PDA

View Full Version : Bàn về Cách - Thể Dụng của tứ trụ



kimcuong
08-06-12, 13:22
(6.1.2011, diendantubinh.com)

Môn Tử Bình có 1 câu quan trọng mà ai cũng thuộc lòng khi bắt đầu luận giải tứ trụ:

"Dụng thần chuyên tầm nguyệt lệnh, dĩ tứ trụ phối chi, tất hữu thành bại."

Có nghĩa là tìm dụng thần trong chi tháng là điều kiện thứ nhất, sau đó xem xét quan hệ của ngũ hành giữa các can chi còn lại, cách cục của tứ trụ từ đó mới biết là thành hay bại.

Thành tức là thành công, đạt được cách, còn gọi là nhập cách.

Bại là thất bại; cách cục của tứ trụ bị phá.

Giữa "Thành" và "Bại" còn xét được "Kị" và "Cứu Ứng".

Kị tức là cách cục không nên gặp, mức độ bị phá cách nhẹ hơn "bại".

Cứu ứng là khi gặp phá cách lại được giải thoát.

Lưu ý rằng các tài liệu chỉ dạy xét Cách Cục theo tứ trụ, mà rất hiếm khi nói rõ định đại vận ảnh hưởng như thế nào đến Cách Cục, vấn đề này có cần xét song song với sự thành bại của Cách Cục hay không. Các mệnh lý gia thời trước chỉ xét Cách Cục, sau đó mới luận đại vận nào sẽ tốt, đại vận nào sẽ xấu.

Quan niệm này là không cải được số mệnh. Mệnh có Cách gì thì nhất định sẽ diễn tiến theo chiều hướng đó. Cải được số hay không là một vấn đề khác, sẽ bàn ở một bài khác. Chúng ta chỉ nên học hỏi tại sao phải hiểu rõ Cách Cục của tứ trụ xét như thế nào.

Thí dụ như Quan cách.

Thành > Quan gặp Tài và Ấn, không bị hình, xung, phá, hại, không vong.

Bại > Quan gặp Thương quan, Quan bị khắc chế, bị xung mất, hợp mà trở thành kị thần, gặp không vong

Kị > Quan gặp Tài mà lại thêm Thương quan

Cứu ứng > Quan gặp Thương quan nhưng có Ấn giải. Khi Quan Sát hỗn tạp, Sát hay Quan được hợp. Quan bị hình, xung, nhưng được tam hội, tam hợp hiệp giải.

Chẳng hạn như Giáp mộc sanh tháng Dậu, tức Tân kim là Quan cách. Có can Đinh là Thương quan phá cách, vì Đinh khắc Tân. Cứu giải là nếu có Nhâm thấu ra, vì Nhâm hợp Đinh, nên Đinh không còn khắc chế Tân nữa.

Có 1 vấn đề quan trọng chúng ta nên nhớ rõ khi luận Cách:

1- Bản khí của chi tháng là Cách
2- hay can tàng nào thấu ra là Cách?

Vấn đề này các bạn sẽ gặp phải khi đọc vài tài liệu khác nhau. Theo KC thì Tử Bình trong thời gian xưa nhất dùng điểm 1 để luận Cách. Sau này dần dà mới thấy các tân phái cho rằng can tàng nào thấu ra thì lấy đó làm Cách.

Các bạn cũng thấy lý do rằng, khi nói "nguyệt lệnh" thì dĩ nhiên nói rõ là bản khí của chi tháng, như Dần có Giáp, Bính, Mậu, thì Giáp chính là Cách cục. Vì "lệnh" thì chỉ có 1. Các can tàng khác chỉ là phụ.

Nếu cho rằng vì Giáp không thấu mà Bính hay Mậu thấu ra, lại lấy Bính/Mậu làm Cách thì phải là quan niệm mới hơn, suy luận rộng thêm hơn ở thời gian sau này. Quan niệm rộng rãi này còn cho thấy giải quyết được rõ ràng khi thân vượng hay thân suy phải tòng. Nhất là về Quan/Sát cách, một trong những trọng điểm xét đoán của Tử Bình.

Trước khi luận sâu hơn về sự phối hợp phức tạp của tứ trụ, vì dĩ nhiên có rất nhiều tứ trụ khó nhìn ra ngay Cách cục, chúng ta nên tìm hiểu khi nào gọi là Thành, Bại, Kị và Cứu ứng. Ở trên đã nói về Quan, dưới đây là những cách cục của những thập thần khác.

Cách cục thành:

- Thân cường vượng có SÁT chế ngự, gọi là Sát Cách.
- Ấn không nhiều, gặp Sát hay Quan thấu can, dụng được Thực Thương để tiết khí. Hoặc Ấn quá mạnh gặp được Tài tinh vượng khí; Ấn cách thành công.
- Thực thần là Cách, có Tài tinh. Thực thần gặp Sát, không có Tài tinh. Thực thần gặp Sát nhưng có Ấn; Thực cách thành công.
- Thương quan gặp Tài, tất có tiết khí để thành hữu dụng. Thương quan vượng, có Ấn cũng vượng. Thương quan mạnh, thân nhược, có Sát và Ấn. Thương quan gặp Sát nhưng không có Tài. Gọi là Thương quan cách thành.
- Tài tinh là để sinh Quan, có Tài cách gặp Quan là hữu dụng. Tài cách gặp Thực sinh, lại có Tỉ Kiếp thì thân cường vượng, gặp Ấn vượng.
- Nhật chủ gặp lệnh tháng là Kiếp gọi là Dương nhận cách (đế vượng). Nếu thấu Quan Sát hay Tài Ấn đều hữu dụng.
- Lệnh tháng là Lộc (lâm quan), thấu Quan lại có Tài, Ấn, hoặc thấu Tài có Thực Thương đi kèm. Thấu Sát được chế phục, như vậy Kiến lộc cách thành.

Thế nào là Bại:

- Sát cách gặp Tài tinh mạnh lại không có Ấn chế ngự.
- Ấn cách quá yếu lại gặp Tài. Hoặc thân cường vượng, Ấn cách quá mạnh, lại có Sát. Như vậy Ấn cách bị hỏng.
- Thực cách gặp Kiêu thần, hoặc Thực sinh Tài gặp Sát thấu.
- Thương quan cách gặp Quan. Thương quan sinh Tài gặp Sát thấu. Thương quan cách gặp Ấn trọng thì thân vượng mà Thương nhược, cũng đều làm cho Thương quan cách bị phá.
- Tài cách yếu mà gặp nhiều Tỉ Kiếp. Tài cách gặp Sát thấu.
- Dương nhận cách không có Quan hay Sát.
- Kiến lộc cách không có Tài Quan, lại thấu Sát và Ấn là bại.

Cách cục kị khi gặp:

- Quan cách đương thành lại bị hợp
- Sát cách có Ấn lại thấu Tài tinh
- Sát cách có Thực chế lại gặp Ấn
- Ấn cách gặp Thực thần, kị gặp Tài vượng thấu can
- Thực cách có Sát hay Ấn không nên gặp Tài
- Thương quan cách sinh Tài, nhưng Tài bị hợp
- Tài cách sinh Quan, kị gặp Thương hay bị hợp

Thí dụ về Cứu ứng trong vài trường hợp:

- Tài cách gặp Tỉ Kiếp mạnh, có Thực tiết khí thân. Như Giáp sinh tháng tứ quí Thìn Tuất Sửu Mùi, có Ất thấu gọi là bị Tỉ Kiếp tranh Tài (Mậu Kỉ). Nếu thấu Bính, tức Tỉ Kiếp chuyển sang sinh Thực, Thực sinh Tài, như thế Tài cách đang bại trở thành có cứu ứng. Hoặc tứ trụ không có Bính, nhưng thấu Tân âm kim có thể khắc chế Ất Mộc cứu Tài.

- Bính sinh tháng Dậu, Tân kim là chính tài. Có Nhâm là Sát thấu. Tân kim sẽ sinh Nhâm thủy khắc Bính. Như thế gọi là Tài cách bị phá. Cứu ứng được là có Mậu chế ngự Nhâm, lại sinh cho Tân kim. Nếu không có Mậu lại thấu Đinh thì Đinh hợp Nhâm là hợp Sát. Như vậy Chính Tài cách vẫn gọi là thành cách.

- Ất âm mộc sinh tháng Hợi, nguyệt lệnh là Ấn, gọi là Ấn cách. Tứ trụ có Mậu hay Kỉ là Tài mà quá vượng hay thấu can, tất nhiên Tài tinh này phá Ấn, còn gọi là tứ trụ „có bệnh“. Thuốc trị cho bệnh là khi có Giáp thấu ra, Giáp là Kiếp khắc được Mậu để hộ Ấn. Nếu thấu Quí thì hợp được Mậu cứu Ấn.

Qua đó, chúng ta thấy rằng thoạt tiên là Cách cục bị phá hỏng vì sự khắc chế quá mạnh, nhưng có ngũ hành khác thấu ra và vượng khí, một là chế, hai là hợp, thì cách cục ban đầu được cứu ứng. Giống như bịnh mà có thuốc vậy.

Những trường hợp tương tự đều luận như trên. Nắm vững được sự cứu ứng như thế nào là hiểu được tất cả cách thành hay bại, kị.

Tứ trụ nam mệnh:



tài
thương
nhật chủ

quan


Kỉ
Bính
Ất
Canh


Mão

Hợi
Thìn


ất

quí

nhâm giáp

mậu ất quí




Đại vận: Ất Hợi, Giáp Tuất, Quí Dậu, Nhâm Thân, Tân Mùi, Canh Ngọ, Kỉ Tị

Như đã nói trong những bài trên, vấn đề thường gặp phải ở bản khí của lệnh tháng không thấu, thiên can thấu ra lại không có can tàng, vì các chi Tí Ngọ Mão Dậu chỉ có nhất khí (ngọai trừ Ngọ tính thêm Kỉ, nhưng vì Kỉ gửi ở Đinh nên dùng theo). Như tứ trụ trên, Quí là Kiêu thần của Ất không lộ, các thiên can lộ không nằm trong lệnh tháng và trong các chi khác, vậy suy Cách Cục thế nào?

(Nhắc lại là Can ngày thì không tính là "thấu", như trong Mão có Ất, trong Thìn dư khí Ất. Nhưng đấy chỉ là khí của chính can ngày.)

Bản khí là Kiêu không thấu thì vẫn xét lực của Thủy trong trụ ra sao, đấy là điểm chính. Thứ nhì, vẫn gọi là Ấn cách (không ai gọi là "Kiêu cách", chỉ nhận định Quí là âm thủy với Ất âm mộc là quan hệ Âm sinh Âm, lực mạnh).

Tí gặp Hợi, lại thêm Thìn chứa Quí thủy, nên Ấn cách lực rất mạnh.

Nhưng khi nói đến cái "dụng", tức tứ trụ dụng can chi nào làm "bàn đạp" cho các sinh hoạt cuộc đời, mà ta gọi là "dụng thần" thì lại là chuyện khác. Lúc này mới nhìn thiên can thấu ra thập thần nào, xung chế ra sao, có hữu dụng được hay không, thì đấy là dụng thần của tứ trụ.

Như tứ trụ trên thì thấu Kỉ, Bính, Canh. Trên trụ tháng là ưu tiên, Bính Thương Quan là tính cách đầu tiên có khả năng hữu dụng.

Thương quan ngộ Quan (Canh) là điều bất thuận lợi. Nhưng may mắn rằng Quan bị Ất hợp, nên có thể nói là "khử" được Quan mà giữ được hình thái trọn vẹn của Thương quan.

Thương quan là điều hữu dụng vượt trội vì có Thiên tài kế bên. "Thương Quan sinh Tài" vì thế được gọi là dụng thần của người này. Các tài liệu sau này đều gọi đây là 1 "Cách", mà bỏ qua Quí trong lệnh tháng. Vả lại, nếu gọi Bính là Cách, hay thậm chí gọi Canh là Cách, thì cả hai thiên can này vô căn, vô gốc, làm sao có thể hữu dụng được?

Cần nên phân biệt giữa "Cách" và "Dụng" như thế.

Như vậy, Ấn Cách dụng Thương quan ở tứ trụ trên thành công. Thân vượng vì tóm lại là cách cục thành công.

Trên cơ sở thân vượng, hình thái của tứ trụ thành, tính cách mạnh mẽ của đương số được hình thành. Tất cả những cách cục thành công đều quí và có phúc, không chỉ riêng Ấn Cách. Riêng "Ấn" thời xưa nói như là cái "triện đóng dấu", đại biểu cho những địa vị cao trong xã hội.

Đại vận là con đường thể hiện được tính cách và năng lực của đương số, nếu nó thuận theo điều hữu dụng, không bị khắc chế quá sức thì mục đích theo đuổi nói toàn bộ là trôi chảy. Nếu ngược lại thì quí cách trở nên tầm thường, cho dù có thành đại phú ông, cũng chỉ là 1 trong những người giàu có thế thôi, không đạt được quyền lực của Ấn. Chính vì thế mà khi nói đến "Cách" đều nói đến bản khí của lệnh tháng thì giải thích rõ ràng hơn tất cả mọi việc trong tứ trụ.

Đại vận của tứ trụ trên thuận theo chiều Kim - Hỏa. Kim sanh Thủy Ấn từ những đại vận đầu. Đến vận Tân Mùi, Canh Ngọ, Kỉ Tị là hỏa vận, quyền lực lên đến bậc nhất thiên hạ thời Thế chiến thứ nhì. Cuối vận Kỉ Tị, lưu niên Quí Tị, 2 Tị xung 1 Hợi, Quí khắc Kỉ, bị nghẽn mạch máu mà chết.

Ở vấn đề tử vong lại không dùng Cách để luận, mà chỉ thuần ngũ hành suy vượng, xung khắc ra sao, nhưng đấy là một đề tài khác.

kimcuong
08-06-12, 13:28
(gửi bởi chungnp » 09 Tháng 1 2011)

Chào cô !

Tứ trụ nam mệnh:

tài....thương.........quan
Kỉ.....Bính.....Ất.....Canh
Mão..Tí.......Hợi....Thìn
ất....quí......nhâm..mậu
................giáp....ất
.........................quí

Đại vận: Ất Hợi, Giáp Tuất, Quí Dậu, Nhâm Thân, Tân Mùi, Canh Ngọ, Kỉ Tị

- Em có vài điều không hiểu, nhờ cô giải đáp:
- Ất canh hợp không hóa.Trong vận Tuất - Dậu- Thân: dẫn hóa kim (Quan). Quan tinh sinh ấn kiêu (Thủy). Can đại vận lộ: Quý-Nhâm. Ấn cách thành công.Việc học hành,cũng như cuộc sống khá tốt.Em không rõ điều này thực tế có không?Xin cô cho thêm thông tin.
- Các đại vận kế tiếp: Mùi-Ngọ-Tỵ: dụng thần thương được đất phát huy tác dụng.Can đại vận lộ Tân- canh kim (quan tinh).Nên đại vận này mới có địa vị xã hội.
- Do những phân tích trên.Nếu dụng thương (hỏa) thì kiêu ấn (thủy) chính là kị thần.Em hiểu như vậy có được không?
- Mong ý kiến của cô.

kimcuong
08-06-12, 13:29
(gửi bởi k.cuong » 10 Tháng 1 2011)

chungnp hỏi rất đúng. Bình thường chúng ta vẫn học dụng Hỏa thì Thủy là kị. Dụng Thương quan thì kị Quan. Đến nay nguyên tắc này vẫn chính xác. Nhưng đầu tiên là nhớ phép tắc, sau là nhớ đến sự chế hóa và vượng suy của bản thân nhật chủ. Kị thần mà không thấu, không xuất hiện ở can chi đại vận, hoặc có mặt mà không được phò trợ, lại bị kềm chế, nhật chủ vượng, thì "kị thần" không phải là mối lo ngại to lớn. Vì vậy hãy nhìn dụng, kị, hỉ ở hai khía cạnh: cường lực và môi trường thích hợp cho chúng hoạt động. Cường lực là có lực mạnh hay yếu, môi trường hoạt động là đại vận, lưu niên, phong thủy, xã hội. Nếu dụng hay kị không có 1 trong những điều kiện này một cách thực tiễn, thì dù gọi là DỤNG, dụng thần vẫn không có tác dụng, và dù gọi là KỊ, kị thần cũng không có mảy may nào tác hại được bản thân.

chungp hãy phân tích các đại vận Giáp Tuất, Quí Dậu, Nhâm Thân, Tân Mùi, Canh Ngọ, Kỉ Tị và sẽ thấy "nhóm kị thần" Thủy, Kim, Mộc xuất hiện và tương tác với Hỏa và Thổ thế nào.

Khi thân vượng thì kị thần đôi khi là một "bàn đạp" tốt nhất đấy, hãy nhớ thêm điều này, vì chẳng có gì cho không biếu không cả, phải không các bạn? Đỉnh vinh quang thường đẫm nhiều xương máu và nước mắt là chuyện rất bình thường.

Tứ trụ trên thật ra là cũng rất ngoại hạng! Đấy là lãnh tụ Stalin.

(gửi bởi chungnp » 10 Tháng 1 2011)

- Cám ơn cô đã giải đáp giúp em.
- Trụ này đẹp là nhờ có thân vượng.Nếu thân không vượng thì không thể hóa giải lực kiêu ấn sinh cho dụng thần bính thương.
- Mình liệt tứ trụ vào trường hợp không có kị thần có được không cô ? Vì kị thần thủy chính là bàn đạp. Quan sát dù có xuất hiện cũng bị chế hóa.
- Xin ý kiến của cô và các anh chị.

tuhynhan
08-06-12, 16:50
Thể là nguyệt lệnh, dụng là dụng thần ,tức dựa vào bản thể tháng sinh xuân hạ thu đông để chọn ra cái dùng được cho tứ trụ.

dnts
08-06-12, 17:16
Thể là nguyệt lệnh, dụng là dụng thần ,tức dựa vào bản thể tháng sinh xuân hạ thu đông để chọn ra cái dùng được cho tứ trụ.

Thể Dụng tùy đối tượng mà chia, tùy thời điểm mà chia, như đạo Âm dương vậy: trong âm có dương, trong dương có âm.

Khái niệm Chủ Khách trong Manh Phái cũng như vậy...

kimcuong
09-06-12, 12:06
Thí dụ Quan cách bại (sinh 24.7.1956):



t.Tài
Thương
nhật chủ
Thực
cung Mệnh


Bính
Ất
NHÂM
Giáp
Giáp


Thân
Mùi (KV)
Thìn
Thìn
Ngọ


canh
nhâm mậu
kỉ
đinh ất
mậu
ất quí
mậu
ất quí




Rõ là theo nguyên tắc:


Thí dụ như Quan cách.
Thành > Quan gặp Tài và Ấn, không bị hình, xung, phá, hại, không vong.
Bại > Quan gặp Thương quan, Quan bị khắc chế, bị xung mất, hợp mà trở thành kị thần, gặp không vong
Kị > Quan gặp Tài mà lại thêm Thương quan
Cứu ứng > Quan gặp Thương quan nhưng có Ấn giải. Khi Quan Sát hỗn tạp, Sát hay Quan được hợp. Quan bị hình, xung, nhưng được tam hội, tam hợp hiệp giải.

Quan tinh Kỉ trong Mùi tọa KV, gặp Thực Thương phá cách!
Tài lộ nhưng chế ngự mất Ấn! (Bính hỏa khắc Canh kim trong Thân, còn gọi là "cái đầu")
Vậy không thể Cứu Ứng , Quan bị KV mà cũng không có Xung giải, hoặc tam hợp, tam hội giải.
Tứ trụ có Thìn hình Thìn là tự hình, thân thể yếu kém, trí lực không thông suốt.
Quan cách bại mà không có cứu ứng, nói chung là quan hệ đối kháng của bản thân với mọi vấn đề đều kém, chẳng cứ là công việc làm ăn.

Nghe nói đều dựa vào tổ nghiệp mà sống là thế nào?
Rốt cục nhìn lại thì Bính hỏa có Đinh hỏa trong Ngọ (cung mệnh), thiên can là Giáp sinh trợ. Đấy là 1 điểm +
Bính hỏa tọa trụ năm đại biểu của gia đình đương số.
Bính hỏa còn đại diện cho thiên tài là cha. Cha tọa đúng trụ của gia đình (năm tháng) là thiên tài có lực.

Nhìn lại thêm nữa thì thấy Thực Thương tuy là phá cách Quan của đương số, nhưng mặt khác về tính chất thì Thực thương sinh Tài, nên thấy Tài là sinh.
Trường hợp này thì Thực Thương lại không bị Ấn tinh khắc, vì Ấn yếu hơn.

Cũng vì lý do đó mà có mệnh sư chỉ luận cho ta thấy mệnh này là "Thực Thương sinh Tài" và giải thích là do hàng thiên can lộ ra như thế.

Một mặt thì có trường hợp họ nói đúng (như trường hợp này), mặt khác là họ bỏ qua không nói đến giai đoạn luận ban đầu về Cách cục (Quan cách). Ai mà chỉ học đoạn sau thì nhất định có tranh cãi với phương pháp luận theo Cách lấy từ lệnh tháng là như thế.

Tóm lại, Quan cách đầu tiên là bại, sau chuyển biến được thành tiểu cách "Thực Thương sinh Tài", lấy điều này làm hữu dụng. Có Cách là có Dụng vậy.

Lại nói đến "giàu, nghèo"... Phải chăng cứ thấy "thực thương sinh tài" là đoán người này giàu có? Cái "giàu" do đâu mà ra, thật tế ít người quan tâm là do chính thực lực của ta hay là của tha nhân mang lại.

Luận Tử Bình phải chăng nên nhìn vào tính cách, tâm tính của mình nhiều hơn? Bởi vì nếu ta nhận rõ được ưu khuyết điểm của mình thì hạnh phúc thực sự có phải là đến từ tâm?

chung
22-12-12, 10:17
Em đọc qua tử bình chân thuyên chú. Đề cập ấn, thiên ấn không phân âm dương, miễn nhật chủ không quá vượng là cách dùng được.

Em không biết Thiên ấn cách có những bộ phối (cục) nào ? Do em hiểu thiên ấn cách chủ về nghệ thuật nên tìm bộ phối khá khó.

Nhờ cô và các anh chị giải đáp cho em. Cám ơn mọi người.

kimcuong
22-12-12, 11:21
chung nên đưa ra rõ đoạn nào mà luận Ấn không phân Âm Dương, trong tình huống nào, trong đề tài nào?

Tuy là phối cách thì có nguyên tắc giống nhau, nghĩa là đều hỉ thân trung bình, không vượng nhược thái quá, sợ Kiếp, sợ Tài, nhưng điểm phân biệt rõ giữa Chính Ấn và Thiên Ấn là văn chương và kỹ nghệ. Vì thế, đã gọi là theo đường quan chức (*) thì không làm kinh thương. Khi xưa thì phân biệt rõ như vậy, xã hội không cho phép tình huống ra làm quan mà lại đi "giang hồ" hay mở quán. Ngày nay thì có thể vừa làm công nhân viên vừa buôn bán thêm, chính vì thế mà luận Ấn-Tài bây giờ rất nhập nhằng, trừ phi người có tính cách rất rõ rệt, ta gọi là thuần cách.

(*) Đường quan chức là nói chung từ học vấn mà thành, vì thế mà có cách tốt như Quan-Ấn tương sinh và Ấn là con dấu đóng, đó là kết quả hỗ tương, nên nói chung về Ấn là không thể không có Quan. Cũng do thế mà có phân biệt Chính Ấn nhất thiết không thể bị Tài làm xáo trộn.

chung
24-12-12, 10:02
chung nên đưa ra rõ đoạn nào mà luận Ấn không phân Âm Dương, trong tình huống nào, trong đề tài nào?

Tuy là phối cách thì có nguyên tắc giống nhau, nghĩa là đều hỉ thân trung bình, không vượng nhược thái quá, sợ Kiếp, sợ Tài, nhưng điểm phân biệt rõ giữa Chính Ấn và Thiên Ấn là văn chương và kỹ nghệ. Vì thế, đã gọi là theo đường quan chức (*) thì không làm kinh thương. Khi xưa thì phân biệt rõ như vậy, xã hội không cho phép tình huống ra làm quan mà lại đi "giang hồ" hay mở quán. Ngày nay thì có thể vừa làm công nhân viên vừa buôn bán thêm, chính vì thế mà luận Ấn-Tài bây giờ rất nhập nhằng, trừ phi người có tính cách rất rõ rệt, ta gọi là thuần cách.

(*) Đường quan chức là nói chung từ học vấn mà thành, vì thế mà có cách tốt như Quan-Ấn tương sinh và Ấn là con dấu đóng, đó là kết quả hỗ tương, nên nói chung về Ấn là không thể không có Quan. Cũng do thế mà có phân biệt Chính Ấn nhất thiết không thể bị Tài làm xáo trộn.

Em chào cô,

Em chép từ chương 35 Luận Ấn thụ của Anh Đăng dịch.

Nguyên văn:

Ấn thụ cách hỷ sinh thân, chính Ấn cách hay thiên Ấn cách đều là mỹ cách, cho nên hai cách Tài và Ấn không phân thiên chính, đều gom thành một mà bàn. Ấn thụ cách cục cũng không đồng nhất, trường hợp Ấn mà thấu Quan, Chính quan không độc thủ sinh Ấn, tức có thể làm dụng, cũng khác trường hợp dụng Sát. Cho nên Thân vượng Ấn cường, không phải băn khoăn quá mức, miễn là Quan tinh thanh thuần.

Qua đoạn trích này em hiểu ấn thì phối quan rất đẹp. Tuy nhiên thiên ấn thì không phải vậy. Một số tài liệu cũng ít đề cập về thiên ấn. Ngoại trừ luận kiêu đoạt thực cách và thiên ấn hóa sát.

Nếu xét tâm tính của thiên ấn là tỉ mỉ, tiếp thu nhanh, phân tích rõ ràng thường dẫn đến việc đa nghi, không tin tưởng vào người khác, chỉ hoạt động độc lập. Với 9 tâm tính của cách còn lại, chúng ta có thể kết hợp ra sao ?

Mong cô giảng giải thêm. Cám ơn cô.

kimcuong
24-12-12, 13:39
"Mỹ cách" đó là gọi chung cho 4 cách: Tài, Quan, Ấn, Thực. TBCT luận 4 cách này là "thiện dụng thần", tức nên thuận dụng (có Tài, có Quan, có Ấn, có Thực là cách tốt). Vì thế mà nói không phân thiên chánh của Tài và Ấn là nói chung trong ngữ cảnh đó.

Nhưng khi tứ trụ gặp chính ấn hay thiên ấn, chính tài hay thiên tài, lại tùy phối hợp trong tứ trụ và cung mệnh mà xác định rõ hơn, vì tâm tính của CHÍNH và THIÊN cơ bản là khác nhau.

Như có vài cách phối hợp như sau:

"Tài hữu kiếp,bất phạ lộ tựu sát". Nghĩa là thí dụ như Giáp nhật chủ có Tài là dụng, gặp Ất kiếp thì rơi vào tình trạng Kiếp đoạt Tài, vậy Tài này phải là Thiên tài KỶ, không phải Chính tài MẬU, bởi vì câu sau nói rõ là không sợ gặp Sát. Sát tinh của Giáp là CANH. Nếu Canh thấu ra thì Canh hợp Ất là hợp hữu tình, nên không còn sợ Kiếp đoạt Tài nữa.

hoặc như "Thiên ấn kiếp nhận, tâm ngoan độc vô tri , hữu khắc bạc chi nghĩa , vô từ thiện tâm." Giáp lấy Nhâm làm Thiên ấn, gặp Ất Kiếp ở nguyệt lệnh là dương nhận cách, phối hợp này rất "độc", nghĩa là tính khí rất hung dữ, cần có chế ngự, v.v...

Vậy khi đi vào chi tiết, Chính hay Thiên, đều có cách phối hợp cụ thể như vậy.


Với 9 tâm tính của cách còn lại, chúng ta có thể kết hợp ra sao ?
Đây là cả một "nghệ thuật" của người đang luận mệnh, phải nói là do thiên tính thích hợp với môn học và kinh nghiệm luận được nhiều tứ trụ cụ thể. Bởi vì căn bản tâm tính của từng Thần đều đã biết, kết hợp căn bản thế nào thì cũng học qua cách luận Cách Cục, nhưng thâm thúy hơn là do ngộ tính và nhạy bén của người xem vì muôn người muôn mặt. Tức là cùng 1 cách kết hợp như vậy mà có thể người này khác hẳn người kia.

Chung đã có bài viết về tâm tính 10 thần, muốn kết hợp thế nào mà chính xác thì trước hết, chẳng gì hơn là tự học tứ trụ của mình, người thân, bạn bè ta hiểu rõ nhất...

thucthan
24-12-12, 15:43
Chị Kim Cương cho thực thần hỏi tranh thủ với ạ. về thực thần cách, xét ngũ hành thì thực sinh tài, như vậy đơn thuần có thực là sinh tài, tại sao lại phải cần có tài thì thực mới sinh được ạ, ý em là tại sao tài và thực lực phải mạnh ngang nhau thì thực mới sinh được tài ạ.
câu hỏi có lẽ hơi thiếu kiến thức, mong chị bỏ qua lỗi lỗ hổng kiếthwucs.

chung
24-12-12, 18:05
về thực thần cách, xét ngũ hành thì thực sinh tài, như vậy đơn thuần có thực là sinh tài, tại sao lại phải cần có tài thì thực mới sinh được ạ, ý em là tại sao tài và thực lực phải mạnh ngang nhau thì thực mới sinh được tài ạ.
câu hỏi có lẽ hơi thiếu kiến thức, mong chị bỏ qua lỗi lỗ hổng kiếthwucs.

Hi thucthan,

Thực thần cách có hai bộ phối ( hình thể ) đẹp là thực thần chế sát khi sát mạnh khắc thân. Và thực thần sinh tài. Sát, tài đều lộ can thì mới xét.

Thực thần cách sinh tài mang ý nghĩa trụ có thể đạt được những gì mình mong muốn như chính trị, hùng biện, buôn bán.....

Thực thần cách chế sát mang tính chất y quyền, khả năng quản lý nhân sự.

Không nhất thiết thực tài lực như nhau thì thực mới sinh tài. Nếu trụ không có tài lộ vẫn không xét thực thần cách sinh tài, hành vận thực hay tài có khả năng đạt tài. Tuy nhiên, cũng tùy theo từng trụ cụ thể mới có thể nói rõ.

Thucthan có thể gửi trụ ví dụ xem sao.

chung
24-12-12, 18:09
Đây là cả một "nghệ thuật" của người đang luận mệnh, phải nói là do thiên tính thích hợp với môn học và kinh nghiệm luận được nhiều tứ trụ cụ thể. Bởi vì căn bản tâm tính của từng Thần đều đã biết, kết hợp căn bản thế nào thì cũng học qua cách luận Cách Cục, nhưng thâm thúy hơn là do ngộ tính và nhạy bén của người xem vì muôn người muôn mặt. Tức là cùng 1 cách kết hợp như vậy mà có thể người này khác hẳn người kia.

Chung đã có bài viết về tâm tính 10 thần, muốn kết hợp thế nào mà chính xác thì trước hết, chẳng gì hơn là tự học tứ trụ của mình, người thân, bạn bè ta hiểu rõ nhất...

Cám ơn cô đã giảng giải.

Kết hợp được tâm tính 10 thần là chúng ta đã chạm tay đến điều mọi người luôn mong ước đó là dụng thần. Em thấy khó quá, còn lâu lắm mới tới đích được.:d

tuhynhan
25-12-12, 12:04
Luận thập thần thì luôn luôn xét đắc khí, đắc thế, đắc lực,...

Tài có gốc, tức có gốc ở nguyệt lệnh, hoặc tọa lộc, sinh vượng,...

Tài này phải là hỷ dụng thì hưởng được "tài" ... [đây là điều kiện cần]

Muốn hưởng lâu dài (dồi dào), tức là người giàu có, thì phải đắc thế, tức phải có Thực thần hoặc Thương quan, ví dụ tài là mộc, thì phải có thủy để sinh "tài", tiền có hoài, ko dứt, kiểu như nguồn nước nuôi cây. [đây là điều kiện đủ]


Đắc lực, nhiều Tài, nghĩa là nhiều nguồn "tài", Tài là mộc thì lại còn dần mão, giáp ất,... thu nhập chính còn có thu nhập phụ, bổng, lộc, đã có lương còn có "lậu" ...

Cho nên nói cách cục Thương quan sinh Tài, Thực thần sinh Tài, chẳng qua cụ thể hóa nguyên lý "tự cường" và "đắc sinh", "đắc trợ",... của ngũ hành.

Còn Tài là hỷ dụng mà bị không vong, hình xung, ... hoặc là kỵ thần không có hóa giải thì tổng kết lại ta thấy là phá cách , trụ có BỆNH, thì chỉ có ăn đong qua ngày, tiền bạc khó tụ, có là hết, hoặc có hoài hết hoài, hoặc đợi vận hạn,... nên nhìn thấy Tài ngon ăn thực ra trong cuộc sống người này cầu tài rất khó !

kimcuong
25-12-12, 13:53
về thực thần cách, xét ngũ hành thì thực sinh tài, như vậy đơn thuần có thực là sinh tài, tại sao lại phải cần có tài thì thực mới sinh được ạ, ý em là tại sao tài và thực lực phải mạnh ngang nhau thì thực mới sinh được tài ạ.

1 ngũ hành muốn sinh hay chế 1 ngũ hành thì tiên quyết là cả 2 ngũ hành đều phải có mặt và có thực lực, đơn giản là không hiện hữu thì không thể có tác động gì vào nhau được cả. Vậy hiện hữu là điều kiện tiên quyết, nếu không có trong nguyên cục thì phải lộ ra ở đại vận. Không lộ ra ở đại vận thì ít nhất cũng lộ ra ở lưu niên và các yếu tố sinh, khắc không bị giảm lực.

Nói về "lực" là ngang bằng nhau thì cơ bản là cả 2 không bị ngũ hành khác chế, hợp mất. Như hỏa muốn sinh thổ mà Bính Đinh bị Nhâm Quí hợp hay khắc mất. Có mặt mà không có năng lực thì giải quyết được gì?

Trong tứ trụ, thực thần cách tốt nhất là thân vượng mà tài nhược, đó là vì Thực Thần đang đắc thế, vì là nguyệt lệnh. Nó chỉ thể hiện đúng công năng của nó là đứng giữa làm thăng bằng giữa thân và tài. Vì chức năng của Thực Thương (mà ta phải học thuộc lòng khi luận Cách) là "tiết thân, sinh tài, chế sát, tổn quan".

Đó là nói về Tài, còn gặp Quan Sát mạnh thì Thực thần chế Sát để bảo vệ thân nhược; cũng là 1 cách tốt.

Vì vậy, nếu Thực thần muốn sinh Tài (vì công năng của nó như thế) mà tứ trụ không thấy Tài đâu cả, thì sẽ tự nhiên có tiết vô sinh, không thể là phú mệnh được. Hoặc chỉ là quý mệnh nhỏ hay tiểu phú.

Đối với các thập thần khác, đại để là cũng như trên, nghĩa là phải phát huy được năng lực của CÁCH đó là hoàn mỹ nhất.

chung
26-12-12, 12:33
về thực thần cách, xét ngũ hành thì thực sinh tài, như vậy đơn thuần có thực là sinh tài, tại sao lại phải cần có tài thì thực mới sinh được ạ, ý em là tại sao tài và thực lực phải mạnh ngang nhau thì thực mới sinh được tài ạ.


Gửi thucthan đồ hình thực thương cách tham khảo cho dễ hình dung.( Chữ hơi nhòe nhưng vẫn đọc được.:4:

53

thucthan
26-12-12, 14:25
em cảm ơn các anh chị nhiều, qua các bài viết của các anh chị, em hiểu rõ hơn về tính chất của thực thần, và hiểu rõ hơn về dụng và kị thần, vô cùng quý giá
em xin tổng kết và kết luận thế này xem có đúng ko:
về thực thần (là 1 trong 10 ông thần của tứ trụ) thì công năng của thực thần là tiết khí thân và sinh tài, chế sát. như vậy có các trường hợp:
1. thân vượng, có thực thần trong tứ trụ, thì dụng thực (thực có lực) vậy thực thể hiện tính cách hay xu thế là tiết khí thân để sinh tài, chế sát. cái này vô cùng tốt (thành đại cách). Nhưng nếu chẳng may tứ trụ ko có tài, vậy thực thần bị vô sinh (rõ khổ). Kết luận: dụng thần (là thực thần) cũng chả để làm gì, vì nó không phát huy được giá trị của dụng. (dụng vô sinh). hoặc không có sát, thì thực thần cũng chả có gì để chế thành cách cả, kết luận: Dụng thần vô dụng.
Kết luận chung ý 1: Tứ trụ thân vượng, thực có lực mà thiếu tài hoặc sát là dụng thần vô dụng, lúc này cần đợi đại vận xuất hiện yếu tố thứ 3 trong 3 yếu tố theo thứ tự: Thân vượng, thực có lực và tài hoặc sát. nếu đại vận mà không có tài hoặc sát thì chờ tiểu vận, mỗi lần chờ như thế mất toi chục năm. hic.
2. Thân nhược, thì sao nhỉ. chẳng may tứ trụ có thực (và tạm coi là có lực). toi rùi, thân đang yếu sẽ càng yếu hơn, thực là kị thần. lúc này nếu có ấn, tỷ kiếp thì ngon. thì ấn sinh thân, thân tiết khí cho thực, đến đây thực phải làm gì, lại sinh tài chế sát sao. như vậy kị thần lại dụng được sao, và có thể kết luận: Kị thần dụng được chăng.
Mong thêm ý kiến của các anh chị

kimcuong
26-12-12, 16:01
Thứ nhất, thành "đại cách" cũng không qua đại vận, vì thế, sau khi biết Mệnh của mình, còn phải kết hợp với đại vận và môi trường sinh sống nữa, không nên quá dựa vào cách thành tốt hay không. Tức là, giai đoạn đầu, biết mệnh cách là gì chưa đủ, còn phải xem vận hạn thế nào, cuối cùng mới loại biệt được: đại cách, trung cách và hạ cách. Nói theo quý là nhiều hay ít.

Thế mà nói gì thì nói, con người không chỉ nhờ có cách quý mà ung dung hưởng lộc, hiếm lắm! Ngay cả con vua thời xưa cũng có 3 loại cách phú quý như thế, cũng có thọ yểu, hung cát như bất kỳ ai. Thời kỳ vàng son ngồi trên ngai vàng chỉ là "thời", cái chính là bản tính, là khả năng, trí tuệ và sức khỏe làm nên phúc đức.

Thành ra nói là "mỗi lần chờ như thế mất toi chục năm" là không tích cực. Chẳng có điều gì tự nhiên đến cả. Thời vận chính ra là thời gian ảo trong số mệnh. Nó không phải là thời gian thật! Và thời vận ảo đó còn tùy thuộc vào sự biến đổi của môi trường, xã hội trước mắt. Cho nên cũng không nên quan trọng quá vào vận hạn ảo.

Ta thấy rõ là ngày tháng trôi qua, thế kỷ trôi qua đều có sự biến chuyển của cả muôn loài tác động vào. Cho nên, thí dụ một người có vận tốt thấy rõ ở khoảng 30, 40 tuổi nữa, đến thời gian đó không hề bảo đảm các sự việc sẽ xảy ra như thế đâu. Mà muốn bảo đảm việc tốt đó khả dĩ thành tựu, bây giờ cũng phải có hành vi tương ứng, nếu không thì nhất định lại có sự cố nghịch xảy ra.

thucthan
26-12-12, 16:17
Thưa chị KC, em đọc các bài viết của chị, thì nhận thấy: tư tưởng xuyên suốt và nhất quán trong luận vận mệnh của chị là chị coi: số mệnh là không bất biến, nghĩa là có thể thay đổi được. tùy vào khả năng tu rèn của mỗi người. nhưng em cảm thấy rất nhiều khi có cái gì đó nó giằng mình lại, nó cứ đẩy mình vào chỗ khó, dù đã cố hết sức. giống như mọi thứ đã được sắp đặt ý. như năm 2010 (canh dần), rõ ràng can canh (thực nắm lệnh) là dụng thần của em, nhưng năm đó em chỉ kiếm được ít tiền thui, còn lại là thất nghiệp, vay mượn, bế tắc, chẳng phải do địa chi dần xung thân đánh bật gốc của can canh sao.
mong chị giảng nghĩa thêm cho hậu bối.
trân trọng

kimcuong
26-12-12, 16:27
Thứ nhì, nhớ kỹ là đang theo phái luận theo Cách (nguyệt lệnh) hay là theo phái luận thiên can lộ ra gì thì lấy đó làm Cách? Và luận theo thập thần hay luận theo mệnh cách?

Thân nhược, mà Thực là Cách thì càng sợ Kiêu (Ấn nói chung), vì là mệnh dụng Thực, Thực có lực là để sinh tài hoặc chế sát, chứ không phải cứ thân nhược là cần Ấn. Càng có Ấn trọng thì mệnh cách của Thực bị phá vỡ.

Các bạn thường hay nhầm ở nguyên lý sinh khắc của 5 hành. Không phải cứ có 1 sinh 2, 2 sinh 3, 3 sẽ sinh 4 và 4 sẽ sinh 5, và như thế là có 1 sinh 2 là đủ. Kị thần là kị thần, làm sao kị trở nên dụng được? Có lẽ lại nhầm lẫn với "thuận" và "nghịch" dụng.

thucthan
26-12-12, 16:37
Quả thật hiểu công năng tính chất của 1 ông thần đã khó, 10 ông càng khó hơn, mà kết hợp 10 ông này lại với nhau theo từng trường hợp thì lại càng vô cùng khó. tử bình quả không đơn giản. mà đây mới chỉ là kiến thức nhập môn thôi.
bắt đầu nản, hì hì

kimcuong
26-12-12, 16:50
Mọi thứ dĩ nhiên cũng gọi là có "xếp đặt", thì đấy là mệnh, là tính cách của mình. Các bạn gọi là số phận. Người không hài lòng với hiện tại sẽ quy vào số phận mỏng hay thiển bạc.

Ý của tôi nói về khả năng biến đổi số phận đó là nhờ nhận thức của mình về mệnh. Qua cái nhận thức này mà hiểu được mệnh "bạc" của mình, không vọng động mông lung để càng khổ. Tất nhiên càng hiểu khả năng của mình và đào sâu tri thức, tài năng của mình, thì qua vận kị sẽ có cơ hội dụng được trong vận tốt hơn.

Mặt khác, phần lớn các bạn hiểu số phận là do trời đất sắp đặt mà bản thân mình thì không liên can! Theo tôi thì nên hiểu TA chính là số phận, nên muốn thay đổi số phận, chỉ có cách là hiểu mình và thay đổi mình. Khó mà nhận ra điều này, bởi vì vẫn còn nương dựa vào cách hiểu số phận là ở ngoài ta. Nên rất thắc mắc tại sao mình cố gắng mãi mà chưa giầu có hay đạt được như ý...

Nói về tứ trụ mà phối Thực sinh Tài, thì hẳn nhiên phải có Tài lộ ở vận, hạn. Không có Tài lộ mà có thể còn phạm vào vài khuyết điểm khác như phục ngâm kị thần thì khả năng của chính mình có hạn chế.

Hjmama
26-12-12, 16:55
tư tưởng xuyên suốt và nhất quán trong luận vận mệnh của chị là chị coi: số mệnh là không bất biến, nghĩa là có thể thay đổi được.
@ Chị KimCuong: Kể từ khi hiểu được xem tử bình là chủ yếu xem TÍNH CÁCH tôi Hj đã cảm thấy thanh thản và nhẹ nhõm khi đối diện với bất cứ lá số nào dù tốt hay không tốt chị ạ ! Cám ơn chị nhiều.

chung
26-12-12, 19:14
@ Chị KimCuong: Kể từ khi hiểu được xem tử bình là chủ yếu xem TÍNH CÁCH tôi Hj đã cảm thấy thanh thản và nhẹ nhõm khi đối diện với bất cứ lá số nào dù tốt hay không tốt chị ạ ! Cám ơn chị nhiều.

Đồng ý với Hjmama về quan điểm tử bình là luận tính cách. Như cô đề cập dụng thần là tinh thần. Tinh thần là phản ánh của tính cách. Chỉ cần hiểu tính cách là có thể sửa đổi theo con đường tốt. Cô đã nghiên cứu ra tính cách của 10 thường cách, chúng ta chỉ cần áp dụng là hiểu được tính cách của bản thân rồi.:4:

Cuối cùng vẫn tồn tại hai cách luận mệnh. Thứ nhất thay đổi tính cách, suy nghĩ và nhận được kết quả ở hành vận (nhân quả). Thứ hai xem hành vận để dự đoán kết quả, bỏ qua việc rèn luyện, cố gắng, tự lực của bản thân. Dẫn đến câu hỏi tại sao nên biết về mệnh lý ?

thiếu bá
26-12-12, 20:14
@ Chị KimCuong: Kể từ khi hiểu được xem tử bình là chủ yếu xem TÍNH CÁCH tôi Hj đã cảm thấy thanh thản và nhẹ nhõm khi đối diện với bất cứ lá số nào dù tốt hay không tốt chị ạ ! Cám ơn chị nhiều.

Chúc mừng anh Hj, thiếu bá nghĩ là anh đã tìm ra chân lý, truyền thống hay manh phái hay gì gì đó giờ chẳng còn quá quan trọng nữa. Lý ở Dịch mà ra...

@ chung: 2 quan điểm đó thì chung theo quan điểm nào ? nếu không phải như vậy thì quan niệm riêng của chung có nói với thiếu bá được không ?

chung
28-12-12, 07:25
@ chung: 2 quan điểm đó thì chung theo quan điểm nào ? nếu không phải như vậy thì quan niệm riêng của chung có nói với thiếu bá được không ?

Hi anh thiếu bá,

Em thích luận tính cách của trụ, có lẽ nó có tính ứng dụng cao trong thực tế khi mình đi làm, tiếp xúc với nhiều người. Cũng có tập sửa đổi tính cách mà tới nay cũng không làm được.

Như trụ anh hỏa vượng, dù bình thường anh có ôn hòa, nhưng khi gặp chuyện thì rất nóng, khó kiểm soát hành động. Em nhận thấy những cuốn sách về đắc nhân tâm, rèn luyện bản thân.... đều viết thiếu phần nhập môn nên khi đọc người có tâm tính không sáng mau tiếp thu và áp dụng hơn. Em cũng không biết vì sao lại có điều này?

thiếu bá
28-12-12, 09:49
hi chung, hình như quan niệm về tính cách của em khác anh !? anh dựa theo quan niệm "thấu can hội chi" để xét, vì vậy nói người ta "sửa đổi tính cách" là nói nặng, thực ra theo quan niệm của anh thì không cần như vậy.

Các cuốn sách mà em nêu thì đúng là chỉ là phần ngọn mà không phải phần gốc, việc áp dụng thành công hay không thì anh không dám bàn tới nhưng rõ ràng nếu có thành công thì người ta vẫn không thể thấy được "cái giá" phải trả nếu có. Em học triết học cũng có vài phần "gốc" nằm ở đó...

Thân.

kimcuong
28-12-12, 12:35
Quả thật hiểu công năng tính chất của 1 ông thần đã khó, 10 ông càng khó hơn, mà kết hợp 10 ông này lại với nhau theo từng trường hợp thì lại càng vô cùng khó.

Thật tế thì chỉ cần tập trung chú ý các nguyên lý, nguyên tắc trong khi luận giải tứ trụ, các bạn sẽ hiểu. Thiệu Vĩ Hoa đã viết trong sách về tâm tính 10 thần xuất hiện. Phần này rất quan trọng, vì đấy chính là bản tính của mình, tạo nên tinh thần đối nội, hướng ngoại của mình xuyên suốt cuộc đời. Tâm tính là nền tảng của mọi suy nghĩ và hành vi. Tâm tính có phân biệt thuần hay tạp, chính hay tà, vì thế mới có chia ra tâm tính của Quan hay của Sát, tâm tính Chính Ấn hay Thiên Ấn, v.v...

Đào sâu hơn, ngay từ trong tâm tính của 1 thần cũng phân biệt bất cập, thái quá, hoặc không thể hiển lộ ra. Phân tách điều này là ở ngũ hành nhiều ít, trạng thái SVTT của thập thần.

Thí dụ như "ấn khắc thương,thương khắc bất liễu quan,chánh quan tâm tính hiện" nghĩa là Chính Ấn khắc Thương Quan, Thương Quan không thể khắc Quan, tâm tính của Chính Quan hiện ra.

Thế nhưng cũng phân loại ra 3 trường hợp, để nhận xét tâm tính của Chính Quan nặng, nhẹ thế nào.

Trước hết, chúng ta nhớ lại các công năng của thập thần. Mỗi một thập thần đều có công năng giống nhau:
- sinh
- tiết
- khắc
- chịu khắc

Thí dụ Ấn: Ấn sinh Tỉ Kiếp, tiết Quan Sát, khắc Thực Thương, chịu bị Tài khắc.

Vậy Thương quan cũng có công năng sinh Tài, tiết Tỉ Kiếp, khắc Quan Sát và chịu bị Ấn khắc.

Quan có công năng sinh Ấn, tiết Tài, khắc Tỉ Kiếp, chịu bị Thực Thương khắc.

Tâm tính Chính Quan thể hiện ra được mà chúng ta nhận ra ở 1 người thường là "chính trực, quang minh, đoan trang, nghiêm túc, hành động theo luật pháp, quy củ, truyền thống"; tuy nhiên, nếu thái quá hay bất cập thì có thể là người quá bảo thủ, quá cứng ngắc, và phản tác dụng là ý chí bất kiên.

Vậy nếu ở điều kiện nói trên, tâm tính Chính Quan là thể hiện ra rõ ràng, nhưng không phải lúc nào cũng thăng bằng. Điều quan trọng là với tâm tính như thế, người này sẽ nhất nhất hành động theo bản tính của mình, và đấy chính là "số phận" của anh ta. Người Chính Quan là người "chính danh ngôn thuận" nên không thể nào biểu lộ bản tính của mình trong tình cảnh bắt buộc tiêu cực được.

Ứng xử của chúng ta đều do thiên tính như vậy mà phát huy, cho nên nói rằng, ước muốn nghịch lại số phận đều khó mà thành. Thí dụ người Chính Quan không thể hối lộ hoặc lạm công quỹ, không thể kinh doanh kiếm thêm tiền của, không muốn dựa vào bề trên để sinh sống, vậy những sự đưa đẩy anh ta phải làm theo nghịch cảnh đều là 1 phiền não hiện tại và tương lai.

Thời điểm mà thí dụ như người này hỏi "đại vận sau ra sao" đều khó mà trả lời là như thế, bởi vì có thể anh ta đã vướng vào nghịch cảnh rồi. Bởi thế, tôi cho rằng, chúng ta là người học mệnh lý, không thể bỏ qua phần luận tâm tính này. Cổ nhân đã dùng 10 thần để biểu lộ nhân sự thông qua ngũ hành, tất nhiên những thuật ngữ như "quan", "sát", "thực"... đều có ý nghĩa thực tế cả.

Vì thế các tên gọi của 10 thần không phải đơn thuần chỉ là tên gọi, chúng ta nên đào sâu tìm hiểu thêm về ý tứ của thập thần sẽ mau hiểu thêm cách luận tứ trụ.

kimcuong
28-12-12, 12:49
Em thích luận tính cách của trụ, có lẽ nó có tính ứng dụng cao trong thực tế khi mình đi làm, tiếp xúc với nhiều người. Cũng có tập sửa đổi tính cách mà tới nay cũng không làm được.

Sửa đổi tính cách mà chung nói đây không phải là ý tôi muốn trình bày ở trên. Nghĩa là chúng ta chỉ nên "biết mình, biết người" ngay tại hoàn cảnh hiện tại và quá khứ là chủ yếu. Không phải thay đổi tính tình là đương nhiên số phận sẽ thay đổi ngay theo. Nếu nhất tâm muốn thay đổi thì tương lai mới thấy; những lưu niên thuận lợi, đại vận sắp tới mới có kết quả.

Sách cũng nói là có sự tình "hung hóa cát" tức là cũng do chính mình có thái độ mà có, hiếm khi như từ "trời rơi xuống". Tôi thì lại cho rằng chẳng có gì "từ trời rơi xuống" cả; trời đổ mưa cũng đã có một lúc tụ mây kia mà. Vậy thí dụ như hoạn nạn có người cứu, có lẽ bạn đã làm một điều gì lành đối với người đó, hoặc liên can đến người đó trong quá khứ, nên bây giờ bạn được cứu.

kimcuong
28-12-12, 13:13
Trở lại thí dụ "ấn khắc thương,thương khắc bất liễu quan,chánh quan tâm tính hiện" nghĩa là Chính Ấn khắc Thương Quan, Thương Quan không thể khắc Quan, tâm tính của Chính Quan hiện ra.

Thế nhưng cũng phân loại ra 3 trường hợp, để nhận xét tâm tính của Chính Quan nặng, nhẹ thế nào.

1. Ấn là Cách
2. Thương quan là Cách
3. Quan là Cách

Phần lớn các bạn đều thắc mắc, bản khí nguyệt lệnh đương nhiên là Cách, hay là thiên can lộ ra gì thì lấy đó làm Cách?

Theo tôi thì đã phân biệt rõ: Các nguyệt lệnh ngoài Tỉ Kiếp đều dùng bản khí làm CÁCH. Kiến lộc cách và Dương nhận cách, cũng như các ngoại cách đều nói sau.

Vậy muốn thấy tâm tính Chính Quan lộ ra tốt xấu thế nào, các bạn nghĩ là nên chú ý vào điểm gì? Phải chăng là Cách? Vậy các bạn hãy xét chi tiết của từng Cách, sẽ nhận ra khả dĩ người Chính Quan này ra sao.

Thương quan cách: Như Giáp sinh tháng Ngọ, có Đinh, Quí và Tân lộ. Đinh thương quan gặp Quí có căn, tức cả hai đều có lực để chế nhau; chúng khắc nhau như có lực hút vậy. Nói theo ngũ hành thì Thủy khắc Hỏa, cho dù Hỏa đắc lệnh, nhưng phải dùng lực để chống "địch", không thể phát huy công năng của mình, mà 1 trong những công năng đó là khắc Quan (Tân).

Đinh muốn khắc Tân (vì Tân lộ), nhưng gặp cản trở là bị Quí khắc, nên Quan tinh thể hiện được chức năng của mình; tức là tâm tính chủ đạo của Quan tinh thấu ra.

Thế nhưng Kim trong tháng Ngọ là Kim tử, cụ thể hơn, Tân tọa Bệnh ở Ngọ, nên tâm tính Chính Quan này không phải hướng hẳn hoàn toàn về thái độ tích cực, mà có thể là rất bảo thủ, nghiêm túc quá đáng (như người cha rất nghiêm khắc)..v.v...

Ấn cách và Quan cách thì khác hơn nhiều. Các bạn theo mẫu trên mà phân tích thì sẽ thấy Quan tinh tọa trường sinh hoặc tọa lộc. Như vậy, tâm tính của Chính Quan sẽ thể hiện tốt hơn.

Tất nhiên, điều quan trọng là tất cả ngũ hành đều khả dĩ thăng bằng, không bị lệch về phe nào thái quá; khi đó cho dù tâm tính Chính Quan hiện ra, nhưng phản tác dụng tùy theo tứ trụ.

kimcuong
28-12-12, 13:26
Theo mẫu như trên, chúng ta nhận thấy rằng:

Khi CÁCH phối hợp đúng, tức là dùng được công năng của mình, thì tốt hơn là bị phản cách hay phá cách.

Vì thế, cho dù là Thương Quan cách, hay Thiên Ấn cách... mà công năng của chúng là khắc Quan, khắc Thực, nếu phối hợp điều hòa tốt thì tứ trụ đạt được đúng "tiêu chuẩn" của nó, như nhà là để trú, đồng ruộng là để trồng trọt vậy. Ngược lại, nếu phải trồng trọt rau quả trong nhà và ra đồng ruộng ở thì quả thật là rất phiền hà!

Nói về thiên tính, bản tính, tính cách ... đều là ý này. Thương quan cách mà phát triển Chính quan tính cũng kể như là một loại "nghịch dụng" vậy.

chung
29-12-12, 10:01
Sửa đổi tính cách mà chung nói đây không phải là ý tôi muốn trình bày ở trên. Nghĩa là chúng ta chỉ nên "biết mình, biết người" ngay tại hoàn cảnh hiện tại và quá khứ là chủ yếu. Không phải thay đổi tính tình là đương nhiên số phận sẽ thay đổi ngay theo. Nếu nhất tâm muốn thay đổi thì tương lai mới thấy; những lưu niên thuận lợi, đại vận sắp tới mới có kết quả.

Sách cũng nói là có sự tình "hung hóa cát" tức là cũng do chính mình có thái độ mà có, hiếm khi như từ "trời rơi xuống". Tôi thì lại cho rằng chẳng có gì "từ trời rơi xuống" cả; trời đổ mưa cũng đã có một lúc tụ mây kia mà. Vậy thí dụ như hoạn nạn có người cứu, có lẽ bạn đã làm một điều gì lành đối với người đó, hoặc liên can đến người đó trong quá khứ, nên bây giờ bạn được cứu.


hi chung, hình như quan niệm về tính cách của em khác anh !? anh dựa theo quan niệm "thấu can hội chi" để xét, vì vậy nói người ta "sửa đổi tính cách" là nói nặng, thực ra theo quan niệm của anh thì không cần như vậy.


Em hiểu ý của cô và anh thiếu bá đang đề cập là tính cách của tổ hợp 10 thần của trụ, trong khi em lại nói về tính cách của một người nào đó.:4:

Hồi thi tốt nghiệp 12, em được 3 điểm văn cũng vì tội hiểu sai ý của câu hỏi. Nhớ suốt đời luôn.hihiih

chung
29-12-12, 10:09
Theo mẫu như trên, chúng ta nhận thấy rằng:

Khi CÁCH phối hợp đúng, tức là dùng được công năng của mình, thì tốt hơn là bị phản cách hay phá cách.

Vì thế, cho dù là Thương Quan cách, hay Thiên Ấn cách... mà công năng của chúng là khắc Quan, khắc Thực, nếu phối hợp điều hòa tốt thì tứ trụ đạt được đúng "tiêu chuẩn" của nó, như nhà là để trú, đồng ruộng là để trồng trọt vậy. Ngược lại, nếu phải trồng trọt rau quả trong nhà và ra đồng ruộng ở thì quả thật là rất phiền hà!

Nói về thiên tính, bản tính, tính cách ... đều là ý này. Thương quan cách mà phát triển Chính quan tính cũng kể như là một loại "nghịch dụng" vậy.

Qua bài viết này của cô em nhận ra với thiên ấn cách thiên về việc cá nhân, mang tính tỉ mỉ, tiếp thu nhanh, nếu kết hợp với thực thần hàm ý tự do, thích thụ hưởng.Thêm độ gia giảm vừa phải của các thần khác. Người này làm lĩnh vực nghệ thuật sẽ có nhiều ý tưởng vượt trội.

hiepsan
08-04-14, 03:45
Cháu mong Cô Kim Cương chuẩn đào tạo Nguyễn Phúc Chung trở thành một người giỏi bộ môn Tử Bình vì Chung có tư chất thông minh, lại học Khoa Điện-Điện tử cùng với cháu nữa nên làm việc rất Khoa học, hồi trước cháu với Chung cùng luận bàn về Tử Bình nên cháu biết. Tử vi thì cần có lòng tin, nhưng tụi trẻ bây giờ chỉ biết Khoa học mà không có nhiều Kinh nghiệm đường đời nên cháu sẽ dùng Bộ môn Tử Bình để giảng giải ở các trường Đại học để khỏi bị đàm tiếu, còn tử vi là cái gốc nên vẫn cứ phát triển âm thầm, bổ sung kinh nghiệm cho Tử Bình!

hiepsan
08-04-14, 03:47
Cháu không liên lạc bằng điện thoại được nên cháu xin cảm ơn Cô ở trên diễn đàn này! Mong Cô thông cảm cho cháu. Kính thư, cháu Hiệp!

papillon
08-04-14, 16:20
Không biết cô KimCuong còn mở lớp không. Papillon rất mong được học !

PhuocLoc
08-04-14, 17:55
Chị KC bận việc khoảng cuối tháng 4 mới quay lại diễn đàn.

Lara
08-04-14, 21:31
Yeah, cô KC luận hay quá, qua cách luận của cô làm em hiểu ra nhiều điều. Em đã đọc lại nhiều lần những bài cô viết, vậy mà giờ em mới hiểu ý cô muốn người học hướng tới, hihi. Tuy ko phải em lĩnh ngộ được việc xem tứ trụ :d, nhưng em hiểu được cái đích xem số mệnh này là xem về bản thân người đó, chứ ko phải gì huyền bí ở đâu xa. Nhiều khi cái mà cô nói về số mệnh rất giống với giáo lý đạo Phật.
Rất cảm ơn cô.

tuansing
08-06-14, 01:36
Thứ nhì, nhớ kỹ là đang theo phái luận theo Cách (nguyệt lệnh) hay là theo phái luận thiên can lộ ra gì thì lấy đó làm Cách? Và luận theo thập thần hay luận theo mệnh cách?

Thân nhược, mà Thực là Cách thì càng sợ Kiêu (Ấn nói chung), vì là mệnh dụng Thực, Thực có lực là để sinh tài hoặc chế sát, chứ không phải cứ thân nhược là cần Ấn. Càng có Ấn trọng thì mệnh cách của Thực bị phá vỡ.

Các bạn thường hay nhầm ở nguyên lý sinh khắc của 5 hành. Không phải cứ có 1 sinh 2, 2 sinh 3, 3 sẽ sinh 4 và 4 sẽ sinh 5, và như thế là có 1 sinh 2 là đủ. Kị thần là kị thần, làm sao kị trở nên dụng được? Có lẽ lại nhầm lẫn với "thuận" và "nghịch" dụng.

Chị Kc có thể nói rõ hơn thế nào là luận theo mệnh cách và thế nào là lụan theo thập thần không ạ!.
Nếu được chỉ lấy thí dụ minh họa cho dễ hiểu đc không!
Trân trọng

thiếu bá
09-06-14, 00:08
Chị Kc có thể nói rõ hơn thế nào là luận theo mệnh cách và thế nào là lụan theo thập thần không ạ!.


Bạn tuansing quan tâm và biết đến 2 phương Pháp Cách cục và Vượng nhược thì sẽ hiểu ngay.

tuansing
09-06-14, 13:24
Bạn tuansing quan tâm và biết đến 2 phương Pháp Cách cục và Vượng nhược thì sẽ hiểu ngay.
như vậy luận mệnh = cách cục ;
mà thập thận = vương suy;
Cám ơn bạn thieuba nhiều
Trân trọng

CST
03-05-16, 10:29
. Nếu nhất tâm muốn thay đổi thì tương lai mới thấy; những lưu niên thuận lợi, đại vận sắp tới mới có kết quả.
...Tôi thì lại cho rằng chẳng có gì "từ trời rơi xuống" cả; trời đổ mưa cũng đã có một lúc tụ mây kia mà. Vậy thí dụ như hoạn nạn có người cứu, có lẽ bạn đã làm một điều gì lành đối với người đó, hoặc liên can đến người đó trong quá khứ, nên bây giờ bạn được cứu.
Cám ơn Cô. Đúng như Kinh phật dạy trong "12 nhân duyên", Vạn sự khởi từ Tâm.