Chào mừng đến với Tử Bình diệu dụng.
Kết quả 1 đến 4 của 4

Chủ đề: Quyển 3 mục 12

  1. #1

    Quyển 3 mục 12

    et/editpost.php?p=18203&do=editpost
    Lần sửa cuối bởi thedathk, ngày 30-06-24 lúc 11:00.

  2. #2
    Thân hữu

    Ngày tham gia
    Jul 2020
    Bài viết
    359
    Trích dẫn Gửi bởi thedathk Xem bài viết


    thedathk wiki,
    baike, baidu Hứa Thế Anh 許世英 Sinh ngày 10 tháng 9 năm 1873 thì đúng là trùng với bát tự trên.

    Vấn đề luận bát tự trên thấy có câu "Như Đinh hỏa yếu thấu ra, mà Tân kim chẳng thấu, tất chế Sát thái quá, thành người ngu hèn vậy" lại mâu thuẫn với câu trước đó "Ất mộc quá nhược, tuy thấu Ấn thông căn, không thể luận theo, Bính hỏa trong Tị cứu hiềm thu mộc không thịnh, lại vướng phải tam hợp, không lực chế Sát."

    thedathk có so sánh lại với bản gốc ở chỗ "
    không thể luận theo" theo được hiểu là "không thể luận tòng" vì Ất mộc có ấn thông căn.

    庸 碌 之 人 耳 có thể dịch là người tầm thường, ghi là ngu hèn thì hơi quá.



    Trở lại với Hứa Thế (10/09/1873-13/10/1964), tự Tĩnh Nhân, hiệu Tuấn Nhân, người huyện Chí Đức, tỉnh An Huy (nay là huyện Đông Chí). Trung tú tài 19 tuổi, Quang Tự 23 năm (1897) lấy cống sinh chọn đưa kinh sư tham gia thi điện, đắc nhất, lấy thất phẩm kinh quan phân phát hình bộ chủ sự, từ đó trở thành quan trường, trải qua ba thời kỳ cuối thời nhà Thanh, Bắc Dương, Dân Quốc, Hoàn Hải phù du hơn 60 năm, trở thành một nhân vật lịch sử nổi tiếng trong chính trường Trung Quốc hiện đại, từng là Thủ tướng Quốc vụ Trung Hoa Dân Quốc.

    Hứa Thế Anh, tự Tĩnh Nhân, người huyện Thu Phố, tỉnh An Huy (nay là huyện Đông Chí). Tú tài trung quốc năm 1892. Hai lần tham gia thi hương đều hạng nhất, trao bản thảo phó chủ thiệp của Cục Chiết Giang, Bộ Hình sự.
    Năm 1899, Bộ Thăng Hình trực thuộc Bộ Tư lệnh.
    Năm 1902, ông là chủ sự lục phẩm của Bộ Hình sự.
    Năm 1905, nhà Thanh thành lập bộ phận tuần tra, làm giám đốc hành chính của Tổng cục Tuần tra, năm sau xuân thăng tứ phẩm.
    Năm 1908, ông là Giám đốc Văn phòng Thẩm phán Cao cấp Phụng Thiên. Năm sau được giao nhiệm vụ đến châu Âu và Hoa Kỳ để nghiên cứu công lý, tham gia Hội nghị cải cách nhà tù thế giới lần thứ tám. Mùa xuân năm 1911 trở về trung quốc, được điều đến Sơn Tây làm đề pháp sứ. Sau khi thành lập, Trung Quốc được thành lập với tư cách là Tổng thư ký Đô đốc trực thuộc, Viện trưởng Viện Đại lý, Tổng Giám đốc Tư pháp, Ủy viên Hội nghị Chính trị và Giám đốc Sở Nội vụ Phúc Kiến. Sau đó là Tổng Cục trưởng Nội vụ, Tổng Giám đốc Giao thông vận tải của Đoàn Kỳ Thụy. Năm sau được Viên Thế Khải bổ nhiệm làm Viện trưởng Viện Đại Lý, tháng 9 kế nhiệm Tổng Tư pháp Nội các Triệu Bỉnh Quân. Cùng với Từ Khiêm, Trần Cẩm Đào và những người khác khởi xướng tổ chức "Quốc nghệ tiến hội".
    Năm 1913, với tư cách là Tổng giám đốc tư pháp, ông đã cản trở việc điều tra vụ ám sát Tống Giáo Nhân. Sau khi cách mạng lần thứ hai thất bại, Hùng Hi Linh lập các tổ, Hứa Thế Anh từ chức tổng trưởng, đảm nhiệm chức vụ chánh dân thiên, kết bái Đoàn Kỳ Thụy làm "đồng minh huynh đệ". Năm sau được điều động vào giám định viên luật ước hẹn Kinh Sung. Tháng 5 cùng năm, ông được bổ nhiệm làm tuần tra sứ ở Phúc Kiến. Ông từ chức vào tháng 4 năm 1916 và không lâu sau đó được bổ nhiệm làm Tổng cục trưởng Nội vụ của Đoàn Kỳ Thụy và chuyển sang làm Tổng giám đốc giao thông vận tải. Ông từ chức vì vụ án thuê sách, mua sách và nhận hối lộ của đường sắt Tân Phố. Năm sau, ông là Chủ tịch Ngân hàng Hoa Ý.
    Tháng 9 năm 1921, ông trở thành Thống đốc tỉnh An Huy. Năm sau bởi vì kiên trì sa thải an vũ quân, buộc phải từ chức tỉnh trưởng, làm cục hàng không giám sát. Ông bị cách chức vào tháng 11 năm 1924 và Đoàn Ti-rui bổ nhiệm ông làm Tổng thư ký Ủy ban Chuẩn bị. Ngay sau đó, ông được bổ nhiệm làm thủ tướng nội các.
    Năm 1925, ông là Thủ tướng Chính phủ Bắc Kinh, và là Tổng giám đốc tài chính. Ông từ chức đến Thượng Hải vào năm 1926 để tham gia vào một liên minh Tô Chiết Tân chống lại Tôn Truyền Phương và bị truy nã đến Hồng Kông. Năm 1928, ông là Chủ tịch Ủy ban, là Ủy viên Thường vụ kiêm Chủ tịch Ủy ban Kinh tế.
    Năm 1936, ông là Đại sứ tại Nhật Bản. Năm sau trở về nhà, trở lại ủy ban tài chính. Năm 1945, ông được trao tư vấn cao cấp cho Chính phủ Quốc gia. Sau năm 1947, ông là Ủy viên Chính phủ Quốc gia, Chủ tịch Ủy ban Mông Cổ và Cố vấn cao cấp của Dinh Tổng thống.
    Chuyển đến Hồng Kông vào năm 1949. Ông đến Đài Loan vào năm 1950 và được thuê làm "tư vấn" từ văn phòng lãnh đạo chính quyền Đài Loan.
    Ông qua đời ở Đài Bắc vào năm 1964. 91 tuổi.

    Nhìn qua cuộc đời ông thì 2 chữ "tầm thường" hay "ngu hèn" thể hiện chỗ nào?
    Hoặc thedathk đọc nhầm lẫn gì chăng?
    Thedathk nghiên cứu rất kỹ, sâu sắc.
    Quan trọng người luận trình độ ra sao thôi.

  3. #3
    Ban quản trị

    Ngày tham gia
    May 2012
    Bài viết
    3,605
    thedathk giỏi luận bàn, có ý trách sách vở viết linh tinh, câu chữ không chính xác. Nhưng thật ra cũng nên đọc kỹ càng nội dung của vấn đề.

    Bàn về Hứa Thế Anh với câu "Như Đinh hỏa yếu thấu ra, mà Tân kim chẳng thấu, tất chế Sát thái quá, thành người ngu hèn vậy", đọc kỹ tất sẽ hiểu rằng câu này không nói đến Hứa Thế Anh, vì nhìn bát tự vị này có thấy Đinh hỏa thấu ở trụ nào đâu (Tân Dậu, Canh Tị, Bính Dần, Quí Tị)?

    Toàn bộ câu chuyện về Hứa Thế Anh là so sánh với 3 bát tự của Diêm Tích San, Trụ Thương Chấn và Lục Vĩnh Đình (chương 12-Luận dụng thần cách cục cao thấp-TBCT). Phải đọc kỹ lại về chữ "ĐINH" đối với Ất mộc nhược sinh tháng Dậu.

    Cả 4 vị này đều là nhật chủ Ất sinh tháng Dậu, Sát vượng, nhưng đều là người thành công và cả thất bại trong quan trường. Chỉ có Diêm Tích San có Đinh hỏa thấu trụ giờ.

    Rõ là trong câu "Tuy cùng là quý cách, nhưng so 3 trụ trên, có phân ra cao thấp", ý nói đến Đinh hỏa thấu và Tân kim cũng thấu.

    Câu "Như Đinh hỏa yếu thấu ra, mà Tân kim chẳng thấu, tất chế Sát thái quá, thành người ngu hèn vậy. Thu mộc mới luận thế" nghĩa là nếu có Đinh hỏa chế Tân mà không có Tân thì mới là người ngu hèn bình thường.

    Vì thế không phải câu nói trên chỉ vào mệnh Hứa Thế Anh! Đây chỉ là sự nhận xét chung cho Ất mộc nhược gặp Sát vượng, cần có Bính hay Đinh chế ngự, như Diêm Tích Sơn gọi là mệnh cách "Thực thần chế Sát" vậy.
    bi - trí - dũng

  4. Cảm ơn bởi:


  5. #4
    Trích dẫn Gửi bởi kimcuong Xem bài viết
    thedathk giỏi luận bàn, có ý trách sách vở viết linh tinh, câu chữ không chính xác. Nhưng thật ra cũng nên đọc kỹ càng nội dung của vấn đề.

    Bàn về Hứa Thế Anh với câu "Như Đinh hỏa yếu thấu ra, mà Tân kim chẳng thấu, tất chế Sát thái quá, thành người ngu hèn vậy", đọc kỹ tất sẽ hiểu rằng câu này không nói đến Hứa Thế Anh, vì nhìn bát tự vị này có thấy Đinh hỏa thấu ở trụ nào đâu (Tân Dậu, Canh Tị, Bính Dần, Quí Tị)?

    Toàn bộ câu chuyện về Hứa Thế Anh là so sánh với 3 bát tự của Diêm Tích San, Trụ Thương Chấn và Lục Vĩnh Đình (chương 12-Luận dụng thần cách cục cao thấp-TBCT). Phải đọc kỹ lại về chữ "ĐINH" đối với Ất mộc nhược sinh tháng Dậu.

    Cả 4 vị này đều là nhật chủ Ất sinh tháng Dậu, Sát vượng, nhưng đều là người thành công và cả thất bại trong quan trường. Chỉ có Diêm Tích San có Đinh hỏa thấu trụ giờ.

    Rõ là trong câu "Tuy cùng là quý cách, nhưng so 3 trụ trên, có phân ra cao thấp", ý nói đến Đinh hỏa thấu và Tân kim cũng thấu.

    Câu "Như Đinh hỏa yếu thấu ra, mà Tân kim chẳng thấu, tất chế Sát thái quá, thành người ngu hèn vậy. Thu mộc mới luận thế" nghĩa là nếu có Đinh hỏa chế Tân mà không có Tân thì mới là người ngu hèn bình thường.

    Vì thế không phải câu nói trên chỉ vào mệnh Hứa Thế Anh! Đây chỉ là sự nhận xét chung cho Ất mộc nhược gặp Sát vượng, cần có Bính hay Đinh chế ngự, như Diêm Tích Sơn gọi là mệnh cách "Thực thần chế Sát" vậy.
    Cám ơn cô đã giải thích.
    Lần sửa cuối bởi thedathk, ngày 22-03-23 lúc 14:04.

 

 

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 4 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 4 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •