Chào mừng đến với Tử Bình diệu dụng.
Kết quả 1 đến 10 của 28

Threaded View

  1. #21
    Ban quản trị

    Ngày tham gia
    May 2012
    Đang ở
    Hà Nam
    Bài viết
    1,706
    Tầm quan trọng của NGUYỆT LỆNH hẳn ai học Tử Bình cũng phải nhận ra. Ở trên thachmoc cũng đề cập rằng Nguyệt lệnh là quan trọng nhất, và cũng không phủ nhận điểm anh Thiếu bá đưa ra: nắm lệnh là vượng, không nắm lệnh là suy, bởi đây cũng là điểm rất cơ bản. Ở đây thachmoc chỉ muốn làm rõ một sự sai khác của hành thổ trong sự chuyển động sinh hóa mà thành của ngũ khí xét qua bảng SVTT.

    Bảng SVTT mô tả diễn tiến đó như thế nào? Hãy xem: Giáp mộc sinh ở Hợi, lộc ở Dần nên sinh Bính hỏa, Bính hỏa sinh Mậu thổ, Bính Mậu đến Tỵ sinh Canh kim, Canh kim đi đến Thân mà sinh Thủy, Thủy đi đến Hợi mà sinh Mộc.

    Như vậy điểm sai số chính tại vị trí Hỏa Kim. Nếu theo diễn tiến của ngũ hành tương sinh thì Kim phải nhận Trường sinh ở đất Thổ chứ không phải đất Hỏa? Và để không trái với quy luật thì Thổ nhờ Hỏa sinh phải cần ký gửi vào Hỏa để bốn phương luân chuyển Đông Tây Nam Bắc, quy luật bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông không trái với tự nhiên.

    Nói đến khả năng dung dưỡng các hành khác của thổ, thật ra là nói đến khí ngũ hành lưu chuyển dưới địa chi, không bao gồm thiên can. Có bao giờ chúng ta nghe nói ngũ hành thiên can có phân táo thấp không, chắc chỉ có địa chi mới có phân biệt rõ ràng này (trừ Tý Mão Dậu thuần thủy mộc kim mà không phân biệt táo thấp). Trường hợp xét tam hợp cũng vậy, Dần Ngọ Tuất – Tuất là mộ của hỏa. Tị Dậu Sửu – Sửu là mộ của kim… đó là biểu hiện của khí ngũ hành sinh vượng và thu tàng qua 12 địa chi.

    Hình tượng trời tròn, đất vuông nói rõ hơn điểm này. Ngũ hành thiên can động lưu chuyển nơi tương sinh hình tròn tượng cho trời tròn. Chi tĩnh có 4 phương khác biệt không hoán chuyển không thay đổi mang thế vững chãi của đất tượng là hình vuông. Khí ngũ hành dưới địa chi không lưu chuyển 5 phương như thiên can mà chỉ có 4 phương Đông Tây Nam Bắc và Thổ được xem là TW. Người xưa nói: “Thiên nhất sinh Thuỷ, Địa lục thành chi, Địa nhị sinh Hỏa, Thiên thất thành chi, Thiên tam sinh Mộc, Địa bát thành chi, Địa tứ sinh Kim, Thiên cửu thành chi, Thiên ngũ sinh Thổ, Địa thập thành chi”. Theo thứ tự: từ 1 thủy đi đến 2 hỏa đến 3 mộc đến 4 kim, khi đó đầy đủ khí của 4 phương đã xuất hiện. Đây gọi là lúc Sinh. Bốn phương khi đó mới quy về trung ương gọi là nhập Thổ, sau khi nhập Thổ mới Thành. Sau khi nhập thổ Khí mới thành Chất, Thể mới thành Dụng. Sau khi nhập thổ mới có 6 7 8 9, bốn phương hình thành. Thổ đóng vai trò TW, đóng vai trò cơ sở sản xuất chung cho cả 4 khí thành 4 chất. Không chỉ Hỏa khí quy tàng ở Thổ mà toàn bộ 4 khí đều quy tàng ở Thổ (Ở đây thachmoc tham khảo một bài của bác Thất Sát bên tuvilyso.org).

    Một mặt thấy rằng bảng SVTT bản chất biểu diễn ngũ hành thiên can tọa trên 12 địa chi, lấy cái lý “mẹ vượng con tướng” mà xét Mậu Kỷ sinh vượng mộ tuyệt cùng Bính Đinh hay xét Mậu Kỷ cứ tọa Thìn Tuất Sửu Mùi thì vượng, các chi khác thì suy? Nếu xét theo bảng “nhân nguyên tư lệnh ca quyết” thì các tháng Thìn Tuất Sửu Mùi, Mậu/Kỷ chia nhau hành quyền 18 ngày, tại Tý Mão Dậu, Mậu Kỷ còn tuyệt kh, các tháng còn lại Mậu Kỷ chỉ chiếm 5-7 ngày. Tóm lại, vượng suy của nhật nguyên Mậu Kỷ phải đánh giá như thế nào đây?

    Thachmoc chưa hiểu hết và nắm vững được học thuyết Âm Dương ngũ hành và ở trên cũng không nêu rõ ý của mình được. Xin ý kiến của chị Kim Cương và các bạn.
    Phản bổn quy chân

  2. Cảm ơn bởi:


 

 

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 4 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 4 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •