Chào mừng đến với Tử Bình diệu dụng.
Trang 3 của 3 Đầu tiênĐầu tiên 123
Kết quả 21 đến 29 của 29
  1. #21
    Ban quản trị

    Ngày tham gia
    May 2012
    Bài viết
    3,525
    Bài thơ tiếng Việt tuy không phải dịch từ bản Hán Việt, nhưng có tác dụng đọc lên rất là dễ nhớ.

    Hai câu:

    "Mùi Kỷ thương Đinh, Ất chạnh lòng"

    "
    Sửu tìm Kỷ Quý, dạ Tân trông"

    nếu hiểu theo sinh khắc thì có vài tình huống khác nhau xảy ra, quả là rất thâm thúy.
    bi - trí - dũng

  2. Cảm ơn bởi:


  3. #22
    thaymo
    Khách
    Trích dẫn Gửi bởi kimcuong Xem bài viết

    - vòng trường sinh của nhật chủ ở từng trụ
    vòng trường sinh của nhật chủ ở từng trụ có phải là dựa vào lệnh tháng quyết định ko ạ thưa bác kimcương? ví dụ: giáp là can năm sinh tháng sửu là ở đất quan đới, hay còn phải dựa vào cả mủa sinh nữa ạ?
    xin cảm ơn bác.

  4. #23
    Ban quản trị

    Ngày tham gia
    May 2012
    Bài viết
    3,525
    Vòng trường sinh của NHẬT CHỦ tất phải xác định từ thiên can trụ ngày, không phải trụ năm. Dựa vào mùa sinh là một yếu tố cần thiết cần thiết đầu tiên để hiểu rõ hình và chất của ngũ hành. Thí dụ Giáp Ất cùng là Mộc, sinh tháng mùa Xuân là Mộc được vượng khí (đắc lệnh). Giáp sinh tháng Dần tọa Lâm Quan, sinh tháng Mão tọa Đế Vượng, sinh tháng Thìn tọa Suy, nghĩ là đến tháng Thìn sắp sang mùa hè, mộc khí bắt đầu tàn. Nhưng Ất nhật chủ thì âm can tính nghịch chiều, nên Ất sinh tháng Thìn tọa Quan đái, hiểu là hình thể thì tàn (giáp) nhưng chất vẫn còn (như cái lõi của thân cây chưa bị tiêu hủy).

    Về Thổ (Mậu Kỷ) thì đặc biệt, vì Thổ chỉ vượng ở mùa hè, do có Hỏa sinh. Ngoài ra thì Thổ hưu tù.
    bi - trí - dũng

  5. Cảm ơn bởi:


  6. #24
    Ban quản trị

    Ngày tham gia
    Sep 2012
    Bài viết
    5,250
    chị KC viết: Bài thơ tiếng Việt tuy không phải dịch từ bản Hán Việt, nhưng có tác dụng đọc lên rất là dễ nhớ.

    Hai câu:

    "Mùi Kỷ thương Đinh, Ất chạnh lòng"

    "
    Sửu tìm Kỷ Quý, dạ Tân trông"

    nếu hiểu theo sinh khắc thì có vài tình huống khác nhau xảy ra, quả là rất thâm thúy.
    Em kính gửi chị Kimcuong. theo em hiểu sự xung khắc của sửu và mùi là:
    trong mùi ngoài tàng bản khí kỉ thổ ra còn tàng đinh, ất và sửu cũng như vậy ngoài tàng kỉ bản khí ra thì còn tàng quý, tân cho nên sửu và mùi xung là đinh, ất khắc với quý, tân tàng trong sửu. Vậy mong chi có thể giải thích thêm cho em hiểu thêm là còn tình huống khác nào về sinh khắc ngũ hành của hai chi này, em cứ xem mãi hai câu thơ này mà ko hiểu. em xin cảm ơn chị nhiều.
    thân ái!
    Lần sửa cuối bởi letung73, ngày 30-01-13 lúc 21:26.

  7. #25
    Ban quản trị

    Ngày tham gia
    May 2012
    Bài viết
    3,525
    Câu hỏi của letung73, tôi xin giải thích như sau.

    Can tàng trong Sửu Mùi xung nhau là 1 cách hiểu loại Xung giữa 2 địa chi này. Mới nhập môn cần thuộc lòng như vậy là tốt lắm. Ngoài ra, ta có thể nhìn trên thiên bàn (đồ hình 8 quẻ) để thấy Mùi ở cung Khôn, Sửu ở cung Cấn, 2 phương Tây Nam và Đông Bắc đối nghịch nhau.

    Tình huống Ất khắc Tân, Đinh khắc Quí là Thương quan khắc Quan và Tài khắc Ấn. Vì ta đang xem Thổ là nhật chủ, tất Mộc (Ất) là Quan/Sát, Kim (Tân) là Thực/Thương, Hỏa (Đinh) là Ấn và Thủy (Quí) là Tài.

    Như vậy là thấy Mùi bất tàng Tài, Sửu bất tàng Ấn. Vậy Mùi dụng Quan và Ấn mà Sửu thì dụng Tài và Thực Thương. Điều gọi là Dụng ở đây tức là cho ta thấy điểm mạnh của Sửu và Mùi khác nhau thế nào. Nên vì thế mà tứ trụ cùng có Sửu và Mùi thì gọi là "loạn tạp khí", cái dụng này đả thương cái dụng kia.

    Tình huống khác là ngay trong Mùi có Ất (mộc) là khố, trong Sửu có Tân (kim) cũng là khố. KHỐ ở đây đang nói đến là nơi tàng trữ vạn vật trong mùa. Mùi là Mộc khố (quan). Sửu là Kim khố (thực thương).
    - Tứ trụ sinh tháng Mùi là tiêu chí Quan khố rất lớn, nếu có Mộc cục (Hợi Mão Mùi) đó là tạo được điều kiện tốt nhất cho Quan phát triển. Nhưng nếu tứ trụ không có Mộc vượng mà Hỏa Thổ lại vượng, thì lúc này rất cần XUNG (Sửu xung) để khai mở Quan khố.
    - Tứ trụ sinh tháng Sửu là Thực Thương khố, mà Thực Thương có thể sinh Tài, nên xung được khố này là tốt. Nhưng phải hiểu là chỉ trong tình huống tứ trụ lại gặp Thủy vượng Kim vượng thì mới cần Xung để bớt cái "rét lạnh" của tiết mùa đông.

    Vì thế các bạn cũng hiểu thâm ý của việc điều hậu là như vậy.

    Nên mới nói là "Ất chạnh lòng" và "dạ Tân trông", tức là có khố mà tứ trụ thiên khô, kiếm khuyết nên không được khai mở. Người ta trông đợi vào đại vận xung khai Sửu Mùi (cũng như Thìn Tuất) là vậy. Thế nhưng nếu hiểu rõ ràng nguồn căn thì tốt hơn là hiểu chung chung đại khái, và cứ gặp chữ "mộ" là nghĩ khai mộ là tốt. Thật tế còn phải tùy tình huống tứ trụ.

    Do đó mà cổ nhân cũng nói "hình xung của Thìn Tuất Sửu Mùi không phải là vô dụng". Vấn đề là khi nào cần xung, khi nào không.
    bi - trí - dũng

  8. Cảm ơn bởi:


  9. #26
    Ban quản trị

    Ngày tham gia
    Sep 2012
    Bài viết
    5,250
    qua bài viết của chị KC em đã thông được nhiều về phần mộ khố này. quá hay, em không biết nói gì hơn là: Em cảm ơn Chị KC thật nhiều.
    thân ái!

  10. #27
    Khanh
    Khách
    Chào bác Lesoi.
    Tôi mới bắt đầu tìm hiểu Tử bình nên kiến thức hạn chế, bác có thể chia sẻ cho tôi bản dịch cũng như phân biệt cách lập mệnh của 2 quyển sách đó được không ?
    Xin cảm ơn !

  11. #28
    Ban quản trị

    Ngày tham gia
    May 2012
    Bài viết
    5,409
    Trích dẫn Gửi bởi Khanh:
    Chào bác Lesoi.
    Tôi mới bắt đầu tìm hiểu Tử bình nên kiến thức hạn chế, bác có thể chia sẻ cho tôi bản dịch cũng như phân biệt cách lập mệnh của 2 quyển sách đó được không ?
    Xin cảm ơn !
    Cách lập mệnh thì cơ bản là như nhau, nhưng cách luận mệnh thì có khác nhau.
    Bạn hãy đọc tài liệu TLMC có ở diễn đàn, còn sách của TVH chắc bạn cũng đã có rồi.
    Thân ái chào bạn.

  12. Cảm ơn bởi:


  13. #29
    Ban quản trị

    Ngày tham gia
    May 2012
    Bài viết
    3,525
    Xin đưa lại bài này lên vì có phần giải thích ở bài #25 hiện đang thảo luận trong nhóm, đề tài tạp khí và điều hậu. Các bạn xem kỹ lại.
    bi - trí - dũng

  14. Cảm ơn bởi:


 

 

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 2 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 2 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •