Chào mừng đến với Tử Bình diệu dụng.
Trang 3 của 3 Đầu tiênĐầu tiên 123
Kết quả 21 đến 24 của 24

Chủ đề: Khí, Thế

  1. #21
    Thân hữu

    Ngày tham gia
    Jul 2020
    Bài viết
    317

    Lá số này thấu ấn lại có quan là ấn hỷ quan sinh. Hỷ hỏa.
    trước 60 tuổi là đại vận quan tinh tử tuyệt địa, mệnh kém cũng dễ hiểu.

  2. #22
    Thân hữu

    Ngày tham gia
    Jul 2020
    Bài viết
    317

    Bác này thì là Sát cách, Sát Quý tọa cường căn, lại có 2 Hợi, Sát quá vượng, gặp Sát xem ấn, không có ấn. Vô ấn xem thực, nhưng không có thực thấu khắc Sát.
    Tòng Sát cũng không được vì có Sửu Mùi.
    Nên thất sát vô chế vậy, đại vận đi là quan sát vượng địa, phi yểu tắc bần.

  3. #23
    Thân hữu

    Ngày tham gia
    Jul 2020
    Bài viết
    317

    Thương quan vượng thấu, Sửu Mùi xung, Ngọ Mùi hợp thổ, thương quan quá nhiều. Giáp hợp chế Kỷ tuy nhiên Giáp căn quá nhẹ, chỉ làm kích động thương quan khắc quan.
    Hành vận hỏa thổ trợ thương quan nên là bại vận.

  4. #24
    Thành viên

    Ngày tham gia
    Oct 2016
    Bài viết
    523
    Địa chi là nguồn gốc sức mạnh của thiên can, giữa thiên can và địa chi có mối quan hệ quân thần, phu thê… vì thế địa chi càng nhiều, vượng thì thiên can khí thế càng mạnh, trong sinh khắc mang tính chủ động, thế lực lớn.
    Ngược lại nếu trong tứ trụ thiên can hoàn toàn không có căn nguyên tại địa chi thì sao?
    Nếu thiên can đó là dụng thần, thì đây là cái tốt không có thật, người đó chỉ giỏi khoác lác bề ngoài, hữu danh vô thực. Ngược lại nếu thiên can đó là kỵ thần, thì cái xấu cũng không có thật, nhìn hung nhưng thực tế lại an toàn, ví như tài tinh không thông gốc là kỵ thần, thì có bề ngoài nghèo khổ, nhưng thực tế họ cũng chẳng thấy phiền hà hay quan tâm đến tiền bạc, sống đơn giản.
    Có thuyết cho rằng nếu thiên can là dụng mà không có căn khí tại địa chi nguyên cục tứ trụ, thì hành vận đến nơi đó sẽ gặp điều tốt thực sự, như canh tân kim là dụng không có gốc, hành đến thân dậu tuất phương là gặp điều tốt.
    Điều này là không đúng, nguyên cục tứ trụ nếu hoàn toàn không có căn nguyên của 1 hành bất kỳ, thì thiên can đó không thể nạp khí từ bên ngoài được, ví như một người bệnh nằm liệt giường chờ chết thì không có loại thuốc nào cải tử hoàn sinh được cả, dù có cố gắng cách mấy cũng vậy. Đó là nguyên do ông Thiệu Vỹ Hoa nói rằng “Mệnh không có tài là mệnh nghèo, mệnh thầy tu”.
    Rất nhiều người phản đối lý luận trên của ông Thiệu Vỹ Hoa, ngay cả các sách Manh Phái cũng đưa ra nhiều ví dụ để chứng minh điều ngược lại.
    Nhưng thực ra ông ấy cũng có ghi ở dưới, đó là mệnh cục đạt cách cục tốt đến vận vẫn có thể phát, thế nào là cách cục tốt? Có nhiều cách cục không cần đến chữ tài, thực thần chế sát, quan ấn tương sinh, sát kình,… cuộc đời không phải ai cũng chỉ chăm chăm về tiền bạc, còn nhiều vấn đề khác như học vấn, sự nổi tiếng, sự cống hiến…
    Nhật can hoàn toàn không có căn nguyên mà gặp tài sát vượng, trong phần đa trường hợp tòng theo khí thế của tài sát, nhưng lại hành vận đắc căn nhật chủ thì lý luận thế nào?
    Nó ví như một người thân cô thế cô, buộc phải đi theo thế lực địa phương (tài sát) dù rằng không thích cũng phải làm, nhưng khi đến vận đắc căn, thì như có tin báo về có họ hàng anh em làm quan chức ở xa, bắt đầu cậy thế mà phản kháng, nhưng ai ngờ người họ hàng ở xa cũng chẳng giúp đỡ được gì, cuối cùng gặp hoạ.

    Trái ngược với việc thiên can không có căn khí tại địa chi, thì việc địa chi có căn nhưng không thấu thì lại khác. Giả dụ hành khí tại địa chi không thấu can đó là dụng thần, thì có thể hiểu là điều tốt chưa đến, khi hành vận thiên can thấu ra là sẽ phát, đó là người rất có căn cơ. Nhiều người khi còn nhỏ sống trong nghèo khổ cơ cực, nhưng chỉ cần hành vận đổi chiều, địa chi có dụng thần, đến vận thiên can thấu ra là sẽ phát huy nội lực bản thân mà đạt được thành công. Những người như thế mang mệnh phú quý, nhưng phải chờ đến vận. Đó là lý do khi đọc sách Thiệu Vỹ Hoa thường thấy ông ấy có phần xem trọng thiên can của Đại vận hơn.
    Thiên can là chủ động, mọi người đều biết, như tài tinh thấu ra can, thì giàu nghèo gì mọi người cũng biết, như anh này phá sản, chị kia phát tài ai ai cũng biết, nhưng nếu thiên can không thật (không có căn) thì điều đó là giả tạo, dối trá.

    Bàn về vượng suy cường nhược.
    Như xuyên suốt trong chủ đề này đã đề cập.
    Vượng suy là tính chất của khí, được quyết định bởi thời gian, do chi tháng và chi giờ đại diện, trong đó thời khí của tháng lớn hơn giờ, có thể dễ hiểu mùa đông thì lạnh, mùa hè thì nóng, kéo dài 3 tháng với quãng 6 tiết khí mỗi mùa, thì giờ sinh đại diện thời gian trong 1 ngày, ban đêm bao giờ nhiệt độ cũng thấp hơn ban ngày.
    Cường nhược, là khi tổng hoà cả thời gian và không gian. Tứ trụ là một tiểu thời không, thời gian đã nói ở trên, thế không gian là gì? Là chi năm và chi ngày, trong đó chi năm là đại mệnh, là nơi quyết định lớn nhất về mặt không gian, ta có thể hiểu về mặt địa lý, thì chi năm đóng vai trò là cả một quốc gia, ở nơi nào, ở gần xích đạo hay ở hai đầu cực, còn chi ngày gần ta nhất, đó chính là cái nhà của ta, khu vực ta sống.
    Cho nên tác dụng trực tiếp về mặt không gian, thì chi ngày tác động lớn, nhưng xét về tác động gián tiếp thì chi năm nắm quyền chủ động, như mùa hè ở Việt Nam và mùa hè ở Canada sẽ là khác nhau, nhưng ngồi điều hoà 20 độ ở Việt Nam hay canada thì đều như nhau.

    Chi năm là đại mệnh, trong lý luận nhân mệnh của tứ trụ, còn đại diện cho âm phần tổ tiên, những may mắn hay hoạ hoạn đến một cách kỳ lạ, về mặt địa lý là phương xa, như tài tinh toạ năm sinh dễ lập gia đình phương xa, khác tỉnh, khác thành phố thậm chí có thể ở nước ngoài. Trong nhiều bộ môn huyền học khác, người ta cũng chỉ dùng năm sinh để lý luận, nguyên do nó là đại mệnh, là âm phần, nhất là phong thuỷ địa lý, tuân theo nó thì sẽ được may mắn hơn, thường là những thuận lợi mà không phải do khả năng của bản thân đạt được.

    Thân cường nhược nó chỉ là một khái niệm tương đối, như sách hay ghi
    Thân cường mới đảm nhiệm được tài quan, nói thế là đúng nhưng chưa đủ.
    Vì thế nào là cường, thế nào là nhược? Nó phải so sánh với một cái mốc nào đó, khi nói nhật can và tài tinh, sau khi tổng hoà các yếu tố thời không thì cường hơn, mạnh hơn, thì đảm nhiệm được tài, nhưng ngược lại thì gặp hoạ về tiền.
    Có những tứ trụ nhật can tuy không đảm nhiệm được sát, nhưng vẫn mạnh hơn tài tinh, thì cũng là thân cường hỷ tài mà không hỷ sát.

    Tài tinh hỷ tàng không hỷ lộ
    Quan tinh thấu lộ phúc gia hưng
    Tại sao trong thực tế người ta hay có xu hướng để tiền vào đất hoặc xe cộ sau khi phát tài?
    Trong tứ trụ, nhà đất, xe cộ chính là Ấn Tinh, thân cường hơn tài, tức lấy Tài làm dụng thần, nhưng khi hành vận đến Tài lại cường mạnh quá, làm cho thân tài mất cân bằng, để giải quyết điều đó họ có xung hướng hao tài bằng Ấn tinh (tức đất đai, xe cộ). Đây là điều rất thông minh, vì tài vận không dài, qua tài vận không phát được nữa thì họ lại dùng ấn đổi ra tài, tức bán tài sản, làm nhật chủ cân bằng.
    Lần sửa cuối bởi sherly, ngày 04-07-24 lúc 09:47.

  5. Cảm ơn bởi:


 

 

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 3 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 3 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •