PDA

View Full Version : Luận Cừu thần



thachmoc
01-10-14, 21:55
Mặc dù có nhiều ý kiến trái chiều về Hoàng Đại Lục, song để trọn vẹn tôi đăng thêm bài dịch về Cừu thần của ông để mọi người cùng tham khảo.

Luận cừu thần
Tác giả: Hoàng Đại Lục
Nguồn: http://blog.sina.com.cn/s/blog_4d4f37290100095m.html

Hiện nay, nhiều sách mệnh học phổ biến đều không có chương tiết riêng biệt trình bày và phân tích về Cừu thần, có sách căn bản không hề đề cập hai chữ Cừu thần này, cũng có sách đem gộp cả Cừu thần và Kị thần làm một mà nói. Tình trạng này khiến nhiều người mới học mệnh lý đều không biết thực chất Cừu thần là gì.

Vốn mệnh học, bất kể khái niệm cơ bản hay tại kỹ pháp suy đoán đều đang tồn tại nhiều điểm rất mơ hồ, điều này không chỉ làm giảm tính có thể thao tác của mệnh học, mà còn hạ thấp mức độ tinh tế hóa. Nếu chúng ta muốn phát triển mệnh học tiến thêm một bước thì chúng ta nên gắng sức phân tích những khái niệm cơ bản thấu đáo và rõ ràng hơn một chút, như vậy mới khiến mệnh học trở thành một loại kỹ thuật dự đoán thực dụng có khả năng thao tác mạnh, cũng là giúp người bình thường dễ dàng tiếp nhận hơn. Song thực tế lại hoàn toàn trái ngược, các lý luận mệnh học lưu hành hiện nay đều đem các khái niệm trọng yếu giản hóa bớt đi, không đề cập tới Tướng thần, Hỉ thần và Cừu thần, chỉ tập trung giải thích hai loại khái niệm đối lập là Dụng thần và Kị thần, tựa như trong mắt họ chỉ có hai dạng người tốt và người xấu vậy. Chẳng trách mà một số người học mệnh lý nhiều năm đến tận bây giờ vẫn không thể nào suy mệnh được.

Người viết tin rằng Dụng thần, Tướng thần, Kị thần, Hỉ thần và Cừu thần là năm khái niệm rất quan trọng của mệnh lý, mỗi khái niệm đều có ý nghĩa và tác dụng riêng, và không thể gộp chung để nói được, càng không thể bỏ qua bất cứ khái niệm nào. Bằng không cũng chỉ làm tăng thêm tính mơ hồ vốn có của mệnh học mà thôi, rồi từ đó khiến mọi người nghĩ rằng mệnh học không có khái niệm rõ ràng và mạch suy lý thiếu rạch ròi. Bởi vậy, rất cần có chuyên đề trình bày và phân tích năm khái niệm quan trọng này. Dụng thần, Tướng thần, Kị thần và Hỉ thần người viết đã có những chuyên đề luận giải riêng, ở đây chỉ luận về Cừu thần.

Gọi là Cừu thần, bởi đây là chữ gây hại cho cả mệnh cách và Nhật chủ. Phân biệt với Kị thần, Kị thần chuyên phá hoại cách cục, Cừu thần chỉ là phụ trợ cho Kị thần phá cách cục, Cừu thần không phải thủ phạm đi phá cách mà chẳng qua là tòng phạm tiếp tay cho Kị thần mà thôi. Dưới tình huống thông thường, Kị thần không trực tiếp đối phó với Nhật chủ, người nó trực tiếp đối phó chính là Dụng thần (cách cục). Cừu thần không trực tiếp đối phó Dụng thần (cách cục), oan gia đối đầu của nó là Hỉ thần. Cừu thần ngoài trực tiếp đối phó với Hỉ thần, hộ vệ Kị thần, đôi khi nó còn trực tiếp đối phó Nhật chủ.

Trong Tứ trụ mệnh học, Tướng thần và Kị thần là một cặp mâu thuẫn, Tướng thần là chữ thành cách, mà Kị thần chính là chữ phá cách. Hỉ thần và Cừu thần là một cặp mâu thuẫn khác, Hỉ thần là chữ hộ vệ Tướng thần, còn Cừu thần là chữ hộ vệ Kị thần.

Như vậy, Cừu thần có 2 tác dụng:
- Một là hộ vệ Kị thần, chuyên tấn công Hỉ thần, khiến cách bị phá khó có thể nhận được chữa trị;
- Hai là hiệp trợ Kị thần liên lụy Nhật chủ. Nếu Nhật chủ cần khắc tiết thì lại sinh phù Nhật chủ, và ngược lại khi Nhật chủ phải sinh phù thì lại khắc tiết Nhật chủ.

Phàm mệnh cục, tại thời điểm có Kị thần và Cừu thần cùng liên tay phá cách, mệnh chủ sẽ đa tai đa nạn, chẳng những vậy mức độ tai nạn thường rất lớn, thời gian cũng kéo dài. Mệnh cục không có Cừu thần này, tuy có Kị thần, tai nạn của mệnh chủ gặp phải tương đối nhẹ hơn, thời gian cũng ngắn hơn. Đương nhiên, mệnh không có Kị thần mà chỉ có Kị thần, mệnh chủ khi gặp tai nạn mức độ có thể còn nhẹ hơn nữa.

Cừu thần giống như Hỉ thần, cũng biến hóa theo sự biến hóa của mệnh cục. Cừu thần đôi khi lại biến thành Hỉ thần, thậm chí có thể biến thành Tướng thần hoặc Kị thần, lúc suy mệnh không thể không biết biến thông, bằng không rất có thể nhận định cát hung điên đảo, sai lầm mà trở thành mưu hại người ta.

Tỷ như Giáp mộc sinh tháng Dậu, là Chính quan cách, nếu thấy Đinh hỏa Kị thần thì phá cách. Nhưng nếu Đinh hỏa lại có Giáp Ất mộc tới sinh trợ hộ vệ thì Tuế vận cho dù gặp tiếp Nhâm Quý thủy cũng không có thể thương khắc Đinh hỏa, Giáp Ất mộc này chính là Cừu thần.

Lại như Bính hỏa sinh tháng Mão, là Chính Ấn cách, nếu gặp Tân kim Kị thần thì phá cách. Nếu như Tân kim lại có Mậu Kỷ thổ tới sinh trợ hộ vệ, Tuế vận cho dù gặp phải Bính Đinh hỏa cũng không có thể thương khắc Tân kim, Mậu Kỷ thổ này liền thành Cừu thần.

Tiếp như Ất mộc sinh tháng Ngọ, mệnh cục có Tân kim thì thành cách Thực thần chế Sát, nếu tái kiến Kiêu thần đoạt Thực thì phá cách. Lúc này vốn Thất Sát coi như Tướng thần, bởi vì nó sinh trợ Kị thần Kiêu Ấn liền biến thành Cừu thần.

Khác như mệnh thân cường Sát mỏng, lúc này gặp gỡ Thực Thương tức là gặp gỡ Kị thần, nhưng nếu tới đại vận lại gặp phải Kiếp Ấn trợ thân thì chính là tương ngộ Cừu thần. Cừu thần này tuy không phá cách mà chỉ khiến mệnh chủ chịu mối họa to lớn, mưu sự bất toại hoặc hảo sự nan thành.

Dưới đây đưa ra một số ví dụ thực tế có đề cập tới Cừu thần để hậu học nghiên cứu.

Ví dụ 1:

Tỉ Kiếp nhật Tỉ
Nhâm Quý Nhâm Nhâm
Tý Sửu Dần Dần

Đại vận: Giáp Dần, Ất Mão, Bính Thìn, Đinh Tị

Bản khí của Sửu thổ Nguyệt lệnh là Kỷ thổ Chính quan, ở đây Chính quan tức là Dụng thần. Chính quan cần phải có Tài Ấn tương phụ, Ấn làm Tướng thần, Tài làm Hỉ thần, tiếc rằng trong mệnh cục hai chữ Tài Ấn đều chẳng hiện, ngược lại chường mặt ra toàn là Tỉ Kiếp Cừu thần khắc Hỉ thần. Dưới tình huống này, Hỉ thần Tài tinh không hiện ra thì còn tốt, chứ một khi xuất hiện sẽ chịu sự thương khắc của Tỉ Kiếp, mang tai bay vạ gió đến cho mệnh chủ. Cừu thần như thế trong mệnh cục quả là vượng cường vô chế, biểu thị mệnh chủ sẽ có tai họa lớn trong thời gian dài.

Đại vận Giáp Dần, Thực thần chủ sự. Thực thần khắc Quan không tận sức, trong Dần còn có Bính hỏa Hỉ thần, cho nên mặc dù đây không phải là vận tốt nhưng cũng chưa gây ra cho mệnh chủ tai họa gì lớn cả, tuy vậy học hành cũng không thuận lợi, tình trạng sức khỏe không tốt mà thôi.

Đại vận Ất Mão, Thương quan chủ sự. Chính quan cách gặp Thương quan thì phá cách, trong bài viết "Dùng cách cục luận sinh tử" đã nêu: "Thương quan gặp Quan, chết", dấu hiệu trong đại vận này mệnh chủ sẽ có họa sinh tử lớn. Các năm Nhâm Thân, Quý Dậu, Giáp Tuất, Ất Hợi mặc dù Tỉ Kiếp Cừu thần càn rỡ nhưng Hỉ thần Tài tinh không thấu xuất, do vậy chưa bị thương khắc, mệnh chủ mặc dù mưu sự luôn trục trặc không thông, mọi chỗ đều vấp váp, nhưng vô đại tai. Đến khi gặp năm Bính Tý, Bính hỏa Tài tinh lộ ra, lập tức rơi vào vòng tranh đoạt của Tỉ Kiếp, cách phá hỷ thương, họa tới chẳng kịp trở tay. Mệnh chủ trong năm đó giết người cướp của, năm sau ngồi từ. Năm Mậu Dần bị phán tử hình, sau đó được cha dùng tiền chạy án, bản án tử hình được hoãn thi hành trong hai năm.

Ví dụ 2:

Thực Ấn nhật Thực
Bính Quý Giáp Bính
Ngọ Tị Dần Dần

Đại vận: Giáp Ngọ, Ất Mùi, Bính Thân, Đinh Dậu

Thực Thương đương lệnh làm Dụng thần, một Ấn tinh Tướng thần lộ ra liền thành cách Thương quan bội Ấn. Hỷ thần chính là Quan Sát sinh Ấn tinh, mệnh cục không có Hỉ thần, đại vận lúc gặp Thân Dậu Quan Sát lại bị Bính Đinh Thực Thương cái đầu khắc chế, cách cục không cao. Khuyết điểm của mệnh cục này, một là Ấn tinh vô căn quá yếu; hai là Thực Thương Dụng thần biến thành Cừu thần; ba là Thực Thương Cừu thần quá mức vượng cường, Hỉ thần Quan Sát bị thương khắc, với ba điều trên làm mệnh chẳng còn tốt đẹp. Mệnh thư nói rằng: "Mộc hỏa sắc khô Quý thủy, nhãn mục mịt mờ". Bất hạnh thay, mệnh chủ quả nhiên mắc bệnh đúng như lời mệnh thư đã nói, thủa thiếu thời hai mắt sớm mù lòa, vô kế sinh nhai, khất thực đầu đường. Sang Thân Dậu vận, tiếp tục số mệnh như trước, khổ nạn liên miên.

Ví dụ 3:

Ấn Quan nhật Sát
Ất Quý Bính Nhâm
Sửu Mùi Tuất Thìn

Đại vận: Nhâm Ngọ, Tân Tị, Canh Thìn

Trong Nguyệt lệnh Mùi thổ thấu lộ Ất mộc Chính Ấn, thành tạp khí Chính Ấn cách. Gặp Ấn xem Quan, mệnh cục có Nhâm Quý Quan Sát đều là Tướng thần. Tưởng như đã thành cách, đáng tiếc Thìn Tuất Sửu Mùi nhất xung, căn gốc của Quan Ấn tận thương, cách cục đại phá. Ở đây thổ phá cách chính là Kị thần, hỏa sinh thổ chính là Cừu thần. Nhìn đại vận của mệnh này, thuở nhỏ thì Cừu thần vượng địa, hỏa thổ tương sinh, cừu kị liên tay tổn hỷ dụng, có thể đoán rằng mệnh chủ không chết cũng tàn phế. Thực tế xảy ra đích xác như vậy, mệnh chủ thủa nhỏ bị viêm não, tưởng chết mà lại thoát được, tuy nhiên di chứng để lại rất nghiêm trọng, thần chí mơ hồ, ăn nói thiếu rõ ràng, hơn mười năm nay sống mà như đã chết.

(Hết)

DND
02-10-14, 09:39
Cừu thần là khái niệm từ dịch học, trong luận cách cục dụng thần thì mới nên xét cừu thần !?
Cừu thần sinh kỵ thần cũng phải có điều kiện của nó, tứ trụ "chuyên tầm nguyệt lệnh" cũng như dịch "động" thì mới phát sinh biến hóa...

lesoi
02-10-14, 11:08
Cừu thần là khái niệm từ dịch học, trong luận cách cục dụng thần thì mới nên xét cừu thần !?
Cừu thần sinh kỵ thần cũng phải có điều kiện của nó, tứ trụ "chuyên tầm nguyệt lệnh" cũng như dịch "động" thì mới phát sinh biến hóa...

Đúng là từ Cừu thần có từ Dịch học, nhưng Tử Bình cũng là từ Dịch học mà ra thôi.
Lý luận Cừu sinh Kị, Hỷ sinh Dụng được ứng dụng rộng rãi trong Mai Hoa dịch số, lấy từ số Tiên Thiên thành Quái, Hào. Còn Tử Bình thì dùng các thuật ngữ là Dụng, Kị, Nhàn thần. Lý của Nhàn thần là nửa nạt, nửa mỡ, có khi sinh Kị mà cũng có khi trợ Dụng là tùy theo cách cục biến hóa mà ra cả thôi.
Nếu bạn có nghiên cứu ứng dụng Dịch học vào trong Tử Bình của tác giả Tống Anh Thành thì bạn sẽ thấy rõ. Cũng tương tự, trong Tử Bình các bậc tiền nhân đã ứng dụng cung vị lập ra giống như Tử Vi Đẩu số ( 12 cung mệnh), và còn rất nhiều ứng dụng khác nữa ...
Tất nhiên, dùng đúng hay sai là do mỗi người.

DND
02-10-14, 12:34
Nếu bạn có nghiên cứu ứng dụng Dịch học vào trong Tử Bình của tác giả Tống Anh Thành thì bạn sẽ thấy rõ. Cũng tương tự, trong Tử Bình các bậc tiền nhân đã ứng dụng cung vị lập ra giống như Tử Vi Đẩu số ( 12 cung mệnh), và còn rất nhiều ứng dụng khác nữa ...
Tất nhiên, dùng đúng hay sai là do mỗi người.

Trong lý thuyết tử bình đã ngầm chứa nhiều tính chất dịch học trong đó, nói ứng dụng dịch học vào tử bình như Tống tiên sinh thực ra nghe hơi lạ tai mà văn vẻ. Từ dịch đến tử bình đã rẽ nhánh rồi, bình thường có mấy ai thâm cứu tử bình mà không biết ít nhiều về dịch !? Chẳng hạn về định tượng thập thần thì riêng học tứ trụ đã nêu đủ, nói dụng dịch qua hay không dụng dịch sang phỏng còn là quan trọng hóa vấn đề...
Phần về cung vị thì xuất phát từ môn tiền thân của tử bình hay tử vi... rất tiếc tác phẩm đó khá sơ khai về mệnh lý. Tử vi dụng nó thế nào thì ai cũng rõ cả, riêng tử bình trong các tác phẩm chính thống không dùng chắc hẳn tiền nhân có lý do !? Thực ra nghiên cứu về yếu tố tiền đề tử bình như tại sao chuyển từ năm sang ngày, hay làm rõ yếu tố ngày trong tử bình... giúp ta có cái nhìn toàn diện hơn. Mong có dịp được trao đổi cùng mọi người.

lesoi
02-10-14, 13:40
Hì!.., tùy bạn. Mỗi người có cách nhìn khác nhau.:emoticon-0155-flowe