chế Tài trợ thân, Kiếp tài này chính là Hỉ thần;
- Thực thần đới Sát thành cách, nếu thân khinh mà vận gặp Ấn Tỉ trợ thân (không trực tiếp khắc Thực thần), thân nhu Sát trọng mà vận gặp Tỉ Kiếp trợ Thực thần, cái Ấn Tỉ trợ thân này, cái Tỉ Kiếp trợ Thực thần này chính là Hỉ thần;
- Thương quan bội Ấn thành cách, vận gặp Quan sát sinh trợ Ấn tinh, Quan sát này chính là Hỉ thần;
- Dương nhận dụng Quan sát thành cách, vận gặp Tài tinh trợ Quan sát, cái Tài tinh này chính là Hỉ thần;
- Dương nhận Kiến Lộc cách vô Quan sát mà dụng Tài tinh, vận gặp Thực Thương sinh Tài, cái Thực Thương này chính là Hỉ thần.

Hỉ thần cũng tùy theo sự biến hóa Dụng thần cách cục mà biến hóa, đó là lý thuyết, Hỉ thần có khả năng chuyển thành Tướng thần hoặc Kị thần, Kị thần hoặc Tướng thần cũng có khả năng chuyển thành Hỉ thần, hậu học giả không thể không chú ý tới điểm này.

Tác dụng của Hỉ thần tuy nhiều, nhưng tác dụng dù có lớn thì vẫn không bằng Tướng thần. Bởi lẽ, tại thời điểm Hỉ thần đã bị thương tổn, tất mang đến tai họa cho mệnh chủ mức độ tương đối nhẹ, nhưng nếu thời điểm Tướng thần đã bị thương tổn sẽ mang tới cho mệnh chủ mức độ tai họa rất lớn.

Phần lớn mệnh tạo mà hỷ tướng nhị thần đều có trong mệnh cục, chắc chắn mệnh chủ suông sẻ vô tai, hoặc phú hoặc quý. Mệnh cục có Tướng thần nhưng không có Hỉ thần, chắc hẳn mức độ mệnh chủ sẽ không hể gặp phú quý là rất lớn, hoặc tuy phú quý nhưng không lâu dài.

Phía dưới đưa ra một số ví dụ, cung cấp cho hậu học nghiên cứu học tập.

Ví dụ 1:
Mệnh 1:
Tỉ Thương nhật Thực
Bính Kỷ Bính Mậu
Tý Hợi Ngọ Tý

Mệnh 2:
Thực Quan nhật Thương
Mậu Quý Bính Kỷ
Tý Hợi Ngọ Hợi

2 mệnh trên tương tự nhau, đều là Thất Sát cách, cũng đều dụng Thực Thương chế Sát. Nhưng thực tế vận mệnh hai người thì "thiên sai địa khác"

Mệnh 1 là mệnh của Yuan T. Lee. Sát yêu Thực chế thành cách, Sát làm Dụng thần, Thực Thương làm Tướng thần, càng tốt hơn khi niên can còn có Bính hỏa phụ trợ Tướng thần, Bính hỏa này tựu thành Hỉ thần. Hỷ Tướng nhị thần đều có, mệnh chủ nhất định sẽ vinh hoa. Thực tế, mệnh chủ sau khi tốt nghiệp tại Thanh Hoa Đại học, tiếp tục đi học Đại học Harvard, giành được học vị tiến sĩ. Đảm nhiệm công tác giảng dạy. Vận Giáp Thìn, Giáp mộc Kiêu thần muốn đoạt Thực phá cách, gặp niên can Bính hỏa hóa tiết Giáp mộc chuyển sinh Thực Thương, không chỉ vô hại mà ngược lại có lợi, mệnh chủ ở năm Bính Dần đạt được giải Nobel hóa học. Về sau đảm nhiệm viện sĩ viện khoa học Mỹ, viện trưởng viện nghiên cứu trung ương Đài Loan, công thành danh toại, phong quang vô hạn.

Mệnh 2 là mệnh một người nam. Sát yêu Thực chế cách vô phá, chỉ là Mậu Kỷ thổ thiếu Bính hỏa phụ trợ, thiếu mất Hỉ thần, mệnh cách thấp hơn vị tiến sĩ ở trên rất nhiều. Mệnh tiến sĩ Lý chỉ hơn một Bính hỏa, cuộc đời liền như ánh thái dương rực rỡ. Mệnh này thiếu một Bính hỏa, cuộc đời thì chỉ như đom đóm lập loè. Thiếu niên trải qua vận Giáp Tý Ất, Giáp Ất Kiêu Ấn khắc đoạt Mậu Kỷ Thực Thương, chủ tai ách không ngừng, hung hiểm vạn trạng. Đọc sách vài năm sau vẫn là nông dân, từ trước đến nay giao tế gắn liền với đồng ruộng. Lúc hành hỏa thổ đại vận, đảm nhiệm thôn trưởng, cũng phát một điểm tiểu Tài. Gặp năm Giáp Thân, Giáp mộc Kiêu thần đoạt Thực, trong thôn dân có người kiện cáo mệnh chủ mà thôi giữ chức trưởng thôn.

Ví dụ 2:
Kiếp Quan nhật Quan
Đinh Quý Bính Quý
Tị Mão Thìn Tị

Hàn Quốc Quân mệnh. Quý thủy Quan tinh làm Dụng thần, gặp Quan xem Tài Ấn, mệnh cục Ấn tinh đương lệnh, chỉ hiềm là không có Tài tinh, cách cục giáng xuống một cấp bậc. Bởi vì mệnh cục vô Tài tinh hộ Quan, đó là không có Hỉ thần, Tuế vận nhất gặp Thương quan, tức thì có thể gây ra tai họa, bây giờ mệnh cục có hai Quan tinh, nếu gặp Thương quan thì chỉ có thể khắc khử một, ngược lại như thế năng thanh cách, há chẳng phải là chuyện tốt nhất sao?

Đại vận Nhâm Dần, chi hội Ấn cục, Thìn thổ giữ thủy hóa làm mộc, Tài tinh Tướng thần bất hiện, hảo vận thì không chịu thăm. Phụ mẫu mệnh chủ mất sớm, phải nhờ cô thứ ba nuôi dưỡng thành người.

Tân vận Tài tinh Hỉ thần sinh trợ nhược Quan, mệnh chủ học tập thi cử suông sẻ. Sửu vận củng kim khắc Mão mộc, hoại Ấn tổn hại vượt quá mong đợi, mệnh chủ bốn lần thi rớt kỳ thi Hội.

Vận Canh Tý, can chi đều thích hợp, mệnh chủ công việc giữ quân kỷ khá tốt đẹp, nhân xưng "Hàn thanh thiên". Duy Tài tinh không còn chút sức lực nào, cách cục không cao, không thể đại quý, cho nên chức quan vẻn vẹn chỉ là Tri huyện.

Kỷ vận Kỷ thổ Thương quan khắc khử một Quý thủy Quan tinh, cách cục biến thanh, danh tiếng nổi bật. Hợi vận hữu Tị hỏa hồi xung, thuyên chuyển vị trí đảm nhiệm cục tổng vụ mỏ Hà Bắc.

Vận Mậu Tuất, Mậu Quý hợp lại, cách cục càng thanh. Mệnh chủ là quan đứng đầu Giang Tô dân chính và An Huy tuần án sử, sự nghiệp đạt tới đỉnh cao.

Vận Đinh Dậu, Tị Dậu hợp mà xung Mão mộc Ấn tinh, gọi là bỏ Ấn tựu Tài, mệnh chủ từ chức quan, dồn lực kinh doanh công ty muối Thái Nguyên.

(Hết)

tubinh72
16-09-14, 01:34
ở ví dụ 1 theo quan điểm riêng đều dụng mộc , vì đặc tính của bính đinh là sợ thổ hối hoả , thích mộc , có mộc thì thông minh quy hiển, còn nếu dụng mậu kỷ chế sát thì bính hoả bị mất sánh sáng chỉ có thể phát phú chứ không tài nào có phát minh như bát tự 1.
mệnh 1 : Bính tý kỷ hợi bính ngọ mậu tý
mềnh 2 : mậu tý quý hợi bính ngọ kỷ hợi
cả hai mệnh trên sinh tháng 10 sát cách có giáp mộc nhân nguyên để kết cấu sát ấn cách, trong trụ quan sát trọng phùng, nhật nguyên bính hoả toạ nhận , nên đều hỷ mộc làm nguyên thần sinh hoả, cả hai bát tự đều không có mộc, do bát tự 1 hành vận đến giáp thìn đông nam ấm ám,giáp thấu mộc có căn gốc nên bỏ thương thực dụng ấn hoá sát sinh thân mà thành danh, vận ất tỵ mộc hoả thông minh .
mệnh 2 do hành vận đầu là giáp tý , ất sửu đều là hàn địa, mộc bất thông căn nên đọc cách mấy năm mà không khởi phát nổi. Đến hành vận bính dần, đinh mão thì bính đinh đại vận bị mậu kỷ đoạt mất quang huy nên không tài nào hỗ trợ được bính nhật chủ, nên chỉ đạt được chức trưởng thôn.

Hjmama
16-09-14, 21:43
Mệnh 1:Bính tí kỉ hợi bính ngọ mậu tí
Kết cấu cách cục sát ấn này rất nguy hiểm vì sát thế mạnh mà thân thì nhược. Giáp ấn tàng không đủ sức hóa sát hộ thân. Trước mắt dụng thổ chế thủy. Hỏa đương nhiên là hỉ thần.
Vận giáp thìn: chữ giáp sinh bính nên không khắc thổ dụng thần, và thân vượng ,và nhất là ấn cách hiện rõ. Chữ thìn: thủy rủ nhau nhập khố(ao hồ), chữ thìn gia cố đê điều mậu kỉ thêm vững chắc ngăn thủy tràn lan (chế sát). Cũng tức là nói vận này Sát-ấn-Thân đã cân bằng. Vận ất tị,bính ngọ là vận hỉ thần.
-Mệnh 2 : mậu tí quí hợi bính ngọ kỉ hợi
Chi tí hơi hợi mặc kệ là bao nhiêu miễn thấu ra một can là thuần (không tạp). Chỉ một chữ quí thấu ra là chính quan cách . Nhưng mà mậu kỉ thực thương chờ sẵn phá cách. Làm được đến chức trưởng thôn là hay lắm rồi.

thachmoc
16-09-14, 22:32
Luận theo cách cục cho ví dụ 1 của Hoàng Đại Lục, Bính sinh tháng Hợi là Sát cách, Sát là dụng thần, Sát cách muốn thành cần thân vượng, Ấn hoá hoặc Thực chế. Cả 2 mệnh đều có Thực Thương thấu lộ do vậy đều có thể thành cách Thực thần chế Sát. Tuy nhiên, do địa chi toàn Hợi Tý nên thủy quá vượng, nhật chủ tọa Ngọ nhưng Ngọ bị Tý xung trở thành thân nhược, căn gốc lung lay nên Thực Thương cũng chịu ảnh hưởng. Sách viết: Sát trọng thân khinh không nghèo cũng yểu mệnh, thân muốn vượng lên chỉ có thể nhờ Tỉ Kiếp (hỷ thần), Ấn là kị thần bởi Ấn phá Thực Thương là tướng thần. Mệnh 1, lộ Bính hỏa hỷ thần bang thân. Mệnh 2 lộ Quý thủy Sát càng thêm vượng, Quý hợp Mậu, giảm năng lực chế Sát của Thực thần, nhật chủ không có Tỉ Kiếp tương trợ, vì thế xét trong nguyên cục thì mệnh 2 kém hơn mệnh 1 rõ ràng.

Hành vận, mệnh 1 qua đất mộc hỏa, mộc vận không lộ Giáp Ất nên hoàn thiện chức năng hóa Sát, học hành tấn tới, đến vận Giáp Thìn mặc dù Kiêu đoạt Thực nhưng lại có Bính hỏa thông quan, nên năm hỏa vượng đạt danh vị cao. Mệnh 2, sơ vận Giáp Tý, Ất Sửu nên khởi đầu đã vất vả, vận Bính Dần Đinh Mão trợ thân mà đạt chức trưởng thôn, sang hỏa vận xung vượng thần trong mệnh khó có thể khá lên được.

thachmoc
16-09-14, 22:58
-Mệnh 2 : mậu tí quí hợi bính ngọ kỉ hợi
Chi tí hơi hợi mặc kệ là bao nhiêu miễn thấu ra một can là thuần (không tạp). Chỉ một chữ quí thấu ra là chính quan cách . Nhưng mà mậu kỉ thực thương chờ sẵn phá cách. Làm được đến chức trưởng thôn là hay lắm rồi.

Trích Thiên Tủy khi bàn đến Quan Sát có câu: Sát chính là Quan, thân vượng lấy Sát làm Quan; Quan chính là Sát, thân nhược lấy Quan làm Sát. Mệnh 2 mặc dù thấu Quý, nhưng bởi thế ở chỗ Sát, Quan dựa vào Sát, thân nhược nên khó đảm đương nổi thành ra phá cách.

tubinh72
17-09-14, 00:27
lá số 1 hơn một bính hỏa, lá số 2 thấu quý có mậu hợp hóa quan lưu sát cũng rất tốt. Lá sô 1 hành vận nhâm dần , quý mão thì không thể tốt hơn lá số 2 là vận bính dần đinh mão được.

Hjmama
17-09-14, 06:57
Trích Thiên Tủy khi bàn đến Quan Sát có câu: Sát chính là Quan, thân vượng lấy Sát làm Quan; Quan chính là Sát, thân nhược lấy Quan làm Sát. Mệnh 2 mặc dù thấu Quý, nhưng bởi thế ở chỗ Sát, Quan dựa vào Sát, thân nhược nên khó đảm đương nổi thành ra phá cách.
Nếu thế, khi hành đến vận bính dần,đinh mão thân vượng sẽ đổi đời sao?

thachmoc
17-09-14, 10:25
Bính Dần, Đinh Mão là vận đẹp nhất của người này, tuy nhiên đổi đời thì không dễ, bởi xuất phát điểm của người này khó khăn hơn người mệnh 1. Ngoài ra, lưu ý Thực thần của mệnh 2 bị hợp, lại xa gốc, Sát thần lộ liễu hơn...

thachmoc
17-09-14, 10:50
Theo tôi, khi Quan Sát hỗn tạp mới phải cân nhắc hợp Quan lưu Sát hay hợp Sát lưu Quan, nhằm thanh cách mà phát huy hết năng lực của Quan hay Sát. Ở đây Sát vượng hữu chế mới sử dụng được, mệnh 1 vận qua Dần Mão tốt cho việc học tập, nghiên cứu, giảng dạy, mừng là Giáp Ất không thấu, thấu thì đoạt Thực mà phá cách.

DND
17-09-14, 11:18
Thấy mọi người rôm rả quá cũng tham gia chút góp vui.
Luận tứ trụ xưa nay thường quan tâm đến nguyên cục trước, sau mới để ý hành vận, cũng như phân Tiên-Hậu vậy.
2 ví dụ của HĐL phân tích khá hay, khá rõ về kết cấu bát tự:



Ví dụ 1:
Mệnh 1:
Tỉ Thương nhật Thực
Bính Kỷ Bính Mậu
Tý Hợi Ngọ Tý

Mệnh 2:
Thực Quan nhật Thương
Mậu Quý Bính Kỷ
Tý Hợi Ngọ Hợi


TT1, (mệnh cung Ngọ) Quan cách thấu Thực thương vốn có thể dụng thực thương chế sát (kết cấu này không thể luận theo Sát ấn tương sinh được ?), hỷ thần là Bính. Tuy nhiên thực thương cùng thấu, nói tạp mà không tinh. Vận đến giáp thìn, giáp kỷ hợp trợ thổ khí (Mậu), tới năm Bính Dần mà đạt được giải Nobel hóa học.

TT2, (mệnh cung Mùi) Quan cách, nhưng Quan thấu mà bị hợp thì Quan ấy không còn là Quan nữa; Nhật chủ dương can nên thương Kỷ trong trường hợp này tính chất kém hẳn, lại không có hỏa hộ vệ thành thử kết cấu bát tự kém hẳn TT1. Hành vận dù sau tới Bính Dần, Đinh Mão cũng chỉ như "mưa mát mặt" mà thôi. 2 trường hợp này để ý thêm tác dụng cung mệnh cũng khá rõ ràng...

tubinh72
17-09-14, 11:39
lá 2 tuy có thấu quan nhưng nguyệt lệnh thất sát nên chân thần là sát nên khứ quan dụng sát. sinh tháng 10 lại có 2 hợi thì Nhâm sát là chân thần , nếu dụng thổ hỷ hỏa thế sao đến đại vận mậu thìn, kỷ tỵ hỏa thổ vượng lại bị kiện phải thôi chức ? lá số này tôi tin độ xác thực cao
lá 1 vận nhâm dần quý mão không thấu ấn lợi cho học tập nghiên cứu giảng dậy , vậy tại sao 2 vận tiếp theo là : giáp thìn, trong vận này lại đoạt giải Nobel , vận ất tỵ làm viện trưởng ?.
lá số 1 tôi sợ là không chính xác ngày giờ vì thời cách mạng người ta hay khai sinh man lắm vì nhiều lý do

Hjmama
18-09-14, 23:16
Nhìn tổng thể tứ trụ 1 : Thân nhược lại bị khắc (quan sát), tiết (thực thương) dụng Ấn là điều chắc chắn (ấn hóa sát sinh thân, và chế thương thực). Vận Giáp thìn thõa mãn điều kiện này. Nhìn sự nghiệp của người này ta luôn thấy có bóng dáng của ấn tinh. Đến vận ất tị, bính ngọ Thân-Sát cùng vượng, lúc này dụng thực (thương) chế sát.
Về mệnh 2 tôi vẫn giữ nguyên chủ kiến của mình, bạn nào thấy đúng thì dùng, thấy sai thì thôi vậy.

tubinh72
19-09-14, 00:54
Mệnh 2 cũng có lý vì địa chi toàn quan sát. Thiên can thấu sát dụng sát, thấu quan dụng quan. Mệnh này do nguyệt thượng thấu quan nên dụng quan, bị mậu thổ ngay bên hợp mất quan nên quý khí chỉ trưởng thôn. Nếu không có thực kề bên hợp chặt quan tinh mà chỉ có thương ở trụ giờ làm hại quan tinh thì là mệnh quan tai đại họa chứ đâu có được trưởng thôn. Hai vận đầu giáp tý, ất sửu mộc bất thông căn, đông hàn thủy đóng băng, nên đọc sách mãi không thành. Vận bính dần đinh mão thiên can bính đinh trợ thân, địa chí đàn mão cấu kết với hợi tý trong trụ thành quan sát dụng ấn nên có tý quý khí .
Mệnh 1 có thể vẫn dụng thực thương chế sát nhưng do mậu kỷ song thấu thành ra thừa, đến vận giáp thìn, ất tỵ, ấn tinh thấu khử bớt một thổ thành thương quan bội ấn, còn một thổ chế sát nên cách thanh mà quý. Hoàng đại lục đã phân tích ở tứ ngôn độc bộ ? sát có chế thì sát càng nặng quý khí càng lớn, thiên can chỉ cần một thực hoặc thương có cường căn ở ngọ là đủ chế sát, hành vận mộc hỏa thì thổ có trọng căn nên cần mộc giảm bớt một thổ còn một chế thì quý khí mới được lớn đến thế.

lesoi
24-09-14, 14:27
Ví dụ 1:
Mệnh 1:
Tỉ Thương nhật Thực
Bính Kỷ Bính Mậu
Tý Hợi Ngọ Tý

Mệnh 2:
Thực Quan nhật Thương
Mậu Quý Bính Kỷ
Tý Hợi Ngọ Hợi

Chỗ này tôi tra ngày tháng DL thì mệnh 1 sinh đúng ngày 20/11/1936, giờ Tý là đúng bát tự.
Chỗ mệnh thứ 2 tôi tra là ngày 17/11/1948, giờ Hợi là giờ Đinh Hợi chứ không phải giờ Kỷ Hợi.
Các bạn cũng nên chú ý khi ông HĐL luận mệnh theo Tử Bình là không luận Thân vượng hay thân nhược; ông cũng theo trường phái không lấy Mệnh cung và Thai Nguyên, dụng thần ... để xem mệnh. Chỉ có chú trọng Cách cục, và ông ta cũng đã phá cách luận mệnh của nhiều học giả trước đây như Nhậm Thiết Tiều trong bình chú Trích Thiên Tủy ...
Các chuyên đề luận mệnh này trước đây tôi cũng vài lần post lên diễn đàn nhưng sau đó luận mệnh thấy không có hiệu quả. Đặc biệt là ông rất chê cách luận của Manh phái về cách xem lưu niên áp vận, mệnh cung , thần sát... Nhưng trên thực tế thì khác hoàn toàn như nhiều người vẫn nghĩ cách cục là số một trong luận mệnh, đây cũng chỉ là Tử pháp mà theo tôi hiểu.
Tùy theo quan điểm của mình mà luận mệnh, còn thực tế chứng minh là luận xác suất là bao nhiêu %? Chúng ta cứ mãi cho rằng giữ mãi truyền thống luận mệnh là không sai, nhưng thử nghĩ chúng ta đọc cho nát nhừ TBCT, TMTH, CTBG, TTT đến già vẫn không có cách gì luận mệnh nêu ra rõ là người đó bị bệnh gì? tại sao giàu, nghèo? tại sao bị khắc chồng, vợ? Tại sao lại bị tai nạn, họa hại, mà bị do nguyên nhân nào? ... Tất cả đều không có sách nào ghi chép chỉ cho chúng ta đúng theo nhu cầu thực tế mà người xem mệnh đặt ra.
Phải chăng là chúng ta đã đánh mất một thời gian quá lâu trong khi tìm ra chân quyết?
Vậy tại sao Manh nhân không thấy đường thấy vật, mà chỉ cần báo ra ngày tháng năm sinh là ông ta biết ngay phép lập ra đủ bát tự? Chỉ cần trong một tiếng đồng hồ lại tìm ra nguyên người đó bị tai họa gì? gặp điều may mắn gì? ...
Điều này chúng ta cần phải tra cứu lại những gì mình đã bước qua trong quá trình nghiên cứu để rút ra bài học thực tiễn. Nếu không, chắc có lẽ suốt đời chúng ta chỉ xem được chân dung bên ngoài của một bát tự, mà không thể nào lý giải nỗi truân chuyên trong cuộc sống của mỗi người, hoặc là cảnh tượng đẹp đẽ của một đời người.

DND
26-09-14, 10:33
Vậy tại sao Manh nhân không thấy đường thấy vật, mà chỉ cần báo ra ngày tháng năm sinh là ông ta biết ngay phép lập ra đủ bát tự? Chỉ cần trong một tiếng đồng hồ lại tìm ra nguyên người đó bị tai họa gì? gặp điều may mắn gì? ...


Chào anh lesoi! Manh phái tất nhiên rất chi tiết với sắc thái đời thường, nhưng câu này liệu có quá chăng ?
Nói chung khi đã nghiên cứu nhân mệnh, không khó khăn để nhận ra nếu coi môn này là khoa học thì đó là khoa học khiếm khuyết (không hoàn chỉnh). Can chi thu nạp hình thành tổ hợp bát tự còn là thiểu trong vô vàn mối quan hệ phức tạp. Quan điểm luận giải chỉ trên cơ sở Tứ trụ nghiêng về dạng qđ siêu hình...
Tứ trụ hay các môn huyền học khác phụ thuộc khá nhiều vào tư duy cảm tính, vì vậy đề cao yếu tố kinh nghiệm nhưng tránh rơi vào kinh nghiệm chủ nghĩa.

lesoi
27-09-14, 08:06
Tứ trụ hay các môn huyền học khác phụ thuộc khá nhiều vào tư duy cảm tính, vì vậy đề cao yếu tố kinh nghiệm nhưng tránh rơi vào kinh nghiệm chủ nghĩa.
Chào bạn.
Bạn coi chừng hiểu nhầm ý tôi đó nhé. Tôi chỉ nói trên khuôn khổ lý luận tư duy theo Mệnh lý học, chứ không phải so sánh khập khiểng. Ý tôi là chỉ dùng cho những người đã thông qua nhập môn như các bạn. Còn đối với các bạn mới nhập môn dứt khoát phải qua các bước ban đầu và không qua khỏi các kinh điển như trên mà tôi đã nêu. Khi các bạn đã thông thạo, thì cách duy nhất là lý luận thực tiễn như các phái trên giang hồ như Chung Nam bí điển, Toàn Chân phái ... ( trong đó có Manh phái), từ lý luận thực tiễn này so sánh lại các kinh điển mới hiểu nỗi dụng ý của tiền nhân.
Chứ không phải thiên về môn phái nào.
Bạn đừng hiểu lầm tôi nhé!
Chào bạn.

DND
27-09-14, 18:22
Chào anh lesoi! Ý của DND cũng chỉ là mong mọi người đừng có thần thánh hoá bất cứ môn nào, phái nào!
DND cũng hy vọng mọi người dù học bất cứ môn Mệnh lý nào thì bước đầu tiên nên trang bị cho mình những kiến thức nhập môn cơ sở cho vững vàng, lúc đầu là môn là phái đấy nhưng sau sẽ không còn thấy giới hạn môn phái gì nữa.

phuongvu
02-10-14, 10:26
Tùy theo quan điểm của mình mà luận mệnh, còn thực tế chứng minh là luận xác suất là bao nhiêu %? Chúng ta cứ mãi cho rằng giữ mãi truyền thống luận mệnh là không sai, nhưng thử nghĩ chúng ta đọc cho nát nhừ TBCT, TMTH, CTBG, TTT đến già vẫn không có cách gì luận mệnh nêu ra rõ là người đó bị bệnh gì? tại sao giàu, nghèo? tại sao bị khắc chồng, vợ? Tại sao lại bị tai nạn, họa hại, mà bị do nguyên nhân nào? ... Tất cả đều không có sách nào ghi chép chỉ cho chúng ta đúng theo nhu cầu thực tế mà người xem mệnh đặt ra.
Phải chăng là chúng ta đã đánh mất một thời gian quá lâu trong khi tìm ra chân quyết?
Vậy tại sao Manh nhân không thấy đường thấy vật, mà chỉ cần báo ra ngày tháng năm sinh là ông ta biết ngay phép lập ra đủ bát tự? Chỉ cần trong một tiếng đồng hồ lại tìm ra nguyên người đó bị tai họa gì? gặp điều may mắn gì? ...
Điều này chúng ta cần phải tra cứu lại những gì mình đã bước qua trong quá trình nghiên cứu để rút ra bài học thực tiễn. Nếu không, chắc có lẽ suốt đời chúng ta chỉ xem được chân dung bên ngoài của một bát tự, mà không thể nào lý giải nỗi truân chuyên trong cuộc sống của mỗi người, hoặc là cảnh tượng đẹp đẽ của một đời người.

Quan điểm của anh Lesoi rất hay!

Không có bất cứ trường phái nào là ưu thế tuyết đối so với các trường phái khác.
Trường phái nào cũng có cái hay và cái khiếm khuyết vì đây không phải là toán học hay vật lý mà là một môn huyền học. Nhưng bằng cách nào đó dự đoán được qua khứ, hiện tại, tương lai của một con người dù ít hay nhiều đều là điều rất tuyệt vời.
Có lẽ thực tế nhất là như anh Lesoi nói là rút tỉa các kinh nghiệm từ các trường phái khác nhau và từ thực hành thì mới mong có xác suất chính xác cao.

Phuongvu

thachmoc
03-10-14, 12:35
Tôi cũng không bênh gì ông Hoàng Đại Lục cả, tuy vậy xét trên quan điểm "Cách cục pháp" rõ ràng HĐL không phủ nhận vai trò của Thực Thương trong VD1, bất kể gọi đó là Dụng thần hay Tướng thần. Theo HĐL Sát cách có Thực chế, gọi Sát là Dụng thần bởi Sát hữu dụng với mệnh chủ, nhưng một khi Sát quá vượng thì chính nó biến thành Kị thần. Lực Thương Thực ở đây không đủ để chế Sát nên cần tới vận Giáp Thìn mới ứng.

Đối với Đoàn Kiến Nghiệp nếu ai đọc Mệnh Lý Trân Bảo, kỳ 38: Ba cách chế Kị thần cũng thấy ngay dụng pháp "vượng kị thần nhược chế" cho VD này. Cách trình bày của mỗi người khác nhau nhưng vẫn hướng tới một cái đích cuối cùng.

menhly
04-10-14, 15:18
Cảm ơn bạn thachmoc cung cấp một chủ đề hay. Đề nghị mọi người tập trung vào việc làm rõ nội dung chính về Cách cục pháp. Tôi sẽ xóa các bài không liên quan.
Trân trọng,
Menhly

thachmoc
04-10-14, 16:08
Cảm ơn bạn thachmoc cung cấp một chủ đề hay. Đề nghị mọi người tập trung vào việc làm rõ nội dung chính về Cách cục pháp. Tôi sẽ xóa các bài không liên quan.
Trân trọng,
Menhly

Chính tôi cũng không nghĩ topic này lại "rôm rả" như vậy, từ khi có bác VULONG....:emoticon-0146-punch

son4t
29-10-14, 22:20
Em thì hèn mọn trong vụ này như khách quan mà nói kỹ năng phản biện của bác Vũ Long ko có, phản biện khác phản bác, xổ toẹt,...Có thể là người Tài thì có tật.
Về hướng nghiên cứu của bác Vũ Long thì em rất để ý (mặc dù hấp thụ chẳng đc bao) vì em gốc dân kỹ thuật nên rất chú trọng "lượng hóa mọi vấn đề"... mà em nghĩ nhiều nhà nghiên cứu cũng đang cố gắng tiếp cận "lượng hóa" chứ ko phải chỉ một mình bác. Chính vì thế cần lắng nghe các bên, các khía cạnh thì tốt hơn và hữu ích.
Riêng có đoạn này :
"Và nếu để ý đến hành vận thì sẽ dễ dàng nhìn thấy các vận đầu là Canh Tý / Tân Sửu / Nhâm Dần / Quý Mão và Giáp Thìn phải là các vận hỷ dụng thần thì chúng mới phù hợp với thực tế đã qua của vị Nobel này (vì các can của các đại vận này mang các hành Thực Thương (Thổ - do Giáp hợp với Kỷ hóa Thổ), Tài (Kim – Canh Tân) và Quan Sát (Thủy – Nhâm Quý). Nếu 3 hành này là hỷ dụng thì rõ ràng Tứ Trụ nàyThân phải vượng."

Có vẻ các bác thấy vị GS kia đc giải Nobel nên nói là vận tốt. Theo em đó chỉ là một khía cạnh thôi. Nếu có thêm thông tin về cuộc sống, tâm tư của ông ta thì sẽ khẳng định chính xác hơn. Rũi ổng dc giải Noel nhưng vợ ngoại tình, bị bệnh hiểm nghèo, con cái xì ke ma túy, bố mẹ chia ly, anh em đánh lộn chửi bới, tinh thần u uất,....liệu có phải hỷ dụng thần ko?

Mấy ý kiến nhỏ, nếu có gì ko phải các huynh bỏ qua nhé !

shanghai
30-10-14, 08:30
Mặc dù rất thích các bài viết của bác VuLong nhưng em cũng phải tham gia góp ý với bác mấy câu:

-Chuyện thân vượng thân nhược mới chỉ là 1 mặt của vấn đề, còn để đi vào luận chi tiết căn cơ bên trong tất cần đến thần sát và những chiêu thức của bản môn như manh phái chẳng hạn... Ở đây các bài viết của bạn Hung804 và lesoi đều rất có giá trị. Bác VuLong nên tham khảo thêm.

-Thứ 2 là em thấy bác viết phông chữ đỏ và có phần nổi quá, mang hơi hướng nặng nề và căng thẳng. Ở đây anh em giao lưu trên tinh thần hoà ái, cầu thị, không bài bác ai cả. Tốt nhất là cứ viết chữ thường như em đây.