Chào mừng đến với Tử Bình diệu dụng.
Trang 2 của 2 Đầu tiênĐầu tiên 12
Kết quả 11 đến 17 của 17
  1. #11
    Thân hữu

    Ngày tham gia
    May 2012
    Bài viết
    808
    Chào anh Khoa! Rất vui lại gặp anh. :4:

    Tứ trụ này theo thiếu bá thì chi Ngọ chính là gốc của dụng thần, vậy nên trong các vận thì vận Mậu Tí là nguy hiểm nhất bởi Tí trở lại xung Ngọ hỏa dụng thần lâm nguy, hơn nữa hỏa đến đất Tý là nơi tuyệt địa. thiếu bá không search được lịch sử đầy đủ nhưng vua Càn Long dù đã nhường ngôi cho con nhưng vẫn duy trì chế độ Thái thượng hoàng chẳng phải "ngọn lửa" kia vẫn hừng hực cháy sao ?

    Vận Kỷ Sửu thì quả như chị kimcuong nói "không động được đến tính mệnh", bởi lẽ Ngọ hỏa còn nguyên đó, thêm nữa Sửu Dậu hợp, thổ sinh kim nên cuối cùng vẫn là Kim càng thêm vượng mà Hỏa khí vẫn còn bảo toàn, chưa đến chỗ tuyệt khí. Nếu có thể kể thêm được những việc vua Càn Long làm trong giai đoạn này thì càng chắc chắn hơn...

  2. Cảm ơn bởi:


  3. #12
    NgoaLong
    Khách
    Nhớ lúc trước bên TVLS có bài trích về "câu chuyện" Bình Bát Tự của Càn Long, NL đăng lại để mọi người đọc cho vui:

    ----------------------------

    Trong cuốn " Thần bí đích bát tự" của Đằng Nhuận Đức, nhà xuất bản Thư Tuyền, có trích đăng câu chuyện như sau, không rõ tác giả, nay Durobi chuyển dịch Việt ngữ để tham khảo cho topic này.

    Nói đến xem mệnh, người ta hay liên tưởng đến thầy bói mù, còn như nghề xem bói của mấy ông ấy thì đến bậc Thiên tử cũng phải muốn đến nhờ xem cho.

    Chuyện này xảy ra năm thứ chín Ung Chính nhà Thanh:

    Khí đó thì đương kim Hoàng đế (Càn Long Hoàng đế) hãy còn chưa phong tước, chỉ được gọi là Tứ A Ca, tuân theo mật lệnh của Thế Tôn đi vi hành đến khu vực quản hạt của Tổng đốc Trực Lệ là Đường Chấp Ngọc; "Tứ A Ca" mời Bình Quận Vương là Phúc Bành đi cùng và Phương Quán Thừa dắt theo 4 gã thị vệ cải trang đi cùng để bí mật bảo vệ.

    Hôm đó đi đến địa phận Xương Bình Xuyên, ghé ngang một quán trà và xuống ngựa nghỉ ngơi tại đó, vừa uống trà vừa thăm dò chuyện dân tình. Tứ A Ca thấy vách quán trà có một tấm biển đề 8 chữ rõ to: "Nhất Trần Tử luận mệnh bất luận nhân", bèn kéo Phúc Bành ra một góc khẽ nói:

    "Ngươi xem kìa, ngó cái biển kia coi bộ hắn khá tự tin trình độ coi Bát tự của mình."

    " Vương huynh, (đây là xưng hô ước định từ trước), có muốn thử nghề hắn không ? "

    "Cũng được, xem hắn nói thế nào."

    Thế là cùng đi với Phương Quán Thừa đi gặp Nhất TrầnTử. Người đó khoảng độ ngoài bốn mươi tuổi, thấy khách tới mà như không hay, nhưng đã có tiếng vọng ra từ trong cửa: "Mời ba vị ngồi".

    Tứ A Ca và Phúc Bành cùng dòm nhau và hiểu ra đây là một người mù ! Hèn gì phải "Luận mệnh bất luận nhân", người tới xem bói hình mạo như thế nào có thấy đâu mà luận nhân !

    "Tiên sinh", Tứ A Ca lên tiến hỏi, "Xin hỏi đại hiệu của ông có nghĩa gì thế? Đã không nhuốm bụi trần hà cớ sao phải bôn tẩu phong trần?"

    "Khách quan à", Nhất Trần Tử đáp bằng giọng miền quan ngoại, "Nhất Trần Tử là đơn giản chỉ là đồng âm với 'Nhất Trần chi tử' (một người con trai của nhà họ Trần) mà thôi !

    "Quê ông ở đâu ?"

    "Chiết Giang"

    "Sao khẩu âm vùng quan ngoại?"

    "Do tôi sinh trưởng ở vùng quan ngoại"

    Tứ A Ca đã lờ mờ đoán ra, người này nhất định là hậu nhân của "phạm nhân bị bắt sung quân đi đày" ra vùng quan ngoại của tiền triều đây mà. Bèn hỏi tiếp: "Ở quan ngoại mấy đời rồi?"

    "Tính đến tối là bốn đời" "Là Thượng Dương Bảo hay Ninh Cổ Tháp?"

    Hai nơi này là nơi lưu đày binh lính ; Nhất Trần Tử đáp liền: "Khách quan đã biết hai nơi này thì bất tất phải hỏi nhiều; tóm lại là "Lôi đình vũ lộ, mạc phi Hoàng ân". Khách quan có việc gì không xin hãy cho biết !"

    "Túc hạ luận mệnh bất luận nhân vậy tôi nói ngày giờ sinh nhé, mời ông đoán, Khang Hy ngũ thập niên bát nguyệt thập tam nhật Tý thời"

    "Hóa ra là sinh năm Tân Mão". Nhất Trần Tử cất cao giọng gọi "Tiểu Khang !"

    Vừa dứt lời thì một thiếu niên mi thanh mục tú, dáng hơi mảnh khảnh, bước ra không nói một lời nào cả khẽ đi đến ngồi sau một chiếc bàn nhỏ, trên bàn có sẵn bút nghiên, còn có một tấm thủy bài sơn trắng nữa, cậu ta lên tiếng: "Rồi, cha ơi"

    Nhất Trần Tử lên tiếng rằng: "Tân Mão, Đinh Dậu, con tra năm Khang Hy ấy"

    Cậu Tiểu Khang đã được cha dạy qua, biết Tân Mão là Khang Hy ngũ thập niên, tháng là tháng tám; "Niên thượng khởi nguyệt" y theo ca quyết "Bính Tân chi tuế tòng Canh khởi, tháng Giêng là Canh Dần, tháng hai là Tân Mão, thuận thứ tự đến tháng là Đinh Dậu. Nhưng ngày thì phải tra Vạn niên lịch mới được.

    "Thập tam là Canh Ngọ"

    "Thế thì Tý thời là giờ Bính Tý". Nhất Trần Tử bấm tay và ngâm lên: "Tân Mão, Đinh Dậu, Canh Ngọ, Bính Tý". Sau đó thì trầm tư không nói.

    Cậu Tiểu Khang đã viết sẵn "tứ trụ" lên tấm thủy bài rồi, nhìn kỹ một lúc bỗng thốt lên: "Cha ơi, bát tự này hỏa luyện dương kim; địa chi "Tứ phương củng chiếu", cách đại quí".

    "Con nít biết cái gì chớ, đừng nói xàm!". Nhất Trần Tử tiếp đó hỏi khách: "Khách quan, xin cho biết bát tự này là nam hay nữ?"

    "Nam thì sao? Nữ thì sao?"

    "Nữ thì là gái làng chơi ở tứ phương".

    Nghe ông đáp như đinh đóng cột, Tứ A Ca có vẻ không phục, bèn hỏi: "Sao biết như thế?"

    "Tý Ngọ Mão Dậu là "Tứ trụ Đào hoa", địa chi của trụ năm là Mão, gặp địa chi giờ Tý là Hàm trì, sát phạm Đào hoa, còn gọi là 'Biến dã Đào hoa', thế này thì gái nhà lành lâu lâu hồng hạnh xuất tường cũng còn phải thua xa".

    Thấy giải thích cũng có lý, Bành Phúc xía vô hỏi: "Thế sao biết là gái làng chơi ở tứ phương?"

    "Tý Ngọ Mão Dậu, Khảm Ly Chấn Đoài; mời khách quan xem Bát quái đồ thì biết"

    Bức "Đồ hình phương vị Bát quái" này khác với "Tiên thiên Bát quái" Càn nam Khôn bắc tượng trưng thiên thượng địa hạ. Trên đồ hình có vẽ một hình bát giác, chính giữa là Thái cực đồ bán âm bán dương, chú rõ "Mậu Kỷ", chính là "Trung ương Mậu Kỷ thổ" của ngũ hành sinh khắc; phương bắc "Nhâm Quí thủy" là quẻ Khảm; phương nam "Bính Đinh hỏa" là quẻ Ly; phương đông "Giáp Ất mộc" là quẻ Chấn; phương tây "Canh Tân kim" là quẻ Đoài. Quẻ Càn tại Tây Bắc, quẻ Khôn tại Tây Nam; Đông Bắc là quẻ Cấn tượng trưng cho núi, Đông Nam là quẻ Tốn tượng trưng cho gió.

    Còn mười hai địa chi như mặt chiếc đồng hồ, giờTý tại vị trí mười hai giờ, giờ Ngọ ngay chính đối diện ở vị trí sáu giờ; Mão và Dậu là vị trí cùng đối diện nhau của ba giờ và sáu giờ. Tý Ngọ Mão Dậu trên bát quái là Khảm Ly Chấn Đoài, mà phương vị thì ngay ở chính Bắc, chính Nam, chính Đông, chính Tây, nên chiêm tinh gia gọi cách cục này là "Toàn tứ chính", lại gọi là "Tứ phương giáp củng", ý nói đây là cách quí hiếm gặp.

    "Thế mà tại nữ mệnh lại thành ra gái làng chơi tứ phương?" Phúc Bành nghĩ mãi không ra nên mới hỏi như vậy.

    "Nam Bắc Đông Tây, đi khắp tứ phương, mà bát tự này ngũ hành khuyết thổ, không có nơi cắm rễ, mệnh đã chú định phiêu bạt phong trần rồi."

    "Có lý đấy", Tứ A Ca gật gù, "Thế thì nam mệnh thì sao?"

    "Nếu là nam mệnh còn phải coi gia thế xuất thân của người đó nữa, làm nghề gì, không thể nói chung chung được", Nhất Trần Tử ngưng một lát rồi nói tiếp:

    "Nói thực nhé, tôi hành đạo hai mươi năm đây mới là lần đầu gặp phải bát tự áo diệu vô cùng này, trong đầu thì đã nghĩ ra rồi nhưng chưa dám nói."

    "Tại sao?"

    "Thời buổi này kỵ húy nhiều lắm, quân tử phải minh triết bảo thân; khách quan nói trước người nam nhân này là thuộc tầng lớp nào trước đi rồi tôi luận tiếp cho."

    Nghe tới chữ áo diệu vô cùng và lấp lửng như thế, Phúc Bành thấy khoái quá nhưng không dám hé miệng, còn phải ngó chủ nhân lá số hé lộ tới đâu, chỉ thấy Tứ A Ca mỉm cười.

    "Túc hạ nói bát tự này áo diệu vô cùng, vậy xin thỉnh giáo, giả sử người này là một người đi học thì sao?"

    (còn tiếp ...)

  4. Cảm ơn bởi:


  5. #13
    NgoaLong
    Khách
    "Sẽ làm mộ hữu (Durobi chú: mộ hữu là chuyên viên lo soạn thảo văn thư, thư từ, giấy tờ hành chính và pháp luật cho quan lại địa phương), thông minh tuyệt đỉnh, nổi danh tứ phương, chỉ tiếc do tửu sắc mà kết cục thảm hại."

    "Giờ sinh là Tý thủy Thương Quan, chủ về trí tuệ. Trụ năm Mão mộc là "Tài", Mão Dậu đối xung nên là "Kiếp Tài"; thiên can trên Mão là Tân, cũng là Kiếp Tài, trên thì đè, bên cạnh thì xung, cho dù có ngồi núi vàng cũng chết đói như Đặng Thông, trong mệnh chú định như thế, chẳng thể làm sao được." Tứ A Ca hỏi nữa: "Nếu là võ quan thì sao?"

    "Tốt !", Nhất Trần Tử buột miệng khen, "Như thế là đi đúng đường đấy. Thu kim sinh vào tháng tám, là "Dương Nhận", cực cường, cực vượng !"

    Canh Tân kim cộng thêm Bính Đinh hỏa, như là tinh kim bách luyện, thành sắc bén như thanh kiếm Can Tương, Mạc Tà. Tý thủy Thương Quan, trụ giờ Bính là Thất Sát; thật là một "Sát" quá hay, đó là "Độc sát vi quí", mà có Thương Quan "Giá sát vi dụng". Kiếm bén trong tay, nắm trọn binh quyền; chinh nam phạt bắc, uy chấn tám phương, nhất định là danh tướng sử sách lưu danh."

    "Không ngại 'Biến dã Đào hoa' hay sao?

    "Ngại gì chứ?" Nhất Trần Tử cười: "Phá thành chiếm đất, chỉ cần thắng trận thì giai nhân mỹ nữ ê hề, võ tướng đâu thèm để ý vận Đào hoa? Mà nhân vì nam chinh bắc chiến, đánh đâu thắng đấy, như vậy mới là 'Biến dã Đào hoa'."

    Tứ A Ca cũng cười theo, " Hay ! Nhưng mà ..." chàng nghiêm sắc mặt hỏi: " Tiên sinh đoán chuẩn vậy ư?"

    "Vâng." Nhất Trần Tử đáp ngay không do dự, "Tinh hoa của bát tự này ở chỗ giờ sinh, giờ Tý chẳng những chủ trí tuệ, sát địch sinh Tài, mà còn thành cách 'Tứ vị thuần toàn', cho dù làm gì cũng là hạng nhất, giả như là gái làng chơi cũng là người nhan sắc khuynh thành, chim sa cá lặn."

    "Thật là cao minh vô cùng !" Tứ A Ca khâm phục thật sự; nghĩ một hồi rồi lại hỏi: "Người này nếu như theo túc hạ nói, binh quyền nắm trọn, uy chấn bát phương, có khi nào công cao uy hiếp đến chúa công hay không?"

    "Cái đó chưa chắc, phải xem xét kỹ đại vận nữa mới biết."

    "Có lý." Tứ A Ca trầm ngâm một hồi rồi lại hỏi: " Tiên sinh, thế này vậy, tôi với ông coi như nói cho nhau biết thôi nhé. Nếu bát tự này sinh ra trong gia đình bậc vương hầu thì sao?"

    Nhất Trần Tử không đáp, sau đó hỏi lại: "Khách quan có phải thật chỉ nói cho nhau biết không?"

    "Thật mà, xin yên tâm, cạnh tôi đây đều là bạn thân thiết, giống như tôi vậy, đều biết phép tắc khinh trọng, không dám nói xàm đâu."

    "Huống hồ..." Phúc Bành bổ sung, "Nếu chúng tôi đi nói lung tung thì có phải bị tội đồn nhảm, tự mình gánh họa à."

    "Hai vị đã nói vậy thì tôi xin nói thật. Bát tự này nếu sinh ra trong gia đình vương hầu thì sẽ làm Vua."

    Tuy đã đoán được như vậy, Phúc Bành và Phương Quán Thừa đều biến sắc. Chỉ Tứ A Ca không biểu hiện gì, hỏi: "Xem chỗ nào mà biết như thế?"

    "Cái gì thuộc về Thiên mệnh thì không thể lấy lẽ thường ra luận được. Mệnh của Hoàng đế, thứ nhất xem bản thân cường nhược. Kim sinh mùa thu, ngoại âm nội dương, tính rất cứng chắc, khác hẳn xung quanh, vạn vật mà gặp phải thì đều bị hủy hết, đây là thể tính của kim sinh vào mùa thu".

    "Tiên sinh nói thế chẳng lẽ là ông vua bạo ngược hay sao?"

    "Không đâu, đây là luận bản chất, bát tự chỉ có hai chữ Canh và Dậu. Là bậc minh quân hữu đạo hay vị quân chủ hôn dâm thì còn phải xem sáu chữ kia."

    Nhất Trần Tử ngâm nga rằng: "Hỏa đến trui rèn, trở thành nguyên liệu để đúc đỉnh, thổ nhiều bồi dưỡng thì lại thành ra khí tạp trọc. Thấy thủy thì tinh thần càng tú lệ; gặp mộc thì got dũa ra uy. Có kim trợ lực thì càng bén, nhưng cứng quá thì gãy; khí nặng càng vượng, vượng cực thì giòn. Cường kim đắc thủy mới làm giảm bớt sức bén được; khí vượng được tiết, kim thanh thủy tú". Ôi giờ Tý này quả là ngàn năm có một ".

    Tiếp đó Nhất Trần Tử phân tích cho Tứ A Ca rằng: Trong bát tự ba kim, ba hỏa, một thủy, một mộc. Ví như trui rèn kim thuộc, cần hỏa phải nhiều và mạnh, thủy không nhất thiết phải nhiều nhưng cần lạnh. Tính của Tý thủy âm hàn, được thủy này dội lên mới thành sắc bén.

    "Hợi thủy cũng là thủy mà? Nếu sinh trước một giờ thì cũng như nhau phải không?"

    "Khác nhau xa lắc!" Nhất Trần Tử đáp: " Thứ nhất, không thể thành cục Tý Ngọ Mão Dậu. Thứ hai, nếu là giờ Hợi thì là Đinh Hợi; 'Đinh hỏa kỳ hình nhất trản đăng', như ngọn lửa đèn thì trui với rèn cái gì."

    "Thế thì cách 'Tứ phương giáp củng' trong bát tự có nói không?" . Tứ A Ca hỏi.

    "Sao lại không? Khảm Ly Chấn Đoài, quí hồ bát phương, kim âu vô khuyết, thanh uy viễn ba chi tượng".

    "Nhưng không có thổ, ngũ hành khuyết thổ, có xem là đầy đủ được không?"

    "Hay chỗ khuyết thổ đó. Hồi nãy đã nói rồi, 'Thổ nhiều bồi dưỡng thì lại thành khí tạp trọc' đó sao. Còn như nói đến thổ thì khi khí quán bát phương sẽ bao gồm luôn vào, sao mà không có?"

    Tứ A Ca nghe ông ta nói quá chí lý, nhưng lại đâm ra không tin; nghi ông ta chỉ nói tốt, bèn qua chỗ cậu Tiểu Khang, thấy mấy phù hiệu cậu ta vẽ trên tấm thủy bài, ở khoảng cách Tý Ngọ Mão Dậu đều có một chữ "Xung", bèn hỏi:

    "Tiên sinh, Tý Ngọ một xung, Mão Dậu cũng một xung. Có xung khắc là có trở ngại, phải không?"

    "Xung khắc không chỉ Tý Ngọ, Mão Dậu." Nhất Trần Tử đáp: "Mời khách quan nhìn cho rõ, can chi của tứ trụ chẳng phải cũng xung khắc đó hay sao?"

    "Tứ A Ca dòm vô tấm thủy bài thì không khỏi thầm lấy làm lạ, trụ năm Tân kim Mão mộc là kim khắc mộc; trụ tháng, trụ ngày đều là hỏa khắc kim; trụ giờ Bính hỏa Tý thủy là thủy khắc hỏa. Không có trụ nào là không xung không khắc, bát tự như vậy quả là hiếm thấy.

    "Chỉ có hiếm thấy mới là quí. Phàm hễ xung khắc không nhất định đều là xấu, tương phản cũng có thể tương thành, ví như việc trui rèn vậy, kim vừa ra khỏi hỏa không thể thiếu nước để dội lên, đó là thủy hỏa ký tế, chứ không phải thủy hỏa bất dung, bát tự này chính là hay ở chỗ tương phản tương thành."

    Tứ A Ca nghe câu giải thích này xong rất vừa ý, nói: "Tiên sinh quả là cao minh quá đi, nghe bạn hiền một phen nói chuyện mà hơn cả đọc sách mười năm." Nói xong chàng rút từ tay nải một nén bạc kéo tay Nhất Trần Tử nhét vào: "Chút xíu lễ mọn gọi là cảm tạ, nếu còn có cơ hội xin đến thỉnh giáo lần nữa."

    Nguồn: http://tuvilyso.org/forum/topic/7399.../page__st__645
    Copyright © TuViLySo.org

  6. Cảm ơn bởi:


  7. #14
    Thành viên

    Ngày tham gia
    Jun 2012
    Bài viết
    101
    Đọc cả bài này thì quan điểm người luận không khác trong Trích Thiên Tủy là mấy. Có đoạn này giống như "bình loạn", đọc như mô tuýt truyện chưởng...:4:

    Trích dẫn Gửi bởi NgoaLong Xem bài viết
    Canh Tân kim cộng thêm Bính Đinh hỏa, như là tinh kim bách luyện, thành sắc bén như thanh kiếm Can Tương, Mạc Tà. Tý thủy Thương Quan, trụ giờ Bính là Thất Sát; thật là một "Sát" quá hay, đó là "Độc sát vi quí", mà có Thương Quan "Giá sát vi dụng". Kiếm bén trong tay, nắm trọn binh quyền; chinh nam phạt bắc, uy chấn tám phương, nhất định là danh tướng sử sách lưu danh."

  8. #15
    NgoaLong
    Khách
    ừa, giống truyện dã sử :4: !

  9. #16
    Thành viên

    Ngày tham gia
    Jul 2012
    Đang ở
    hoaithanh
    Bài viết
    140
    Khi nào thì "độc sát vi quý", khi nào độc sát là bình thường?

  10. #17
    Thân hữu

    Ngày tham gia
    Jul 2020
    Bài viết
    314
    Trích dẫn Gửi bởi lesoi Xem bài viết
    CÀN LONG: TỨ CHÍNH TOÀN XUNG, PHÚ QUÝ TỘT ĐỈNH

    Kiếp
    Quan
    Nhật
    Sát
    TÂN MÃO
    ĐINH DẬU
    CANH NGỌ
    BÍNH TÝ
    Ất
    Tân
    Đinh,Kỷ
    Quý
    C.Tài
    Kiếp
    Quan,Ấn
    Thương
    Thai
    Đế vượng
    Mộc dục
    Tử


    (Theo wikipedia: Vua Càn Long sinh ngày 25/9/1711 mất ngày 7/2/1799)
    Đại vận:

    TT
    TUỔI
    VẬN
    1
    6-15
    BÍNH THÂN
    2
    16-25
    ẤT MÙI
    3
    26-35
    GIÁP NGỌ
    4
    36-45
    QUÝ TỴ
    5
    46-55
    NHÂM THÌN
    6
    56-65
    TÂN MÃO
    7
    66-75
    CANH DẦN
    8
    76-85
    KỶ SỬU
    9
    86-95
    MẬU TÝ


    PHÂN TÍCH BÁT TỰ
    1. Nhật chủ vương tại nguyệt lệnh, thân cường. Kỵ thần Dậu kim nhược mà chịu khắc, cách cục thứ tầng cao.
    2. Thiên can Chính Quan Đinh hỏa là cát, nhưng tâm tư không hoàn toàn ở phương diện quản lý quốc gia. Địa chi Chính Quan Ngọ hỏa cũng là cát, là mệnh có quyền, đạị phú. Niên trụ Tài tinh Mão được chế phục, thích sự tự nhiên phóng khoáng. Thất sát được chế phục, chủ về có đại quyền.
    3. Mão xung Dậu, nhìn bề ngoài xem ra quyền lực kiên cố, nhưng kỳ thực tiềm ẩn áp lực cạnh tranh, Ngọ khắc chế Dậu, trong quản lý nội bộ, đoàn kết nội bộ có vấn đề.
    4. Tý Ngọ Mão Dậu, trong ngoài đều hào hoa, vì vậy mang danh là Hoàng đế phong lưu. Đào hoa cũng chủ về tài hoa, diện mạo anh tú, phóng khoáng.
    5. Đại vận luôn là Dụng Thần, Mùi Tỵ Ngọ hội Hỏa phương Nam, là vận Quan Sát, chủ về sự nghiệp. Sau năm 56 tuổi gặp vận Kỵ thần, trọng dụng Hòa Thân làm triều chính hủ bại, quốc khố trống không, hiểm họa phát sinh. Mất năm Kỷ Mùi, ngày Bính Dần, giờ thìn, vận Mậu Tý;
    ( Trích nguồn: Uyên Hải Tử Bình, Chu Tước Nhi dịch, NXB Thời Đại năm 2011, tr. 387)
    Cái hay của lá này là giờ Bính Tý, Bính tân hợp thì Mão không xung Dậu, Tý không xung ngọ nữa. Bính tân hợp là hợp SÁt lưu quan. Bảo vệ Dương nhận dụng quan cách. Cách cục rất thanh thuần.
    Đại vận đi Hỏa mộc vận quan tinh đủ lực chế kiếp.

  11. Cảm ơn bởi:


 

 

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 2 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 2 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •